Wednesday, 28 February 2007

Let's Go Corrupt

Chỉ có đồ lẩn thẩn mới nghĩ là người ta làm việc vì lương, và nhuận bút (hay còn gọi là định mức), hay cái gì đó đại loại thế.

Người bình thường không sống bằng lương, thưởng, phụ cấp trách nhiệm, nhất là không thằng nào đủ lẩn thẩn để hy vọng kiếm tiền bằng nhuận bút - hẳn rồi. Mà người bình thường làm việc và phấn đấu vì bổng lộc, vì những gì có thể chấm mút được. Ta đều biết là lãnh đạo có nhiều loại lương: lương cứng, lương mềm, lương nhũn, lương nát bét. Ăn là ăn cái nhũn và cái nát bét ấy, phỏng ạ, chứ ai lại đi trông mong vào mấy thứ còn lại.

Cũng chỉ có thằng khùng mới nghĩ là phải sống minh bạch và liêm khiết trong những vương quốc như thế này.

Xét ra giữa việc làm thằng dở người, làm thằng khùng, và làm người bình thường, thì được coi là bình thường vẫn hơn. Chưa kể ăn được những thứ nhũn và nát bét là cũng phải có tài năng hơn quần chúng đấy. Vừa là người bình thường vừa được xem là hiền tài trong thiên hạ, thích thế… Tóm lại, rất nên tham nhũng. Thế mới là bình thường.

Nào, chúng ta cùng tham nhũng! Ăn đi bà con ạ, ăn cho nó chết con mẹ nó đi, đời là cải chỏ gì. Sống được mấy chục năm nữa mà cứ bị coi là người không bình thường, vừa dốt vừa nghèo, thì sống làm chi cho chật đất. Ăn đi thôi, lấy của người kém may mắn chia cho người may mắn, của thằng lẩn thẩn chia cho người khôn ngoan. Ăn được bao nhiêu thì cứ ăn. 500 nghìn, 1 triệu, 1 triệu rưỡi, 10 triệu, 1 tỷ, mười mấy tỷ, mấy chục tỷ… đều tốt cả. Chó không chê cứt, người cũng chẳng nên chê tiền. Xin lỗi, so sánh thô lỗ quá, ai lại đi so tiền với cứt như cách nói năng của một thằng Bắc Kỳ dở người thế này. Nhưng như vậy chỉ để nhấn mạnh rằng tiền nào chẳng quý. Sưu tập tiền nên chủ về số lượng, chớ nên nặng nề chuyện chất lượng hay niên đại (trừ phi tiền cổ quy đổi theo thời giá hiện nay ra được kha khá Mỹ kim, thì mới nên sưu tập lấy chút ít để quy đổi cho bõ).

Nào ta cùng tham nhũng... nếu ta có điều kiện! (Hô hào thế thôi chứ để trèo được vào vị trí có thể tham nhũng cũng khó bỏ mẹ đi, hệ hệ hệ... Nhưng cái này Trung ương không lo hộ được, địa phương phải chủ động thôi, có phỏng?)

Sunday, 25 February 2007

If Life Is So Hard...




I like this picture of mine, which captured me being the one I think I am: always disbelieving, always fighting, staring at life with a suspicious look.

Damn us who lead a life full of disbelief and hatred.

Damn us who stay true to ourselves.

Damn us who love this life too much and expect an equal love.

Damn us who can never shut the mouth, who must always raise offensive opinions, and, at the same time, who always ask for freedom and justice.

We just run out of the place, fools.

*
* *

How many people did I hurt?

How many people are there that hate me?

How many times did I hurt myself?

When could I feel the ease of mind?

When could I feel free as a bird?

How could life be so hard?

Ay! Qué vida tan oscura...

Friday, 23 February 2007

Lenin ở Warszawa

Tại Liên Xô, vào thập niên 1960. Bộ Văn hóa mở một cuộc thi vẽ, đề tài cố nhiên là cuộc đời của đồng chí Lenin. Tuy nhiên, ban tổ chức muốn thay đổi đôi chút vì những đề tài muôn thuở như “Đồng chí Lenin ở điện Smolny”, “Đồng chí Lenin trên chiến hạm Rạng Đông” hay “Đồng chí Lenin tại Đại hội Quốc tế Cộng sản” đã có phần nhàm. Vì vậy, họ muốn tìm một cái gì mới mẻ. Một đề tài mới cho cuộc thi được nghĩ ra: “Đồng chí Lenin ở Warszawa”. Hàng loạt bức tranh được gửi đến ban tổ chức, các giám khảo phải làm việc rất căng thẳng. Nhưng có một tấm không hề phù hợp với đề tài, thậm chí ban giám khảo cũng không hiểu ý nghĩa của nó, do đó người ta phải triệu tay họa sĩ đến.

