Lại sắp tới ngày Báo chí (Cách mạng) Việt Nam 21/6 rồi. Năm nào vào ngày này, sao tôi cũng thấy mệt, chán, bực bội đến thế? À, vâng, có lẽ chỉ trừ mỗi lúc cầm phong bì tiền, gọi là “giỗ nghề”, là mặt hơi giãn ra một chút, còn lại thì lúc nào cũng hầm hầm.
Buồn bã mở lại những dòng mình đã viết, thấy “một trời luyến tiếc”.
Ngày 21/6/20yy..: Ở Sài Gòn mấy ngày này, thấy không khí làm báo nhộn nhịp ghê, bà con phóng viên náo nức chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm “ngày giỗ của chúng mình”. Tự nhiên ngồi thần mặt: Hình như chưa bao giờ có một ngày 21/6 nào làm tôi vui, chưa bao giờ.
Ngày 21/6/20zz: Anh biết không, bây giờ em không còn ríu rít nhảy chân sáo nữa. Có những lúc em muốn buông tất cả, kệ xác tất cả. Thế giới người ta đã nghĩ sang những vấn đề khác, như bảo vệ môi trường, truy tìm nguồn gốc con người, sự sống ngoài vũ trụ v.v. mà sao Việt Nam cứ loay hoay mãi với vấn đề ý thức hệ, mô hình phát triển vậy anh? Sao em lại phải viết về những chuyện rất hiển nhiên này?
* * *
Tôi không hiểu nổi cảm giác của chính mình khi viết hoặc đọc những bài được/bị đánh giá là “nhạy cảm”. Tôi chỉ luôn muốn tròn mắt: Thế mà là nhạy cảm ư?
Chưa bao giờ đặt chân tới một nước phương Tây nào, từ tầm hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi nghĩ thế giới đã chuyển mối quan tâm sang những lĩnh vực, những vấn đề khác Việt Nam từ rất lâu, như xử lý mối quan hệ giữa con người và môi trường (chống ô nhiễm, sử dụng hiệu quả tài nguyên), giữa khoa học và thần học, giữa toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc... Hoặc đi xa hơn nữa, truy tìm nguồn gốc loài người, tìm hiểu tương lai nhân loại v.v. Báo chí của họ quan tâm đến những điều đã khác chúng ta quá rồi. Có lẽ các độc giả phương Tây sẽ ngạc nhiên lắm nếu biết một số nhà báo của chúng ta vẫn còn phải cố công đòi hỏi rằng cơ quan lập pháp phải độc lập với cơ quan hành pháp, xã hội dân sự phải phát triển để bớt gánh nặng cho khối Nhà nước; hay là hỉ hả khi tóm được một câu nói hớ hênh hoặc ngu si của một vị quan chức nào đó (vốn đầy rẫy).
Chắc độc giả phương Tây sẽ sửng sốt khi biết ở một đất nước nhỏ bé tại Đông Nam Á (đất nước này nhiều khi vẫn còn băn khoăn “mình nhỏ hay không nhỏ” đấy), có những cuộc “bút chiến” rất gay gắt để khẳng định sự nguy hại của diễn biến hòa bình (!).
Và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là những chủ đề ấy được/bị coi là nhạy cảm.
Chuyện gì xảy ra vậy? Tại sao cái cơ thể không biết mình nhỏ hay không nhỏ này lại có những bộ phận nhạy cảm kỳ lạ thế? Nếu tôi là một nhà báo nước ngoài đột nhiên bị “thuyên chuyển công tác” tới Việt Nam để viết bài cho báo Việt Nam, có lẽ sau một vài tháng – mà không, chỉ vài ngày thôi – tôi sẽ rít lên thế này: “Hey, you. What the hell is going on here? You make me confused”.
* * *
Ngày 21/6/20..: Cách đây hai tháng H. có gửi cho em một trang web trên mạng, treo giải thưởng cho nhà báo ở các nước đang phát triển viết về các đề tài dân chủ, nhân quyền, tự do. Em đọc và cười : Họ thật ngu ngơ, họ tưởng nhà báo ở các nước như Việt Nam có thể viết về các đề tài ấy hay sao mà trao giải? Và em lục lại thì thấy em không có một bài báo nào viết về những thứ đó cả. Không hiểu em đang viết cái gì nữa... Em thích gì việc “ném đá Quốc hội”. Em thích gì việc cổ vũ chủ nghĩa quốc gia, tinh thần dân tộc. Em muốn hướng tới những giá trị lớn hơn chứ, phổ quát hơn chứ... đâu phải chuyện hò hét đòi một việc đã quá hiển nhiên là phải “tam quyền phân lập”, đại biểu Quốc hội phải có năng lực, Nhà nước trong quan hệ quốc tế phải giữ vững độc lập và chủ quyền dân tộc (!!!). Em tự thấy em lố bịch vô cùng.
* * *
Mỗi lần đọc những cuốn sách khoa học của Simon Singh (nhà báo Anh gốc Ấn), hay sách kinh tế chính trị của Thomas Friedman (nhà báo Mỹ), tôi lại thấy trong lòng trào lên một cảm giác hết sức tiểu nhân: ghen ghét. Không phải những con người ấy viết cái gì cũng hay, không phải ở Việt Nam không có lấy một học giả, ký giả nào viết nổi như thế. Vậy mà sách của họ là best-seller, còn ở ta quả thực là không có lấy một tác phẩm nào bán quá 50.000 bản. À quên, trừ “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” – xin lỗi vong linh chị Trâm - và “Lê Vân yêu và sống” ra – chúc chị Vân hạnh phúc!
Không ai viết được như Simon Singh, vâng, nhưng kể cả viết được, sách có ra sạp được chăng, và kể cả ra được, sẽ có người mua chăng?
Đấy là nói chuyện “nhà báo viết sách”. Còn chuyện nhà báo viết báo thì… chuyện dài và buồn lắm, thôi không nói đến nữa.
* * *
Sếp: Dạo này cô lười đọc báo lắm đấy nhá. Phóng viên gì mà không chịu đọc báo gì cả.
PV: Vì em chán báo chí lắm. Trăm tờ như một, chán kinh anh ơi.
Sếp: Thôi… cố lên đi em. Cố chờ tới lúc trăm hoa đua nở…
Bao giờ mới tới lúc đó hả anh?
Mà lúc đó thì sẽ như thế nào nhỉ?
Tôi vẫn nhớ câu chuyện kể về những nhà báo ở Liên Xô và khối Đông Âu XHCN. Nhiều người trong số họ mang trái tim nồng nàn yêu nghề, yêu cuộc sống, yêu nước, dạt dào tinh thần đấu tranh cho dân chủ, “dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ”. Khi báo chí còn bị kiểm duyệt, họ là những vị “vua lách”. Những tưởng khi những tấm màn kiểm duyệt sụp đổ, được tự do ngôn luận, báo chí, họ sẽ thả sức viết, nhưng hóa ra không phải. Họ không viết được nữa. Dường như khả năng sáng tạo của họ chỉ phát huy mạnh trong hoàn cảnh bị kiềm chế, đè nén, còn khi được “cởi trói”, nó cạn kiệt.
Vậy thì, một ngày nào đó khi “trăm hoa đua nở” ở đây, chúng tôi có còn viết được nữa không? Chúng tôi có rơi vào tình trạng của những nhà báo đó không?
Trong thâm tâm, tôi không tin chúng tôi sẽ chịu tấn bi kịch ấy. Và thỉnh thoảng tôi vẫn tưởng tượng, rằng nếu ngày đó đến, nếu còn có ngày mai, chúng tôi sẽ viết về cái gì nhỉ?
Thì chúng tôi sẽ viết về các vấn đề môi trường. Làm thế nào để phát triển nguồn năng lượng mới, hạn chế việc sử dụng những nguồn năng lượng có thể gây ô nhiễm môi trường. Làm thế nào để phát triển kinh tế mà không phải trả cái giá quá đắt về môi trường.
Thì chúng tôi sẽ viết về giáo dục. Tôi vẫn tin rằng nền giáo dục căn bản của chúng ta đã hỏng rồi, và người Việt – ít nhất là thế hệ tôi – không có kiến thức căn bản về tất cả các lĩnh vực. Một ngày nào đó, báo chí sẽ phải đứng cùng với giáo dục trong việc trám lại những lỗ hổng vì “mất căn bản” này. Bạn đừng nghĩ chúng tôi “vơ vào”, “nhà báo thì biết cái gì mà đòi dạy thiên hạ”. Không, tôi nghĩ báo chí là lực lượng phù hợp hơn cả để đơn giản hóa những kiến thức khó hiểu từ các chuyên gia, giúp công chúng hấp thu một cách tốt nhất.
Thì chúng tôi sẽ viết về y tế, chăm sóc sức khỏe, di truyền học, công nghệ sinh học...
Thì tôi sẽ viết về nghệ thuật hoặc cái gì đó liên quan tới nghệ thuật. Tôi đã từng thích tuồng và mê chơi guitar lắm mà.
* * *
Ngày đó sẽ như thế nào nhỉ?
