Năm 2005, GS Phan Huy Lê xác nhận tại một hội thảo rằng Lê Văn Tám là nhân vật không có thật. Năm 2003, tạp chí Xưa & Nay số 154 cũng đã có bài viết nêu ra các nghi vấn về Lê Văn Tám.
Còn lần đầu tiên tôi nghe nói rằng Lê Văn Tám không có thực là vào năm 1998, từ một nhà báo cựu trào của Hà Nội Mới. Tôi còn nhớ rõ hôm đó mình đã điên tiết như thế nào vì cảm thấy mình (và hàng triệu dân ngu k.đen khác) bị lừa. (Bây giờ thì hết bực rồi vì đã biết ngành Tuyên truyền có nghĩa vụ xây dựng hình tượng lịch sử, nhưng tôi tin là người nào lần đầu tiên nghe những chuyện này cũng đều cảm thấy ít nhiều tức tối hoặc bị tổn thương).
Theo một tài liệu (ở nước ngoài, không tiện nêu tên ở đây), thì Nguyễn Bá Ngọc cũng không có thật. Anh Ngọc lấy thân mình che bom cho mấy em nhỏ, thiếu nhi xưa từng hát ca ngợi "anh qua đời, gương anh còn soi" ấy.
Thế này có lẽ Ngô Mây, Phạm Ngọc Đa cũng... cũng... ? Riêng anh Phạm Ngọc Đa thì ngay từ hồi còn bé, ngồi trong lớp nghe cô giáo đọc truyện về anh, mình cứ thấy làm sao ấy: Trẻ nông thôn miền Bắc ngày trước mà tên hay thế, mà sao trẻ con chịu đau giỏi thế, sợ thật.
Dưới đây là trích đoạn một bài viết về vụ Lê Văn Tám, trên báo Thế giới (Hà Nội) số 39 (154) ngày 27/9/04 (trang 22-23). Khác với GS Phan Huy Lê nói rằng ông Trần Huy Liệu (quan chức kháng chiến cũ, sau nghiên cứu lịch sử, trở thành nhà sử học) là người tạo nên "huyền sử một người mang tên Tám", bài viết dưới đây có một câu gán trách nhiệm về việc này cho (các nhà tuyên truyền và) đạo diễn Phan Vũ.
* * *
Tạp chí Xưa & Nay số 154 (202) - XII - 2003, bài Đọc hồi ký Dương Quang Đông trọn đời tận trung với Đảng tận hiếu với dân của Nguyễn Quế Lâm, trang 9, có đoạn viết:
"Vụ đốt kho đạn Thi Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nay bác Năm Đông đưa ra một tư liệu khác. Tổ đánh mìn kho đạn Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ. Ka Kim là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác chặt chẽ nên hai anh tiến hành công việc đặt mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn, ống cống ngập lút không ra được. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán.”
Tôi (tác giả bài trên báo Thế Giới) xin có một vài ý kiến nhỏ, rất mong được các bạn đọc góp thêm, để tìm đúng sự thật.
Có nhiều bài báo, có cả sách viết về Lê Văn Tám. Rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có nào là tượng đài, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám, trường học Lê Văn Tám...
Tuy nhiên, nếu nghiêm túc về nguồn để tìm kiếm sự kiện lịch sử có thể sẽ nảy sinh những thắc mắc: liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt? Xin nêu bốn điểm thắc mắc:
1. Qua tên gọi Lê Văn Tám, với tập quán đặt tên của người miền Nam, có thể suy ra Tám có sáu anh chị ruột lớn hơn (không kể các em). Năm 1946, Tám khoảng 10 tuổi như vậy phỏng đoán các anh chị của Tám hơn 10 tuổi đến hơn 20 tuổi. Qua 1975, tức 30 năm sau, anh chị của Tám khoảng chừng từ 40 đến 50 tuổi. Ở lứa tuổi này, rất nhiều khả năng trong số sáu anh, chị của Tám có người vẫn còn sống (ngay cha mẹ của Tám cũng có thể còn sống với lứa tuổi từ 60-80). Trước 1975, có thể họ không dám nhận là anh chị của Tám, nhưng sau khi cách mạng thành công, tại sao không thấy ai đứng ra nhận vinh dự (và cả quyền lợi) cho gia đình? Nếu gia đình khiêm tốn không nhận công lao kháng chiến, các cơ quan chức năng cũng phải đi tìm. Ngành thương binh xã hội phải lập danh sách gia đình có công, ngành viết lịch sử phải tra cứu thân thế sự nghiệp.
