Đảng 3K (Ku Klux Klan, còn gọi là Klan) ở Mỹ là một tập hợp các nhóm phái theo đuổi “sứ mệnh” bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người da trắng bằng bạo lực và khủng bố. Từ khi nhóm 3K đầu tiên ra đời năm 1865 (sau thời kỳ Nội chiến), phong trào này đã lan khắp nước Mỹ, gieo rắc tội ác, tấn công và giết chóc người da đen và những người da trắng ủng hộ bình quyền. Khi hành sự, thành viên 3K đeo mặt nạ và mặc áo choàng để che giấu nhân dạng. Một đặc điểm nữa của 3K là họ thực hiện các vụ tấn công vào ban đêm, nên tính ma quỷ và huyền bí càng tăng thêm, như một cách khủng bố tinh thần cộng đồng.
Dân chúng và các lực lượng chính trị tiến bộ ở Mỹ tất nhiên không ủng hộ phong trào cực đoan này, tuy nhiên, cho đến thập niên 50 của thế kỷ trước, 3K vẫn tồn tại trong một lớp màn thần bí. Không rõ điều này có phải là nguyên nhân khiến nó duy trì được sức sống dai dẳng không, nhưng đúng là kể từ khi một nhà báo, nhà nghiên cứu người Mỹ tên là Stetson Kennedy minh bạch hóa những thông tin nội bộ của 3K, nói cách khác là “giải thiêng” nó, thì đảng 3K thật sự mất hết hình ảnh và thoái trào.
Stetson Kennedy đã làm gì? Ông làm cái việc mà nhiều nhà báo xưa nay vẫn làm: cải trang và thâm nhập vào hàng ngũ đối tượng để lấy thông tin, hay nói như cách báo chí ta vẫn viết là, “trong vai một thành viên của đảng 3K, Stetson Kennedy đã lọt được vào tận sào huyệt của chúng”. Từ đó, ông chuyển thông tin – những mật mã của 3K, các nghi thức tâm linh của họ - ra bên ngoài cho báo chí và các cơ quan luật pháp. Thậm chí ông còn gửi chúng cho các nhà viết kịch bản của một chương trình phát thanh về Siêu nhân, để họ sản xuất ra những tập Siêu nhân chiến đấu với 3K. Bằng cách này, lớp màn huyền bí của 3K bị xé toang, nhiều việc họ bí mật làm trở thành tầm thường, thậm chí chỉ như trò trẻ con. Người ta nói rằng có thể điều đó là một nguyên nhân làm 3K thất bại trong việc tuyển mộ thành viên mới và mở rộng mạng lưới.
Khi đọc câu chuyện về nhà báo Stetson Kennedy chống đảng 3K, tôi nhận thấy một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sức mạnh của thông tin và sự minh bạch. Tôi cũng chú ý tới điều mà Stetson Kennedy kể lại về 3K thời kỳ trước khi họ bị ông “giải thiêng”. Ông nói rằng: “Gần như tất cả những gì được viết về chủ đề này đều là những bài bình luận, xã luận (editorial), chứ không phải các bài viết có tính phát hiện, vạch trần (exposés). Các cây viết đều chống lại Klan, tốt thôi, nhưng họ có rất ít thông tin bên trong về nó”.
Và đây cũng là cái mà bạn đọc chắc hẳn đã thấy ở các bài viết của nhiều chuyên gia, học giả, nhà báo, phóng viên (trong đó có tôi): Hầu như đều là những bài bình luận, chứ không phải các bài có tính phát hiện hay thậm chí vạch trần. Dạ vâng, đó là vì chúng tôi dốt, chúng tôi không có thông tin về các doanh nghiệp, tổ chức dân sự, cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, và nói chung là toàn bộ nền kinh tế và hệ thống chính trị của chúng ta, cũng như các nhà báo Mỹ thời trước không có thông tin về đảng 3K.
Vậy là thể loại “bình luận” lên ngôi, như thế đó.
I dare not describe myself as a patriot. I just believe I am psychologically attached to my country.
Sunday, 30 May 2010
Tuesday, 11 May 2010
Ngày xưa của những ngày xưa
(Nhân đọc lại một bài viết rất nên đọc của tác giả Hồ Trung Tú về nghệ thuật tuồng)
Tôi muốn dùng từ “xưa” để nói về tuồng đồ, vì nó gợi lên cảm giác về một thời xưa rất xưa…
Trong các bạn bè cùng tuổi, tôi không gặp bạn nào cũng mê tuồng như tôi. Tuồng rất đẹp. Nó là thứ nghệ thuật trình diễn đầy tính hình tượng, khi mà chỉ trên một khoảng không gian nhỏ hẹp, thiết kế còn giản đơn hơn sân khấu kịch nói hay chèo, cải lương, mà người xem như thấy dựng lên chập chùng những thành thành quách quách, hay miền rừng núi âm u – những chốn lam sơn chướng khí mà người Việt xưa tụ nghĩa để chống giặc ngoại xâm, chống triều đình hủ bại… Những động tác múa, di chuyển trên sân khấu khi người nghệ sĩ giơ cao chiếc roi màu, là đủ thể hiện cảnh cưỡi ngựa vượt muôn trùng vây. Một vài dải lụa đỏ lượn sóng là đủ thể hiện vùng lửa đốt cháy thành, hay cảnh hỏa thiêu khốc liệt. Vị tướng ôm chặt đứa bé (thật ra là một bó vải buộc ở ngực) trong tiếng trẻ con khóc oe oe, những động tác run run, căng thẳng là vẽ nên cái không khí ngột ngạt đáng sợ của một ngôi thành bị vây hãm, lương thảo cạn dần, trong khi vòng vây địch vẫn xiết chặt bên ngoài v.v.
Ngày nhỏ, tôi mê tuồng, mê lắm. Nhưng đến tận bây giờ tôi mới dám nói điều ấy, vì hình như đấy là một sở thích không mấy phổ biến. Trong không gian tuồng, mọi tính cách – cái đẹp, cái tốt, cái xấu, cái ác – đều được đẩy lên đến tột cùng. Nhân vật nào trong tuồng cũng có một tính cách rõ nét: anh hùng bất khuất, đại nhân đại nghĩa, hay là kẻ nhu nhược đớn hèn, tiểu nhân xảo quyệt, bạo tàn gian ác… và họ thể hiện phẩm chất của họ trong những hoàn cảnh đầy kịch tính.
Tôi nhớ tích Sơn Hậu: Đổng Kim Lân phò ấu chúa chạy giặc, Khương Linh Tá ở lại chặn đường kẻ thù. Quân địch đông hơn, Khương Linh Tá bị chém cụt đầu, nhưng cái thân không đầu lại chồm dậy, vãi máu vào giặc, rồi xách đầu đuổi theo Đổng Kim Lân. Đêm tối trong rừng, Đổng Kim Lân lạc bước, ấu chúa gào khóc, giặc đuổi sát đến nơi. Giữa lúc ấy thì hồn Khương Linh Tá hiện về dẫn đường cho bạn. Không một lần nào nhớ tới cảnh này mà tôi không sởn gai ốc.
Đổng Kim Lân (thét): Ai…?
Khương Linh Tá: Em…… đây…….
Đổng Kim Lân (kinh hoàng): Em là ai?
Khương Linh Tá: Em…… đây…… là Khương… Linh…… Tá……
(Tiếng trống chầu dồn dập…).
Ngày xưa, xem tích “Kim Lân qua đèo” này, tôi rợn tóc gáy trước hình ảnh Khương Linh Tá hiện hồn về bên bạn, trong ánh lửa le lói của rừng đêm. Cũng như trước đó là cảnh Khương Linh Tá ở lại chặn giặc cho bạn, bị chém mất đầu, nhưng vẫn quỳ lên, gạt máu trên cổ và hắt vào mặt giặc. Có tình bạn nào đẹp và bất diệt như tình bạn của Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá?
Trong tuồng, cái khí phách, trung nghĩa, hào hiệp… được đẩy lên đỉnh điểm, có lẽ vì thế mà nó thích hợp với những câu chuyện anh hùng chiến đấu của thời xưa. Vở tuồng hiện đại nhất mà tôi xem (không nhớ tên) khắc họa cuộc đấu tranh của một “vùng mỏ” với thực dân Pháp, có cả nhân vật chiến sĩ cách mạng lẫn quan ba Pháp, xem cũng hay nhưng cứ… thế nào ấy, hình như tuồng không thích hợp với những không gian hiện đại, nơi cái xấu và cái tốt đan xen, tranh tối tranh sáng, các nhân vật tính cách đều phức tạp và nhập nhờ…
Tuồng cũng có những đoạn rất hài hước nữa. Ngày xưa, tôi đã từng cười lăn lóc khi xem vở Lý Phụng Đình, cảnh yêu quái giả làm Lý Phụng Đình ghẹo gái: “Này các cô em… ta đây là Lý Phụng Chùa”. (Có lẽ đây là một chi tiết “hiện đại hóa” tuồng, chứ tôi không nghĩ các cụ ta ngày trước đem chùa và đình ra để cười chơi như vậy – nhưng dù sao tôi vẫn cứ thích). Còn nhớ cả chi tiết con gái quan tể tướng (cũng không biết tên là gì, nhưng vai này do NSND Đàm Liên thể hiện) (***) mếu máo với cha: “Cha, cha… cha đi nuôi cái thằng Lý Phụng Đình ấy… để nó ve con”. NSND Tiến Thọ đã thể hiện tuyệt vời một vai Lý Phụng Đình thư sinh nho nhã, lịch thiệp, gặp phụ nữ thì run đến… cả ngực (“Chết chết, cô nương, cô nương buông tôi ra…”), và một yêu quái giả Lý Phụng Đình vừa ma mãnh lại vừa mê gái. (Nghiêm túc nhé: Bạn nào tưởng tuồng dễ như các nghệ sĩ của Gặp nhau cuối tuần vẫn làm, thì thử diễn cảnh… run ngực xem).
Tuồng đầy tính hình tượng, ước lệ, có những lúc xem tuồng mà tôi thích thú thấy tính hình tượng của tuồng còn cao hơn ballet (so sánh khập khiễng quá!). Ví dụ đoạn Tiết Giao quyến rũ Hồ Nguyệt Cô, có nhà phê bình từng viết: “Cảnh này xem ra không quá khó với các nhà điện ảnh hiện đại, và một đầu óc tưởng tượng tầm thường nhất cũng biết rằng một pha sex mô tả nó là điều đương nhiên. Nhưng tuồng không thế”. Tuồng thể hiện cảnh Tiết Giao và Hồ Nguyệt Cô xxx theo một cách tất nhiên là khác, vô cùng tinh tế, như thế nào thì ngôn từ của tôi không đủ diễn đạt. Nói cho đúng là tôi chỉ có thể diễn đạt nó… như phim thôi.
Tuồng đầy kịch tính và đậm màu sắc lịch sử. Nhiều khi tôi nghĩ nếu nói về “cổ vũ tinh thần dân tộc và lòng yêu nước”, không gì bằng tuồng – tất nhiên là nếu khán giả chịu ngồi xem. Nếu một lúc nào đó có thể dàn dựng một vở tuồng về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988, hay cuộc biểu tình của thanh niên Việt Nam tháng 12/2007 với khẩu hiệu “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”, tôi nghĩ… sẽ là những vở tuồng tuyệt vời lắm. Nhưng dĩ nhiên đấy chỉ là tưởng tượng mà thôi!
Và… tuồng đã xưa, xưa lắm rồi, ít nhất là với tôi. Năm 10 tuổi, tôi mê mẩn tuồng, khóc ầm lên khi cả khu tập thể mất điện, không có cách nào để xem được tuồng trên tivi. Năm 20 tuổi, tôi xem Trần Bình Trọng, hay thì vẫn thấy hay, nhưng cảm xúc không còn được như xưa. Rồi đi làm báo, mà lại là báo chính trị, tôi không xem tuồng nữa. Có lẽ, xem tuồng, thưởng thức tuồng cũng đòi hỏi phải là người có chút lãng mạn.