Tồi tệ nhất, thảm họa nhất thì ngày đó là khi những người từng viết bài “chống bá quyền” bị treo bút, tống giam, truy tố về việc “phá hoại tình hữu nghị quốc tế”, hay “chống chính quyền trung ương”. Nói cách khác đó là khi Việt Nam và anh bạn láng giềng mà ai cũng biết là ai đấy đã “hội nhập” tới mức tinh thần dân tộc, tinh thần quốc gia bị xem là chủ nghĩa địa phương cục bộ, còn đấu tranh bảo vệ chủ quyền thì là hành động phạm pháp. Tuy nhiên tôi không tin vào cái kịch bản này. Ai lại thế, hẹ hẹ. Càng toàn cầu hóa thì tinh thần dân tộc, chủ nghĩa quốc gia càng mạnh chứ.
Đẹp đẽ nhất thì đó là ngày mà độc giả Việt Nam có thể mừng vui vì tàu vũ trụ Thăng Long đã hoàn thành nhiệm vụ trên trạm không gian quốc tế, hay ngày mà tin “cứu sống con sao la ở rừng Cúc Phương” lên tin nổi bật của nhiều tờ báo.
Và nếu như đã toàn cầu hóa đến mức này rồi thì hay nhỉ? “Tối 21/6, tại Nhà hát Broadway có vở… Tại rạp Hồng Hà có tuồng Tam Nữ đồ vương, hiện giờ vé đã được bán hết”.
Nói chung, đúng là tưởng tượng không bị đánh thuế! Nhưng dù sao cũng chẳng nên mơ màng quá kẻo lại rơi cái bịch xuống đất.
À, mà tôi nhớ ra rồi. Khi ngày đó tới, có khi tôi sẽ trở thành một “phóng viên thần học”, “phóng viên tâm linh” gì đấy cũng nên. Vì câu hỏi mà tôi đã băn khoăn suốt từ những năm còn bé xíu đến nay là: Có ma hay không? (Nói một cách khoa học là: Có sự sống sau khi chết hay không?). Chắc là tôi sẽ viết bài về vấn đề này, cố công tìm hiểu xem chuyện ma quỷ, kiếp sau… là có thật hay không có thật. Bởi vì tôi ghét tất cả những gì làm con người sợ hãi; giá có thể góp một phần nhỏ như hạt cát vào việc giải đáp những câu hỏi không lời đáp ấy thì hay quá. Hơn nữa, viết về các vấn đề ấy chẳng hay hơn là ra sức chứng minh Quốc hội phải độc lập với Chính phủ sao?
I dare not describe myself as a patriot. I just believe I am psychologically attached to my country.
Friday, 18 June 2010
Monday, 14 June 2010
Lại "ôn cố tri tân": Nhân chuyện Ba Vì, nhớ thủ đô hụt Xuân Hòa
Ngoài lề một tí, vui vui một tí: Khi tôi hỏi một nhân chứng (quan chức thời trước) rằng chủ trương mở rộng lên Xuân Hòa có đưa ra Quốc hội không (cũng biết câu trả lời rồi), ông nói như gắt lên: "Bù nhìn!".
Thế nghĩa là kiểu gì bây giờ cũng hơn, các bạn ạ. Vì bây giờ Quốc hội còn được hỏi ý kiến (có được lắng nghe hay không là chuyện khác, tính sau nhé).
http://phapluattp.vn/20100613113955584p0c1085/nhan-chuyen-ba-vi-nho-thu-do-hut-xuan-hoa.htm
+++++++
Gần đây, khi Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tới gần và dự án chuyển thủ đô hành chính lên Ba Vì bắt đầu gây dư luận, những câu chuyện về các ngôi thành cổ và thủ đô cũ của Việt Nam, cũng như các mốc phát triển Hà Nội, được nhắc tới nhiều. Thảng hoặc cũng có người nói tới một dự án diễn ra cách đây đã hơn 40 năm ở mảnh đất phía tây bắc Hà Nội ngày nay – Xuân Hòa. Rất ít người biết, hoặc còn nhớ rằng đã có một thời kỳ Xuân Hòa “suýt” trở thành thủ đô hành chính của Việt Nam.
Nằm cách Hà Nội khoảng 30 km về phía tây bắc, thị trấn Xuân Hòa giờ đây đã có dáng dấp của một đô thị với đường trải nhựa thẳng tắp, bùng binh và nhà hàng, quán nhậu… Mọi thứ thay đổi quá nhiều. Ít người biết rằng tại đây, vẫn còn lại dấu vết của một số công trình ngày xưa: Nền móng cũ của một tòa nhà dự định làm khách sạn 11 tầng, nay đã thành quán bia. Nhiều căn nhà “lắp ghép” thời bao cấp đã bị đập bỏ hết. Nhà máy xe đạp Xuân Hòa, chuyên sản xuất xe đạp, giờ là công ty nội thất Xuân Hòa, sản xuất bàn ghế và trang thiết bị nội thất.
Ông Mạc Hồng Quỳnh, sinh năm 1923, là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 247 – đơn vị tham gia việc xây dựng ở Xuân Hòa thời ấy. Ông nhớ lại, câu chuyện bắt đầu từ khoảng năm 1968-1969, khi Bộ Chính trị dự đoán máy bay Mỹ có thể đánh phá ác liệt vào Hà Nội. Nếu bị ném bom, đê vỡ, thì rất nguy hiểm vì Hà Nội đất thấp, sẽ thành vùng trũng. Do đó, ngày 2-8-1969, Bộ trưởng Bộ Kiến trúc lúc đó là ông Bùi Quang Tạo đã có báo cáo và trình bày quy hoạch mở rộng thủ đô. Bộ Chính trị quyết định: Xuân Hòa là địa điểm mở rộng Hà Nội. Tới ngày 22-11-1969, Phó Thủ tướng Đỗ Mười ký Quyết định 128/TTg về việc xây dựng lại thị xã Phúc Yên và xây dựng mới Xuân Hòa. (Trung đoàn 247 trực tiếp tham gia công việc này, và họ chính là tiền thân của công ty Cổ phần Xây dựng số 2 hiện nay, trực thuộc Vinaconex).
Như vậy, theo ông Mạc Hồng Quỳnh, đây đơn thuần là việc mở rộng Hà Nội, và xuất phát từ một lý do thuần túy “thời chiến”: tìm nơi đất cao để tránh nguy cơ ngập nước. Kiến trúc sư Phạm Sỹ Liêm - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội từ năm 1973 tới năm 1982 – cũng cho hay: “Xuân Hòa gần núi, tiện cho việc phòng thủ, phòng không. Quan trọng nhất là đất ở đó cũng khá cao, an toàn hơn. Hà Nội chỉ cao 6 mét so với mực nước biển, trong khi nước sông Hồng tới mùa lũ có thể đến 13-14 mét, nguy cơ gây ngập lụt rất cao, lúc nào Hà Nội cũng có thể bị uy hiếp một khi Mỹ ném bom vỡ đê. Nếu sang phía Xuân Hòa thì mối nguy ấy đỡ đi. Thế là bắt đầu triển khai xây dựng ở khu vực Xuân Hòa”.
Tiến về Xuân Hòa
Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Nói cách khác, việc xây mới Xuân Hòa đã vượt hơn mức “mở rộng thủ đô”. Bằng chứng là một loạt cơ quan hành chính, sự nghiệp bắt đầu lục tục chuyển lên Xuân Hòa. ĐH Kiến trúc (trực thuộc Bộ Kiến trúc, bây giờ là Bộ Xây dựng) là một trong những đơn vị tiên phong. Rồi Ban Cơ yếu Trung ương, trường Công nhân Kỹ thuật Việt – Xô, ĐH Tài chính, ĐH Sư phạm II… đều về cả Xuân Hòa. Một loạt cán bộ của Viện Quy hoạch thủ đô được giao nhiệm vụ tháp tùng Bộ trưởng Bùi Quang Tạo thực địa, khảo sát khu vực Đầm Vạc, được dự kiến là trung tâm thủ đô tương lai. Ngoài lý do rất “thời chiến” nêu trên, theo quan điểm thời ấy, Xuân Hòa có thêm một tiêu chuẩn để trở thành thủ đô mới, bởi lẽ nơi đây là vùng trung du, đất trung du, thích hợp với việc xây dựng mà không phù hợp cho trồng trọt, làm nông nghiệp. Do vậy, chuyển dời thủ đô về Xuân Hòa cũng có lợi về mặt sử dụng đất đai.
Một thành viên trong đoàn cán bộ của Viện Quy hoạch ngày ấy, kiến trúc sư Trần Thanh Vân, kể lại rằng những năm 1968-1969, bà thường xuyên phải đạp xe hoặc đi tàu đêm tới Vĩnh Yên, để chờ sáng hôm sau tháp tùng Bộ trưởng Kiến trúc Bùi Quang Tạo đi thực địa, chuẩn bị xây dựng khu trung tâm Đầm Vạc (ngày đó các công trình lớn đều do bộ trưởng của bộ có liên quan chỉ đạo trực tiếp). Trung tâm này dự kiến bao gồm cả khách sạn, công viên, hội trường, và một nơi gọi là “trung tâm hội nghị 81 đảng cộng sản” (?) theo sự nhớ của bà Trần Thanh Vân. Bà Vân cũng cho biết, mọi việc tiến hành rất khẩn trương, răm rắp. Đêm đêm, đèn huỳnh quang thắp sáng rực. Vài quả đồi ở Xuân Hòa bị san phẳng. Một đoạn đường bê tông dài mấy cây số cũng đã được thi công.
