Thursday, 8 March 2007

Happy Women's Day!




Cụ Phương Anh tôi bẩu:

"Phàm trên đời, cái gì được tôn vinh đều có thể hiểu ngầm rằng nó đã từng bị coi thường ở một giai đoạn nào đó. Theo cái cách tư duy như thế, thì ở phương Tây công bằng hơn vì nó có ngày của Mẹ, ngày của Cha, và người ta hiểu ngầm rằng những ngày còn lại sẽ được chia đều cho cả hai, mặc dù, để kiếm được những ngày nào của mình xem ra là rất khó. Khó bởi tất cả 365 ngày trong năm đều đã bị chiếm hữu bởi siêu nhân, danh nhân cùng các sự kiện về cuộc sống, về chiến tranh và hòa bình, về một mớ những gì linh tinh khác nữa".

(Cụ nói thế nào ý chứ...)

"Thiết chế phụ hệ trên Trái Đất đem lại cho đàn ông nhiều vinh dự và đặc quyền đặc lợi. Đàn ông được tham gia nhiều lĩnh vực hơn, được làm việc lâu dài hơn rồi mới phải về hưu. Thiết chế này (có lẽ) đã ảnh hưởng đến cả những gì kín đáo nhất trong sinh hoạt đời sống giữa đàn ông với đàn bà, bằng chứng là tư thế (có vẻ như) áp đảo trong sinh hoạt tình dục chẳng hạn. Là hình mẫu cho những gì được coi là mạnh nhất, đàn ông phóng với tốc độ điên rồ trên những xe đua, lao vào nhau cả bằng tay lẫn chân trên sân bóng đá, chỉ huy những đạo quân lớn trong chiến tranh và những tập đoàn kinh tế lớn khi hòa bình. Trên sân khấu của loài người, đó là một kiểu độc diễn. Chỉ riêng cho giới mày râu".

(Cụ nói thế nào ý chứ...)

"Thế nhưng, đã là sân khấu thì anh diễn viên, đạo diễn, viết kịch bản… cũng chỉ là kẻ mua vui cho người khác. Ai xem anh diễn? Đàn bà đấy. Đàn bà ngồi xem bình thản, vỗ tay tán thưởng hoặc liếc mắt chê bai. Đàn bà tẩm hương thơm vào thân thể, mặc những bộ cánh đẹp nhất đi xem bọn cơ bắp khoe của, khoe sức, khoe trí khôn. Nếu diễn khéo, bọn cơ bắp may ra được lòng và hưởng dăm ba lời ngọt nhạt, nhược bằng diễn dở, chắc chẳng khác chi lũ hề trong con mắt yểu điệu kia".

(Cụ nói thế nào ý chứ... Phương Anh xuống đêeeee...)

"Nên nếu một ngày trời không u ám, trí khôn tích lũy đầy đủ, ta tự nhủ rằng đừng tưởng bở. Công bằng với phụ nữ, có khi lại là giải pháp duy nhất cứu được ta khỏi phải diễn không công nhiều quá trên cái sân khấu cuộc đời chết tiệt kia. Và thế là bài viết này ra đời để chúc mừng chị em nhân ngày Phụ Nữ 8/3, một ngày đặc biệt, nhưng dường như có hơn một nửa thế giới chẳng hề biết đến ngày này thì phải".

Copyright © 2007 by Nguyễn Phương Anh

(http://blog.360.yahoo.com/blog-3lBwe6Uheqhhy934QeAZi2oc?p=188#comments)

*
* *

Tôi thì lại nghĩ khác cụ Phương Anh. Về vấn đề phụ nữ và ngày 8/3, tôi đã có lần đề cập trên blog này trong một entry tiếng Anh (http://blog.360.yahoo.com/blog-ABv7t307bqLKd3e8pzU8?p=79), xin trích lại và tự lược dịch văn mình sang tiếng Vịt, như sau:

Realities have shown us that if some occupation is widely celebrated in Vietnam, there are chances that those who practice it are poor. You may have seen how hard life is for doctors and teachers who specialize in their profession, clinging to state budget instead of going around, doing their own business. Doctors’ Day is February 27th, and Teachers’ Day falls on November 20th. I believe those respectable professionals are likely to feel some proud on their day. But they must also have witnessed the bitter fact that while the society never celebrates aviculture, people in this trade are surely better-off.