Năm 14 tuổi, tôi mê như điếu đổ “chú Tiến Thọ” vai Đổng Kim Lân, “chú Minh Ngọc” vai Khương Linh Tá, lục từng mảnh báo sân khấu tìm xem có tin bài nào về “các chú” không (tất nhiên là không rồi). Rồi một lần tôi buồn rũ khi biết tin “chú Minh Ngọc” đã mở một quán cháo lòng tiết canh để kiếm sống thêm. Rồi tôi lớn lên, đi làm báo, cũng là khi NSND Tiến Thọ trở thành Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Thứ trưởng Bộ này Bộ kia. Dân báo kháo nhau nhiều chuyện: Tiến Thọ ngồi xổm xem duyệt biểu diễn nhạc rock rồi chê ỏng eo, đòi sửa lại hết lời mấy bài nhạc ngoáy đít. Tiến Thọ xem phim (phim này tên gì thì tôi xin giấu, đại khái cũng là thể loại tuyên truyền đấu tranh cách mạng), chả biết nhận xét gì, chỉ đứng dậy vỗ tay bành bạch mà rằng: “Hay vô cùng, đẹp vô cùng. Các đồng chí mà không mang phim này ra giới thiệu với nhân dân là các đồng chí có tộiiiii…”. Đám phóng viên kể cho nhau nghe những chuyện ấy và cười rinh rích.
Còn tôi thấy trong lòng buồn biết bao nhiêu. Hỡi ơi, Đổng Kim Lân, Lý Phụng Đình, Trần Bình Trọng… người anh hùng tuổi thơ của tôi! Và những vở tuồng nữa, những “ánh đèn sân khấu” rực rỡ ngày xưa, giờ đâu rồi?
(***) Google cho biết nhân vật có tên Loan Dung. Không phải con gái tể tướng mà là con của một vị lão quan nào đó - đến đây thì thật sự tôi không nhớ được tên ông quan già.
+++++++
Còn dưới đây là bài viết của tác giả Hồ Trung Tú:
LÀM SAO ĐỂ XEM TUỒNG?
Lâu nay, cứ nói đến nghệ thuật tuồng thì hầu như ở đâu và bao giờ người ta cũng lại nói đến việc bảo tồn di sản, phải kế thừa truyền thống, phải dân tộc và tiên tiến, v.v.... Nhưng suốt chừng ấy năm qua, ở đâu không biết chứ đối với nghệ thuật tuồng, người ta vẫn chưa biết phải kế thừa và hiện đại nó như thế nào. Nhiều vở mới đã được viết, đã được dựng như “Êđíp làm vua”, “Ôtenlô”, “Tarát Bumba”, “Le Cid”... Sân khấu thì đèn chớp sáng đủ màu, những màn đấu võ bay lượn như phim, thậm chí một con voi đã được dắt lên sân khấu trong vở “Quang Trung đại phá quân Thanh”... Nhưng, như một quả bóng, tất cả đều nẩy lên và lăn đi… Riết rồi hiện đại hoá tuồng thì chẳng thấy đâu trong khi sân khấu tuồng thì vắng bóng dần, như đã lui hẳn về ký ức, còn người nghe thì như có cảm giác người nói là nói về mình chứ không phải nói về tuồng, và sự việc nhuốm vẻ như là... xem thơ Quỳnh vậy!
Chuyện kể, ông Đội Tảo diễn vai Đổng Kim Lân hay đến nỗi bà phi của một vị hoàng thân nọ của triều Nguyễn mê như điếu đổ, đến mức phải phụ chồng mới thỏa tấm lòng vì nghệ thuật hát bội. Chuyên bại lộ, quả tang trai trên gái dưới, nhưng vị hoàng thân nọ không nỡ chém tên “gian phu” ấy, ông nói:”Chém mi rồi thì ai diễn Đổng Kim Lân cho mệ xem?” Chuyện thì vui nhưng nó phản ảnh một điều rất thật rằng vị hoàng thân nọ đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần, và sẽ còn xem nhiều lần nữa vở tuồng Sơn Hậu mà không hề thấy chán. Trong khi đó bộ phim hay nhất của Hollywood cũng thành ra tra tấn nếu buộc phải xem lại lần thứ hai. Điều gì làm nên cái sự tuyệt vời ấy của nghệ thuật tuồng?
Cứ mỗi lần nói đến đặc tính, tính chất của nghệ thuật tuồng là người ta nói đến tính ước lệ cao của tuồng mà quên đặt tiếp câu hỏi rằng nó ước lệ như thế để làm gì. Nếu ước lệ chỉ để ước lệ chẳng hoá ra sân khấu tuồng vì nghèo nàn, túng bấn nên phải làm thế!
Đã hình thành cách nay hơn 500 năm nếu không nói rằng ngay từ ngàn năm trước, thời lễ nhạc Lý, Trần; nghệ thuật tuồng đã đi cùng với dân tộc ta theo suốt chiều dài lịch sử. Dĩ nhiên sẽ có người nói rằng nghệ thuật tuồng chính là bản sao của nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc, các nhà nghiên cứu không phủ nhận điều này, có thể là như vậy. Tổ của nghệ thuật Kinh kịch là Đường Minh Hoàng và Đông Phương Sóc, tổ của nghệ thuật tuồng là một cậu hoàng con không tên, là một khán giả. Các nhà nghiên cứu muốn dùng đến từ ảnh hưởng hơn là bản sao. Vâng, dầu có xuất phát từ đâu chăng nữa thì nghệ thuật tuồng cũng đã gắn bó với dân tộc ta suốt một ngàn năm qua, nó giữ và truyền cái yêu cái ghét, cái độ nhạy rung cảm của tâm hồn người Việt từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nếu chúng ta hôm nay đã quen với cách thưởng thức nghệ thuật thiên về tình huống, tiếp nhận thông tin mới và chỉ có thông tin mới, thì cha ông ta ngày xưa lại có cách thưởng thức khác đó là: Nội dung biết rồi, thậm chí đã xem hàng trăm lần nhưng vẫn hào hứng xem lại, vì chỉ xem diễn chứ không xem tình huống hoặc chờ đợi tiếp nhận thông tin mới. Với cách thưởng thức nầy người xem không hề thụ động mà trở thành như một giám khảo có thể cảm nhận được những nét diễn tinh tế nhất và bình phẩm nó thông qua chiếc trống chầu. Như vậy là khán giả đến với sân khấu hát bội đồng thời cũng mang theo cả sự hiểu biết về cuộc sống mà họ đã nếm trải.
Nếu cải lương, chèo hoặc các loại hình dân ca kịch khác thiên về hát, thì tuồng là nghệ thuật của sự biểu diễn. Nói chính xác hơn, nghệ thuật tuồng là nghệ thuật sân khấu toàn diện, nó cho phép diễn viên mô tả một cách đặc sắc tâm hồn của nhân vật thông qua toàn bộ cơ thể họ với một loại ngôn ngữ sân khấu khá độc đáo. Để dễ hình dung, có thể dùng hình tượng chiếc kính lúp để ví với ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu tuồng. Với chiếc kính lúp ta nhìn mọi vật đều lớn hơn bình thường , ngôn ngữ nghệ thuật tuồng cũng vậy, nó khuếch đại tất cả mọi diễn biến tâm lý và người xem như nhìn thấy tất cả "ruột gan" nhân vật. Chính vì thế nghệ thuật tuồng rất thích hợp với các tình huống bi thiết, uẩn khúc, tâm trạng và những nỗi đau lớn. Cái " ruột gan" được phơi bày ở đây mang vẻ đẹp của những viên ngọc quý trong tâm hồn con người, và vì thế mà người ta xem đi xem lại, ngắm đi ngắm lại hàng trăm lần không biết chán.
Với cách nhìn nầy chúng ta dễ dàng hiểu được những cái như là bí ẩn, khó hiểu của nghệ thuật tuồng ví dụ như là mặt nạ, râu, cờ (cắm sau lưng), đôi hia, ngựa, v.v...Tất cả đều giúp người diễn viên khuếch đại các động tác và qua đó tâm lý nhân vật cũng được khuếch đại lên. Chúng ta hãy thử hình dung tâm hồn của con người ta trong những tình huống như “Hoàng Phi Hổ quá giới bài quan”, “Đổng Kim Lân biệt mẹ”... được khuếch đại lên, khi mà cái đau, cái bi tráng, cái uẩn khúc của tâm trạng đều được bộc lộ ra và nhìn thấy rõ ở đầu ngón tay, đầu mũi hia. Cách run tay, run chân, cách chỉ ngón, đi hia, vuốt râu, trợn mắt... tất tất đều một mục đích tối hậu và duy nhất là để người xem nhìn thấy cái sắc thái tâm lý, hay nói cách khác là cái tâm hồn của nhân vật. Mặt đen, mặt đỏ, râu ngắn, râu dài... tất thảy cũng đều vì cái mục đích ấy: Người xem không phải mất thời gian đoán già đoán non rằng đó là người trung hay tên nịnh, kẻ ác hay người hiền mà đi ngay vào việc nhìn ngắm cái tâm hồn phía trong cái mặt đen, mặt đỏ, râu ngắn, râu dài ấy. Ngay cả ở cách hát thì tuồng cũng khác với cải lương nhiều lắm. Nếu cải lương thiên về biểu diễn chất giọng của diễn viên thì ở tuồng đó là sự lột tả quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật. Ví dụ mà các nhà nghiên cứu hay đưa ra là câu nói lối của Hoàng Phi Hổ khi ngóng trông vợ vào cung gặp vua Trụ vốn là ông vua dâm dục: “Từ phu nhân gác giá. Hầu Khánh đản cung trung. Trời đã xế vừng hồng. Sao chưa về phủ tía...” Thường những diễn viên không sành nghề không sao diễn tả được cái tâm trạng lo âu của nhân vật, họ chỉ lo hát sao cho ngọt cho mùi là đạt mục đích. Cái chữ vừng hồng phải hát lên như là hỏi đất hỏi trời, hỏi cả cái lòng kẻ quân tử sao trời lại bắt phải rơi vào cái cảnh ngộ éo le đến thế. Các bạn thử nói một mình mà diễn tả cho hết cái tâm can ấy thử xem?
Và vì thế chúng ta cũng chợt hiểu vai trò của chiếc trống chầu, cái thứ khá ồn ào không thể xuất hiện trong kịch hoặc cải lương, nó tham gia vào diễn xuất bằng cách bình phẩm. Như vậy là khán giả đến với sân khấu hát bội đồng thời cũng mang theo cả sự hiểu biết về cuộc sống mà họ đã nếm trải, mang theo cả cái tình cảm yêu ghét mà họ đã kế thừa từ cha ông. Họ bình phẩm và vì vậy họ tham gia vào diễn xuất, không còn màng đến cốt chuyện nữa, họ như nhẩm hát, nhẩm nói theo nhân vật, và sẽ sung sướng đến tê người mỗi khi diễn viên xuất sắc lột tả được một nét tinh tế nào đó của tâm lý nhân vật.
Tóm lại, có thể nói rằng tất cả những gì độc đáo trong ngôn ngữ nghệ thuật tuồng đều dường như xuất phát từ mục tiêu là tạo điều kiện cao nhất cho người diễn viên phô diễn tài nghệ diễn xuất. Các mô hình nhân vật như đào, kép, vua, quan, lão, mụ... các đạo cụ, vẽ mặt, hát múa khi ra sân khấu sẽ trở thành những tín hiệu ước lệ để người xem thoạt nhìn đã có thể biết ngay đó là con người ở tầng lớp nào, trung hay nịnh, làm ruộng hay chài lưới, lính hay quan, văn hay võ... Thoạt nhìn nó như đơn điệu nhưng lại vô cùng cần thiết để người xem không phải đoán mà nhập ngay vào diễn xuất của diễn viên (không như điện ảnh, hoặc kịch nói, tên giết người xuất hiện đó nhưng chẳng ai biết). Tương tự như vậy, nghệ thuật ước lệ cũng chính là sự tiết giản tối đa cảnh trí sân khấu để mọi chú ý được dồn vào diễn xuất. Xét cho cùng thì tuồng làm điều đó là chính xác. Người xem đâu cần quan tâm đến con ngựa màu gì mà chỉ muốn biết cái tâm trạng của người đang cưỡi trên cái con ngựa đó như thế nào. Tương tự như vậy, sông núi, chiến trường, núi cao, đèo thấp... tức ngoại cảnh hoàn toàn không đáng và không nên dựng lên trên sân khấu, diễn viên sẽ là cái tấm gương phản chiếu tất cả cái ngoại cảnh ấy nếu nó thực sự có cái gì đó đáng để nói.