Theo quy hoạch dự kiến, Hà Nội 36 phố phường sẽ được bảo tồn nguyên trạng, dân số tối đa chỉ khoảng 1,2 triệu. Thành phố mới mở sẽ to rộng, hoành tráng, dân số từ 3 đến 5 triệu.
Chìm vào quên lãng
Nhưng việc thi công rầm rộ chỉ kéo dài vài năm, sau đó lắng dần. Cũng phải nói là, để đi tới việc ngừng “dự án” này, đã có sự tranh luận, nhiều người không tán thành, mà phản đối mạnh nhất là kỹ sư Trần Đại Nghĩa và kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh. Nhưng phải tới lúc “bên quân sự” có ý kiến thì việc xây dựng mới Xuân Hòa mới dừng, mặc dù theo ông Mạc Hồng Quỳnh thì nó còn “lai rai” cho mãi tới đầu những năm 80.
Ông Phạm Sỹ Liêm (sau này là Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội) giải thích: “Thật ra cũng đang trong thời kỳ chiến tranh, có rất nhiều việc khác, nên chuyện quy hoạch thủ đô ấy mới chỉ dừng ở đó thôi chứ chưa thành chủ trương hay quyết định gì thật rõ ràng lắm. Nhưng cái chính là xây một khu vực mới hoàn toàn thì tốn kém quá, phải nói thật là quá sức chúng ta. Thế cho nên tuy đã xây được mấy kilômét đường bê tông ở Xuân Hòa rồi, nhiều cơ quan hành chính và hình như có cả một số cơ sở quân sự đã lên đó rồi, mà cũng phải ngừng”. Còn nói như KTS Trần Thanh Vân là: “Một quyết định trọng đại đến cũng nhanh mà hủy đi cũng nhanh. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, không mấy ai muốn nhắc lại kỷ niệm thời đó làm gì”.
Bây giờ, câu chuyện “dời đô lên Xuân Hòa” chỉ còn lõm bõm trong trí nhớ những người từng trực tiếp tham gia công trình ở thời ấy. Phần đông cho rằng đó chưa phải là một chủ trương hoàn chỉnh, mới chỉ là ý định của một số ít người, chưa có sự nghiên cứu kỹ càng (tất nhiên không được đưa ra Quốc hội), nhưng cũng là do hoàn cảnh chiến tranh và chịu ảnh hưởng của tư duy thời chiến, tư duy nông nghiệp (chẳng hạn xây dựng ở Xuân Hòa để đỡ mất đất canh tác nông nghiệp).
Liên quan tới câu chuyện này, có một công trình lớn cũng được bắt đầu từ nửa đầu thập niên 70, kéo dài cho đến giữa thập niên 80, được mệnh danh là “công trình thế kỷ” vì tầm vóc và quy mô đồ sộ của nó vào thời gian ấy. Đó là cây cầu bắc qua sông Hồng, mang tên Thăng Long.
Kỳ sau: Cầu Thăng Long – “Hồng Hà đại kiều”
Thế nghĩa là kiểu gì bây giờ cũng hơn, các bạn ạ. Vì bây giờ Quốc hội còn được hỏi ý kiến (có được lắng nghe hay không là chuyện khác, tính sau nhé).
http://phapluattp.vn/20100613113955584p0c1085/nhan-chuyen-ba-vi-nho-thu-do-hut-xuan-hoa.htm
+++++++
Gần đây, khi Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tới gần và dự án chuyển thủ đô hành chính lên Ba Vì bắt đầu gây dư luận, những câu chuyện về các ngôi thành cổ và thủ đô cũ của Việt Nam, cũng như các mốc phát triển Hà Nội, được nhắc tới nhiều. Thảng hoặc cũng có người nói tới một dự án diễn ra cách đây đã hơn 40 năm ở mảnh đất phía tây bắc Hà Nội ngày nay – Xuân Hòa. Rất ít người biết, hoặc còn nhớ rằng đã có một thời kỳ Xuân Hòa “suýt” trở thành thủ đô hành chính của Việt Nam.
Nằm cách Hà Nội khoảng 30 km về phía tây bắc, thị trấn Xuân Hòa giờ đây đã có dáng dấp của một đô thị với đường trải nhựa thẳng tắp, bùng binh và nhà hàng, quán nhậu… Mọi thứ thay đổi quá nhiều. Ít người biết rằng tại đây, vẫn còn lại dấu vết của một số công trình ngày xưa: Nền móng cũ của một tòa nhà dự định làm khách sạn 11 tầng, nay đã thành quán bia. Nhiều căn nhà “lắp ghép” thời bao cấp đã bị đập bỏ hết. Nhà máy xe đạp Xuân Hòa, chuyên sản xuất xe đạp, giờ là công ty nội thất Xuân Hòa, sản xuất bàn ghế và trang thiết bị nội thất.
Ông Mạc Hồng Quỳnh, sinh năm 1923, là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 247 – đơn vị tham gia việc xây dựng ở Xuân Hòa thời ấy. Ông nhớ lại, câu chuyện bắt đầu từ khoảng năm 1968-1969, khi Bộ Chính trị dự đoán máy bay Mỹ có thể đánh phá ác liệt vào Hà Nội. Nếu bị ném bom, đê vỡ, thì rất nguy hiểm vì Hà Nội đất thấp, sẽ thành vùng trũng. Do đó, ngày 2-8-1969, Bộ trưởng Bộ Kiến trúc lúc đó là ông Bùi Quang Tạo đã có báo cáo và trình bày quy hoạch mở rộng thủ đô. Bộ Chính trị quyết định: Xuân Hòa là địa điểm mở rộng Hà Nội. Tới ngày 22-11-1969, Phó Thủ tướng Đỗ Mười ký Quyết định 128/TTg về việc xây dựng lại thị xã Phúc Yên và xây dựng mới Xuân Hòa. (Trung đoàn 247 trực tiếp tham gia công việc này, và họ chính là tiền thân của công ty Cổ phần Xây dựng số 2 hiện nay, trực thuộc Vinaconex).
Như vậy, theo ông Mạc Hồng Quỳnh, đây đơn thuần là việc mở rộng Hà Nội, và xuất phát từ một lý do thuần túy “thời chiến”: tìm nơi đất cao để tránh nguy cơ ngập nước. Kiến trúc sư Phạm Sỹ Liêm - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội từ năm 1973 tới năm 1982 – cũng cho hay: “Xuân Hòa gần núi, tiện cho việc phòng thủ, phòng không. Quan trọng nhất là đất ở đó cũng khá cao, an toàn hơn. Hà Nội chỉ cao 6 mét so với mực nước biển, trong khi nước sông Hồng tới mùa lũ có thể đến 13-14 mét, nguy cơ gây ngập lụt rất cao, lúc nào Hà Nội cũng có thể bị uy hiếp một khi Mỹ ném bom vỡ đê. Nếu sang phía Xuân Hòa thì mối nguy ấy đỡ đi. Thế là bắt đầu triển khai xây dựng ở khu vực Xuân Hòa”.
Tiến về Xuân Hòa
Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Nói cách khác, việc xây mới Xuân Hòa đã vượt hơn mức “mở rộng thủ đô”. Bằng chứng là một loạt cơ quan hành chính, sự nghiệp bắt đầu lục tục chuyển lên Xuân Hòa. ĐH Kiến trúc (trực thuộc Bộ Kiến trúc, bây giờ là Bộ Xây dựng) là một trong những đơn vị tiên phong. Rồi Ban Cơ yếu Trung ương, trường Công nhân Kỹ thuật Việt – Xô, ĐH Tài chính, ĐH Sư phạm II… đều về cả Xuân Hòa. Một loạt cán bộ của Viện Quy hoạch thủ đô được giao nhiệm vụ tháp tùng Bộ trưởng Bùi Quang Tạo thực địa, khảo sát khu vực Đầm Vạc, được dự kiến là trung tâm thủ đô tương lai. Ngoài lý do rất “thời chiến” nêu trên, theo quan điểm thời ấy, Xuân Hòa có thêm một tiêu chuẩn để trở thành thủ đô mới, bởi lẽ nơi đây là vùng trung du, đất trung du, thích hợp với việc xây dựng mà không phù hợp cho trồng trọt, làm nông nghiệp. Do vậy, chuyển dời thủ đô về Xuân Hòa cũng có lợi về mặt sử dụng đất đai.
Một thành viên trong đoàn cán bộ của Viện Quy hoạch ngày ấy, kiến trúc sư Trần Thanh Vân, kể lại rằng những năm 1968-1969, bà thường xuyên phải đạp xe hoặc đi tàu đêm tới Vĩnh Yên, để chờ sáng hôm sau tháp tùng Bộ trưởng Kiến trúc Bùi Quang Tạo đi thực địa, chuẩn bị xây dựng khu trung tâm Đầm Vạc (ngày đó các công trình lớn đều do bộ trưởng của bộ có liên quan chỉ đạo trực tiếp). Trung tâm này dự kiến bao gồm cả khách sạn, công viên, hội trường, và một nơi gọi là “trung tâm hội nghị 81 đảng cộng sản” (?) theo sự nhớ của bà Trần Thanh Vân. Bà Vân cũng cho biết, mọi việc tiến hành rất khẩn trương, răm rắp. Đêm đêm, đèn huỳnh quang thắp sáng rực. Vài quả đồi ở Xuân Hòa bị san phẳng. Một đoạn đường bê tông dài mấy cây số cũng đã được thi công.
