http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2700
Hồi còn đi học, tôi được dạy rằng giai đoạn từ đầu thế kỷ 18 đến hết nửa đầu thế kỷ 19 là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học Việt Nam thời phong kiến. Đó cũng là thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, nhân dân khổ cực, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.
Tôi nhớ thầy giáo khi giảng bài đã viết lên bảng đen hai từ “xã hội” và “văn học”, rồi thầy đánh dấu mũi tên đi xuống vào bên cạnh từ “xã hội”, mũi tên đi lên bên cạnh từ “văn học”. Thầy bảo, như một quy luật, khi nào xã hội càng loạn, lòng người càng mất niềm tin, văn học với tư cách “tấm gương phản ánh hiện thực” càng phát triển. Thế nên thời ấy, chúng ta mới có những Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Gia Văn Phái…
Tôi nghĩ, báo chí - truyền thông có vai trò phản ánh hiện thực còn hơn cả văn học. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, Việt Nam chưa có báo chí, chứ nếu không thì chúng ta hẳn đã được chứng kiến một nền truyền thông sôi động như năm 2010 vừa qua. Đấy là còn chưa tính đến hai yếu tố có tác động chi phối bộ mặt truyền thông hiện nay: Internet và chính sách quản lý truyền thông theo hướng kiểm duyệt của Nhà nước.
PHẦN 1:
* Cơn thịnh nộ của dân mạng
Tháng 4, bài viết nhan đề “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của tác giả Đỗ Ngọc Bích đăng trên BBC Việt ngữ (tựa đề dường như do BBC Việt ngữ đặt) đã gây nên một làn sóng phẫn nộ rất lớn.
Bài viết nhận xét về các blogger chính trị Việt Nam, theo đó, những blogger này “không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975)”, “họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc hay bài Trung) của những năm 1980…”.
Đọc một cách bình thản thì cũng có thể thấy thiện ý của tác giả là phê phán tinh thần dân tộc chủ nghĩa mù quáng dựa trên sự thiếu kiến thức, ít nhất là kiến thức lịch sử: “Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc “Đại Việt Sử Ký” (Lê Văn Hưu), “Đại Việt Sử Lược” (tác giả khuyết danh thời Trần), hay “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” (Ngô Sĩ Liên), hay “Việt Nam Sử Lược” (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?”.
Tác giả cũng có ý tố cáo một nền khoa học lịch sử bị bóp méo, khiến các thế hệ sau rất khó có cơ hội tiếp cận với sự thật: “Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?”.
Tuy nhiên, những ý này lại được thể hiện với một giọng văn rất dễ gây cảm tưởng là tác giả đang khiêu khích những blogger đấu tranh cho chủ quyền, và chọc tay vào “tổ kiến lửa”: tinh thần dân tộc của cộng đồng mạng Việt Nam.
Không lập luận phân tích, không ví dụ, không dẫn chứng, và nhất là lời khẳng định (mà không chứng minh dù chỉ một câu) “Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc” đã khiến đa số người đọc nổi khùng. Cũng có thể đó không phải đa số, nhưng những người ủng hộ tác giả thì không lên tiếng, mà người phẫn nộ với chị thì lại sẵn sàng gửi ngay phản hồi chửi rủa.
Vụ việc cũng kéo theo một vấn đề: Mỗi công dân có quyền thể hiện quan điểm cá nhân tới mức nào? Hay nói chung, việc dư luận phản ứng dữ dội với tác giả và bài viết có phải là xâm phạm tự do ngôn luận?
Với hai câu hỏi này, tôi xin bảo lưu ý kiến cá nhân: Mọi công dân đều có quyền thể hiện quan điểm cá nhân miễn là không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Bài viết nói trên có xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một người hoặc một cộng đồng người nào hay không thì cần giám định pháp lý. Nhưng cứ giả sử là nó đúng mực đi, thì trên nguyên tắc tôn trọng tự do ngôn luận, tác giả Đỗ Ngọc Bích có quyền nói lên quan điểm của chị, và những người phản đối tác giả cũng đương nhiên có quyền phát biểu ý kiến của họ. Nói cách khác là viết không thuyết phục thì phải nghe chê, vậy thôi. “Chê” chứ không phải “chửi”, nhưng nếu độc giả cứ muốn chửi, thì người viết cũng đành phải chấp nhận để quyền tự do ngôn luận bị vi phạm, bị chửi quá không chịu được thì xin mời đi… kiện.