Kể ra xét ở góc độ nào đó thì tuồng khá là dân chủ, nó đặt người xem lên trên mọi thứ, trên cả tình huống, cốt chuyện, nhân vật, diễn xuất... người xem còn cao hơn cả Thượng Đế, như bây giờ chúng ta hay nói, người xem là ông tổ, vừa xem vừa sáng tạo ra nghệ thuật tuồng! Theo truyền thuyết, tổ của nghệ thuật tuồng là một cậu Hoàng con, vì say mê xem hát bội, xong vở vẫn không muốn về, nằm lại trên chái rạp mà sống cùng các nhân vật. Cuối cùng khi mọi người phát hiện ra thì thân xác cậu đã héo khô trên mái rạp. Nói cách khác, Tổ của nghệ thuật tuồng chính là khán giả.
Hình như cứ mỗi lần cố gắng để hiện đại hoá, đổi mới nghệ thuật tuồng thì người ta lại cảm thấy xa tuồng hơn một bước. Nhiều người nhìn thấy sự lụi tàn của nghệ thuật tuồng đã đau đớn nghĩ rằng trách nhiệm thuộc về thời đại hôm nay đã thua kém cha ông trong việc sáng tạo các vở mới. Hằng năm, các cuộc liên hoan được mở ra. Các tỉnh, các sở lại rót về cho các đoàn nghệ thuật tuồng hằng trăm triệu để dàn dựng vở mới. Diễn báo cáo vài lần, mang đi liên hoan, ban giám khảo nhìn cái quy mô của vở mà biết rằng cơ sở đã mất bao nhiêu tiền vào đấy để cân nhắc mà trao huy chương, rồi... xếp lại, hầu như không diễn bao giờ nữa. Chuyện này không riêng chi của sân khấu tuồng, nhưng với tuồng điều này cứ cảm thấy nó không phải thế nào ấy. Người viết bài này cứ có dịp đến Hội An và ở lại trúng đêm thứ tư thì cố gắng đến sân khấu diễn cho các du khách nước ngoài để xem trích đoạn Hồ Nguyệt Cô Hoá Cáo. Đã xem không biết bao nhiêu lần rồi nhưng lần nào cũng vậy, kinh khiếp và sợ hãi. Các du khách cũng thế, họ không thể hiểu được diễn viên đang nói gì, hát gì nhưng, không kể số đàn ông cứng rắn, mười người phụ nữ là mười người đưa tay ôm miệng như sợ bật ra tiếng kêu kinh hãi khi nhìn thấy cảnh Hồ Nguyệt Cô bị tình yêu lừa dối cướp mất ngọc nên phải trở lại lốt cáo. Lông mọc lên ở tay rồi mặt, tay chân mọc vuốt rồi tiếng nói cũng mất dần để chỉ còn lại những tiếng tru đau đớn của loài cáo!
Dĩ nhiên Hồ Nguyệt Cô Hóa Cáo là một trích đoạn hay và độc đáo, dẫu biết rằng kho tàng hát bội còn rất nhiều những trích đoạn còn hay hơn nữa, nhưng đòi hỏi tất thảy phải như thế thì chẳng hoá ra khoe mãi một chiếc áo đẹp. Ở liên hoan sân khấu tuồng quần chúng của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ năm 1993, trích đoạn tuồng Lã Bố Hí Điêu Thuyền được ít nhất ba đoàn chọn diễn. Sân khấu thì giống nhau, phục trang cũng giống nhau, thậm chí lời hát, lời thoại cũng giống nhau mà không đoàn nào diễn giống đoàn nào. Người xem hôm ấy đa phần là các tay phe vé, các chị bán thuốc, các em bán kẹo cao su lúc rảnh rỗi không biết làm gì kiếm một ghế vừa xem vừa ngủ. Ai ngủ thì không nói chứ người thức xem đến lần thứ ba của trích đoạn ấy cũng vẫn cứ hào hứng và thích thú xem cảnh lão già Đổng Trác vác bụng tán tỉnh cô gái xinh đẹp Điêu Thuyền. Rõ ràng ở đây sức hấp dẫn của trích đoạn không phải là ở tình huống mà là sắc thái trình diễn khác nhau của mỗi đoàn, và sự nhận xét bình phẩm của người xem đã tạo nên sự cuốn hút ấy.
Nên chăng liên hoan của sân khấu tuồng là liên hoan của các trích đoạn, hoặc đó là cuộc liên hoan của một vở duy nhất và tất cả các đoàn đều phải diễn vở ấy với những bí mật dàn dựng của riêng mình? Không hiểu sao tôi vẫn tin rằng ban giám khảo sẽ không hề thấy chán một lúc phải xem đi xem lại một vở duy nhất. Vị Hoàng Thân nọ đã chẳng xem vở Sơn Hậu hàng trăm lần đấy sao? Đó là khoái cảm gì vậy?
Và phía người xem, những vị tổ của nghệ thuật tuồng, nhất là các bạn trẻ, đừng có tin rằng thứ tuồng mà các bạn thấy trên ti vi đó là tuồng đích thực, thấy xem không vào rồi chán. Nghệ sĩ Đàm Liên nếu xếp hạng thì phải cỡ sư bác cô nghệ sĩ nghiệp dư nọ ở Hội An, nhưng xem Hồ Nguyệt Cô do Đàm Liên đóng trên ti vi thì cứ thấy nó thế nào ấy, còn ở Hội An đó thực sự là những làn sóng cảm xúc mãnh liệt tấp vào mình, không thể ngăn được. Có lẽ ti vi là cái thứ mô tả hiện thực đến mức khắc nghiệt, nó không dung nạp được cái nghệ thuật chỉ diễn tả tâm can, thứ khá là mơ hồ, của tuồng chăng? Các bạn hãy cố gắng thử một lần đến với sân khấu tuồng đích thực, nhưng trước hết để không phải chán rồi nản luôn, các bạn cần phải biết, đến thuộc lòng càng tốt, vở tuồng mà mình sẽ xem. Và cũng cần phải biết rằng có một số trường phái tuồng đang cải lương pha Hồ Quảng, dân ca hoá hoặc bị ảnh hưởng Kinh kịch của Trung Quốc, thiên về vũ đạo, biểu diễn hình thể mà bỏ qua sự mô tả nội tâm nhân vật, bỏ qua đi cái nghệ thuật phơi bày tâm can cho người xem nhìn thấy vốn là sở trường độc đáo của nghệ thuật hát bội. Sau vài lần xem các bạn sẽ phân biệt điều này không khó. Và đến một lúc, giá mà có lúc ấy, bạn cầm được cái chày trống chầu rồi giục những hồi trống gióng giả, đích đáng, sắc xảo bình phẩm trình độ của diễn viên thì đó cũng là lúc có thể nhắc lại câu hát cũ:
Tháng Ba, ngày tám nằm suông
Nghe giục trống tuồng, cố lết đi xem.
Tôi muốn dùng từ “xưa” để nói về tuồng đồ, vì nó gợi lên cảm giác về một thời xưa rất xưa…
Trong các bạn bè cùng tuổi, tôi không gặp bạn nào cũng mê tuồng như tôi. Tuồng rất đẹp. Nó là thứ nghệ thuật trình diễn đầy tính hình tượng, khi mà chỉ trên một khoảng không gian nhỏ hẹp, thiết kế còn giản đơn hơn sân khấu kịch nói hay chèo, cải lương, mà người xem như thấy dựng lên chập chùng những thành thành quách quách, hay miền rừng núi âm u – những chốn lam sơn chướng khí mà người Việt xưa tụ nghĩa để chống giặc ngoại xâm, chống triều đình hủ bại… Những động tác múa, di chuyển trên sân khấu khi người nghệ sĩ giơ cao chiếc roi màu, là đủ thể hiện cảnh cưỡi ngựa vượt muôn trùng vây. Một vài dải lụa đỏ lượn sóng là đủ thể hiện vùng lửa đốt cháy thành, hay cảnh hỏa thiêu khốc liệt. Vị tướng ôm chặt đứa bé (thật ra là một bó vải buộc ở ngực) trong tiếng trẻ con khóc oe oe, những động tác run run, căng thẳng là vẽ nên cái không khí ngột ngạt đáng sợ của một ngôi thành bị vây hãm, lương thảo cạn dần, trong khi vòng vây địch vẫn xiết chặt bên ngoài v.v.
Ngày nhỏ, tôi mê tuồng, mê lắm. Nhưng đến tận bây giờ tôi mới dám nói điều ấy, vì hình như đấy là một sở thích không mấy phổ biến. Trong không gian tuồng, mọi tính cách – cái đẹp, cái tốt, cái xấu, cái ác – đều được đẩy lên đến tột cùng. Nhân vật nào trong tuồng cũng có một tính cách rõ nét: anh hùng bất khuất, đại nhân đại nghĩa, hay là kẻ nhu nhược đớn hèn, tiểu nhân xảo quyệt, bạo tàn gian ác… và họ thể hiện phẩm chất của họ trong những hoàn cảnh đầy kịch tính.
Tôi nhớ tích Sơn Hậu: Đổng Kim Lân phò ấu chúa chạy giặc, Khương Linh Tá ở lại chặn đường kẻ thù. Quân địch đông hơn, Khương Linh Tá bị chém cụt đầu, nhưng cái thân không đầu lại chồm dậy, vãi máu vào giặc, rồi xách đầu đuổi theo Đổng Kim Lân. Đêm tối trong rừng, Đổng Kim Lân lạc bước, ấu chúa gào khóc, giặc đuổi sát đến nơi. Giữa lúc ấy thì hồn Khương Linh Tá hiện về dẫn đường cho bạn. Không một lần nào nhớ tới cảnh này mà tôi không sởn gai ốc.
Đổng Kim Lân (thét): Ai…?
Khương Linh Tá: Em…… đây…….
Đổng Kim Lân (kinh hoàng): Em là ai?
Khương Linh Tá: Em…… đây…… là Khương… Linh…… Tá……
(Tiếng trống chầu dồn dập…).
Ngày xưa, xem tích “Kim Lân qua đèo” này, tôi rợn tóc gáy trước hình ảnh Khương Linh Tá hiện hồn về bên bạn, trong ánh lửa le lói của rừng đêm. Cũng như trước đó là cảnh Khương Linh Tá ở lại chặn giặc cho bạn, bị chém mất đầu, nhưng vẫn quỳ lên, gạt máu trên cổ và hắt vào mặt giặc. Có tình bạn nào đẹp và bất diệt như tình bạn của Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá?
Trong tuồng, cái khí phách, trung nghĩa, hào hiệp… được đẩy lên đỉnh điểm, có lẽ vì thế mà nó thích hợp với những câu chuyện anh hùng chiến đấu của thời xưa. Vở tuồng hiện đại nhất mà tôi xem (không nhớ tên) khắc họa cuộc đấu tranh của một “vùng mỏ” với thực dân Pháp, có cả nhân vật chiến sĩ cách mạng lẫn quan ba Pháp, xem cũng hay nhưng cứ… thế nào ấy, hình như tuồng không thích hợp với những không gian hiện đại, nơi cái xấu và cái tốt đan xen, tranh tối tranh sáng, các nhân vật tính cách đều phức tạp và nhập nhờ…
Tuồng cũng có những đoạn rất hài hước nữa. Ngày xưa, tôi đã từng cười lăn lóc khi xem vở Lý Phụng Đình, cảnh yêu quái giả làm Lý Phụng Đình ghẹo gái: “Này các cô em… ta đây là Lý Phụng Chùa”. (Có lẽ đây là một chi tiết “hiện đại hóa” tuồng, chứ tôi không nghĩ các cụ ta ngày trước đem chùa và đình ra để cười chơi như vậy – nhưng dù sao tôi vẫn cứ thích). Còn nhớ cả chi tiết con gái quan tể tướng (cũng không biết tên là gì, nhưng vai này do NSND Đàm Liên thể hiện) (***) mếu máo với cha: “Cha, cha… cha đi nuôi cái thằng Lý Phụng Đình ấy… để nó ve con”. NSND Tiến Thọ đã thể hiện tuyệt vời một vai Lý Phụng Đình thư sinh nho nhã, lịch thiệp, gặp phụ nữ thì run đến… cả ngực (“Chết chết, cô nương, cô nương buông tôi ra…”), và một yêu quái giả Lý Phụng Đình vừa ma mãnh lại vừa mê gái. (Nghiêm túc nhé: Bạn nào tưởng tuồng dễ như các nghệ sĩ của Gặp nhau cuối tuần vẫn làm, thì thử diễn cảnh… run ngực xem).