Theo quy hoạch dự kiến, Hà Nội 36 phố phường sẽ được bảo tồn nguyên trạng, dân số tối đa chỉ khoảng 1,2 triệu. Thành phố mới mở sẽ to rộng, hoành tráng, dân số từ 3 đến 5 triệu.
Chìm vào quên lãng
Nhưng việc thi công rầm rộ chỉ kéo dài vài năm, sau đó lắng dần. Cũng phải nói là, để đi tới việc ngừng “dự án” này, đã có sự tranh luận, nhiều người không tán thành, mà phản đối mạnh nhất là kỹ sư Trần Đại Nghĩa và kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh. Nhưng phải tới lúc “bên quân sự” có ý kiến thì việc xây dựng mới Xuân Hòa mới dừng, mặc dù theo ông Mạc Hồng Quỳnh thì nó còn “lai rai” cho mãi tới đầu những năm 80.
Ông Phạm Sỹ Liêm (sau này là Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội) giải thích: “Thật ra cũng đang trong thời kỳ chiến tranh, có rất nhiều việc khác, nên chuyện quy hoạch thủ đô ấy mới chỉ dừng ở đó thôi chứ chưa thành chủ trương hay quyết định gì thật rõ ràng lắm. Nhưng cái chính là xây một khu vực mới hoàn toàn thì tốn kém quá, phải nói thật là quá sức chúng ta. Thế cho nên tuy đã xây được mấy kilômét đường bê tông ở Xuân Hòa rồi, nhiều cơ quan hành chính và hình như có cả một số cơ sở quân sự đã lên đó rồi, mà cũng phải ngừng”. Còn nói như KTS Trần Thanh Vân là: “Một quyết định trọng đại đến cũng nhanh mà hủy đi cũng nhanh. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, không mấy ai muốn nhắc lại kỷ niệm thời đó làm gì”.
Bây giờ, câu chuyện “dời đô lên Xuân Hòa” chỉ còn lõm bõm trong trí nhớ những người từng trực tiếp tham gia công trình ở thời ấy. Phần đông cho rằng đó chưa phải là một chủ trương hoàn chỉnh, mới chỉ là ý định của một số ít người, chưa có sự nghiên cứu kỹ càng (tất nhiên không được đưa ra Quốc hội), nhưng cũng là do hoàn cảnh chiến tranh và chịu ảnh hưởng của tư duy thời chiến, tư duy nông nghiệp (chẳng hạn xây dựng ở Xuân Hòa để đỡ mất đất canh tác nông nghiệp).
Liên quan tới câu chuyện này, có một công trình lớn cũng được bắt đầu từ nửa đầu thập niên 70, kéo dài cho đến giữa thập niên 80, được mệnh danh là “công trình thế kỷ” vì tầm vóc và quy mô đồ sộ của nó vào thời gian ấy. Đó là cây cầu bắc qua sông Hồng, mang tên Thăng Long.
Kỳ sau: Cầu Thăng Long – “Hồng Hà đại kiều”
Sunday, 6 June 2010
Phong thủy xây thành (bài 3): Giữ vượng khí muôn đời cho đất Thăng Long
Đây là bài thứ ba trong loạt bài về phong thủy xây thành. Xin trần tình trước với bạn đọc: Các bài viết của tôi về chủ đề này không nhằm khẳng định bất cứ điều gì về tính khoa học hay phi khoa học của phong thủy, không mang hàm ý hoan nghênh hay bài bác phong thủy, hoặc phân biệt địa phương này với địa phương khác ở Việt Nam. Nếu có câu từ nào khiến bạn đọc hiểu theo ý ngược lại điều này thì đó là lỗi diễn đạt của tôi.
* * *
Dạo bước dưới chân thành cổ nhà Hồ, tha thẩn trong thành nội Huế, hay thắp nén nhang trong thành Cổ Loa, người ta khó mà không bồi hồi khó tả, khi cảm thấy quá khứ xa xưa như đang vọng về trong từng ngọn cỏ, lớp đá, từng viên gạch cũ…; khi nhìn lại những nơi mà theo sử sách mô tả, từng là chốn lầu son gác tía nguy nga tráng lệ ngày xưa, nay chỉ còn là phế tích.
Việt Nam từ buổi lập nước tới nay, trải qua các thời đại, đã có nhiều kinh đô: thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Hoa Lư (Ninh Bình), Thăng Long - Đông Đô (Hà Nội), kinh thành Huế. Nhà Hồ (1400-1407) và nhà Mạc (1527-1592) bị sử cũ coi là “ngụy triều”, cũng có lập thành Tây Đô ở Thanh Hóa và thành nhà Mạc ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Theo các chuyên gia sử học và khảo cổ học, về kiến trúc mà xét, cấu trúc điển hình của một tòa thành, với tư cách một kinh đô, bao giờ cũng gồm ba phần căn bản làm nên “tam trùng thành quách”: La Thành là vòng bảo vệ ngoài cùng, Hoàng Thành là lớp giữa, và Tử Cấm Thành là vòng trong cùng, nơi chỉ có vua và những người cực kỳ thân cận của vua được đi lại. Đến nay, ở nước ta, phần lớn các ngôi thành đều đã hoang phế, nhiều chỗ chỉ còn để lại dấu vết.
Còn về phương diện phong thủy, xây thành bao giờ cũng được coi là một câu chuyện đậm tính tâm linh, từ chọn hướng đất tới hoạch định kiến trúc, rồi trấn yểm, giữ thành. Những chuyện ấy luôn thần bí và chính vì thế, luôn thu hút sự tò mò của dân chúng. Người viết bài này đã tìm gặp một vài chuyên gia phong thủy địa lý chân truyền (ẩn danh) ở Hà Nội để tìm hiểu về thuật phong thủy của người xưa khi xây thành, và được nghe khẳng định rằng: “Trong tất cả các kinh thành trên toàn cõi nước Nam, chỉ Hà Nội là có vượng khí rực rỡ với thế phong thủy hoàn hảo và rộng lớn, sẽ là thủ đô muôn đời của Việt Nam, không thể nào di chuyển”.
Từ truyền thuyết “Cao Biền trấn yểm”…
Theo các nhà nghiên cứu về phong thủy này, tất cả thành quách dù lớn dù nhỏ đều là nơi phồn hoa đô hội, dân chúng tụ tập, “bé thì là thị trấn, thị tứ, lớn thì làm thành phố, cực thủ thì trở thành thủ đô”. Tất cả thành quách đều có sông núi bao quanh, như Tây Đô có sông Mã, sông Bưởi và núi Thổ Tượng, Đún Sơn; kinh đô Huế có sông Hương, núi Ngự… Hà Nội lấy núi Ba Vì làm tọa sơn, phía tả có tay long chạy từ Tam Đảo chạy ra tận Quảng Ninh, phía hữu có tay hổ là dãy núi chạy dài qua Ninh Bình, Tam Điệp, ra cửa biển Thần Phù. Tay long dài, tay hổ ngắn, tạo thành thế “Long bão Hổ” không gì quý bằng. Đằng trước là cả một vùng châu thổ sông Hồng làm “minh đường” (được hiểu như khoảng đất, khoảng sân trống trước cửa nhà), rộng mênh mông, xa hơn nữa là Biển Đông vỗ sóng. Đó là một thế đất cực vượng, đúng như Lý Thái Tổ đã tuyên trong chiếu dời đô năm Canh Tuất 1010: “Thành Đại La (…) ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
Đi sâu hơn, các nhà nghiên cứu phong thủy trên cho rằng thành Hà Nội dồi dào vượng khí là nhờ có long mạch quá đẹp, long mạch đó chính là Hồ Tây và các con sông, hồ khác ở Hà thành chứ không nằm ở Ba Vì: “Hồ Tây lấy nước từ sông Hồng, rồi đổ vào các con sông chảy quanh Hà Nội, đó là mạch long cực đẹp. Về mặt địa lý mà nói thì Hà Nội có thế rồng hổ vững như thế, có sông hồ đẹp như thế, là nơi tụ khí rất tốt. Mà nguyên tắc của phong thủy là khí tụ thì vật tụ, vật tụ thì tài tụ, tài tụ thì người tụ lại. Hội được nhiều yếu tố tốt đẹp như thế nên Lý Thái Tổ mới lấy đất này làm nơi đóng đô nghìn năm, và nó sẽ còn thịnh vượng mãi mãi, nếu được tu bổ”.