Chẳng lẽ tất cả sáu anh chị của Tám đều đã chết yểu ở độ tuổi từ 20 đến 30? Ngay cả trong trường hợp chuyện này xẩy ra, hẳn chú bác, cô dì của Lê Văn Tám thế nào cũng có người còn sống, vì Tám ở ngay vùng Thị Nghè chớ nào phải xa xôi, hẻo lánh gì?
Để làm rõ hơn, đề nghị nên đăng thông báo trên truyền hình, phát thanh, báo chí, cả trung ương lẫn địa phương, tìm người thân của Lê Văn Tám.
2. Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào. Phàm đã hoạt động cách mạng, thời chống Pháp cũng như chống Mỹ, dứt khoát phải hoạt động trực thuộc một đơn vị nào đó (như Thành đoàn, Công đoàn, Binh vận, Biệt động thành, Trinh sát vũ trang, Địch vận v.v.), không ai có thể một mình một cõi, tự tung tự tác, muốn hoạt động ra sao cũng được, dù là tự thiêu, phá hủy kho đạn của địch.
Thực tiễn hoạt động cách mạng tại Sài Gòn cho thấy đến tình báo hoạt động cũng phải có tổ chức. Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử. Vậy đơn vị nào có chiến sĩ Tám, cần nhanh chóng làm các thủ tục này. Không lẽ cả đơn vị lớn nhỏ đều hy sinh hết? Nhiều trường hợp cả đơn vị hy sinh, vẫn có nhiều người biết do cuộc chiến tranh của chúng ta luôn được nhân dân nuôi dưỡng, bảo vệ giúp đỡ.
3. Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là khu quân sự cấm người lạ mặt lai vãng, ngoài cổng luôn có lính gác "vũ trang đến tận răng". Trong kho lại có nhiều nhà kho, mỗi nhà kho đều có cánh cửa luôn khóa chặt, đạn được bỏ trong thùng. Chỉ khi có người đến lãnh đạn hoặc quan hệ công tác, trình giấy tờ hợp lệ và đầy đủ, lính gác mới mở cổng cho vào. Tiếp đó, phải có lệnh của trưởng kho, thủ kho mới mở khóa, giao đạn.
Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng đến tận nhà kho chẳng thấy lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ không người, tất cả mọi cánh cổng, cánh cửa kho đều mở rộng như chờ đón sẵn!
4. Giả sử Lê Văn Tám đã điều nghiên kỹ lưỡng, nắm được quy luật của địch, hoặc rơi vào trường hợp may mắn ngẫu nhiên, do lính gác cổng bị bất ngờ không kịp phản ứng và tất cả mọi tình huống đều thuận lợi cho Tám, thì một người bình thường tẩm xăng đốt mình cháy như cây đuốc sống cũng khó chạy bộ một quãng vài chục mét. Nhà kho, nhất là kho đạn, không phải nhà mặt tiền, chí ít cũng phải qua cổng gác rồi cách vài chục mét.
Hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào? Người sáng tác hình tượng này là đạo diễn phim truyện Phan Vũ.
Theo ông Phan Vũ kể, ông không hề viết rằng Lê Văn Tám là nhân vật có thực lập nên kỳ công "cây đuốc sống", mà chỉ viết một phim truyện. Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn. Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ý nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi.
Thời chiến, có thể dùng mọi biện pháp, miễn hữu ích. Nay cũng cần trả lại sự thật cho các các sự kiện lịch sử.
Nguồn: Báo Thế giới (Hà Nội) số 39 (154) ngày 27/9/04 (trang 22-23).
I dare not describe myself as a patriot. I just believe I am psychologically attached to my country.