Tuồng đầy tính hình tượng, ước lệ, có những lúc xem tuồng mà tôi thích thú thấy tính hình tượng của tuồng còn cao hơn ballet (so sánh khập khiễng quá!). Ví dụ đoạn Tiết Giao quyến rũ Hồ Nguyệt Cô, có nhà phê bình từng viết: “Cảnh này xem ra không quá khó với các nhà điện ảnh hiện đại, và một đầu óc tưởng tượng tầm thường nhất cũng biết rằng một pha sex mô tả nó là điều đương nhiên. Nhưng tuồng không thế”. Tuồng thể hiện cảnh Tiết Giao và Hồ Nguyệt Cô xxx theo một cách tất nhiên là khác, vô cùng tinh tế, như thế nào thì ngôn từ của tôi không đủ diễn đạt. Nói cho đúng là tôi chỉ có thể diễn đạt nó… như phim thôi.
Tuồng đầy kịch tính và đậm màu sắc lịch sử. Nhiều khi tôi nghĩ nếu nói về “cổ vũ tinh thần dân tộc và lòng yêu nước”, không gì bằng tuồng – tất nhiên là nếu khán giả chịu ngồi xem. Nếu một lúc nào đó có thể dàn dựng một vở tuồng về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988, hay cuộc biểu tình của thanh niên Việt Nam tháng 12/2007 với khẩu hiệu “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”, tôi nghĩ… sẽ là những vở tuồng tuyệt vời lắm. Nhưng dĩ nhiên đấy chỉ là tưởng tượng mà thôi!
Và… tuồng đã xưa, xưa lắm rồi, ít nhất là với tôi. Năm 10 tuổi, tôi mê mẩn tuồng, khóc ầm lên khi cả khu tập thể mất điện, không có cách nào để xem được tuồng trên tivi. Năm 20 tuổi, tôi xem Trần Bình Trọng, hay thì vẫn thấy hay, nhưng cảm xúc không còn được như xưa. Rồi đi làm báo, mà lại là báo chính trị, tôi không xem tuồng nữa. Có lẽ, xem tuồng, thưởng thức tuồng cũng đòi hỏi phải là người có chút lãng mạn.
Năm 14 tuổi, tôi mê như điếu đổ “chú Tiến Thọ” vai Đổng Kim Lân, “chú Minh Ngọc” vai Khương Linh Tá, lục từng mảnh báo sân khấu tìm xem có tin bài nào về “các chú” không (tất nhiên là không rồi). Rồi một lần tôi buồn rũ khi biết tin “chú Minh Ngọc” đã mở một quán cháo lòng tiết canh để kiếm sống thêm. Rồi tôi lớn lên, đi làm báo, cũng là khi NSND Tiến Thọ trở thành Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Thứ trưởng Bộ này Bộ kia. Dân báo kháo nhau nhiều chuyện: Tiến Thọ ngồi xổm xem duyệt biểu diễn nhạc rock rồi chê ỏng eo, đòi sửa lại hết lời mấy bài nhạc ngoáy đít. Tiến Thọ xem phim (phim này tên gì thì tôi xin giấu, đại khái cũng là thể loại tuyên truyền đấu tranh cách mạng), chả biết nhận xét gì, chỉ đứng dậy vỗ tay bành bạch mà rằng: “Hay vô cùng, đẹp vô cùng. Các đồng chí mà không mang phim này ra giới thiệu với nhân dân là các đồng chí có tộiiiii…”. Đám phóng viên kể cho nhau nghe những chuyện ấy và cười rinh rích.
Còn tôi thấy trong lòng buồn biết bao nhiêu. Hỡi ơi, Đổng Kim Lân, Lý Phụng Đình, Trần Bình Trọng… người anh hùng tuổi thơ của tôi! Và những vở tuồng nữa, những “ánh đèn sân khấu” rực rỡ ngày xưa, giờ đâu rồi?
(***) Google cho biết nhân vật có tên Loan Dung. Không phải con gái tể tướng mà là con của một vị lão quan nào đó - đến đây thì thật sự tôi không nhớ được tên ông quan già.
+++++++
Còn dưới đây là bài viết của tác giả Hồ Trung Tú:
LÀM SAO ĐỂ XEM TUỒNG?
Lâu nay, cứ nói đến nghệ thuật tuồng thì hầu như ở đâu và bao giờ người ta cũng lại nói đến việc bảo tồn di sản, phải kế thừa truyền thống, phải dân tộc và tiên tiến, v.v.... Nhưng suốt chừng ấy năm qua, ở đâu không biết chứ đối với nghệ thuật tuồng, người ta vẫn chưa biết phải kế thừa và hiện đại nó như thế nào. Nhiều vở mới đã được viết, đã được dựng như “Êđíp làm vua”, “Ôtenlô”, “Tarát Bumba”, “Le Cid”... Sân khấu thì đèn chớp sáng đủ màu, những màn đấu võ bay lượn như phim, thậm chí một con voi đã được dắt lên sân khấu trong vở “Quang Trung đại phá quân Thanh”... Nhưng, như một quả bóng, tất cả đều nẩy lên và lăn đi… Riết rồi hiện đại hoá tuồng thì chẳng thấy đâu trong khi sân khấu tuồng thì vắng bóng dần, như đã lui hẳn về ký ức, còn người nghe thì như có cảm giác người nói là nói về mình chứ không phải nói về tuồng, và sự việc nhuốm vẻ như là... xem thơ Quỳnh vậy!
Chuyện kể, ông Đội Tảo diễn vai Đổng Kim Lân hay đến nỗi bà phi của một vị hoàng thân nọ của triều Nguyễn mê như điếu đổ, đến mức phải phụ chồng mới thỏa tấm lòng vì nghệ thuật hát bội. Chuyên bại lộ, quả tang trai trên gái dưới, nhưng vị hoàng thân nọ không nỡ chém tên “gian phu” ấy, ông nói:”Chém mi rồi thì ai diễn Đổng Kim Lân cho mệ xem?” Chuyện thì vui nhưng nó phản ảnh một điều rất thật rằng vị hoàng thân nọ đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần, và sẽ còn xem nhiều lần nữa vở tuồng Sơn Hậu mà không hề thấy chán. Trong khi đó bộ phim hay nhất của Hollywood cũng thành ra tra tấn nếu buộc phải xem lại lần thứ hai. Điều gì làm nên cái sự tuyệt vời ấy của nghệ thuật tuồng?
Cứ mỗi lần nói đến đặc tính, tính chất của nghệ thuật tuồng là người ta nói đến tính ước lệ cao của tuồng mà quên đặt tiếp câu hỏi rằng nó ước lệ như thế để làm gì. Nếu ước lệ chỉ để ước lệ chẳng hoá ra sân khấu tuồng vì nghèo nàn, túng bấn nên phải làm thế!
Đã hình thành cách nay hơn 500 năm nếu không nói rằng ngay từ ngàn năm trước, thời lễ nhạc Lý, Trần; nghệ thuật tuồng đã đi cùng với dân tộc ta theo suốt chiều dài lịch sử. Dĩ nhiên sẽ có người nói rằng nghệ thuật tuồng chính là bản sao của nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc, các nhà nghiên cứu không phủ nhận điều này, có thể là như vậy. Tổ của nghệ thuật Kinh kịch là Đường Minh Hoàng và Đông Phương Sóc, tổ của nghệ thuật tuồng là một cậu hoàng con không tên, là một khán giả. Các nhà nghiên cứu muốn dùng đến từ ảnh hưởng hơn là bản sao. Vâng, dầu có xuất phát từ đâu chăng nữa thì nghệ thuật tuồng cũng đã gắn bó với dân tộc ta suốt một ngàn năm qua, nó giữ và truyền cái yêu cái ghét, cái độ nhạy rung cảm của tâm hồn người Việt từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nếu chúng ta hôm nay đã quen với cách thưởng thức nghệ thuật thiên về tình huống, tiếp nhận thông tin mới và chỉ có thông tin mới, thì cha ông ta ngày xưa lại có cách thưởng thức khác đó là: Nội dung biết rồi, thậm chí đã xem hàng trăm lần nhưng vẫn hào hứng xem lại, vì chỉ xem diễn chứ không xem tình huống hoặc chờ đợi tiếp nhận thông tin mới. Với cách thưởng thức nầy người xem không hề thụ động mà trở thành như một giám khảo có thể cảm nhận được những nét diễn tinh tế nhất và bình phẩm nó thông qua chiếc trống chầu. Như vậy là khán giả đến với sân khấu hát bội đồng thời cũng mang theo cả sự hiểu biết về cuộc sống mà họ đã nếm trải.
Nếu cải lương, chèo hoặc các loại hình dân ca kịch khác thiên về hát, thì tuồng là nghệ thuật của sự biểu diễn. Nói chính xác hơn, nghệ thuật tuồng là nghệ thuật sân khấu toàn diện, nó cho phép diễn viên mô tả một cách đặc sắc tâm hồn của nhân vật thông qua toàn bộ cơ thể họ với một loại ngôn ngữ sân khấu khá độc đáo. Để dễ hình dung, có thể dùng hình tượng chiếc kính lúp để ví với ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu tuồng. Với chiếc kính lúp ta nhìn mọi vật đều lớn hơn bình thường , ngôn ngữ nghệ thuật tuồng cũng vậy, nó khuếch đại tất cả mọi diễn biến tâm lý và người xem như nhìn thấy tất cả "ruột gan" nhân vật. Chính vì thế nghệ thuật tuồng rất thích hợp với các tình huống bi thiết, uẩn khúc, tâm trạng và những nỗi đau lớn. Cái " ruột gan" được phơi bày ở đây mang vẻ đẹp của những viên ngọc quý trong tâm hồn con người, và vì thế mà người ta xem đi xem lại, ngắm đi ngắm lại hàng trăm lần không biết chán.
Với cách nhìn nầy chúng ta dễ dàng hiểu được những cái như là bí ẩn, khó hiểu của nghệ thuật tuồng ví dụ như là mặt nạ, râu, cờ (cắm sau lưng), đôi hia, ngựa, v.v...Tất cả đều giúp người diễn viên khuếch đại các động tác và qua đó tâm lý nhân vật cũng được khuếch đại lên. Chúng ta hãy thử hình dung tâm hồn của con người ta trong những tình huống như “Hoàng Phi Hổ quá giới bài quan”, “Đổng Kim Lân biệt mẹ”... được khuếch đại lên, khi mà cái đau, cái bi tráng, cái uẩn khúc của tâm trạng đều được bộc lộ ra và nhìn thấy rõ ở đầu ngón tay, đầu mũi hia. Cách run tay, run chân, cách chỉ ngón, đi hia, vuốt râu, trợn mắt... tất tất đều một mục đích tối hậu và duy nhất là để người xem nhìn thấy cái sắc thái tâm lý, hay nói cách khác là cái tâm hồn của nhân vật. Mặt đen, mặt đỏ, râu ngắn, râu dài... tất thảy cũng đều vì cái mục đích ấy: Người xem không phải mất thời gian đoán già đoán non rằng đó là người trung hay tên nịnh, kẻ ác hay người hiền mà đi ngay vào việc nhìn ngắm cái tâm hồn phía trong cái mặt đen, mặt đỏ, râu ngắn, râu dài ấy. Ngay cả ở cách hát thì tuồng cũng khác với cải lương nhiều lắm. Nếu cải lương thiên về biểu diễn chất giọng của diễn viên thì ở tuồng đó là sự lột tả quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật. Ví dụ mà các nhà nghiên cứu hay đưa ra là câu nói lối của Hoàng Phi Hổ khi ngóng trông vợ vào cung gặp vua Trụ vốn là ông vua dâm dục: “Từ phu nhân gác giá. Hầu Khánh đản cung trung. Trời đã xế vừng hồng. Sao chưa về phủ tía...” Thường những diễn viên không sành nghề không sao diễn tả được cái tâm trạng lo âu của nhân vật, họ chỉ lo hát sao cho ngọt cho mùi là đạt mục đích. Cái chữ vừng hồng phải hát lên như là hỏi đất hỏi trời, hỏi cả cái lòng kẻ quân tử sao trời lại bắt phải rơi vào cái cảnh ngộ éo le đến thế. Các bạn thử nói một mình mà diễn tả cho hết cái tâm can ấy thử xem?