Tay họa sĩ xuất hiện trước Hội đồng, lập tức hắn bị hỏi:

- Tấm ảnh này dính gì đến đề tài “Đồng chí Lenin ở Warszawa”?

Trong tranh, một nam và một nữ đồng chí đang trong tư thế làm tình. Người ta hỏi họa sĩ:

- Nữ đồng chí này là ai?

Họa sĩ đáp:

- Thưa, là nữ đồng chí Nadezhda Krupskaya ạ. (phu nhân của đồng chí Lenin)

- Tốt. Nhưng đồng chí này không phải đồng chí Lenin! Đồng chí ấy là ai vậy?

- Dạ, là đồng chí tài xế của đồng chí Lenin ạ.

- Thế đồng chí Lenin đâu?

- Đồng chí Lenin ở Warszawa.

Source: I am sorry that it should be kept secret.

Next post: Our traditional new year festival is now over, so I will probably get back to blogging in English.

Saturday, 17 February 2007

Xem Euro cùng người nổi tiếng (trọn bộ hai tập)




Năm đó bên Âu châu mở hội bóng đá cực to, gọi là Euro 2004, quần hùng 16 nước đều về dự. Nam Việt là nước nhỏ, không được mời, nhưng bàn dân thiên hạ cũng náo nức, ra ra vào vào, đêm thức khuya xem bóng đá mắt to mắt nhỏ, ngày đi làm muộn chân nam đá chân xiêu. Từ bàn bi a đến quán nước, từ nhà hàng đến khách sạn, từ trung ương đến địa phương, đâu đâu cũng bàn chuyện bóng đá.

Bấy giờ ở thành Hà Nội có một nơi gọi là Đài Truyền hình Việt Nam, tục gọi là VTV, còn dân chúng Nam Kỳ thì ghét mà gọi là Đài Truyền hình Sông Hồng. Nay thấy Euro 2004 là cơ hội làm tiền được, bọn VTV mừng lắm, mới bàn nhau:

- Ở đời, phàm người nào moi được tiền từ túi thiên hạ mới gọi là anh hùng. Dân nước Việt thích xem bóng đá mà lại mê bài bạc, thấy người nổi tiếng thì choáng mắt mà tôn xưng làm thần tượng, xem ra rặt một lũ vịt dễ lừa cả. Nay ta nhân có Euro 2004, làm cái chương trình lấy tên là “Xem Euro cùng người nổi tiếng”, ắt là hút được máu dân mọi. Phen này rồi thắng lớn đây.

Chúng càng nghĩ càng thấy hứng khởi, bèn sửa soạn làm chương trình truyền hình “Xem Euro cùng người nổi tiếng”. Chương trình chia làm tam thập lục số, mỗi số có một người nổi tiếng làm khách mời, và một mỹ nữ hầu chuyện, gọi là MC. Bọn VTV cắt riêng một cánh quân nhỏ, hiệu là TVAd, lại còn cho vời Hoàng Doãn đạo diễn làm mưu sĩ sau rèm. Hoàng Doãn là người thông minh, rất có khiếu ăn nói, tiêu tiền như nước, sức lại khỏe, dù tóc đã bạc nhưng đi tới đâu gái vẫn theo tới đó, thực xứng là bậc kỳ tài đời nay. Doãn được vời làm đạo diễn chương trình, trong bụng hài lòng lắm, có lần cao hứng nói với bọn TVAd:

- Ta từng có 20 năm nghiên cứu tâm lý khán giả Việt Nam. Khán giả Việt Nam rất phò. Ta làm đạo diễn đã 10 năm nay, ắt phải biết việc mình làm. Các người giao chương trình cho ta, lọ phải lo lắng. Chuyến này TVAd đại thắng rồi.

Trong đám người nổi tiếng mà Doãn sai quân mời, có một người tuổi mới hai tám, xuất thân diễn viên hài, tư chất thông minh mà bình dân cơm phở nên rất được dân chúng Việt yêu mến. Tên thực người này là Xuân Bắc, nhưng bạn bè thấy Bắc có tính bay bướm, hào hoa, quý chuộng phụ nữ, mới gọi yêu là Bắc bướm. Doãn hẹn Bắc ngày ấy, giờ ấy, đến phía nam thành Hà Nội khởi quay một số của chương trình “Xem Euro cùng người nổi tiếng”.