Trên góc độ người viết, “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” cũng là một bài học kinh nghiệm cho giới cầm bút/ gõ bàn phím: Đừng bao giờ chọc vào những tình cảm thiêng liêng như lòng tự hào dân tộc, tình yêu nước. Nếu muốn phát biểu những quan điểm có thể động chạm vào những tình cảm này, nên chọn cách viết khoa học, có lập luận, lý lẽ, cơ sở khoa học; đăng tải như công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học. Báo chí phổ thông, đặc biệt Internet, không phải nơi phù hợp.
* “Toán về quê em” (*)
Tháng 8, truyền thông Việt Nam hào hứng với một sự kiện lớn: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng toán học Fields. Tinh thần chung là cả nước sôi sục tự hào, “thằng nào không tự hào, đánh bỏ mẹ”.
“Tuổi Trẻ” – gương mặt tiêu biểu cho làng báo viết – và VTV – đại diện tự phong và được phong của báo hình ở Việt Nam, đơn vị mà cho đến gần đây vẫn còn hay nói câu “thay mặt cho những người làm truyền hình trên cả nước” – đều đã theo đuổi những chiến dịch lớn tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân biết tin mừng này cũng như hiểu được tầm vóc của sự kiện.
“Tuổi Trẻ” có cả loạt bài về thời thơ ấu của GS Ngô Bảo Châu, con đường học vấn, gia đình, hồi tưởng của các thầy cô về GS. VTV tổ chức truyền hình trực tiếp lễ trao giải Fields (nhưng không truyền được vì không có hình – không được vào tận nơi để quay). Thời sự. Họp mặt. Lễ vinh danh có diễn văn của Thủ tướng và Bộ trưởng Giáo dục, v.v… và v.v… Đa số các chương trình được bắn chữ “trực tiếp” lên màn hình tivi.
Đời tư của GS Ngô Bảo Châu cũng được báo chí nhắc tới nhiều, kiểu như thầy giáo lớp 1 nghĩ về GS như thế nào, bạn bè cấp I đánh giá GS ra sao… Có cả chuyện bà láng giềng nói về GS, “vui và vinh dự được làm hàng xóm của một người nổi tiếng”.
Chẳng ai lại không cảm thấy ít nhất là mừng cho Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng danh giá. Nhiều hơn chút nữa thì là mừng cho Việt Nam đã có một người được lưu danh vào bản đồ toán học thế giới. Nhưng sự rầm rộ của báo chí – khai thác triệt để và phản ánh vượt quá tầm mức của sự kiện – xảy ra tại thời điểm chủ nghĩa thành tích ở Việt Nam đang phát triển tới mức… bềnh bệnh, thật sự là khá có hại.
Thứ nhất là nó làm nặng thêm “hội chứng vơ vào” cố hữu của người Việt Nam – vốn hay tìm đủ cách để được thơm lây chẳng hạn với một nghệ sĩ có… bà ngoại là người Việt, hay một nhà khoa học mà cụ tổ 5 đời từng ở Việt Nam. Thứ hai, nó có thể làm người ta lại sôi lên vì toán mà dễ bỏ quên hoặc coi nhẹ các môn học khác, trong khi thực tế nước ta đào tạo bất kỳ môn gì cũng có vấn đề, cũng cần được đầu tư để tổ chức lại một cách bài bản.
Một điều hiển nhiên là không phải cứ học chăm học nhiều, hô khẩu hiệu duy ý chí thì có thể giỏi toán như Ngô Bảo Châu, mà cũng không phải chỉ cần năng khiếu trời phú là đủ. Việc đưa tin của báo chí có thể dẫn người đọc tới việc cắt nghĩa thành công của Ngô Bảo Châu theo một trong hai cách trên, mà cả hai đều không đủ. Gần như không báo nào nói tới những gian khó, thậm chí mất mát, những cái giá mà Ngô Bảo Châu nói riêng và các nhà khoa học nói chung phải trả khi theo đuổi con đường của họ.