Và vì thế chúng ta cũng chợt hiểu vai trò của chiếc trống chầu, cái thứ khá ồn ào không thể xuất hiện trong kịch hoặc cải lương, nó tham gia vào diễn xuất bằng cách bình phẩm. Như vậy là khán giả đến với sân khấu hát bội đồng thời cũng mang theo cả sự hiểu biết về cuộc sống mà họ đã nếm trải, mang theo cả cái tình cảm yêu ghét mà họ đã kế thừa từ cha ông. Họ bình phẩm và vì vậy họ tham gia vào diễn xuất, không còn màng đến cốt chuyện nữa, họ như nhẩm hát, nhẩm nói theo nhân vật, và sẽ sung sướng đến tê người mỗi khi diễn viên xuất sắc lột tả được một nét tinh tế nào đó của tâm lý nhân vật.
Tóm lại, có thể nói rằng tất cả những gì độc đáo trong ngôn ngữ nghệ thuật tuồng đều dường như xuất phát từ mục tiêu là tạo điều kiện cao nhất cho người diễn viên phô diễn tài nghệ diễn xuất. Các mô hình nhân vật như đào, kép, vua, quan, lão, mụ... các đạo cụ, vẽ mặt, hát múa khi ra sân khấu sẽ trở thành những tín hiệu ước lệ để người xem thoạt nhìn đã có thể biết ngay đó là con người ở tầng lớp nào, trung hay nịnh, làm ruộng hay chài lưới, lính hay quan, văn hay võ... Thoạt nhìn nó như đơn điệu nhưng lại vô cùng cần thiết để người xem không phải đoán mà nhập ngay vào diễn xuất của diễn viên (không như điện ảnh, hoặc kịch nói, tên giết người xuất hiện đó nhưng chẳng ai biết). Tương tự như vậy, nghệ thuật ước lệ cũng chính là sự tiết giản tối đa cảnh trí sân khấu để mọi chú ý được dồn vào diễn xuất. Xét cho cùng thì tuồng làm điều đó là chính xác. Người xem đâu cần quan tâm đến con ngựa màu gì mà chỉ muốn biết cái tâm trạng của người đang cưỡi trên cái con ngựa đó như thế nào. Tương tự như vậy, sông núi, chiến trường, núi cao, đèo thấp... tức ngoại cảnh hoàn toàn không đáng và không nên dựng lên trên sân khấu, diễn viên sẽ là cái tấm gương phản chiếu tất cả cái ngoại cảnh ấy nếu nó thực sự có cái gì đó đáng để nói.
Kể ra xét ở góc độ nào đó thì tuồng khá là dân chủ, nó đặt người xem lên trên mọi thứ, trên cả tình huống, cốt chuyện, nhân vật, diễn xuất... người xem còn cao hơn cả Thượng Đế, như bây giờ chúng ta hay nói, người xem là ông tổ, vừa xem vừa sáng tạo ra nghệ thuật tuồng! Theo truyền thuyết, tổ của nghệ thuật tuồng là một cậu Hoàng con, vì say mê xem hát bội, xong vở vẫn không muốn về, nằm lại trên chái rạp mà sống cùng các nhân vật. Cuối cùng khi mọi người phát hiện ra thì thân xác cậu đã héo khô trên mái rạp. Nói cách khác, Tổ của nghệ thuật tuồng chính là khán giả.
Hình như cứ mỗi lần cố gắng để hiện đại hoá, đổi mới nghệ thuật tuồng thì người ta lại cảm thấy xa tuồng hơn một bước. Nhiều người nhìn thấy sự lụi tàn của nghệ thuật tuồng đã đau đớn nghĩ rằng trách nhiệm thuộc về thời đại hôm nay đã thua kém cha ông trong việc sáng tạo các vở mới. Hằng năm, các cuộc liên hoan được mở ra. Các tỉnh, các sở lại rót về cho các đoàn nghệ thuật tuồng hằng trăm triệu để dàn dựng vở mới. Diễn báo cáo vài lần, mang đi liên hoan, ban giám khảo nhìn cái quy mô của vở mà biết rằng cơ sở đã mất bao nhiêu tiền vào đấy để cân nhắc mà trao huy chương, rồi... xếp lại, hầu như không diễn bao giờ nữa. Chuyện này không riêng chi của sân khấu tuồng, nhưng với tuồng điều này cứ cảm thấy nó không phải thế nào ấy. Người viết bài này cứ có dịp đến Hội An và ở lại trúng đêm thứ tư thì cố gắng đến sân khấu diễn cho các du khách nước ngoài để xem trích đoạn Hồ Nguyệt Cô Hoá Cáo. Đã xem không biết bao nhiêu lần rồi nhưng lần nào cũng vậy, kinh khiếp và sợ hãi. Các du khách cũng thế, họ không thể hiểu được diễn viên đang nói gì, hát gì nhưng, không kể số đàn ông cứng rắn, mười người phụ nữ là mười người đưa tay ôm miệng như sợ bật ra tiếng kêu kinh hãi khi nhìn thấy cảnh Hồ Nguyệt Cô bị tình yêu lừa dối cướp mất ngọc nên phải trở lại lốt cáo. Lông mọc lên ở tay rồi mặt, tay chân mọc vuốt rồi tiếng nói cũng mất dần để chỉ còn lại những tiếng tru đau đớn của loài cáo!
Dĩ nhiên Hồ Nguyệt Cô Hóa Cáo là một trích đoạn hay và độc đáo, dẫu biết rằng kho tàng hát bội còn rất nhiều những trích đoạn còn hay hơn nữa, nhưng đòi hỏi tất thảy phải như thế thì chẳng hoá ra khoe mãi một chiếc áo đẹp. Ở liên hoan sân khấu tuồng quần chúng của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ năm 1993, trích đoạn tuồng Lã Bố Hí Điêu Thuyền được ít nhất ba đoàn chọn diễn. Sân khấu thì giống nhau, phục trang cũng giống nhau, thậm chí lời hát, lời thoại cũng giống nhau mà không đoàn nào diễn giống đoàn nào. Người xem hôm ấy đa phần là các tay phe vé, các chị bán thuốc, các em bán kẹo cao su lúc rảnh rỗi không biết làm gì kiếm một ghế vừa xem vừa ngủ. Ai ngủ thì không nói chứ người thức xem đến lần thứ ba của trích đoạn ấy cũng vẫn cứ hào hứng và thích thú xem cảnh lão già Đổng Trác vác bụng tán tỉnh cô gái xinh đẹp Điêu Thuyền. Rõ ràng ở đây sức hấp dẫn của trích đoạn không phải là ở tình huống mà là sắc thái trình diễn khác nhau của mỗi đoàn, và sự nhận xét bình phẩm của người xem đã tạo nên sự cuốn hút ấy.
Nên chăng liên hoan của sân khấu tuồng là liên hoan của các trích đoạn, hoặc đó là cuộc liên hoan của một vở duy nhất và tất cả các đoàn đều phải diễn vở ấy với những bí mật dàn dựng của riêng mình? Không hiểu sao tôi vẫn tin rằng ban giám khảo sẽ không hề thấy chán một lúc phải xem đi xem lại một vở duy nhất. Vị Hoàng Thân nọ đã chẳng xem vở Sơn Hậu hàng trăm lần đấy sao? Đó là khoái cảm gì vậy?
Và phía người xem, những vị tổ của nghệ thuật tuồng, nhất là các bạn trẻ, đừng có tin rằng thứ tuồng mà các bạn thấy trên ti vi đó là tuồng đích thực, thấy xem không vào rồi chán. Nghệ sĩ Đàm Liên nếu xếp hạng thì phải cỡ sư bác cô nghệ sĩ nghiệp dư nọ ở Hội An, nhưng xem Hồ Nguyệt Cô do Đàm Liên đóng trên ti vi thì cứ thấy nó thế nào ấy, còn ở Hội An đó thực sự là những làn sóng cảm xúc mãnh liệt tấp vào mình, không thể ngăn được. Có lẽ ti vi là cái thứ mô tả hiện thực đến mức khắc nghiệt, nó không dung nạp được cái nghệ thuật chỉ diễn tả tâm can, thứ khá là mơ hồ, của tuồng chăng? Các bạn hãy cố gắng thử một lần đến với sân khấu tuồng đích thực, nhưng trước hết để không phải chán rồi nản luôn, các bạn cần phải biết, đến thuộc lòng càng tốt, vở tuồng mà mình sẽ xem. Và cũng cần phải biết rằng có một số trường phái tuồng đang cải lương pha Hồ Quảng, dân ca hoá hoặc bị ảnh hưởng Kinh kịch của Trung Quốc, thiên về vũ đạo, biểu diễn hình thể mà bỏ qua sự mô tả nội tâm nhân vật, bỏ qua đi cái nghệ thuật phơi bày tâm can cho người xem nhìn thấy vốn là sở trường độc đáo của nghệ thuật hát bội. Sau vài lần xem các bạn sẽ phân biệt điều này không khó. Và đến một lúc, giá mà có lúc ấy, bạn cầm được cái chày trống chầu rồi giục những hồi trống gióng giả, đích đáng, sắc xảo bình phẩm trình độ của diễn viên thì đó cũng là lúc có thể nhắc lại câu hát cũ:
Tháng Ba, ngày tám nằm suông
Nghe giục trống tuồng, cố lết đi xem.
Tuesday, 4 May 2010
Kết nối âm thầm
Bất chấp lệnh cấm vận khắc nghiệt và không khí thù địch chính trị, suốt những năm tháng căng thẳng sau chiến tranh, vẫn có những người ở cả hai bên thầm lặng nỗ lực không mệt mỏi nhằm phá băng trong quan hệ hai nước, đưa người Mỹ trở lại Việt Nam. Cũng cần nói thêm rằng, bên cạnh sự chống phá của những người Việt cực đoan ở Mỹ, họ còn phải chịu sự nghi ngờ và cản trở của không ít người trong nước vẫn còn mang nặng định kiến cứng rắn và bảo thủ.
Một trong số những gương mặt ấy là chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành. Cần nói rằng hiện nay (năm 2010), ông Thành là một nhân vật nổi tiếng đối với giới truyền thông Việt Nam, một trí thức Việt kiều hay được hỏi ý kiến về các vấn đề kinh tế đối nội và đối ngoại của đất nước. Thế nhưng, vào những năm đầu thập niên 80 khi ông đóng góp ý kiến cho Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng về phương pháp quản lý kinh tế, hay vào đầu những năm 90 khi ông đưa nhà đầu tư đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam thì mọi việc làm của ông đều diễn ra trong lặng lẽ.
Lặng lẽ và có cả sự mạo hiểm, bởi vì nếu chuyện lộ ra, ông có thể trở thành nạn nhân của những thành phần chống đối ở cả hai phía. Ông Thành kể lại: “Tôi không nói chuyện “về Việt Nam” với ai cả, không vận động, kêu gọi ai ủng hộ. Bạn bè nhiều người thấy tôi đi đi về về Việt Nam và Mỹ hoài, họ hỏi làm chi mà đi về lắm thế? Tôi chỉ nói tôi muốn góp hết sức để giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Họ cười, bảo tôi ngây thơ, mê ngủ, cộng sản là vô sản, làm gì có chuyện cộng sản chấp nhận những nguyên tắc kinh tế thị trường để nhân dân được sống tốt hơn. Đa số những người đó chống cộng tới tận xương tủy, vì xương máu họ đổ ra, vì chiến hữu họ chết trận nhiều rồi… Tôi hiểu, nên không thuyết phục người ta làm chi. Chủ nghĩa, học thuyết, chính kiến, thì phận ai nấy giữ thôi, không có cách nào tuyên truyền được. Về phần mình, tôi chỉ nghĩ dân giàu thì nước mạnh, ai nhất trí như vậy thì chúng ta cùng hợp tác, làm sao cùng tạo nên nền kinh tế phát triển”.