Tuesday, 27 October 2009
Monday, 26 October 2009
Sức ép lên những người anh hùng
(bài cũ cóp lại, có chỉnh lý và bổ sung)
Người ta cứ hay nói mấy cô chú teen là “đang ở độ tuổi thèm thần tượng”, nhưng tôi nghĩ hình như con người dù ở tuổi nào cũng đều có nhu cầu có thần tượng, không cứ thế hệ trẻ. Thần tượng của mỗi người có thể khác nhau, nhưng nhìn chung đều chia sẻ một số đặc điểm: anh hùng (can đảm), tài ba (thông minh, học giỏi, nhiều sáng kiến), và trẻ đẹp. Chính vì thế mà trong những nhóm người có khả năng trở thành thần tượng của xã hội thì các anh hùng trong chiến tranh là một nhóm ứng cử viên quan trọng.
Chiến tranh là khoảng thời gian khắc nghiệt của xã hội, hay nói một cách văn học thì đó là “hoàn cảnh điển hình để các cá nhân bộc lộ con người mình” - ai sợ chết, ai không sợ chết đều lộ ra cả. Vì vậy, các anh hùng trong chiến tranh dĩ nhiên là đạt được phẩm chất đầu tiên: can đảm. Nếu không thì, ngoài họ, còn ai dám hy sinh cho cách mạng?
Tương tự, chiến tranh cũng là khoảng thời gian đòi hỏi người ta phải thông minh, tuy rằng kiểu thông minh có thể khác thời bình (hơi khác hay là rất khác thì tôi không rõ, nhưng chắc chắn là phải khác). Các anh hùng nhiều khả năng là đều đáp ứng được điều kiện thứ hai. Người có khả năng cãi nhau tay đôi với mật thám Pháp bằng thứ tiếng của chúng, như đồng chí Trần Phú. Người có tài nhại tiếng động vật - chó, mèo, hổ, báo, sư tử... như một giao liên nào đó (tôi quên tên). Người võ giỏi như anh Hồng Quang. Người lại hát hay như chị Sáu...
Riêng phẩm chất thứ ba thì có một chút lấn cấn: trẻ đẹp.
Dường như trong vô thức, tất cả chúng ta đều mặc định anh hùng là phải trẻ đẹp. Có hình ảnh nào lãng mạn cho bằng hình ảnh Triệu Tử Long mặt trắng môi đỏ tả xung hữu đột giữa trận tiền? Hình ảnh em gái hậu phương đứng như quê hương trong cánh rừng ào ào lá đỏ, bụi Trường Sơn nhòa trời lửa? Hình ảnh Nguyễn Viết Xuân đứng thẳng, đôi mắt như lửa sôi, với câu nói bất hủ: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”? v.v. Chúng ta thèm được thấy họ đẹp, đẹp rực rỡ như mặt trời trên chiến trận. Chúng ta thèm được thấy Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Khương, Tư Phùng (tức chị Sứ), Võ Thị Sáu đẹp sắc sảo, mặn mà, duyên dáng biết bao.
Trước tình hình đó, trước nhu cầu đó, các cây viết, đặc biệt là nhà báo - những “thư ký của thời đại”, “thư ký của lịch sử” như thời đại và lịch sử vẫn tôn vinh - không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm đẹp cho các anh hùng anh thư. Không tin bạn cứ mở những bài báo viết về thương binh liệt sĩ ra thì sẽ thấy: Trăm phần trăm những người anh hùng đều có đôi mắt trong, gương mặt hiền lành, nụ cười đôn hậu v.v. Các nữ anh hùng, nếu sinh ra ở miền biển, sẽ có làn tóc dài mượt, làn da mặn mòi rám nắng và nét cười đằm thắm. Nếu sinh ra trên núi, các chị sẽ có nước da trắng như trứng gà bóc, đôi môi hồng đào, giọng hát trong veo của chim sơn ca v.v.
... (tự kiểm duyệt một đoạn)
Thực tế nhiều khi chẳng chiều "lòng người đọc ý nhà báo" gì cả.