Truyền thuyết kể rằng, viên Tiết độ sứ của nhà Đường là Cao Biền, ở Giao Châu từ năm 866 tới năm 875, đã cưỡi diều giấy nhìn về Hà Nội ngắm địa thế, thấy khí vàng tía bốc lên. Biền biết đây là đất của đế đô và xứ Giao Châu này có khí đế vương, tức là khí độc lập dân tộc rất mạnh, người tài đời nào cũng có, không khi nào chịu làm nô lệ, làm quận huyện cho ngoại bang. Y bèn tìm cách trấn yểm, cắt đứt các long mạch để dứt mầm “phản loạn” đi. Nhưng cao tay mấy cũng không thắng nổi mệnh trời vì vượng khí nước Nam quá mạnh: Cao Biền đang hành sự thì bị đá trên núi lăn xuống làm gãy chân, không bắt quyết niệm chú được... Câu chuyện đầy màu sắc hoang đường này có lẽ nhằm nói rằng khí phách của dân tộc đã làm cả đến thế lực phù thủy hắc ám cũng phải bó tay thất bại. Và quả thực, Việt Nam từ buổi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, dù mạnh dù yếu, đã luôn ở thế độc lập với ngoại bang: “Non sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”, “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có”. Những đời vua luồn cúi ngoại bang đều thảm bại nhanh chóng và bị dân chúng lên án nghìn năm, như vua nhà Mạc hay Lê Chiêu Thống nhà Lê.
… đến chuyện giữ gìn long mạch cho Hà Nội
Thuật phong thủy khẳng định, các thành phố lớn trên thế giới đều phải gắn liền với sông hồ, có sông hồ làm nơi tụ khí. Nhìn trên giác độ khoa học, đó phải chăng là do thời xưa, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, giao thông khó khăn, người ta cần “tụ” về các khu vực có sông có nước để dễ bề đi lại, vận chuyển (bằng đường thủy)? Ngoài ra, điều này còn có thể xuất phát từ những lý do đã được nhắc tới nhiều, như môi trường sông nước thường là nơi khí hậu trong lành, mát mẻ, tốt cho sức khỏe và sinh hoạt của con người. Trong lịch sử, các đô thị lớn ở nhiều nước trên thế giới đều có một dòng sông lớn chảy trong lòng thành phố. Như thủ đô Washington DC của nước Mỹ có sông Potomac, Paris có sông Seine, London có sông Thames, Thượng Hải có sông Hoàng Phố… Đó đều là những con sông đẹp đẽ, thơ mộng, tô điểm cho cảnh quan. Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên mà trong quá khứ, khi còn chưa có khái niệm “quy hoạch” hiện đại, mảnh đất nơi những sông này chảy qua đã được dân chúng lựa chọn mà tụ về, dần dà trở thành thủ đô hay thành phố lớn.
So với các kinh đô cổ khác ở Việt Nam (cũng đều có núi có sông bao bọc), thì Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội vẫn là nơi linh khí mạnh nhất do hội đủ các yếu tố tích cực về địa thế. Những nơi khác, dù sông núi bao quanh, thảy đều không đủ mạnh, không đủ lực. Ví như thành Tây Đô của nhà Hồ ở Thanh Hóa chỉ là phần kéo dài của “tay hổ” ở Hà Nội, nên không tồn tại được lâu. Nhà Mạc chọn Cao Bằng tuy đất đai hiểm trở nhưng chỉ có núi đồi, đường đi khó khăn, không chứa được muôn dân, không thể hội tụ dân về định đô muôn đời. Xứ Huế với sông Hương núi Ngự, thì núi không cao, sông không sâu, nước chảy lờ đờ, đất không rộng rãi, nên chỉ làm thành phố chứ không làm thủ đô được. Giới phong thủy cũng có người nghiên cứu cả Sài Gòn – thủ phủ của miền Nam trước 1975: “Ở đây chỉ có sông nước mênh mông bao la chứ không có thế rồng cuộn hổ chầu. Thành quách trống trải, đất rộng nhưng mỏng... Đó là thế đất không chỗ dựa, có thể tụ tập được muôn dân nhưng không giữ được muôn dân. Không thể là thủ đô muôn đời, đại diện cho đất nước được”.
Gạt bỏ những yếu tố tâm linh chưa giải thích được ngay một cách rộng rãi, thì thuật phong thủy nhấn mạnh rằng Hà Nội, với long mạch rất đẹp là Hồ Tây, sông Hồng, vượng vô cùng cho nên sẽ là đế đô muôn đời của Việt Nam. Đất nước Việt Nam cũng sẽ trường tồn, với điều kiện Hà Nội được vững mạnh. Nhưng thế phong thủy của Hà Nội đã bị đã bị hư hại đi nhiều, cần phải được chấn chỉnh khẩn trương và toàn diện để làm kinh đô của một quốc gia độc lập và hùng mạnh. Muốn vậy thì con người phải hiểu biết về quê hương đất nước, về địa lý, lịch sử, văn hóa… để cải tạo, bảo vệ, khơi thông cho sông hồ sạch sẽ, nhằm giữ long mạch, nuôi khí thiêng. Một nhà nghiên cứu phong thủy lâu năm khẳng định: “Sông hồ là mạch máu của Hà Nội, Hà Nội muốn tụ khí phải có hệ thống sông hồ đẹp đẽ, trong mát, thay vì đen sì như nước “cống Tô Lịch” hay bị lấp kín như hồ Bảy Mẫu, làm mạch máu yếu đi. Đấy mới là tâm linh, chứ chẳng có cái trục nào cả”.
* * *
Dạo bước dưới chân thành cổ nhà Hồ, tha thẩn trong thành nội Huế, hay thắp nén nhang trong thành Cổ Loa, người ta khó mà không bồi hồi khó tả, khi cảm thấy quá khứ xa xưa như đang vọng về trong từng ngọn cỏ, lớp đá, từng viên gạch cũ…; khi nhìn lại những nơi mà theo sử sách mô tả, từng là chốn lầu son gác tía nguy nga tráng lệ ngày xưa, nay chỉ còn là phế tích.
Việt Nam từ buổi lập nước tới nay, trải qua các thời đại, đã có nhiều kinh đô: thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Hoa Lư (Ninh Bình), Thăng Long - Đông Đô (Hà Nội), kinh thành Huế. Nhà Hồ (1400-1407) và nhà Mạc (1527-1592) bị sử cũ coi là “ngụy triều”, cũng có lập thành Tây Đô ở Thanh Hóa và thành nhà Mạc ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Theo các chuyên gia sử học và khảo cổ học, về kiến trúc mà xét, cấu trúc điển hình của một tòa thành, với tư cách một kinh đô, bao giờ cũng gồm ba phần căn bản làm nên “tam trùng thành quách”: La Thành là vòng bảo vệ ngoài cùng, Hoàng Thành là lớp giữa, và Tử Cấm Thành là vòng trong cùng, nơi chỉ có vua và những người cực kỳ thân cận của vua được đi lại. Đến nay, ở nước ta, phần lớn các ngôi thành đều đã hoang phế, nhiều chỗ chỉ còn để lại dấu vết.
Còn về phương diện phong thủy, xây thành bao giờ cũng được coi là một câu chuyện đậm tính tâm linh, từ chọn hướng đất tới hoạch định kiến trúc, rồi trấn yểm, giữ thành. Những chuyện ấy luôn thần bí và chính vì thế, luôn thu hút sự tò mò của dân chúng. Người viết bài này đã tìm gặp một vài chuyên gia phong thủy địa lý chân truyền (ẩn danh) ở Hà Nội để tìm hiểu về thuật phong thủy của người xưa khi xây thành, và được nghe khẳng định rằng: “Trong tất cả các kinh thành trên toàn cõi nước Nam, chỉ Hà Nội là có vượng khí rực rỡ với thế phong thủy hoàn hảo và rộng lớn, sẽ là thủ đô muôn đời của Việt Nam, không thể nào di chuyển”.
Từ truyền thuyết “Cao Biền trấn yểm”…
Theo các nhà nghiên cứu về phong thủy này, tất cả thành quách dù lớn dù nhỏ đều là nơi phồn hoa đô hội, dân chúng tụ tập, “bé thì là thị trấn, thị tứ, lớn thì làm thành phố, cực thủ thì trở thành thủ đô”. Tất cả thành quách đều có sông núi bao quanh, như Tây Đô có sông Mã, sông Bưởi và núi Thổ Tượng, Đún Sơn; kinh đô Huế có sông Hương, núi Ngự… Hà Nội lấy núi Ba Vì làm tọa sơn, phía tả có tay long chạy từ Tam Đảo chạy ra tận Quảng Ninh, phía hữu có tay hổ là dãy núi chạy dài qua Ninh Bình, Tam Điệp, ra cửa biển Thần Phù. Tay long dài, tay hổ ngắn, tạo thành thế “Long bão Hổ” không gì quý bằng. Đằng trước là cả một vùng châu thổ sông Hồng làm “minh đường” (được hiểu như khoảng đất, khoảng sân trống trước cửa nhà), rộng mênh mông, xa hơn nữa là Biển Đông vỗ sóng. Đó là một thế đất cực vượng, đúng như Lý Thái Tổ đã tuyên trong chiếu dời đô năm Canh Tuất 1010: “Thành Đại La (…) ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Đại Việt Sử ký Toàn thư, bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
Đi sâu hơn, các nhà nghiên cứu phong thủy trên cho rằng thành Hà Nội dồi dào vượng khí là nhờ có long mạch quá đẹp, long mạch đó chính là Hồ Tây và các con sông, hồ khác ở Hà thành chứ không nằm ở Ba Vì: “Hồ Tây lấy nước từ sông Hồng, rồi đổ vào các con sông chảy quanh Hà Nội, đó là mạch long cực đẹp. Về mặt địa lý mà nói thì Hà Nội có thế rồng hổ vững như thế, có sông hồ đẹp như thế, là nơi tụ khí rất tốt. Mà nguyên tắc của phong thủy là khí tụ thì vật tụ, vật tụ thì tài tụ, tài tụ thì người tụ lại. Hội được nhiều yếu tố tốt đẹp như thế nên Lý Thái Tổ mới lấy đất này làm nơi đóng đô nghìn năm, và nó sẽ còn thịnh vượng mãi mãi, nếu được tu bổ”.