Với suy nghĩ ấy, năm 1993, khi được Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhờ xem thử có tập đoàn lớn nào của Mỹ có thể đầu tư xây dựng một khu công nghiệp ở bán đảo Đình Vũ (Hải Phòng), ông Bùi Kiến Thành - lúc đó đang là cố vấn cao cấp của AIG – nghĩ ngay tới tập đoàn bảo hiểm rất lớn này. Ông Thành tìm gặp Maurice Green Berg, Chủ tịch AIG từ năm 1968 và là người quen, đồng nghiệp lâu năm của ông. Chỉ sau một cuộc trò chuyện ngắn gọn, “người Do Thái” Green Berg đã thấy ngay cơ hội để trở thành nhà đầu tư số 1 của Mỹ vào Việt Nam lúc đó. Ông nói với người bạn, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành: “OK, ông có thể trả lời Chính phủ Việt Nam rằng AIG sẽ đầu tư vào khu công nghiệp ở Đình Vũ như Chính phủ Việt Nam mong muốn”.
Việc AIG trở thành nhà đầu tư vào Việt Nam là sự kiện có ý nghĩa lớn về cả ba mặt kinh tế - ngoại giao - chính trị, nếu chúng ta biết rằng AIG là một tập đoàn tài chính nổi tiếng thế giới, số 1 nước Mỹ, có quan hệ và ảnh hưởng lớn tới hậu trường chính trị Mỹ. Maurice Green Berg không chỉ là ông trùm của đế chế này mà còn là Chủ tịch một hội của người Do Thái ở Mỹ - cộng đồng vốn có thế lực rất lớn trong chính trường Mỹ. Nói như ông Bùi Kiến Thành, đơn giản là ở Mỹ, “từ tổng thống tới nghị sĩ, từ thị trưởng tới thành viên hội đồng thành phố, người nào không được lòng dân Do Thái thì không khi nào đắc cử”. Việc AIG đầu tư vào Việt Nam, do đó, mở ra nhiều triển vọng: Chính phủ Mỹ có thể tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, doanh nghiệp Mỹ có thể vào Việt Nam, vì người Do Thái đã đến đó rồi. Và một khi Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam thì các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, rồi Nhật Bản, cũng sẽ theo sau...
Những người “đưa và đón Mỹ vào Việt Nam”
Ngoài ông Bùi Kiến Thành, còn rất nhiều người nữa đã bắc những cây cầu đầu tiên để giúp hai nước Việt – Mỹ hiểu biết nhau trước khi xây dựng lại quan hệ bình thường. Tất nhiên, vì lý do cũng giống như ông Bùi Kiến Thành, họ đều làm việc trong lặng lẽ, độc lập và cả thận trọng, không tổ chức thành phong trào.
Nói về những gương mặt đã “đưa” và “đón” các đại diện của Mỹ hồi ấy, luật sư, chuyên gia tư vấn đầu tư Nguyễn Trần Bạt kể lại: “Người đưa là những anh em Việt kiều tiên tiến, ví dụ như chuyên gia Bùi Kiến Thành, kỹ sư Trần Khánh Vân, vợ chồng ông bộ trưởng Trần Văn Dĩnh, ông Lâm Tôn chủ thương hiệu phở Cali, các nhà chuyên môn người Việt ở Mỹ sau này làm quan chức cho các tổ chức, định chế quốc tế như anh em ông Phó Bá Quan - Phó Bá Long - Phó Bá Hải, ông Nguyễn Văn Hảo… Tôi cho rằng, đóng góp phần quan trọng trong việc đưa người Mỹ đến Việt Nam là những Việt kiều tiên phong, và cần phải biểu dương họ”.
Còn về phía “đón”, ông Nguyễn Trần Bạt cũng như các vị khách Mỹ và Việt kiều ngày ấy nhắc nhiều tới những gương mặt đổi mới trong Chính phủ Việt Nam (nay đều đã mất): Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai… Ở phía Mỹ, các công ty Mỹ đầu tiên hiện diện tại Việt Nam có thể kể tới: IBM, Microsoft, Ford, AIG, CitiBank…
Và có một lực lượng không thể không nhắc tới trong con đường đưa Việt Nam và Mỹ tới mốc bình thường hóa năm 1995, đó là những cá nhân và tổ chức dân sự của Mỹ. Trong đó, có 5-6 người Mỹ đã luôn giữ tình cảm và mối quan hệ với Việt Nam ngay cả vào những năm tháng căng thẳng nhất của thời kỳ hậu chiến. Tất cả đều là những “người Mỹ trầm lặng”, hầu như không được báo chí biết đến. Nổi tiếng nhất trong số họ là bà Lady Borton, nhà văn, nhà báo, sử gia Mỹ. Một người khác là ông John McAuliff, sáng lập viên Quỹ Hòa giải và Phát triển (FRD). “Quỹ” chỉ có độc một thành viên, được thành lập năm 1985 với mục đích “hàn gắn quan hệ giữa Mỹ và các nước đã từng bị Mỹ coi như kẻ thù”. Thành viên duy nhất đó – ông John McAuliff – đã làm hết sức mình để thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với ba nước Đông Dương. Theo bà Lady Borton, “John là nhân vật chủ chốt trong việc vận động cả hai phía Mỹ và Việt Nam cho phép Việt kiều, cựu chiến binh, học giả, v.v… có thể trở lại Việt Nam”.
Một nhân vật nữa là Gerry Herman, ông chủ rạp Cinametheque ở 22A Hai Bà Trưng (Hà Nội) bây giờ. Ông được đạo diễn Đặng Nhật Minh đặc biệt tri ân như là người cứu sống bản gốc của bộ phim “Bao giờ cho đến tháng 10”: Khi phim để lâu bị mốc, hỏng, Gerry Herman đã đem “Bao giờ cho đến tháng 10” sang Bangkok để sửa chữa và làm đĩa DVD lưu giữ.
Nhà hoạt động Joy Carol kể lại: “Suốt những năm 70 và 80, chúng tôi tiếp tục gửi hàng cứu trợ về Việt Nam và cố gắng tuân thủ các điều lệ. Người ta không ngừng đe dọa sẽ bỏ tù chúng tôi thật lâu, phạt tiền thật nặng nếu bất kỳ một khoản cứu trợ nào lại thành ra làm giàu cho một cá nhân người Việt Nam nào đó”.
Lệnh cấm người Mỹ du lịch Việt Nam đã khiến công ty du lịch kỳ cựu Lindblad Travel buộc phải dừng hoạt động vào năm 1989 do bị phạt hơn 75.000 USD tội tổ chức tour sang Việt Nam, vi phạm lệnh cấm. Ông Chủ tịch Lars-Eric Lindblad tuyên bố: “Tôi vẫn sẽ làm lại. Theo quan niệm của tôi, du lịch không phải là hoạt động thương mại thông thường. Du lịch là truyền thông. Cấm người ta đi lại cũng giống như đốt sách và bỏ tù nhà báo”. Tháng 12-1991, Washington dỡ bỏ lệnh cấm tổ chức tour du lịch Việt Nam. Ba năm sau, Lars-Eric Lindblad mất, đúng vào năm Tổng thống Bill Clinton tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam.
Tác giả cuốn “Traveling to Vietnam” (Đường đến Việt Nam, 1998), bà Mary Hershberger, kết luận: “Việc những người Mỹ tới Việt Nam sau chiến tranh là một sự đảm bảo với nhân dân Việt Nam rằng Chính phủ Mỹ không đại diện cho tất cả dân chúng Mỹ… Sự đảm bảo này là thành tựu vĩnh viễn của những người Mỹ đó: Họ đã gắng giữ được trong trái tim Việt Nam hình ảnh một nước Mỹ thân thiện”.
KỲ TRƯỚC: CĂNG THẲNG THỜI HẬU CHIẾN
Một trong số những gương mặt ấy là chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành. Cần nói rằng hiện nay (năm 2010), ông Thành là một nhân vật nổi tiếng đối với giới truyền thông Việt Nam, một trí thức Việt kiều hay được hỏi ý kiến về các vấn đề kinh tế đối nội và đối ngoại của đất nước. Thế nhưng, vào những năm đầu thập niên 80 khi ông đóng góp ý kiến cho Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng về phương pháp quản lý kinh tế, hay vào đầu những năm 90 khi ông đưa nhà đầu tư đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam thì mọi việc làm của ông đều diễn ra trong lặng lẽ.
Lặng lẽ và có cả sự mạo hiểm, bởi vì nếu chuyện lộ ra, ông có thể trở thành nạn nhân của những thành phần chống đối ở cả hai phía. Ông Thành kể lại: “Tôi không nói chuyện “về Việt Nam” với ai cả, không vận động, kêu gọi ai ủng hộ. Bạn bè nhiều người thấy tôi đi đi về về Việt Nam và Mỹ hoài, họ hỏi làm chi mà đi về lắm thế? Tôi chỉ nói tôi muốn góp hết sức để giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Họ cười, bảo tôi ngây thơ, mê ngủ, cộng sản là vô sản, làm gì có chuyện cộng sản chấp nhận những nguyên tắc kinh tế thị trường để nhân dân được sống tốt hơn. Đa số những người đó chống cộng tới tận xương tủy, vì xương máu họ đổ ra, vì chiến hữu họ chết trận nhiều rồi… Tôi hiểu, nên không thuyết phục người ta làm chi. Chủ nghĩa, học thuyết, chính kiến, thì phận ai nấy giữ thôi, không có cách nào tuyên truyền được. Về phần mình, tôi chỉ nghĩ dân giàu thì nước mạnh, ai nhất trí như vậy thì chúng ta cùng hợp tác, làm sao cùng tạo nên nền kinh tế phát triển”.
Với suy nghĩ ấy, năm 1993, khi được Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhờ xem thử có tập đoàn lớn nào của Mỹ có thể đầu tư xây dựng một khu công nghiệp ở bán đảo Đình Vũ (Hải Phòng), ông Bùi Kiến Thành - lúc đó đang là cố vấn cao cấp của AIG – nghĩ ngay tới tập đoàn bảo hiểm rất lớn này. Ông Thành tìm gặp Maurice Green Berg, Chủ tịch AIG từ năm 1968 và là người quen, đồng nghiệp lâu năm của ông. Chỉ sau một cuộc trò chuyện ngắn gọn, “người Do Thái” Green Berg đã thấy ngay cơ hội để trở thành nhà đầu tư số 1 của Mỹ vào Việt Nam lúc đó. Ông nói với người bạn, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành: “OK, ông có thể trả lời Chính phủ Việt Nam rằng AIG sẽ đầu tư vào khu công nghiệp ở Đình Vũ như Chính phủ Việt Nam mong muốn”.
Việc AIG trở thành nhà đầu tư vào Việt Nam là sự kiện có ý nghĩa lớn về cả ba mặt kinh tế - ngoại giao - chính trị, nếu chúng ta biết rằng AIG là một tập đoàn tài chính nổi tiếng thế giới, số 1 nước Mỹ, có quan hệ và ảnh hưởng lớn tới hậu trường chính trị Mỹ. Maurice Green Berg không chỉ là ông trùm của đế chế này mà còn là Chủ tịch một hội của người Do Thái ở Mỹ - cộng đồng vốn có thế lực rất lớn trong chính trường Mỹ. Nói như ông Bùi Kiến Thành, đơn giản là ở Mỹ, “từ tổng thống tới nghị sĩ, từ thị trưởng tới thành viên hội đồng thành phố, người nào không được lòng dân Do Thái thì không khi nào đắc cử”. Việc AIG đầu tư vào Việt Nam, do đó, mở ra nhiều triển vọng: Chính phủ Mỹ có thể tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, doanh nghiệp Mỹ có thể vào Việt Nam, vì người Do Thái đã đến đó rồi. Và một khi Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam thì các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, rồi Nhật Bản, cũng sẽ theo sau...
Những người “đưa và đón Mỹ vào Việt Nam”
Ngoài ông Bùi Kiến Thành, còn rất nhiều người nữa đã bắc những cây cầu đầu tiên để giúp hai nước Việt – Mỹ hiểu biết nhau trước khi xây dựng lại quan hệ bình thường. Tất nhiên, vì lý do cũng giống như ông Bùi Kiến Thành, họ đều làm việc trong lặng lẽ, độc lập và cả thận trọng, không tổ chức thành phong trào.