Còn nhân vật chính là GS Ngô Bảo Châu, thì tôi có cảm giác rằng là một nhà khoa học, anh cũng chẳng muốn được nổi tiếng theo kiểu “hot boy”, anh sẽ ngượng nếu phải đọc những tin bài kiểu như “lộ diện bạn gái của Ngô Bảo Châu”, “Ngô Bảo Châu nói gì về hoa hậu Việt Nam 2010” (ví dụ giả tưởng), v.v... Cứ xem cách anh viết trên blog mà thấy tâm trạng: “Trong những chuyện buồn nho nhỏ thì chuyện buồn to nhất liên quan đến hai ông bạn thân... Có bao kỷ niệm riêng thì các bạn đã phơi lên báo nên chúng khô mất hết cả rồi…”.
Điều khó hiểu là không biết cái gì nằm sau cơn lốc báo chí (mà tôi liều gọi một cách hỗn xược là “đại dịch Ngô Bảo Châu”). Không phải mọi nhà báo đều say sưa vào cuộc mà không cảm thấy mình đang đi quá chừng mực sự kiện. Cũng không hề có một chỉ đạo từ trên nào bảo rằng báo chí cần “đưa đậm” về sự kiện Ngô Bảo Châu, theo như tôi được biết. Có thể là báo chí đã làm rầm rộ vì độc giả, khán giả muốn thế. Từ đó suy ra lỗi là do “quần chúng”.
“Đại dịch” cung cấp một ví dụ (case study) rất tốt cho người nào sau này muốn nghiên cứu về truyền thông Việt Nam thời hội nhập.
(*) Tựa một entry của blogger Một Thế Giới Khác viết nhân sự kiện GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields.
KỲ SAU: Blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt giam - bàn về tội phỉ báng
I dare not describe myself as a patriot. I just believe I am psychologically attached to my country.
Sunday, 26 December 2010
Saturday, 18 December 2010
Lobby - chuyện vận động hành lang
Đó không phải là sự lén lút, “đi đêm” nhằm trục lợi. Đó là một nghệ thuật mà ở khía cạnh tích cực, nó mang lại lợi ích rất lớn cho người lobby; mang lại thông tin cho người được lobby và lợi ích chung cho xã hội.
Lobby được định nghĩa là “hình thức vận động nhằm mục đích gây ảnh hưởng lên các quyết định của chính quyền để phục vụ một lợi ích cụ thể nào đó”. Hoạt động này do các cá nhân (tức nhà vận động hành lang), tổ chức (nhóm lobby) tiến hành, nhằm vào quan chức chính phủ, giới lập pháp, thậm chí cả cơ quan tư pháp.
Một câu chuyện cười
Có một câu chuyện cười thế này: Tại phiên họp quốc hội ở một xứ kia, đến lượt một nghị sĩ phát biểu. Ông ta bức xúc: “Báo cáo với Quốc hội là tôi sắp phải kể một câu chuyện rất khó chịu liên quan tới công ty ABC. Bọn ABC thật đáng ghét. Chuyện là thế này, thưa quốc hội. Hôm qua có một tay tự nhiên đến gõ cửa nhà tôi, xưng là người của hãng ABC. Hắn đề nghị tôi cái gì các vị biết không. Ôi, thật là xúc phạm. Hắn bảo ABC sẽ trả cho tôi 1 triệu đôla để nói từ “ABC” bảy lần trước Quốc hội ngày hôm nay. Tất nhiên là tôi đã nổi giận. Tất nhiên là tôi đã tống cổ cái thằng cha đại diện bọn ABC hỗn láo ấy đi ngay lập tức. Nhưng mà, báo cáo Quốc hội, thật sự là tôi không thể nào không thể hiện nỗi bức xúc của mình ra đây được. Cái bọn ABC này thật sự là quá lắm. Tôi không thể nào mà không đưa chuyện của chúng nó ra đây để chửi cho chúng nó một trận được. Chỉ mong từ giờ không có thằng cha ABC nào đến làm phiền bất cứ ai trong số chúng ta. Cũng mong là các vị hết sức cảnh giác với cái tên ABC. Đấy, xin báo cáo Quốc hội là như thế”. (Hóa ra, ông nghị sĩ ấy đã đề cập đến “ABC” đến hơn bảy lần!)