Đúng ngày hẹn, Doãn kéo quân ra cổng phía nam thành, ăn uống no say rồi lục tục chuẩn bị đèn đóm, chỉ chờ Bắc đến là bấm máy. Chờ mãi hơn canh giờ, vẫn không thấy Xuân Bắc đâu. Doãn đứng ngồi không yên, giục tả hữu: “Ngươi mau gọi cho Bắc bướm, bảo với hắn là đạo diễn Hoàng Doãn chửi địt mẹ thằng bướm sai hẹn”. Tả hữu nghe lời, bấm điện thoại di động gọi cho Bắc, cứ y lời Doãn mà nói lại. Bắc ở đầu dây bên kia cũng chửi, chửi rồi vẫn không tới. Doãn bực lắm nhưng không làm gì được. Sang giờ Mùi, Bắc mới đủng đỉnh đến, ăn mặc lòe loẹt, cứ tự nhiên mà đi đứng như vào chỗ không người. Quân TVAd tức lắm, có người chửi đổng: “Cát sê 800.000 còn đến muộn!”. Bắc nghe thấy nhưng cứ lờ đi, đoạn bỏ ra chỗ có mấy vị nữ lưu ngồi, cùng cười nói ríu ra ríu rít, rất là vui vẻ.

Doãn nén giận, quay sang giục quân sĩ sửa soạn bày trận. Doãn ngắm địa thế hồi lâu, đoạn sai đặt một máy trước trận tiền, lấy toàn cảnh chiến trận. Còn một máy nhận lệnh: “Chỉ được quay MC, phi MC không quay cái gì khác”. Lại sai một thằng sĩ tốt cầm một vật hình dáng giống như con chó xù, người đời sau gọi là boom, treo lơ lửng trên đầu MC để thu tiếng. Bài binh bố trận xong xuôi, Doãn thét quân: “Máy chạy!” Tướng sĩ cuống quít, lao xao: “Đại nhân, đại nhân, không tốt rồi”. Doãn cả giận: “Làm cái đéo gì mà lâu thế?”. Trong bọn quay phim bỗng có người rú lên một tiếng, mặt trắng bệch, nhổ ra một bãi nước bọt lớn, ngã lăn ra đất. Đức Tuấn chủ soái TVAd vội sai tả hữu vực dậy, hỏi làm sao, chỉ thấy người này lắp bắp: “Đại nhân, đường truyền, đường truyền…”. Tuấn sực nhớ ra, sai quay phim đi kiểm tra, quả nhiên thấy dây nối vào đèn chiếu… chưa có điện.

Doãn nghe tâu lại, dậm chân kêu lớn:

- Quay phim, việc chuẩn bị dây dẫn điện cho đủ là tất nhiên, sao đến giờ mới nói chuyện thiếu dây?

Bọn quay phim mắng lại:

-Chúng tôi chưa chuẩn bị xong ông đã hô máy chạy, có mà máy chạy vào mắt ông à?

Hai bên đôi co, Đức Tuấn phải lấy quyền chủ soái mắng át đi mới yên chuyện. Doãn hầm hầm bỏ ra ngoài ngồi, một lúc không thấy ai hỏi gì đến mình đành phải quay lại. Bấy giờ Doãn lại hết giận, tỏ ra phấn khích, cầm loa chạy đi chạy lại, quát tháo người này, nhắc nhở người kia. Một lát, Doãn hô: “Máy chạy!”. Sỹ tốt dạ ran: “Có máy!”. Doãn lại kêu to: “Bắt đầu!”. MC Ngọc Oanh và người nổi tiếng Xuân Bắc lập cập diễn, diễn đi diễn lại mấy lần vẫn hỏng. Trời nắng to, trong quân đã có người mỏi mệt. Bỗng đâu từ phía đông một đám mây đen rất to kéo lại. Doãn càng cuống lên, thét bảo quân sĩ quay nhanh kẻo mưa xuống. Có người can Doãn không nên làm khó Oanh và Bắc quá. Lại có người bảo nên bình tĩnh, làm truyền hình nóng vội không xong, nếu trời mưa có thể lùi lại đến hôm sau. Doãn mặc kệ, cứ thét diễn cho mau. Boom giương lên, quân sĩ ai nấy ngậm tăm, chuẩn bị thu lấy từng lời vàng ngọc của Xuân Bắc. Thình lình từ ngoài có tiếng loa réo ầm lên: “Đây - là đài truyền thanh phường Dịch Vọng. Đây - là đài truyền thanh phường Dịch Vọng. Mời quý vị và các bạn nghe bản tin chiều của đài truyền thanh phường Dịch Vọng”. Đức Tuấn giận lắm, quay sang quát hỏi:

- Giờ này là giờ nào mà bọn phường lại bật loa inh ỏi lên như thế? Ai thay ta ra đó điều đình, bảo bọn chúng câm mồm đi?

Đức Anh, trưởng ban Thể thao Báo điện tử VietNamNet, mới đứng dậy tình nguyện xin đi. Đức Anh lấy dáng oai vệ bước vào trụ sở UBND phường, hất hàm hỏi:

- Ai phụ trách bản tin chiều ở đây?

Một nữ quan đứng dậy đáp:

- Là ta!

Đức Anh trông sắc mặt, thấy bậc nữ lưu đó cũng chẳng phải tay vừa, vội đổi giọng, nói nhún:

- Chúng tôi từ xa tới đây, đang muốn ghi hình, thu tiếng chương trình “Xem Euro cùng người nổi tiếng”. Dám hỏi quý phường có thể ngừng phát thanh một lúc được không ạ? Nếu được thì tôi đây biết ơn vạn bội.

Vị nữ quan kia hạch:

- Giấy giới thiệu của ngươi đâu?

Đức Anh đưa giấy giới thiệu. Vị nữ quan tiếp lấy, đọc kỹ, đoạn lắc đầu:

- Đây chỉ là giấy chứng nhận ngươi đúng là Đức Anh, quân của VietNamNet. Còn giấy giới thiệu ngươi đến đây quay phim đâu, sao còn không mau đưa ra?

Đức Anh sờ túi, thấy không còn tờ giấy giới thiệu nào khác, lúng túng chẳng biết đường nào mà lần. Nữ quan nghiêm sắc mặt:

- Đến nhà người thân ăn cơm còn phải báo trước một câu. Ngươi là nhà báo, đi quay phim trong địa bàn phường khác, há lại không biết phải báo trước một hôm hay sao? Đang giờ phát thanh của phường ta, ngươi vì một chương trình truyền hình lại bắt chúng ta phải im tiếng, thế còn ra sao?

Đức Anh thẹn quá, song vẫn cố nắm áo nữ quan nằn nèo. Nữ quan nhất định không chịu. Ở ngoài, Doãn thấy Đức Anh mãi không ra mà tiếng loa thì vẫn oang oang trên đầu, sốt ruột mới sai Thanh Sơn, nguyên là một thằng quay phim, sang xem sao. Đức Anh và nữ quan nọ đang giằng co thì nghe có tiếng người gọi to bảo:

- Có chuyện gì hai người bình tĩnh giải quyết, chớ nên kinh động.

Chúng quay ra xem ai, thì thấy Thanh Sơn, mình cao 7 thước, đầu cạo trọc lốc, mặc chiếc áo bào xanh có in chữ "Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình - TVAd" màu đỏ tía, tiếng vang như chuông đồng, lừng lững đứng chặn ở cửa. Nữ quan cả sợ. Thanh Sơn nói:

- Chúng ta là người của VTV sang đây. Lệnh trên sắp cho quay một chương trình cực lớn ở phường này, vì nhiều việc nên chúng ta đến mà không báo trước được. Ngươi bảo phường im tiếng đi để ta quay phim, chớ gây khó dễ nữa, có biết VTV là thế nào không?

Nữ quan nghe nói đến chữ “VTV” thì thất kinh, mặt biến sắc, bảo:

- Vừa nãy đại nhân Đức Anh đâu có nói các đại nhân từ VTV sang đây, nên tôi cứ tưởng là kiêu binh phương nào đến làm loạn. Nếu biết là người của VTV, có đâu dám đối đãi như thế. Quả thực đã đắc tội cùng VTV rồi.

Sơn quát:

- Đã biết thế, sao còn không mau cho ngừng chương trình phát thanh buổi chiều kia đi?