Truyền thuyết kể rằng, viên Tiết độ sứ của nhà Đường là Cao Biền, ở Giao Châu từ năm 866 tới năm 875, đã cưỡi diều giấy nhìn về Hà Nội ngắm địa thế, thấy khí vàng tía bốc lên. Biền biết đây là đất của đế đô và xứ Giao Châu này có khí đế vương, tức là khí độc lập dân tộc rất mạnh, người tài đời nào cũng có, không khi nào chịu làm nô lệ, làm quận huyện cho ngoại bang. Y bèn tìm cách trấn yểm, cắt đứt các long mạch để dứt mầm “phản loạn” đi. Nhưng cao tay mấy cũng không thắng nổi mệnh trời vì vượng khí nước Nam quá mạnh: Cao Biền đang hành sự thì bị đá trên núi lăn xuống làm gãy chân, không bắt quyết niệm chú được... Câu chuyện đầy màu sắc hoang đường này có lẽ nhằm nói rằng khí phách của dân tộc đã làm cả đến thế lực phù thủy hắc ám cũng phải bó tay thất bại. Và quả thực, Việt Nam từ buổi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, dù mạnh dù yếu, đã luôn ở thế độc lập với ngoại bang: “Non sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”, “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có”. Những đời vua luồn cúi ngoại bang đều thảm bại nhanh chóng và bị dân chúng lên án nghìn năm, như vua nhà Mạc hay Lê Chiêu Thống nhà Lê.
… đến chuyện giữ gìn long mạch cho Hà Nội
Thuật phong thủy khẳng định, các thành phố lớn trên thế giới đều phải gắn liền với sông hồ, có sông hồ làm nơi tụ khí. Nhìn trên giác độ khoa học, đó phải chăng là do thời xưa, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, giao thông khó khăn, người ta cần “tụ” về các khu vực có sông có nước để dễ bề đi lại, vận chuyển (bằng đường thủy)? Ngoài ra, điều này còn có thể xuất phát từ những lý do đã được nhắc tới nhiều, như môi trường sông nước thường là nơi khí hậu trong lành, mát mẻ, tốt cho sức khỏe và sinh hoạt của con người. Trong lịch sử, các đô thị lớn ở nhiều nước trên thế giới đều có một dòng sông lớn chảy trong lòng thành phố. Như thủ đô Washington DC của nước Mỹ có sông Potomac, Paris có sông Seine, London có sông Thames, Thượng Hải có sông Hoàng Phố… Đó đều là những con sông đẹp đẽ, thơ mộng, tô điểm cho cảnh quan. Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên mà trong quá khứ, khi còn chưa có khái niệm “quy hoạch” hiện đại, mảnh đất nơi những sông này chảy qua đã được dân chúng lựa chọn mà tụ về, dần dà trở thành thủ đô hay thành phố lớn.
So với các kinh đô cổ khác ở Việt Nam (cũng đều có núi có sông bao bọc), thì Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội vẫn là nơi linh khí mạnh nhất do hội đủ các yếu tố tích cực về địa thế. Những nơi khác, dù sông núi bao quanh, thảy đều không đủ mạnh, không đủ lực. Ví như thành Tây Đô của nhà Hồ ở Thanh Hóa chỉ là phần kéo dài của “tay hổ” ở Hà Nội, nên không tồn tại được lâu. Nhà Mạc chọn Cao Bằng tuy đất đai hiểm trở nhưng chỉ có núi đồi, đường đi khó khăn, không chứa được muôn dân, không thể hội tụ dân về định đô muôn đời. Xứ Huế với sông Hương núi Ngự, thì núi không cao, sông không sâu, nước chảy lờ đờ, đất không rộng rãi, nên chỉ làm thành phố chứ không làm thủ đô được. Giới phong thủy cũng có người nghiên cứu cả Sài Gòn – thủ phủ của miền Nam trước 1975: “Ở đây chỉ có sông nước mênh mông bao la chứ không có thế rồng cuộn hổ chầu. Thành quách trống trải, đất rộng nhưng mỏng... Đó là thế đất không chỗ dựa, có thể tụ tập được muôn dân nhưng không giữ được muôn dân. Không thể là thủ đô muôn đời, đại diện cho đất nước được”.
Gạt bỏ những yếu tố tâm linh chưa giải thích được ngay một cách rộng rãi, thì thuật phong thủy nhấn mạnh rằng Hà Nội, với long mạch rất đẹp là Hồ Tây, sông Hồng, vượng vô cùng cho nên sẽ là đế đô muôn đời của Việt Nam. Đất nước Việt Nam cũng sẽ trường tồn, với điều kiện Hà Nội được vững mạnh. Nhưng thế phong thủy của Hà Nội đã bị đã bị hư hại đi nhiều, cần phải được chấn chỉnh khẩn trương và toàn diện để làm kinh đô của một quốc gia độc lập và hùng mạnh. Muốn vậy thì con người phải hiểu biết về quê hương đất nước, về địa lý, lịch sử, văn hóa… để cải tạo, bảo vệ, khơi thông cho sông hồ sạch sẽ, nhằm giữ long mạch, nuôi khí thiêng. Một nhà nghiên cứu phong thủy lâu năm khẳng định: “Sông hồ là mạch máu của Hà Nội, Hà Nội muốn tụ khí phải có hệ thống sông hồ đẹp đẽ, trong mát, thay vì đen sì như nước “cống Tô Lịch” hay bị lấp kín như hồ Bảy Mẫu, làm mạch máu yếu đi. Đấy mới là tâm linh, chứ chẳng có cái trục nào cả”.
Tuesday, 1 June 2010
Phong thủy xây thành (bài 1): Tây Đô thành hoài cổ
Đây là loạt bài viết về thuật phong thủy trong chọn đất xây thành, dời đô v.v., nhân dịp Quốc hội sắp bàn về dự án xây dựng trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì. Khi viết, mặc dù tôi cố gắng không tạo một cảm giác nào về sự dị đoan, phi lịch sử, phi khoa học v.v. nhưng chắc chắn bài không thể tránh được những lỗi nào đó liên quan tới các lĩnh vực sử học, phong thủy cũng như Hán văn. Mong bạn đọc vui lòng chỉ giáo. Xin chân thành cảm ơn.
+++++++++++
http://phapluattp.vn/20100531112024957p0c1015/bai-1-tay-do-thanh-hoai-co.htm
Từ thành phố Thanh Hóa, đi về phía tây khoảng hơn 50 km, qua ngã ba Kim Tân thêm chừng 1 cây số nữa, sẽ thấy nơi cuối con đường hiện sừng sững một cổng thành đá ba vòm uốn cong, dưới chân tường cỏ phủ xanh. Đó là cổng chính của một tòa thành cổ, ra đời từ cách đây đã hơn 600 năm: Tây Đô, hay như chúng ta thời nay gọi, “thành nhà Hồ”.
Vào những ngày này, Ban Quản lý Di tích và thành phố Thanh Hóa đang trong quá trình chờ UNESCO xét duyệt hồ sơ công nhận thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới, nếu không có gì thay đổi thì năm 2011 sẽ có kết quả. Xét về phương diện kiến trúc, công trình khá độc đáo, theo nhận định của Ban Quản lý thì “cả khu vực Đông Nam Á không có ngôi thành nào thế này”. Độc đáo bởi lẽ, toàn bộ thành xây bằng đá; những tảng đá lớn nặng 2-3 tấn, có khối nặng tới 20 tấn, được xếp vào nhau cực kỳ khít khao, bằng phẳng mà không hề dùng vữa. Tổng diện tích bề mặt đá đo được (mặt ngoài, chưa tính phần lõi) là hơn 10 triệu mét vuông. Người đời nay tới thăm thành có thể kinh ngạc, không hiểu làm cách nào mà thời Hồ (cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15), phu xây thành lại có thể di chuyển những khối đá lớn như thế để xây nên những bức tường có chiều cao trung bình 5-6 mét, cổng mái vòm gần 10 mét. Đó là chưa kể các tảng đá đều được mài nhẵn, vuông vức, xếp rất khít vào nhau. Nhà nghiên cứu người Pháp L.Bezacier từng nhận xét vào đầu thế kỷ 20: “Ngôi thành này là một mẫu mực độc nhất về việc sử dụng những khối đá vôi to lớn, được đẽo gọt và ghép một cách rất tài tình...”. Vì lý do này, Tây Đô còn có được gọi là “thạch thành”, nghĩa là thành đá.
Trải qua sáu thế kỷ, một số bức tường đã bị sạt lở, song bốn cổng thành vẫn còn nguyên, trong đó chỉ riêng cổng Nam (cổng chính, mặt tiền) là có ba vòm, các cổng Bắc, Đông, Tây đều “đơn môn” (một cửa). Chiều dài từ cổng Bắc tới cổng Nam là 880 mét, Đông sang Tây 877 mét, tức là tổng diện tích nội thành gần 1 km vuông. Các kiến trúc khác mà sử sách có ghi lại như La Thành (vòng thành ngoài cùng), điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ, v.v. đều không còn nữa, chỉ để lại dấu tích.