Nói về những gương mặt đã “đưa” và “đón” các đại diện của Mỹ hồi ấy, luật sư, chuyên gia tư vấn đầu tư Nguyễn Trần Bạt kể lại: “Người đưa là những anh em Việt kiều tiên tiến, ví dụ như chuyên gia Bùi Kiến Thành, kỹ sư Trần Khánh Vân, vợ chồng ông bộ trưởng Trần Văn Dĩnh, ông Lâm Tôn chủ thương hiệu phở Cali, các nhà chuyên môn người Việt ở Mỹ sau này làm quan chức cho các tổ chức, định chế quốc tế như anh em ông Phó Bá Quan - Phó Bá Long - Phó Bá Hải, ông Nguyễn Văn Hảo… Tôi cho rằng, đóng góp phần quan trọng trong việc đưa người Mỹ đến Việt Nam là những Việt kiều tiên phong, và cần phải biểu dương họ”.
Còn về phía “đón”, ông Nguyễn Trần Bạt cũng như các vị khách Mỹ và Việt kiều ngày ấy nhắc nhiều tới những gương mặt đổi mới trong Chính phủ Việt Nam (nay đều đã mất): Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai… Ở phía Mỹ, các công ty Mỹ đầu tiên hiện diện tại Việt Nam có thể kể tới: IBM, Microsoft, Ford, AIG, CitiBank…
Và có một lực lượng không thể không nhắc tới trong con đường đưa Việt Nam và Mỹ tới mốc bình thường hóa năm 1995, đó là những cá nhân và tổ chức dân sự của Mỹ. Trong đó, có 5-6 người Mỹ đã luôn giữ tình cảm và mối quan hệ với Việt Nam ngay cả vào những năm tháng căng thẳng nhất của thời kỳ hậu chiến. Tất cả đều là những “người Mỹ trầm lặng”, hầu như không được báo chí biết đến. Nổi tiếng nhất trong số họ là bà Lady Borton, nhà văn, nhà báo, sử gia Mỹ. Một người khác là ông John McAuliff, sáng lập viên Quỹ Hòa giải và Phát triển (FRD). “Quỹ” chỉ có độc một thành viên, được thành lập năm 1985 với mục đích “hàn gắn quan hệ giữa Mỹ và các nước đã từng bị Mỹ coi như kẻ thù”. Thành viên duy nhất đó – ông John McAuliff – đã làm hết sức mình để thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với ba nước Đông Dương. Theo bà Lady Borton, “John là nhân vật chủ chốt trong việc vận động cả hai phía Mỹ và Việt Nam cho phép Việt kiều, cựu chiến binh, học giả, v.v… có thể trở lại Việt Nam”.
Một nhân vật nữa là Gerry Herman, ông chủ rạp Cinametheque ở 22A Hai Bà Trưng (Hà Nội) bây giờ. Ông được đạo diễn Đặng Nhật Minh đặc biệt tri ân như là người cứu sống bản gốc của bộ phim “Bao giờ cho đến tháng 10”: Khi phim để lâu bị mốc, hỏng, Gerry Herman đã đem “Bao giờ cho đến tháng 10” sang Bangkok để sửa chữa và làm đĩa DVD lưu giữ.
Nhà hoạt động Joy Carol kể lại: “Suốt những năm 70 và 80, chúng tôi tiếp tục gửi hàng cứu trợ về Việt Nam và cố gắng tuân thủ các điều lệ. Người ta không ngừng đe dọa sẽ bỏ tù chúng tôi thật lâu, phạt tiền thật nặng nếu bất kỳ một khoản cứu trợ nào lại thành ra làm giàu cho một cá nhân người Việt Nam nào đó”.
Lệnh cấm người Mỹ du lịch Việt Nam đã khiến công ty du lịch kỳ cựu Lindblad Travel buộc phải dừng hoạt động vào năm 1989 do bị phạt hơn 75.000 USD tội tổ chức tour sang Việt Nam, vi phạm lệnh cấm. Ông Chủ tịch Lars-Eric Lindblad tuyên bố: “Tôi vẫn sẽ làm lại. Theo quan niệm của tôi, du lịch không phải là hoạt động thương mại thông thường. Du lịch là truyền thông. Cấm người ta đi lại cũng giống như đốt sách và bỏ tù nhà báo”. Tháng 12-1991, Washington dỡ bỏ lệnh cấm tổ chức tour du lịch Việt Nam. Ba năm sau, Lars-Eric Lindblad mất, đúng vào năm Tổng thống Bill Clinton tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam.
Tác giả cuốn “Traveling to Vietnam” (Đường đến Việt Nam, 1998), bà Mary Hershberger, kết luận: “Việc những người Mỹ tới Việt Nam sau chiến tranh là một sự đảm bảo với nhân dân Việt Nam rằng Chính phủ Mỹ không đại diện cho tất cả dân chúng Mỹ… Sự đảm bảo này là thành tựu vĩnh viễn của những người Mỹ đó: Họ đã gắng giữ được trong trái tim Việt Nam hình ảnh một nước Mỹ thân thiện”.
KỲ TRƯỚC: CĂNG THẲNG THỜI HẬU CHIẾN
Monday, 3 May 2010
CĂNG THẲNG THỜI HẬU CHIẾN
Khi tìm hiểu để viết về quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, tôi nhận thấy: Về phía Mỹ, thành phần đi đầu trong việc kết nối với Việt Nam là những cá nhân (người Mỹ, hoặc Việt kiều), những tổ chức thiện nguyện, tôn giáo, cựu chiến binh v.v. hay nói cách khác, xã hội dân sự đi trước chính phủ và vận động chính phủ theo sau.
Còn về phía Việt Nam, lực lượng đi đầu tất nhiên phải có tính "chính thống", tức là Nhà nước, hay nói chính xác là Đảng và Chính phủ. Khi Đ&CP chưa bật đèn xanh thì nhân dân không có cách nào đi trước trên con đường bình thường hóa quan hệ được.
Tôi thực hiện bài sau đây mong chỉ ra đóng góp của người Mỹ, xã hội dân sự Mỹ, trong bình thường hóa với Việt Nam. Viết về các vấn đề liên quan tới lịch sử là điều cực kỳ khó khăn, mặc dù vậy, tôi hy vọng những gì mình viết là chính xác. Nếu bạn đọc nào phát hiện thấy sai sót, xin vui lòng đính chính giúp. Ai có thông tin hoặc tư liệu gì về giai đoạn đầu trong quan hệ Việt - Mỹ thời hậu chiến, xin vui lòng hỗ trợ. Tôi rất cảm ơn.
+++++
Quan hệ Việt - Mỹ từ chiến tranh tới bình thường hóa:
KỲ 1: CĂNG THẲNG THỜI HẬU CHIẾN
Ngay sau ngày 30-4-1975, “một làn sóng tự tôn dân tộc và bài Mỹ đã lan khắp Sài Gòn. Sự chiều chuộng thường thấy đối với người nước ngoài đột nhiên biến mất. Những câu nói kiểu “Mỹ văn minh hiện đại, mình nghèo và chậm phát triển” trở thành thứ ngôn ngữ cổ. Nhiều năm phụ thuộc vào nước Mỹ để có lương cho quân đội, có đạn cho chiến trường, thời trang cho các cửa hàng làm đẹp, âm nhạc cho các quán bar và thậm chí cơm trên bàn ăn đã ảnh hưởng lớn tới tâm lý một dân tộc. Nhưng tất cả những cái đó đã mau chóng tan thành mây khói. Khi cánh cửa Dinh Độc lập bị xe tăng quân giải phóng húc đổ vào ngày 30-4 cũng là lúc hình ảnh bất khả chiến bại của nước Mỹ ăn sâu trong vài thập kỷ nay bị vỡ vụn”.
Earl Martin, một người Mỹ ở Sài Gòn trong những ngày tháng đó, đã viết như thế. Ông là thành viên của tổ chức thiện nguyện tôn giáo Mennonite Central Committee (Hội đồng trung ương giáo phái Menno). Khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, chỉ còn thành viên của vài hội tình nguyện của tư nhân là ở lại, trà trộn cũng các phóng viên, nhà báo phương Tây.
Căng thẳng đến nghẹt thở
Nhưng lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam đã xiết chặt. Washington cắt đứt toàn bộ quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Suốt những năm sau chiến tranh, lệnh cấm vận được thực thi nghiêm ngặt: Không có bất kỳ một hình thức bang giao nào giữa hai nước, ngoại trừ một số có chọn lọc các hoạt động vì mục đích nhân đạo như gửi thuốc men trị bệnh, sách báo nghiên cứu – nhưng ngay cả việc này cũng bị ngáng trở rất nhiều. Đơn cử, người Việt ở Mỹ muốn gửi 1-2 cuốn sách cho các viện khoa học ở Việt Nam cũng gặp khó khăn: Bị ràng buộc bởi lệnh cấm vận, bưu điện Mỹ trả lại hoặc thiêu hủy tất cả những cuốn sách tham khảo gửi về Việt Nam. Trong cuốn “Traveling to Vietnam” (Đường đến Việt Nam, 1998), tác giả Mary Hershberger nhận xét khi viết về phong trào của những nhà hoạt động hòa bình người Mỹ: “Chính phủ Mỹ đã chống lại Việt Nam trên từng bước đường đi và phong tỏa mọi mối liên hệ quốc tế của Việt Nam, ngay cả khi điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ phải liên kết với quân Khmer Đỏ ở Campuchia”.
Không khí chính trị đầy màu sắc thù địch: Tổng thống Ford phủ quyết quyền thành viên của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đóng băng 150 triệu đôla tài sản của Việt Nam ở Mỹ, ngăn trở Việt Nam gia nhập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Quốc hội Mỹ còn cấm vận mạnh hơn khi nghiêm cấm bất kỳ hình thức cứu trợ nào cho Việt Nam và xiết chặt các thủ tục pháp lý về nhập cư. Cũng bà Mary Hershberger cho biết, “cách duy nhất để người Việt Nam có thể vào Mỹ là trốn sang một nước thứ ba và xin tị nạn chính trị”. Một phần vì lý do này, làn sóng người Việt vượt biên qua đường biển và đường bộ tới một lãnh thổ thứ ba (Hong Kong, Thái Lan, Campuchia) càng tăng lên.
Một người Mỹ (giấu tên) theo giáo phái Quaker, đã ở bên Việt Nam từ những năm khó khăn nhất tới nay, cho biết, vết thương tâm lý của người Mỹ đã đẩy nước Mỹ vào những hành động chống lại Việt Nam, như ủng hộ phe Khmer Đỏ và Trung Quốc thời kỳ cuối thập niên 70. Tín đồ Quaker này nhận định: “Cuộc chiến của Mỹ với Việt Nam thật sự mới chỉ kết thúc vào năm 1989”.
Còn một Việt kiều Mỹ, một trong những người Việt đầu tiên có mặt trong các cuộc trao đổi giữa hai nước về vấn đề tù binh và người Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), thì nói: “Cuộc chiến lẽ ra đã có thể kết thúc từ ngày 19-1-1975 khi Quốc hội Mỹ ra nghị quyết cấm hành pháp chi thêm dù chỉ một đôla để viện trợ cho miền Nam Việt Nam. Nhưng lịch sử đã không diễn ra như thế. Chính cái tâm lý cần thiết cho chiến tranh lại là tâm lý rất có hại khi hòa bình. Niềm tự hào và say sưa với chiến thắng của chúng ta, hành động đi khắp nơi đòi Mỹ bồi thường chiến tranh, trả nợ máu, v.v., đã tạo ra trong tâm lý người Mỹ một vết thương cực kỳ sâu mà họ không thể chịu nổi, đi đến cấm vận hoàn toàn cả Việt Nam…”.
Không chỉ người Mỹ, những người Việt của chế độ cũ đào thoát sang Mỹ trong và sau năm 1975 cũng giữ thái độ thù địch với Việt Nam. Một số rất lớn “không đội trời chung” với cộng sản, thậm chí những phần tử cực đoan sẵn sàng hành hung, sát hại bất cứ người nào có ý định trở về Việt Nam làm ăn kinh tế, ủng hộ chính quyền trong nước. Có người ở bang Texas về thăm quê mẹ Việt Nam, quay lại Mỹ viết báo nhận định tình hình “sáng sủa hơn”, kết cục là bị một số cựu quân nhân VNCH bắn chết ngay tại nhà riêng chỉ vài ngày sau đó. Như chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành (sinh năm 1932), một trong những nhân chứng của cả hai phía thời đó, mô tả lại, động vào “vấn đề Việt Nam” cũng chẳng khác động vào tổ kiến lửa, khi “một bên thì say sưa với chiến thắng, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, bên kia thì chống ác thần cộng sản tới cùng”.