Thực tế đã cho chúng ta thấy rằng nếu một nghề nào đó được ca ngợi (bởi xã hội loài người nói chung chứ không riêng gì xã hội Việt Nam), thì người làm nghề đó rất có nguy cơ phải sống nghèo khó, vất vả. Một ví dụ rõ rệt là nghề nhà giáo và nghề bác sĩ, một được tôn vinh vào ngày 20/11, một vào ngày 27/2. Trong hai ngày đó, chắc các vị giáo viên và bác sĩ, không ít thì nhiều, phải cảm thấy có đôi chút tự hào (là tôi đoán vậy). Nhưng tôi cũng tin rằng tất cả họ đều thấy một sự thật chua chát là họ thanh bạch đến như thế nào. Nghề nuôi chim hoặc nghề thợ may chẳng hạn, chưa bao giờ được tôn vinh rầm rĩ lên nhưng trộm vía, dân hành nghề này đều sống khỏe cả.

The more an occupation is celebrated, the less likely it is that people holding that occupation are well paid by the society. This nonsensical theory maintains its truth even on a larger scale. If we put the poetry praises for men and women on a scale, we would see immediately that women are celebrated so much more than men. The word ‘beauty’ is clearly used to imply ‘women,’ and almost everybody applies the word ‘beautiful’ to women (and at times, scenery) rather than to men. Ironically enough, women, the muse and the inspiration for men, have always lived a harder life than men.

Nghề nào càng được xã hội ca tụng, người làm nghề đó càng được xã hội trả ít tiền. Cái lý thuyết vớ vẩn này lại đúng luôn cả trên tầm vĩ mô hơn nữa. Nếu ta đặt những bài thơ ca ngợi nam giới và thơ ca ngợi phụ nữ lên một chiếc cân thì ai cũng biết trước là cân sẽ đổ nghiêng vì phái đẹp. Từ “cái đẹp” được dùng để chỉ phụ nữ mà, gần như tất cả mọi người nói tới cái đẹp thì đều nghĩ đến phụ nữ (và thỉnh thoảng, phong cảnh), chẳng ai nghĩ tới đàn ông cả. Thế nên phụ nữ - nàng thơ, nguồn cảm hứng của nam giới - mới luôn luôn vất vả hơn và khổ hơn.

So, despite all praises a society like ours dedicates to teachers, their life is hard. And I say this as a “prelude” to a strong attack that will follow... As D. A. Clarke said in her 1983 speech, “The natural female body, we are told in one breath, is the loveliest thing around… that’s the tone in which we are told this; and in the next breath we are ordered to starve ourselves, watch how we dress and mind our manners-because, after all, the natural woman is loud, fat, hairy, smelly and UGLY,” I would say...

Vào năm 1983, D.A. Clarke (bà này chắc là bad-looking lắm đây) đã có một bài diễn văn nẩy lửa nhan đề “Cái đẹp là cái gì?”. Trong đó Clarke nói: “Cơ thể của người phụ nữ, như chúng ta luôn được nghe ca ngợi, là công trình đẹp nhất của tạo hóa… Vì sự tôn vinh ấy mà chúng ta tự bắt mình phải nhịn đói, phải chăm lo cách ăn mặc và khéo léo trong ứng xử. Ấy là bởi vì, suy cho cùng, cơ thể của người phụ nữ vốn dĩ là to, bều thều lều, lông lá, bốc mùi, và XẤU”.

Thật là một bài diễn văn đánh chí mạng vào nữ giới.

Khi chính phủ (thật ra là ai ấy nhỉ, chẳng nhớ nữa) chọn 13/10 làm ngày Doanh nhân Việt Nam, tôi lại thấy hãi hãi là. Chúa ơi, sao doanh nhân lại được có một ngày 13/10 tôn vinh những cống hiến nhọc nhằn của họ? Cứ để yên cho họ làm ăn có phải hơn không?

*
* *

À, nhân tiện viết thêm đôi câu "tôn vinh" nghề IT cho chúng nó nghèo đói mà chết đi:

Dãi nắng dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Ai-tì vất vả lắm ai ơi...

Bà con ghét nghề nào? hành chính? kế toán? bảo vệ? trông xe? lãnh đạo? Ca ngợi đi bà con ơi!

Cô dì chú bác anh chị nào comment thì cứ comment, nhưng đừng "tôn vinh" tôi nhé, chết dở tôi đấy! Nhà cháu rút đây. HAPPY WOMEN'S DAY!