Tây Đô độc đáo còn vì đây là ngôi thành đã chứng kiến bảy năm tồn tại của nhà Hồ - một triều đại yểu mệnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông vua nổi tiếng của triều đại này – Hồ Quý Ly – được ghi nhận như là một nhà cải cách đầy tham vọng, đã dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, xây một ngôi “thạch thành” kiên cố đủ cả tường cao, hào sâu, trên vùng đất mà chính ông nhận xét là “long xà ẩm thủy”, “rồng chầu rắn cuộn”. Vậy mà khi quân Minh kéo sang, vua quan Hồ Quý Ly thua chạy dài, thành Hồ chưa (kịp) bị tấn công ngày nào đã thất thủ.
“Thế đất xung quanh còn non lắm”
Thành nhà Hồ được xây dựng vào năm Đinh Sửu 1397. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi lại: “Mùa xuân, tháng giêng, (Quý Ly) sai Lại Bộ Thượng Thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh đi xem đất và đo đạc động An Tôn, phủ Thanh Hóa, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, có ý muốn dời kinh đô đến đấy, tháng ba thì công việc hoàn tất”. Chi tiết làm nhiều người ngờ vực là nếu vậy thì thành được xây dựng chỉ trong có ba tháng. Điều này cần được kiểm định, còn theo giới nghiên cứu, thì Hồ Quý Ly đã có sự tính toán, chuẩn bị rất kỹ cho việc chọn đất xây thành, ít nhất là về mặt phong thủy. Thời đó, khu đất xây thành được bao quanh bởi cả sông và núi: Từ cổng Tây đi ra có dòng sông Mã. Phía đông có dòng sông Bưởi. Phía bắc gối đầu vào núi Thổ Tượng, còn gọi là núi Voi. Cổng chính mở ra hướng nam, tiến thẳng về Đún Sơn (tức núi Đún theo tiếng địa phương), là nơi đặt đàn tế Nam Giao - một trong bốn đàn tế xã tắc còn lại ở Việt Nam đến ngày nay. Hồ Quý Ly rất tâm đắc với mảnh đất này, cho là đắc địa, có thể xây nền đế nghiệp lâu dài, bởi sông Mã lớn như con rồng chầu phía tây, sông Bưởi nhỏ hơn uốn lượn như con rắn cuộn phía đông. Hai bên là sông, trước mặt sau lưng là núi, thế vững như vậy, đây hẳn là “mảnh đất long xà ẩm thủy, có thể ở được lục thập niên ký” (tức là trên dưới 60 năm).
Tiếc thay, không được như mong đợi của Hồ Quý Ly, nhà Hồ chỉ thọ được thất niên. Dân gian có vài giai thoại đồn rằng thảm bại của họ Hồ xuất phát từ sai lầm trong phong thủy xây thành. Giai thoại thứ nhất kể, Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng thư can nhưng Quý Ly không nghe. Thư viết: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ (tức Thăng Long) có núi Tản Viên, có sông Lô, Nhị, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất ấy làm nơi sâu gốc bền rễ (…). Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nhà nước. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị”. (Theo giải thích của TS Đỗ Quang Trọng, Trưởng Ban Quản lý di tích, sở dĩ gọi là “đầu non cuối nước” vì xuôi về phía nam thì sông Mã và sông Bưởi có gặp nhau ở một điểm, cổng bắc thành thì gối vào núi Thổ Tượng).
Một giai thoại khác cho rằng, từ cổng chính thành mở ra một con đường lát đá dài 2,5 km chạy thẳng về đàn tế Nam Giao, con đường này giống như mũi tên, mà núi Đún nơi đặt đàn tế thì uốn vòng như một cánh cung giương sẵn. Hai yếu tố này phối hợp, làm thành một thế cực độc về phong thủy: Tên bắn thẳng vào thành. Song nói chung, kể cả nếu không phạm vào cái thế này, thì thành nhà Hồ cũng khó vững, bởi như chính Hồ Hán Thương (con trai Hồ Quý Ly) đã nói, mảnh đất này tuy là thạch bàn long xà, nhưng “thế đất xung quanh hãy còn non lắm, nên chỉ ở được lục niên ký (sáu năm) mà thôi”. Nhà Hồ đã tính lầm ngay từ khi dời đô về phủ Thanh Hóa.
“Anh hùng di hận kỷ thiên niên”
Đời nay nhìn lại, sẽ là giản đơn và thiếu khoa học nếu quy thất bại của nhà Hồ cho việc dời đô và chọn đất sai phong thủy. Nhưng theo các sử gia, trong số các nguyên nhân của thất bại, ít nhất có nguyên nhân “làm mất lòng dân”, mà việc dời đô góp một phần vào đó. Nhà Trần có 175 năm tồn tại, trải 13 đời vua, ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Đất Thăng Long vì thế đã gắn bó quá sâu đậm với lòng dân, với nhà Trần. Dời đô khỏi miền đất ấy khác nào chặt một cái cây khỏi cội rễ của nó. Còn mảnh đất định đô mới, dẫu có là nơi đắc địa với quan niệm của Hồ Quý Ly, thì như Nguyễn Nhữ Thuyết thống thiết can: “Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm”.
Triều Hồ thất bại. Ngày nay phần lớn thành nhà Hồ chỉ còn là di tích, họ Hồ bị chính sử phong kiến coi như “ngụy triều”. Có lẽ chỉ Nguyễn Trãi là giữ tấm lòng thương cảm với Hồ Quý Ly khi ông viết: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật/ Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (Họa phúc có manh mối không phải một ngày/ Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau).
Kỳ sau:
Bài 2: Thành nhà Mạc - “quan hà hiểm trở trời kia dựng”
++++++++
Cảm ơn bác Nguyễn Hồng Kiên đã phát hiện và chỉ ra sơ sơ 2 lỗi của bài này.
Có sai sót cơ bản trong câu: “Đún Sơn (tức núi Đún theo tiếng địa phương), là nơi đặt đàn tế Nam Giao – một trong bốn đàn tế xã tắc còn lại ở Việt Nam đến ngày nay.”
1- Có hai loại đàn tế: Đàn Nam Giao là nơi tế Trời. Còn Xã Tắc là đàn tế Thần Đất và Thần Mùa màng.
Việt Nam thời Quân chủ , ở kinh đô bao giờ cũng phải có 2 đàn tế này.
Kinh đô Thăng Long của các triều đại Lý – Trần – Lê có đàn tế Nam Giao ở gần Ô Cầu Dền (nay đã bị các tòa tháp Wincom xây đè lên) và đàn tế Xã Tắc ở gần Ô chợ Dừa (đã được khai quật nhưng hiện bị lấp đi để làm đường).
Ở Tây Đô của nhà Hồ chỉ còn di tích đàn Nam Giao, đàn tế Xã Tắc ở ngay trong thành, đã mất dấu.
Nhà Nguyễn, chuyển kinh đô vào Phú Xuân cũng đã dựng hai đàn tế Nam Giao và Xã Tắc. Các đàn tế này ở Huế đều là phục dựng lại thời CHXHCN Việt Nam.
TS Lê Đình Phụng công bố đã khai quật được di tích đàn tế Nam Giao của kinh thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn, tại xã Nhơn Hậu (An Nhơn, tỉnh Bình Định).
2- Như vậy, con số 4 đàn tế còn lại đến ngày nay cũng là không chính xác.
Về ngôn từ cũng có lỗi nhỏ: Quan không dâng THƯ cho vua được.
+++++++++
Xin bác vui lòng cho hỏi thêm: Về chi tiết quan không dâng THƯ cho vua được, có phải từ chuẩn xác trong trường hợp này là sớ? bản tâu (tấu)?
+++++++++++
http://phapluattp.vn/20100531112024957p0c1015/bai-1-tay-do-thanh-hoai-co.htm
Từ thành phố Thanh Hóa, đi về phía tây khoảng hơn 50 km, qua ngã ba Kim Tân thêm chừng 1 cây số nữa, sẽ thấy nơi cuối con đường hiện sừng sững một cổng thành đá ba vòm uốn cong, dưới chân tường cỏ phủ xanh. Đó là cổng chính của một tòa thành cổ, ra đời từ cách đây đã hơn 600 năm: Tây Đô, hay như chúng ta thời nay gọi, “thành nhà Hồ”.