Tất nhiên đây chỉ là một câu chuyện cười nhưng nó cũng phản ánh phần nào mối liên hệ giữa các nhà lập pháp (nghị sĩ, đại biểu quốc hội) với các nhóm lợi ích. Và đó là bản chất của hiện tượng lobby - vận động hành lang - một hoạt động hợp pháp trong đời sống chính trị của nhiều nước trên thế giới.
Mang lại thông tin cho chính khách
Luật pháp ở các nước phương Tây (Mỹ, châu Âu) từ lâu đã công nhận hoạt động lobby. Người ta cho rằng lobby là một phần hợp lý và cần thiết của dân chủ, nó mang lại nhiều lợi ích: Các cá nhân và tổ chức, thông qua lobby, có thể góp phần hợp lý vào các quyết định chính trị vốn dĩ có thể ảnh hưởng tới họ và trong nhiều trường hợp là tới cả xã hội. Còn chính quyền thì nhờ có lobby mà tiếp cận được với các luồng thông tin và quan điểm từ xã hội.
Bên cạnh chính phủ và quốc hội, các nhóm lobby thậm chí còn có thể tác động cả tới nhánh tư pháp. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, ở Mỹ, Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu đã từng đệ đơn kiện lên tòa án bang và liên bang, đồng thời tiến hành vận động chống các đạo luật phân biệt chủng tộc. Nỗ lực của họ đưa đến kết quả Tòa Tối cao Mỹ tuyên bố những đạo luật đó vi hiến.
Tại Mỹ, hầu như vào bất kỳ thời điểm nào cũng có hàng trăm vụ việc ở các tòa án bang và liên bang, với các nhóm lobby theo đuổi vận động, thưa kiện, nhằm mang lại chiến thắng cho họ hoặc cá nhân, tổ chức đã thuê họ làm đại diện. Nhiều vụ lớn được đưa lên mục tin nổi bật trên báo chí, càng giúp cho các nhóm lợi ích liên quan được thêm nhiều người biết đến. Tại Anh, dịch vụ lobby chuyên nghiệp là một ngành kinh doanh tăng trưởng ổn định suốt những năm vừa qua, với sự tham gia của đông đảo công ty tư nhân và nhà tư vấn độc lập. CIPR, một viện nghiên cứu về quan hệ công chúng (PR), ước tính nước Anh có khoảng 48.000 người hành nghề PR, và 30% trong số đó làm nghề lobby hay gọi cách khác là “quan hệ chính phủ”. Vậy nếu tổng giao dịch của thị trường PR nói chung trị giá 6,5 ngàn tỉ bảng thì doanh thu của lobby ở vào khoảng 1,9 ngàn tỉ bảng Anh (năm 2007).
Lợi ích xã hội
Bên cạnh lực lượng công ty PR và nhà tư vấn độc lập coi lobby là dịch vụ kinh doanh, còn có rất nhiều cá nhân/tổ chức làm lobby khác như các hội nghề nghiệp, NGO, công đoàn, hội từ thiện…
Tổ chức Friends of the Earth (Bạn của trái đất) tự giới thiệu rằng họ đã lobby thành công rất nhiều vụ việc, ví dụ như “góp phần bảo vệ Nghị định thư Kyoto, thuyết phục nghị sĩ, thúc đẩy Nghị viện Anh thông qua tám đạo luật trong tám năm”.
Một tổ chức khác thì thực hiện chương trình “Tighten the Net” (Siết chặt Internet). Họ tuyên bố đã tác động thành công khiến Bộ Nội vụ Anh phải chi 1,5 triệu bảng cho việc giáo dục thanh thiếu niên Anh về tác hại của Internet.