Nữ quan hoảng sợ, líu ríu gọi tiểu đồng vào, truyền trật tự cho VTV quay phim. Đoạn lăng xăng rót nước pha trà, kéo ghế mời Đức Anh và Thanh Sơn ngồi, lại gọi cả mấy tiểu đồng trong trụ sở UBND phường ra xem TVAd và VietNamNet quay “Xem Euro cùng người nổi tiếng”.

Lại nói chuyện Doãn thấy trời bỗng dưng sáng trở lại, mà phường Dịch Vọng cũng đã ngừng thét loa, thì lấy làm vui vẻ, lại cầm loa giục sỹ tốt quay cho mau còn đi uống bia hơi ở Lan Chín động. Lúc đó đã sang giờ Dậu, Xuân Bắc và MC Ngọc Oanh bắt đầu mỏi mệt, nói nhầm liên miên. Oanh hỏi Bắc:

- Tướng công, người có cao kiến gì về trận Séc - Hà Lan tối nay?

Bắc đần mặt ra, một lúc mới nhớ, nói:

- Hà Lan là một đội bóng khổng lồ. HLV của chúng - Vôi Cát - cũng là người tài đời nay, chắc sẽ có những đấu pháp vô cùng hợp lý. Ồ kế?

Doãn ở ngoài, nghe Bắc gọi tên người không chuẩn lại còn nói từ Ok là tiếng của người ngoại bang thì bực mình, quát lên:

- Ngươi sao cứ nói ồ kế, ồ kế mãi vậy? Đây là chương trình của khán giả Việt Nam mà.

Bắc bực lắm, có ý muốn bỏ về, nhưng nghĩ đến khoản cát sê 800.000 lại tiêng tiếc, cố nán lại diễn thêm. Hai người loay hoay diễn, cứ được Oanh lại hỏng Bắc, được Bắc lại hỏng Oanh, mất thì giờ không biết là ngần nào. Doãn ở ngoài hò hét nhặng sị. Tướng sĩ toát cả mồ hôi, mãi mà không xong được.

Cuối cùng không biết Hoàng Doãn làm ăn thế nào, số phận Doãn ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.

*
* *


Lại nói Hoàng Doãn được TVAd và VietNamNet vời làm đạo diễn “Xem Euro cùng người nổi tiếng”, tự lấy làm đắc chí, đang hò hét sai quân diễn xuất, chợt nghe lỏm thấy trong đám người đứng xúm xít xem TVAd làm truyền hình, có kẻ rỉ tai người bên cạnh:

- Đạo diễn tính lầm rồi. Tôi trông cung cách chúng làm phim, mười phần đã đoán được chín, hẳn là dở lắm đây. Xem chương trình thế này chán bỏ mẹ.

Doãn nghe đoạn, trong bụng bực lắm, mới nói to lên cốt cho dân chúng nghe thấy:

- Ta làm đạo diễn đã 10 năm nay, ắt phải biết việc mình làm. Kẻ nào bảo ta tính lầm ắt là có ý đá xoáy ta đó.

Ngọc Oanh nghe thấy thế mới thỏ thẻ:

- Tiểu nữ thấy đại nhân dùng nguyên kịch bản đã viết sẵn, mà lời lẽ ngô nghê không chấp nhận được, mới trộm nghĩ hay là đại nhân cho sửa kịch bản đi. Nếu cứ bê nguyên mà dựng thành phim, e dân chúng trông vào sẽ khinh ta là người ngu dốt. Lại nữa, trong phép làm truyền hình, hình ảnh động là yếu tố quan trọng. Đại nhân không cho bọn quay phim di chuyển, tiểu nữ sợ dân chúng xem sẽ chán mà bỏ đi.

Doãn mắng Oanh rằng:

- Người khinh ta quá lắm. Ta xuất thân giáo viên dạy chuyên toán ở Thái Phiên Sơn Trang thuộc xứ Hải Phòng, lại có 10 năm hành tẩu giang hồ trên đất Mỹ. Tâm lý học, xã hội học, văn hóa học, mỹ học, không cái gì là không biết, sao lại có thể nghĩ sai về bọn đầu đỏ ở Việt Nam được. Khán giả Việt Nam rất phò, chương trình dẫu có hay chúng cũng chẳng hiểu nào. Người phận nữ nhi đi làm MC, biết gì mà bàn việc lớn.

Oanh nghe Doãn mắng, đỏ mày xay mặt, miệng câm như hến không nói lại được câu nào.