Vào những ngày này, Ban Quản lý Di tích và thành phố Thanh Hóa đang trong quá trình chờ UNESCO xét duyệt hồ sơ công nhận thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới, nếu không có gì thay đổi thì năm 2011 sẽ có kết quả. Xét về phương diện kiến trúc, công trình khá độc đáo, theo nhận định của Ban Quản lý thì “cả khu vực Đông Nam Á không có ngôi thành nào thế này”. Độc đáo bởi lẽ, toàn bộ thành xây bằng đá; những tảng đá lớn nặng 2-3 tấn, có khối nặng tới 20 tấn, được xếp vào nhau cực kỳ khít khao, bằng phẳng mà không hề dùng vữa. Tổng diện tích bề mặt đá đo được (mặt ngoài, chưa tính phần lõi) là hơn 10 triệu mét vuông. Người đời nay tới thăm thành có thể kinh ngạc, không hiểu làm cách nào mà thời Hồ (cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15), phu xây thành lại có thể di chuyển những khối đá lớn như thế để xây nên những bức tường có chiều cao trung bình 5-6 mét, cổng mái vòm gần 10 mét. Đó là chưa kể các tảng đá đều được mài nhẵn, vuông vức, xếp rất khít vào nhau. Nhà nghiên cứu người Pháp L.Bezacier từng nhận xét vào đầu thế kỷ 20: “Ngôi thành này là một mẫu mực độc nhất về việc sử dụng những khối đá vôi to lớn, được đẽo gọt và ghép một cách rất tài tình...”. Vì lý do này, Tây Đô còn có được gọi là “thạch thành”, nghĩa là thành đá.
Trải qua sáu thế kỷ, một số bức tường đã bị sạt lở, song bốn cổng thành vẫn còn nguyên, trong đó chỉ riêng cổng Nam (cổng chính, mặt tiền) là có ba vòm, các cổng Bắc, Đông, Tây đều “đơn môn” (một cửa). Chiều dài từ cổng Bắc tới cổng Nam là 880 mét, Đông sang Tây 877 mét, tức là tổng diện tích nội thành gần 1 km vuông. Các kiến trúc khác mà sử sách có ghi lại như La Thành (vòng thành ngoài cùng), điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ, v.v. đều không còn nữa, chỉ để lại dấu tích.
Tây Đô độc đáo còn vì đây là ngôi thành đã chứng kiến bảy năm tồn tại của nhà Hồ - một triều đại yểu mệnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông vua nổi tiếng của triều đại này – Hồ Quý Ly – được ghi nhận như là một nhà cải cách đầy tham vọng, đã dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, xây một ngôi “thạch thành” kiên cố đủ cả tường cao, hào sâu, trên vùng đất mà chính ông nhận xét là “long xà ẩm thủy”, “rồng chầu rắn cuộn”. Vậy mà khi quân Minh kéo sang, vua quan Hồ Quý Ly thua chạy dài, thành Hồ chưa (kịp) bị tấn công ngày nào đã thất thủ.
“Thế đất xung quanh còn non lắm”
Thành nhà Hồ được xây dựng vào năm Đinh Sửu 1397. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi lại: “Mùa xuân, tháng giêng, (Quý Ly) sai Lại Bộ Thượng Thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh đi xem đất và đo đạc động An Tôn, phủ Thanh Hóa, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, có ý muốn dời kinh đô đến đấy, tháng ba thì công việc hoàn tất”. Chi tiết làm nhiều người ngờ vực là nếu vậy thì thành được xây dựng chỉ trong có ba tháng. Điều này cần được kiểm định, còn theo giới nghiên cứu, thì Hồ Quý Ly đã có sự tính toán, chuẩn bị rất kỹ cho việc chọn đất xây thành, ít nhất là về mặt phong thủy. Thời đó, khu đất xây thành được bao quanh bởi cả sông và núi: Từ cổng Tây đi ra có dòng sông Mã. Phía đông có dòng sông Bưởi. Phía bắc gối đầu vào núi Thổ Tượng, còn gọi là núi Voi. Cổng chính mở ra hướng nam, tiến thẳng về Đún Sơn (tức núi Đún theo tiếng địa phương), là nơi đặt đàn tế Nam Giao - một trong bốn đàn tế xã tắc còn lại ở Việt Nam đến ngày nay. Hồ Quý Ly rất tâm đắc với mảnh đất này, cho là đắc địa, có thể xây nền đế nghiệp lâu dài, bởi sông Mã lớn như con rồng chầu phía tây, sông Bưởi nhỏ hơn uốn lượn như con rắn cuộn phía đông. Hai bên là sông, trước mặt sau lưng là núi, thế vững như vậy, đây hẳn là “mảnh đất long xà ẩm thủy, có thể ở được lục thập niên ký” (tức là trên dưới 60 năm).
Tiếc thay, không được như mong đợi của Hồ Quý Ly, nhà Hồ chỉ thọ được thất niên. Dân gian có vài giai thoại đồn rằng thảm bại của họ Hồ xuất phát từ sai lầm trong phong thủy xây thành. Giai thoại thứ nhất kể, Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng thư can nhưng Quý Ly không nghe. Thư viết: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ (tức Thăng Long) có núi Tản Viên, có sông Lô, Nhị, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất ấy làm nơi sâu gốc bền rễ (…). Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nhà nước. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị”. (Theo giải thích của TS Đỗ Quang Trọng, Trưởng Ban Quản lý di tích, sở dĩ gọi là “đầu non cuối nước” vì xuôi về phía nam thì sông Mã và sông Bưởi có gặp nhau ở một điểm, cổng bắc thành thì gối vào núi Thổ Tượng).
Một giai thoại khác cho rằng, từ cổng chính thành mở ra một con đường lát đá dài 2,5 km chạy thẳng về đàn tế Nam Giao, con đường này giống như mũi tên, mà núi Đún nơi đặt đàn tế thì uốn vòng như một cánh cung giương sẵn. Hai yếu tố này phối hợp, làm thành một thế cực độc về phong thủy: Tên bắn thẳng vào thành. Song nói chung, kể cả nếu không phạm vào cái thế này, thì thành nhà Hồ cũng khó vững, bởi như chính Hồ Hán Thương (con trai Hồ Quý Ly) đã nói, mảnh đất này tuy là thạch bàn long xà, nhưng “thế đất xung quanh hãy còn non lắm, nên chỉ ở được lục niên ký (sáu năm) mà thôi”. Nhà Hồ đã tính lầm ngay từ khi dời đô về phủ Thanh Hóa.
“Anh hùng di hận kỷ thiên niên”
Đời nay nhìn lại, sẽ là giản đơn và thiếu khoa học nếu quy thất bại của nhà Hồ cho việc dời đô và chọn đất sai phong thủy. Nhưng theo các sử gia, trong số các nguyên nhân của thất bại, ít nhất có nguyên nhân “làm mất lòng dân”, mà việc dời đô góp một phần vào đó. Nhà Trần có 175 năm tồn tại, trải 13 đời vua, ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Đất Thăng Long vì thế đã gắn bó quá sâu đậm với lòng dân, với nhà Trần. Dời đô khỏi miền đất ấy khác nào chặt một cái cây khỏi cội rễ của nó. Còn mảnh đất định đô mới, dẫu có là nơi đắc địa với quan niệm của Hồ Quý Ly, thì như Nguyễn Nhữ Thuyết thống thiết can: “Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm”.
Triều Hồ thất bại. Ngày nay phần lớn thành nhà Hồ chỉ còn là di tích, họ Hồ bị chính sử phong kiến coi như “ngụy triều”. Có lẽ chỉ Nguyễn Trãi là giữ tấm lòng thương cảm với Hồ Quý Ly khi ông viết: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật/ Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (Họa phúc có manh mối không phải một ngày/ Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau).
Kỳ sau:
Bài 2: Thành nhà Mạc - “quan hà hiểm trở trời kia dựng”
++++++++
Cảm ơn bác Nguyễn Hồng Kiên đã phát hiện và chỉ ra sơ sơ 2 lỗi của bài này.
Có sai sót cơ bản trong câu: “Đún Sơn (tức núi Đún theo tiếng địa phương), là nơi đặt đàn tế Nam Giao – một trong bốn đàn tế xã tắc còn lại ở Việt Nam đến ngày nay.”
1- Có hai loại đàn tế: Đàn Nam Giao là nơi tế Trời. Còn Xã Tắc là đàn tế Thần Đất và Thần Mùa màng.
Việt Nam thời Quân chủ , ở kinh đô bao giờ cũng phải có 2 đàn tế này.
Kinh đô Thăng Long của các triều đại Lý – Trần – Lê có đàn tế Nam Giao ở gần Ô Cầu Dền (nay đã bị các tòa tháp Wincom xây đè lên) và đàn tế Xã Tắc ở gần Ô chợ Dừa (đã được khai quật nhưng hiện bị lấp đi để làm đường).
Ở Tây Đô của nhà Hồ chỉ còn di tích đàn Nam Giao, đàn tế Xã Tắc ở ngay trong thành, đã mất dấu.
Nhà Nguyễn, chuyển kinh đô vào Phú Xuân cũng đã dựng hai đàn tế Nam Giao và Xã Tắc. Các đàn tế này ở Huế đều là phục dựng lại thời CHXHCN Việt Nam.
TS Lê Đình Phụng công bố đã khai quật được di tích đàn tế Nam Giao của kinh thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn, tại xã Nhơn Hậu (An Nhơn, tỉnh Bình Định).
2- Như vậy, con số 4 đàn tế còn lại đến ngày nay cũng là không chính xác.
Về ngôn từ cũng có lỗi nhỏ: Quan không dâng THƯ cho vua được.
+++++++++
Xin bác vui lòng cho hỏi thêm: Về chi tiết quan không dâng THƯ cho vua được, có phải từ chuẩn xác trong trường hợp này là sớ? bản tâu (tấu)?
Labels:
dời đô,
phong thủy,
thành nhà hồ
Subscribe to:
Posts (Atom)