Có bữa ngồi tán phét với mấy người bạn về chủ đề làm phim tài liệu lịch sử, tôi càu nhàu: “Sao có mỗi Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Trỗi với Nguyễn Viết Xuân là đẹp trai nhỉ?”. Đám bạn mắng cho một trận: “Điên à? Đẹp thì người ta đã đi thi hoa hậu, ai làm cách mạng cho mày?”
Thì biết thế rồi, đã hẳn rồi, mình có nói gì quá đáng đâu. Nhưng tôi vẫn cứ... tiêng tiếc, vẫn cứ thèm được thấy các liệt sĩ đẹp ngời ngời như cách chúng ta được hướng dẫn để hình dung về họ. Suy cho cùng đó là một thứ áp lực, một gánh nặng, một sức ép đè lên những người anh hùng của chúng ta. Cuộc sống mãi mãi là như thế.
Người ta cứ hay nói mấy cô chú teen là “đang ở độ tuổi thèm thần tượng”, nhưng tôi nghĩ hình như con người dù ở tuổi nào cũng đều có nhu cầu có thần tượng, không cứ thế hệ trẻ. Thần tượng của mỗi người có thể khác nhau, nhưng nhìn chung đều chia sẻ một số đặc điểm: anh hùng (can đảm), tài ba (thông minh, học giỏi, nhiều sáng kiến), và trẻ đẹp. Chính vì thế mà trong những nhóm người có khả năng trở thành thần tượng của xã hội thì các anh hùng trong chiến tranh là một nhóm ứng cử viên quan trọng.
Chiến tranh là khoảng thời gian khắc nghiệt của xã hội, hay nói một cách văn học thì đó là “hoàn cảnh điển hình để các cá nhân bộc lộ con người mình” - ai sợ chết, ai không sợ chết đều lộ ra cả. Vì vậy, các anh hùng trong chiến tranh dĩ nhiên là đạt được phẩm chất đầu tiên: can đảm. Nếu không thì, ngoài họ, còn ai dám hy sinh cho cách mạng?
Tương tự, chiến tranh cũng là khoảng thời gian đòi hỏi người ta phải thông minh, tuy rằng kiểu thông minh có thể khác thời bình (hơi khác hay là rất khác thì tôi không rõ, nhưng chắc chắn là phải khác). Các anh hùng nhiều khả năng là đều đáp ứng được điều kiện thứ hai. Người có khả năng cãi nhau tay đôi với mật thám Pháp bằng thứ tiếng của chúng, như đồng chí Trần Phú. Người có tài nhại tiếng động vật - chó, mèo, hổ, báo, sư tử... như một giao liên nào đó (tôi quên tên). Người võ giỏi như anh Hồng Quang. Người lại hát hay như chị Sáu...
Riêng phẩm chất thứ ba thì có một chút lấn cấn: trẻ đẹp.
Dường như trong vô thức, tất cả chúng ta đều mặc định anh hùng là phải trẻ đẹp. Có hình ảnh nào lãng mạn cho bằng hình ảnh Triệu Tử Long mặt trắng môi đỏ tả xung hữu đột giữa trận tiền? Hình ảnh em gái hậu phương đứng như quê hương trong cánh rừng ào ào lá đỏ, bụi Trường Sơn nhòa trời lửa? Hình ảnh Nguyễn Viết Xuân đứng thẳng, đôi mắt như lửa sôi, với câu nói bất hủ: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”? v.v. Chúng ta thèm được thấy họ đẹp, đẹp rực rỡ như mặt trời trên chiến trận. Chúng ta thèm được thấy Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Khương, Tư Phùng (tức chị Sứ), Võ Thị Sáu đẹp sắc sảo, mặn mà, duyên dáng biết bao.