Đức Anh đứng bên thấy vậy nhân thể quay sang đám quân VietNamNet nói gièm:

- Đại nhân Hoàng Doãn đây từng chỉ đạo làm phim Nước mắt thời mở cửa, rồi phim Nắng chiều, đều được giải cả. Như lũ chúng ta vốn xuất thân người ngoại đạo, sở học dốt nát, không biết gì về làm truyền hình, thôi đừng nhiều lời nữa, hãy tránh ra để VTV làm phim.

Nguyên Đức Anh là người viết kịch bản mớm lời cho MC và người nổi tiếng, lại sẵn sợ oai VTV, nên nghe thấy Oanh cả gan đòi sửa kịch bản, mới bực mình mà nói như thế.

Có kẻ tiểu tốt tên Quát đứng gần đó nghe được lời Doãn mắng Oanh, mặt tái mét đi, lắc đầu lui ra, đoạn ngửa mặt lên trời than:

- Cứ thế này, hỏi làm sao mà truyền hình với điện ảnh nước Nam không sao phát triển được?

Sau, Quát xem cách TVAd làm truyền hình, trong bụng hậm hực không phục, mới đem chuyện kể cho một người tâm phúc ở VietNamNet nghe, có ý hỏi xem nên khu xử thế nào. Người này nghe đoạn, cả cười mà rằng:

- Ngươi đúng là người cầu toàn, chết đến nơi rồi vẫn muốn chu đáo. Tính ấy tốt nhưng ta nghiệm ra ở Nam Việt, người nào cầu toàn đều không thọ lâu. Bọn làm truyền hình không muốn nghe lời nói phải, kệ cho chúng nó chết, người lo nghĩ làm gì cho tổn thọ?

Quát lại đem chuyện than thở với một người khác tên là Tào Tuấn. Người này chuyên nghề vẽ cho thiên hạ, có dịp đi lại giao du với triều đình nhiều, rất thông hiểu đòn thế của quan quân trong triều, thường lấy chuyện bắt chước người triều đình làm vui. Tuấn lại học rộng hiểu nhiều, đoán việc mười phần thường trúng đến chín. Có lần Quát hỏi Tuấn:

- Người làm họa sĩ, có biết triều đình xếp họa sĩ vào hạng người gì không?

Tuấn đáp:

- Khi trước triều đình xem họa sĩ là bần cố nông, sau nâng lên làm tiểu tư sản lãng mạn. Nay thì họa sĩ được xếp vào trong liên minh công nông.

Quát nghe, chẳng hiểu ra thế nào, bèn hỏi tiếp:

- Như bọn nhà báo chúng ta thì thế nào?

Tuấn cười nói:

- Nhà báo… phức tạp đây! Như trong triều đình, tướng lĩnh nào nắm công việc của bọn người làm báo thì được gọi là giai cấp lãnh đạo. Như chủ soái của ngươi, Kim Trung đại lão gia, chỉ là loại thừa hành nhưng cũng nắm đầu khối thằng, được gọi là giai cấp tiên phong.

Quát không thấy nói gì đến mình, chột dạ, vội hỏi:

- Vậy còn ta thì sao?

Tuấn ngồi im không trả lời. Quát hỏi lại lần nữa.

Tuấn mới trừng mắt:

- Trong giới báo chí, người như ngươi bị xếp vào hàng ngũ chậm tiến, chậm giác ngộ cách mạng.

Quát nghe nói cả sợ.

Đây nói chuyện Quát đem việc TVAd làm phim không ra gì than thở với Tào Tuấn, lại kể cả chuyện Oanh bị Doãn chỉ mặt mà mắng ngay trước ba quân. Tuấn nghe đoạn cười ngất mà rằng:

- Ngươi biết một mà không biết hai.

Quát tức nói:

- Ta làm sao mà không biết hai?

Tuấn bảo:

- Cổ nhân có nói, muốn làm phim cho khán giả thông minh xem thì đạo diễn phải thông minh còn hơn khán giả. Nay Doãn kia nói rằng khán giả Việt Nam rất phò, cứ lẽ ấy mà suy thì ắt là hắn ta phải… phò hơn cả khán giả mới làm phim cho chúng xem được.

Quát gật gù khen phải, từ đấy không thắc mắc gì nữa.