Thực tế ở các nước phương Tây cho thấy trong quá trình hình thành, các chính sách luôn phải chịu rất nhiều áp lực và ảnh hưởng. Việc can thiệp để định hình chính sách gồm rất nhiều hoạt động được tiến hành đồng loạt, đồng thời, từ tiếp xúc trực tiếp với quan chức chính phủ, đại biểu quốc hội đến xúc tiến quan hệ với báo chí. Do đó, bản thân báo chí cũng được coi là một lực lượng lobby. Ở Anh, một đạo luật chống chó dữ, chó dại đã đi vào hiệu lực năm 1991, sau một loạt tin tức trên báo về các vụ trẻ em bị chó tấn công, kèm với đó là các bài xã luận đề nghị cơ quan lập pháp phải có luật ngăn chặn những tai nạn kiểu này.
Hoạt động lobby được tiến hành nhằm vào cả giới hành pháp lẫn lập pháp. Viện CIPR đã tiến hành khảo sát các nhà lobby, đại đa số cho rằng “lobby nghị viện quan trọng hơn lobby chính phủ”. Thống kê cũng cho thấy nhiều nghị sĩ rất “đắt sô”, được các nhà lobby tiếp xúc tới 100 lần một tuần, tất nhiên là cũng tùy vấn đề nào quan trọng hay không. 22% số nghị sĩ Anh được giới lobby “thăm hỏi” hơn 50 lần/tuần.
Một điều lạ là trái với quan niệm cho rằng các công ty PR dễ tiếp xúc với giới nghị sĩ và nhà làm chính sách hơn cả nhờ có nguồn lực tài chính, các nghị sĩ được hỏi đều nói rằng họ cảm thông hơn và do đó thường bị thuyết phục bởi các tổ chức NGO, các hội thiện nguyện hơn là bởi các công ty lobby chuyên nghiệp.
Điều kiện tiên quyết: Công khai, minh bạch
Như đã nói, lobby vốn là một hoạt động hợp pháp và cần thiết trong sinh hoạt nghị trường ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của lobby là: nó phải diễn ra một cách công khai, minh bạch. Nếu không minh bạch thì nó sẽ chỉ là sự “móc ngoặc” để trục lợi giữa chính quyền và các nhóm lợi ích có liên quan.
Năm ngoái, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Francis Maude từng tổng kết ngắn gọn về điều kiện đối với các nhà vận động hành lang khi ông yêu cầu họ “thứ nhất, bước ra khỏi bóng tối; thứ hai, công khai khách hàng của mình”, nghĩa là lobby phải diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và công chúng phải được biết cá nhân, tổ chức nào đang tiến hành hoạt động lobby (hoặc đang thuê ai làm lobby).
Các nước công nhận hoạt động lobby đều có luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tinh thần chung của các đạo luật là buộc những cá nhân/tổ chức lobby chuyên nghiệp phải đăng ký hành nghề và có báo cáo định kỳ, thường xuyên. Ngoài ra còn nhiều hạn chế chi tiết khác đối với lobby, chẳng hạn Luật Minh bạch và Giải trình trong lập pháp (năm 2006) của Mỹ quy định: Cấm những người lobby biếu quà cho các nhà lập pháp hay mời họ đi ăn; người lobby phải thường xuyên giải trình chi tiết hoạt động của họ và đăng nội dung trên công báo.
Nhìn rộng ra, sự công khai minh bạch là nền tảng của mọi hệ thống chính trị có chất lượng tiến bộ. Về điểm này, Bộ trưởng Francis Maude, đảng viên đảng Bảo thủ Anh, đã khẳng định: “Rất cần phải công khai, minh bạch hơn nữa để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cao của đời sống chính trị. Nếu ngành lobby không tự điều chỉnh được theo hướng này thì sẽ phải có luật để buộc các nhà lobby phải giải trình nhiều hơn”.
***
Vì sao lại gọi là lobby?