Trước tình hình đó, trước nhu cầu đó, các cây viết, đặc biệt là nhà báo - những “thư ký của thời đại”, “thư ký của lịch sử” như thời đại và lịch sử vẫn tôn vinh - không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm đẹp cho các anh hùng anh thư. Không tin bạn cứ mở những bài báo viết về thương binh liệt sĩ ra thì sẽ thấy: Trăm phần trăm những người anh hùng đều có đôi mắt trong, gương mặt hiền lành, nụ cười đôn hậu v.v. Các nữ anh hùng, nếu sinh ra ở miền biển, sẽ có làn tóc dài mượt, làn da mặn mòi rám nắng và nét cười đằm thắm. Nếu sinh ra trên núi, các chị sẽ có nước da trắng như trứng gà bóc, đôi môi hồng đào, giọng hát trong veo của chim sơn ca v.v.
... (tự kiểm duyệt một đoạn)
Thực tế nhiều khi chẳng chiều "lòng người đọc ý nhà báo" gì cả.
Có bữa ngồi tán phét với mấy người bạn về chủ đề làm phim tài liệu lịch sử, tôi càu nhàu: “Sao có mỗi Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Trỗi với Nguyễn Viết Xuân là đẹp trai nhỉ?”. Đám bạn mắng cho một trận: “Điên à? Đẹp thì người ta đã đi thi hoa hậu, ai làm cách mạng cho mày?”
Thì biết thế rồi, đã hẳn rồi, mình có nói gì quá đáng đâu. Nhưng tôi vẫn cứ... tiêng tiếc, vẫn cứ thèm được thấy các liệt sĩ đẹp ngời ngời như cách chúng ta được hướng dẫn để hình dung về họ. Suy cho cùng đó là một thứ áp lực, một gánh nặng, một sức ép đè lên những người anh hùng của chúng ta. Cuộc sống mãi mãi là như thế.
Thursday, 8 October 2009
Ngỗng con bị táo bón
S Đặng Phong: “Tóm lại là cả hai (TQ và VN) đều ăn ổi xanh, ăn ổi xanh thì đều táo bón, tức là đời sống khó khăn, kinh tế đi xuống, bế tắc, khủng hoảng. Cả hai táo bón thì đều cùng phải uống thuốc”.
TS kinh tế Nguyễn Đức Thành: “Trong khoa học về chiến lược, có khái niệm gọi là “hiệu ứng con ngỗng con”. Khi con ngỗng ra đời mà bị cách ly với mẹ, nó có thể tưởng nhà bác học chăm nuôi nó chính là mẹ, và nó sẽ đi theo nhà bác học đó như thể đó là ngỗng mẹ vậy.
Hiện tượng tương tự xảy ra trong kinh doanh và xây dựng chiến lược phát triển: Các nền kinh tế nhỏ, chậm phát triển, đi sau, rất dễ bị ảnh hưởng, thậm chí sao chép một cách có chủ ý từ nền kinh tế có quy mô lớn hơn, gần gũi mình và đi trước mình, vì nghĩ rằng như thế là tốt, là ưu việt".
Từ hai phát biểu trên, suy ra: VN là con ngỗng con bị táo bón...
Hay đổi title là thế này nhỉ? Việt Nam - ngỗng con bị táo bón
Thôi lại nói nhảm rồi :-((
http://bauxitevietnam.info/c/11814.html
TS kinh tế Nguyễn Đức Thành: “Trong khoa học về chiến lược, có khái niệm gọi là “hiệu ứng con ngỗng con”. Khi con ngỗng ra đời mà bị cách ly với mẹ, nó có thể tưởng nhà bác học chăm nuôi nó chính là mẹ, và nó sẽ đi theo nhà bác học đó như thể đó là ngỗng mẹ vậy.
Hiện tượng tương tự xảy ra trong kinh doanh và xây dựng chiến lược phát triển: Các nền kinh tế nhỏ, chậm phát triển, đi sau, rất dễ bị ảnh hưởng, thậm chí sao chép một cách có chủ ý từ nền kinh tế có quy mô lớn hơn, gần gũi mình và đi trước mình, vì nghĩ rằng như thế là tốt, là ưu việt".
Từ hai phát biểu trên, suy ra: VN là con ngỗng con bị táo bón...
Hay đổi title là thế này nhỉ? Việt Nam - ngỗng con bị táo bón
Thôi lại nói nhảm rồi :-((