Lại nói chuyện Oanh và Bắc quần thảo suốt từ giờ Mùi sang giờ Dậu mà không xong việc, quân sĩ mỏi mệt bỏ về quá nửa. Doãn truyền cho toàn quân nghỉ uống nước, nhân thể sửa sang xống áo, vuốt lại tóc mai cài lại trâm ngọc cho Oanh. Doãn với Bắc thấy Oanh xinh đẹp, trong bụng thích lắm, cứ vừa vuốt ve vừa buông lời lơi lả, sĩ tốt đứng ngoài nhìn thèm rỏ dãi. Nhân lúc Oanh và Bắc trở vào trường quay, Doãn quay ra nói với Đức Tuấn:

- Cổ nhân dạy không sai, phàm là đàn bà đã đẹp khuynh thành khuynh quốc thì óc bé bằng hạt đậu. Tổ sư cái con chân cong gập lại cứ khệnh!

Tuấn chỉ gật gù, miệng bảo “được, được”, nói xong lại tợp một ngụm La Vie, tả hữu cứ ngớ ra không hiểu ý Tuấn thế nào.

Bấy giờ những người đứng xem ở ngoài đã bỏ về gần hết. Oanh và Bắc được nghỉ ngơi, lại được thêm lời vàng ý ngọc của Doãn tiếp sức, nên trong dạ phấn khởi, dẫn nhanh hơn hẳn, lại có phần tung hứng đôi bên rất là ý nhị. Doãn và TVAd đều hài lòng lắm. Kíp đến giờ cả thành Hà Nội đã đỏ đèn, chúng mới quay xong đệ nhị thập bát khóa của “Xem Euro cùng người nổi tiếng”. Doãn và Tuấn đưa quân cả mấy bên đi ăn tiệc ở Lan Chín động. VTV, TVAd, VietNamNet cùng ăn uống no say, lục tục kéo nhau ra về, trong lòng phấn chấn hể hả, cùng hẹn gặp lại nhau trong số tiếp theo của chương trình, sẽ hầu chuyện sử gia lừng danh đất Việt, họ Dương, tên Trung Quốc, hiệu là Dương Biết Tuốt.

Chưa biết Dương sử gia là người như thế nào, số phận Doãn và bọn làm chương trình ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.


Copyright © 2004 - 2006 by Đoan Trang
Photo: MC Ngọc Oanh in a TV show. Photo by Đoan Trang.


Just some fun to celebrate the new year. I sincerely apologise to Xuan Bac and Ngoc Oanh, intelligent TV stars in my eyes. With this writing I don't mean anything bad about them.

This is a truth-based story. All names and characters in this writing are non-fictitious.

Send me a YM message or dial my number to get the full story in written text with my signature, and finally...

... HAPPY NEW YEAR!

Thursday, 15 February 2007

Spring Drizzle




“When the first drizzle of spring comes, do you feel that all is gone? Tempest is pacified, and wintertime is over. Here comes spring…”

Spring is my favourite season. A fresh spring, with all the velvet-green leaves that and the jade sheen it brings, is always the symbol of hope. So when the first drizzle comes tonight to give the signal of a new spring, I have every reason to celebrate it… this time by listening to Rain, one of my favourite songs:

If the rain comes, they run and hide their heads.
They might as well be dead.
If the rain comes.
If the rain comes.

When the sun shines, they slip into the shade,
And sip their lemonade.
When the sun shines.
When the sun shines.

Rain, I don't mind.
Shine, the weather's fine.

I can show you that when it starts to rain,
Everything's the same.
I can show you.
I can show you.

Rain, I don't mind.
Shine, the weather's fine.

Can you hear me, that when it rains and shines,
It's just a state of mind?
Can you hear me?
Can you hear me?

Its accompaniment and the vocal of John gave the song an air of hallucinogenic clarity which is found in other famous Beatles songs like Lucy in the Sky with Diamond or Across the Universe. (By the way, this sort of hallucination is one character that I love about many Beatles songs.) Once we consider the song in terms of its lyrics, though, it is also beautiful and, as critics said, Rain is a profound example of how the lyrics of a song can be extended and amplified by the music. So, in brief, the song’s music and words are equally beautiful and haunting.

Some critics also went further to say what we have is a song about the transformative and liberating of art. With this interpretation, The Beatles "seem to be saying that it doesn't make much difference what sorts of experiences you have: what makes a difference is what you do with those experiences. It is not who you are, where you come from, how much money you make that matter: it is whether you choose to live a life of creative expression."

I don’t believe it yet, though. I would rather think that Rain is just a song about rain, and it fits well with my present state of mind.

