Saturday, 7 November 2009

NHỮNG ĐỨA TRẺ LỚN TUỔI

Hồi trước, cách đây lâu lắm rồi, có lần lớp học tiếng Pháp của bạn tôi đang giờ lên lớp của một giảng viên người Paris, thì một thầy giáo cũng người Pháp đi vội vào lớp, trình bày rằng ngày mai ông về nước, và ông muốn chụp lưu niệm vài kiểu với các học sinh Việt Nam. Ông giáo Paris đứng lớp dĩ nhiên là lịch sự đồng ý.

Thầy giáo người Pháp kia bèn giơ máy ảnh chụp cả lớp, rồi bản thân ông cũng chạy vào ngồi cùng học sinh, tạo dáng, bấm máy, lăng xa lăng xăng, loay ha loay hoay… Trong khi đó, ông giáo người Paris đứng đợi nơi góc lớp với vẻ mặt hết sức kiên nhẫn và điệu bộ thì lịch thiệp.

Chờ cho đồng nghiệp chụp xong loạt ảnh và chào cả lớp ra về, khuất hẳn, ông mới quay sang học sinh và mỉm cười độ lượng:

- Các bạn thông cảm. Anh ấy là người Marseille.

Cả lớp cười ồ lên. Bạn tôi không thích kiểu đùa có vẻ miệt thị, địa phương chủ nghĩa ấy, nên hỏi vặn:

- Người Marseille thì sao, thưa thầy?
- Thì thích chụp ảnh. Tất cả người Marseille đều thích chụp ảnh.

Ông giáo Paris nháy nháy mắt, le lưỡi. Sau đó, tự nhiên ông đế thêm: “Và cả người Việt Nam cũng vậy”.

Câu chuyện đột ngột xoay hẳn sang chủ đề “tính cách dân tộc”. Ông giáo hăng hái liệt kê một loạt đặc điểm của người Việt Nam trong mắt ông. Học sinh cũng hăng hái phụ họa hoặc phản bác. Không khí sôi nổi. Ông giáo tỏ ra thẳng thắn, nói rằng: “Người Việt Nam thích chụp ảnh, thích khoe ảnh, hay tin vào những điều hết sức buồn cười, hay đi cúng bái và kiêng kỵ đủ thứ”. Ông chốt hạ bằng một câu ngắn gọn, làm học sinh nhao nhao phản đối: “Tôi thấy người Việt các bạn đúng là những đứa trẻ lớn tuổi”.

* * *

Câu chuyện bạn tôi kể lại cho tôi chẳng có gì làm tôi quan tâm. Dù sao thì đó cũng là một lớp học ngoại ngữ, nhiều khi những ý kiến thầy giáo đưa ra chỉ có tính “khêu gợi” cho học sinh thảo luận, thực hành tiếng, chứ nội dung quan trọng quái gì. Tuy nhiên, tôi rất thích cụm từ “những đứa trẻ lớn tuổi”, vì thấy nó ứng dụng được vào nhiều người, nhiều nơi, nhiều lúc, chẳng hạn...........

(TỰ KIỂM DUYỆT)