Những nỗ lực chật vật đầu tiên
Dễ hiểu rằng những người Mỹ hoạt động nhân đạo hoặc là tín đồ của một tôn giáo nào đó – ví dụ các giáo phái Menno, Quaker - đã là những công dân Mỹ đầu tiên duy trì và phát triển quan hệ với Việt Nam.
Gần như ngay sau khi chiến tranh kết thúc, tháng 7-1975, tổ chức American Friends Service Committee (AFSC) đã sẵn sàng gửi lưới đánh cá, sữa bột, xe cút kít gắn máy và chỉ khâu sang Việt Nam. Đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu của họ bị Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thừng bác bỏ, thậm chí Bộ tuyên bố nếu AFSC cứ tiếp tục thì có thể bị truy tố theo điều luật “Hoạt động thương mại với kẻ thù”. AFSC cũng không chịu lùi bước. Tháng 11 năm đó, họ mở một cuộc biểu tình tại 45 thành phố nhằm phản đối quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ, huy động thành viên của nhiều tổ chức thiện nguyên tôn giáo khác: National Council of Churches (Hội đồng Các nhà thờ toàn quốc), United Methodist Church (Liên hiệp Nhà thờ Giám lý), United Presbyterian Church (Liên hiệp Nhà thờ Giáo hội Trưởng lão), v.v. Hội đồng Trung ương Giáo phái Menno của Earl Martin đã cầu nguyện cả đêm trước Nhà Trắng. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Mỹ nhượng bộ và cấp giấy phép xuất hàng cho AFSC.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận vẫn xiết chặt Việt Nam. Năm 1978, đàm phán về bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đổ vỡ hoàn toàn.
Mãi tới tháng 12-1991, Chính phủ của Tổng thống Bush (cha) mới giải tỏa một phần lệnh cấm vận đối với Việt Nam bằng việc cho phép các công ty Mỹ được ký với đối tác Việt Nam những biên bản ghi nhớ (nghĩa là các hợp đồng nguyên tắc, chưa có giá trị). Từ cấm vận hoàn toàn, cho đến dỡ bỏ một phần, rồi đến sự hiện diện của những doanh nghiệp Mỹ đầu tiên trên đất Việt Nam, mối bang giao Việt – Mỹ đã tiến những bước quá dài trước khi đạt tới bình thường hóa.
http://phapluattp.vn/20100502105549921p0c1013/304-va-vi-the-viet-nam-bai-3-nhung-nguoi-my-tham-lang.htm
KỲ SAU: KẾT NỐI ÂM THẦM
Còn về phía Việt Nam, lực lượng đi đầu tất nhiên phải có tính "chính thống", tức là Nhà nước, hay nói chính xác là Đảng và Chính phủ. Khi Đ&CP chưa bật đèn xanh thì nhân dân không có cách nào đi trước trên con đường bình thường hóa quan hệ được.
Tôi thực hiện bài sau đây mong chỉ ra đóng góp của người Mỹ, xã hội dân sự Mỹ, trong bình thường hóa với Việt Nam. Viết về các vấn đề liên quan tới lịch sử là điều cực kỳ khó khăn, mặc dù vậy, tôi hy vọng những gì mình viết là chính xác. Nếu bạn đọc nào phát hiện thấy sai sót, xin vui lòng đính chính giúp. Ai có thông tin hoặc tư liệu gì về giai đoạn đầu trong quan hệ Việt - Mỹ thời hậu chiến, xin vui lòng hỗ trợ. Tôi rất cảm ơn.
+++++
Quan hệ Việt - Mỹ từ chiến tranh tới bình thường hóa:
KỲ 1: CĂNG THẲNG THỜI HẬU CHIẾN
Ngay sau ngày 30-4-1975, “một làn sóng tự tôn dân tộc và bài Mỹ đã lan khắp Sài Gòn. Sự chiều chuộng thường thấy đối với người nước ngoài đột nhiên biến mất. Những câu nói kiểu “Mỹ văn minh hiện đại, mình nghèo và chậm phát triển” trở thành thứ ngôn ngữ cổ. Nhiều năm phụ thuộc vào nước Mỹ để có lương cho quân đội, có đạn cho chiến trường, thời trang cho các cửa hàng làm đẹp, âm nhạc cho các quán bar và thậm chí cơm trên bàn ăn đã ảnh hưởng lớn tới tâm lý một dân tộc. Nhưng tất cả những cái đó đã mau chóng tan thành mây khói. Khi cánh cửa Dinh Độc lập bị xe tăng quân giải phóng húc đổ vào ngày 30-4 cũng là lúc hình ảnh bất khả chiến bại của nước Mỹ ăn sâu trong vài thập kỷ nay bị vỡ vụn”.
Earl Martin, một người Mỹ ở Sài Gòn trong những ngày tháng đó, đã viết như thế. Ông là thành viên của tổ chức thiện nguyện tôn giáo Mennonite Central Committee (Hội đồng trung ương giáo phái Menno). Khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975, chỉ còn thành viên của vài hội tình nguyện của tư nhân là ở lại, trà trộn cũng các phóng viên, nhà báo phương Tây.
Căng thẳng đến nghẹt thở
Nhưng lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam đã xiết chặt. Washington cắt đứt toàn bộ quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Suốt những năm sau chiến tranh, lệnh cấm vận được thực thi nghiêm ngặt: Không có bất kỳ một hình thức bang giao nào giữa hai nước, ngoại trừ một số có chọn lọc các hoạt động vì mục đích nhân đạo như gửi thuốc men trị bệnh, sách báo nghiên cứu – nhưng ngay cả việc này cũng bị ngáng trở rất nhiều. Đơn cử, người Việt ở Mỹ muốn gửi 1-2 cuốn sách cho các viện khoa học ở Việt Nam cũng gặp khó khăn: Bị ràng buộc bởi lệnh cấm vận, bưu điện Mỹ trả lại hoặc thiêu hủy tất cả những cuốn sách tham khảo gửi về Việt Nam. Trong cuốn “Traveling to Vietnam” (Đường đến Việt Nam, 1998), tác giả Mary Hershberger nhận xét khi viết về phong trào của những nhà hoạt động hòa bình người Mỹ: “Chính phủ Mỹ đã chống lại Việt Nam trên từng bước đường đi và phong tỏa mọi mối liên hệ quốc tế của Việt Nam, ngay cả khi điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ phải liên kết với quân Khmer Đỏ ở Campuchia”.
Không khí chính trị đầy màu sắc thù địch: Tổng thống Ford phủ quyết quyền thành viên của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đóng băng 150 triệu đôla tài sản của Việt Nam ở Mỹ, ngăn trở Việt Nam gia nhập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Quốc hội Mỹ còn cấm vận mạnh hơn khi nghiêm cấm bất kỳ hình thức cứu trợ nào cho Việt Nam và xiết chặt các thủ tục pháp lý về nhập cư. Cũng bà Mary Hershberger cho biết, “cách duy nhất để người Việt Nam có thể vào Mỹ là trốn sang một nước thứ ba và xin tị nạn chính trị”. Một phần vì lý do này, làn sóng người Việt vượt biên qua đường biển và đường bộ tới một lãnh thổ thứ ba (Hong Kong, Thái Lan, Campuchia) càng tăng lên.
Một người Mỹ (giấu tên) theo giáo phái Quaker, đã ở bên Việt Nam từ những năm khó khăn nhất tới nay, cho biết, vết thương tâm lý của người Mỹ đã đẩy nước Mỹ vào những hành động chống lại Việt Nam, như ủng hộ phe Khmer Đỏ và Trung Quốc thời kỳ cuối thập niên 70. Tín đồ Quaker này nhận định: “Cuộc chiến của Mỹ với Việt Nam thật sự mới chỉ kết thúc vào năm 1989”.
Còn một Việt kiều Mỹ, một trong những người Việt đầu tiên có mặt trong các cuộc trao đổi giữa hai nước về vấn đề tù binh và người Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), thì nói: “Cuộc chiến lẽ ra đã có thể kết thúc từ ngày 19-1-1975 khi Quốc hội Mỹ ra nghị quyết cấm hành pháp chi thêm dù chỉ một đôla để viện trợ cho miền Nam Việt Nam. Nhưng lịch sử đã không diễn ra như thế. Chính cái tâm lý cần thiết cho chiến tranh lại là tâm lý rất có hại khi hòa bình. Niềm tự hào và say sưa với chiến thắng của chúng ta, hành động đi khắp nơi đòi Mỹ bồi thường chiến tranh, trả nợ máu, v.v., đã tạo ra trong tâm lý người Mỹ một vết thương cực kỳ sâu mà họ không thể chịu nổi, đi đến cấm vận hoàn toàn cả Việt Nam…”.
Không chỉ người Mỹ, những người Việt của chế độ cũ đào thoát sang Mỹ trong và sau năm 1975 cũng giữ thái độ thù địch với Việt Nam. Một số rất lớn “không đội trời chung” với cộng sản, thậm chí những phần tử cực đoan sẵn sàng hành hung, sát hại bất cứ người nào có ý định trở về Việt Nam làm ăn kinh tế, ủng hộ chính quyền trong nước. Có người ở bang Texas về thăm quê mẹ Việt Nam, quay lại Mỹ viết báo nhận định tình hình “sáng sủa hơn”, kết cục là bị một số cựu quân nhân VNCH bắn chết ngay tại nhà riêng chỉ vài ngày sau đó. Như chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành (sinh năm 1932), một trong những nhân chứng của cả hai phía thời đó, mô tả lại, động vào “vấn đề Việt Nam” cũng chẳng khác động vào tổ kiến lửa, khi “một bên thì say sưa với chiến thắng, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, bên kia thì chống ác thần cộng sản tới cùng”.
Những nỗ lực chật vật đầu tiên
Dễ hiểu rằng những người Mỹ hoạt động nhân đạo hoặc là tín đồ của một tôn giáo nào đó – ví dụ các giáo phái Menno, Quaker - đã là những công dân Mỹ đầu tiên duy trì và phát triển quan hệ với Việt Nam.
Gần như ngay sau khi chiến tranh kết thúc, tháng 7-1975, tổ chức American Friends Service Committee (AFSC) đã sẵn sàng gửi lưới đánh cá, sữa bột, xe cút kít gắn máy và chỉ khâu sang Việt Nam. Đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu của họ bị Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thừng bác bỏ, thậm chí Bộ tuyên bố nếu AFSC cứ tiếp tục thì có thể bị truy tố theo điều luật “Hoạt động thương mại với kẻ thù”. AFSC cũng không chịu lùi bước. Tháng 11 năm đó, họ mở một cuộc biểu tình tại 45 thành phố nhằm phản đối quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ, huy động thành viên của nhiều tổ chức thiện nguyên tôn giáo khác: National Council of Churches (Hội đồng Các nhà thờ toàn quốc), United Methodist Church (Liên hiệp Nhà thờ Giám lý), United Presbyterian Church (Liên hiệp Nhà thờ Giáo hội Trưởng lão), v.v. Hội đồng Trung ương Giáo phái Menno của Earl Martin đã cầu nguyện cả đêm trước Nhà Trắng. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Mỹ nhượng bộ và cấp giấy phép xuất hàng cho AFSC.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận vẫn xiết chặt Việt Nam. Năm 1978, đàm phán về bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đổ vỡ hoàn toàn.
Mãi tới tháng 12-1991, Chính phủ của Tổng thống Bush (cha) mới giải tỏa một phần lệnh cấm vận đối với Việt Nam bằng việc cho phép các công ty Mỹ được ký với đối tác Việt Nam những biên bản ghi nhớ (nghĩa là các hợp đồng nguyên tắc, chưa có giá trị). Từ cấm vận hoàn toàn, cho đến dỡ bỏ một phần, rồi đến sự hiện diện của những doanh nghiệp Mỹ đầu tiên trên đất Việt Nam, mối bang giao Việt – Mỹ đã tiến những bước quá dài trước khi đạt tới bình thường hóa.
http://phapluattp.vn/20100502105549921p0c1013/304-va-vi-the-viet-nam-bai-3-nhung-nguoi-my-tham-lang.htm
KỲ SAU: KẾT NỐI ÂM THẦM