Rain, I don't mind.
Shine, the weather's fine...

Khi hạt mưa, khi hạt mưa của mùa xuân rơi xuống,
Em có nghe, giông tố đã bình yên?

(This is not the Vietnamese translation of the Beatles' Rain. It's some words in the song "Spring Drizzle" by Huy Du.)

Sunday, 11 February 2007

The Third Condition




I must stress that the law of “being the leader, being the winner” is right just when there is a market economy in its true sense. Things may turn all the way round otherwise: a non-market economy can distort information and transform the first one to do something into the first one to suffer from it. Remember the story of Kim Ngoc, who was the first to experiment with household agricultural contracts? He experimented the initial at a time when the authorities were pushing intense cooperativization, thus he fell victim of his own intelligence. I guess that several times in the rest of his life, K.N. must have looked up at the sky and moaned, “What have I done to deserve such a fate?”

Beside, apart from being the first to do something, we must also need another condition which I can’t address clearly. Well… I mean it must be something worthy. For instance, I could have taken pride in being the first Vietnamese reporter to produce a TV reportage on Mevlana Jellaluddin Mohammad Rumi, the person of 2007 as chosen by UNESCO. In fact, I gained very little from that, even pride, because the story itself was not of much interest to Vietnamese audiences, and even if it were, the restricted coverage area of VNN TV did not allow many people to hear about it. Of course, producing a TV news story about a dead figure has very little to do with business, but what I am certain of is that the thing you are the first to do must be something worthy, or at least it is made worthy.

So the first lesson of business that I was taught might be summed up as follows:

  • In a true market economy, the first person to do something noticeable will be the winner.
  • If we want to be the first, we must have a real talent and information. How to have a real talent? God knows. How to have information? It depends on a good number of conditions that go beyond this entry.
  • When we are the first in doing something, we must do whatever to get our idea worthy and our works known.

How we can make an idea worthy or get our works known is another matter that the entry after my next entry will aim to cover.

Next post: some fun to celebrate the new year

Tuesday, 6 February 2007

Be the First to Do




A very important thing we must know when we choose business as our career is that we MUST always be the pioneer. In a real market economy (I say “real”, or a market economy in the true sense of this word), being the first in doing something means we are the winner.

Skimming through the list of successful leaders and businessmen in Vietnam in the recent two decades, we will see that most of them are the first to go in for their realm, thus the first to gain a firm foothold in it.

Nguyn Trn Bt – the first to establish an investment consultancy firm. He was also the first Vietnamese to take US investors back to Vietnam.
Cao Quý B
o
– the first to launch commercial magazines
Tr
ươ
ng Gia Bình – the first to introduce PCs to Vietnamese consumers (please, set aside the fact that he was the son-in-law of General Giap)
Đào H
ng Tuyn
- the first to trade in tourist sites
Thang Đ
c Thng
– the first to launch a Vietnamese online newspaper
Võ Văn Ph
ước – the first to publish books on TOEFL and informatics

and so on. Hopefully this list of “the first to do something” will be prolonged and someday include the name of some of us.

It’s unneccessary to explain why the first person to do something are most likely to be the winner. The thing of concern to me is what one can do to be the first.

The prerequisite, or the crucial condition for this, is one’s talent, of course.

The second most important condition is one’s knowledge in the form of information.

Talent and information together will create visionary minds that can discover market gaps.

Information must be of extreme importance today. I can hardly imagine a genius of our time living in Mù Căng Chi or some remote area. Unlike the 19th century, our 21st century will see scarcely any genius born into a poor family and growing up in a destitute and backward land like Nghe An. (Please do not get me wrong, I don’t say it as to offend any person coming from Nghe An; I don’t have much of that sort of prejudice.)

To get information in an untransparent place, you are certainly required to have good contacts with those who own information. This means you can’t avoid hanging around with people of the upper strata, and this is often an impossible mission for people of the lower classes. Today success will only come to those with a large and “high-quality” network of social contacts.

However, information ranks behind talent in the set of criteria for success in business. I still believe that a real genius can take off from a relatively low level (but not from an extremely low level and never from a zero point. Even Bill Gates, with his inborn IQ of over 170, would not have been who he is now if he had been born in the countryside of Uganda, bearing a name like Tala Jurika Altalichili or something like that, totally unaware of the presence of a thing called computer and the needs of its potential users.)

In the next post I will focus on my reservations about this "law" of being the first.

Next post: more on this subject