Trong tiếng Anh, từ “lobby” vốn có nghĩa là “sảnh, hành lang”. Có giả thuyết cho rằng động từ “lobby” với ý nghĩa “vận động hành lang” xuất phát từ việc các thành viên Quốc hội Mỹ hay tụ tập ở hành lang của tòa nhà Quốc hội trước và sau mỗi phiên tranh luận. Theo một giả thuyết khác, cựu Tổng thống Ulysses S. Grant của Mỹ, thời còn đương nhiệm, đã dùng từ “lobby” để ám chỉ việc làm của những người thường xuyên lui tới sảnh khách sạn Williard ở Washington DC để tìm cách tiếp cận Grant - ông hay đến đó để trốn vợ hút xì gà và uống rượu brandy.
Các nhà nghiên cứu cho rằng động từ “lobby” mang nghĩa “vận động hành lang” đã xuất hiện trên giấy tờ từ năm 1820: “Những bức thư khác từ Washington khẳng định rằng mỗi khi có vấn đề cần thỏa thuận ở Hạ viện, các thành viên của Thượng viện đã không chỉ “lobby xung quanh Hạ viện” mà còn tìm đủ cách đe dọa các đại biểu yếu thế…”.
http://phapluattp.vn/20101203102837572p1017c1079/lobby-chuyen-van-dong-hanh-lang.htm
Lobby được định nghĩa là “hình thức vận động nhằm mục đích gây ảnh hưởng lên các quyết định của chính quyền để phục vụ một lợi ích cụ thể nào đó”. Hoạt động này do các cá nhân (tức nhà vận động hành lang), tổ chức (nhóm lobby) tiến hành, nhằm vào quan chức chính phủ, giới lập pháp, thậm chí cả cơ quan tư pháp.
Một câu chuyện cười
Có một câu chuyện cười thế này: Tại phiên họp quốc hội ở một xứ kia, đến lượt một nghị sĩ phát biểu. Ông ta bức xúc: “Báo cáo với Quốc hội là tôi sắp phải kể một câu chuyện rất khó chịu liên quan tới công ty ABC. Bọn ABC thật đáng ghét. Chuyện là thế này, thưa quốc hội. Hôm qua có một tay tự nhiên đến gõ cửa nhà tôi, xưng là người của hãng ABC. Hắn đề nghị tôi cái gì các vị biết không. Ôi, thật là xúc phạm. Hắn bảo ABC sẽ trả cho tôi 1 triệu đôla để nói từ “ABC” bảy lần trước Quốc hội ngày hôm nay. Tất nhiên là tôi đã nổi giận. Tất nhiên là tôi đã tống cổ cái thằng cha đại diện bọn ABC hỗn láo ấy đi ngay lập tức. Nhưng mà, báo cáo Quốc hội, thật sự là tôi không thể nào không thể hiện nỗi bức xúc của mình ra đây được. Cái bọn ABC này thật sự là quá lắm. Tôi không thể nào mà không đưa chuyện của chúng nó ra đây để chửi cho chúng nó một trận được. Chỉ mong từ giờ không có thằng cha ABC nào đến làm phiền bất cứ ai trong số chúng ta. Cũng mong là các vị hết sức cảnh giác với cái tên ABC. Đấy, xin báo cáo Quốc hội là như thế”. (Hóa ra, ông nghị sĩ ấy đã đề cập đến “ABC” đến hơn bảy lần!)
Tất nhiên đây chỉ là một câu chuyện cười nhưng nó cũng phản ánh phần nào mối liên hệ giữa các nhà lập pháp (nghị sĩ, đại biểu quốc hội) với các nhóm lợi ích. Và đó là bản chất của hiện tượng lobby - vận động hành lang - một hoạt động hợp pháp trong đời sống chính trị của nhiều nước trên thế giới.
Mang lại thông tin cho chính khách
Luật pháp ở các nước phương Tây (Mỹ, châu Âu) từ lâu đã công nhận hoạt động lobby. Người ta cho rằng lobby là một phần hợp lý và cần thiết của dân chủ, nó mang lại nhiều lợi ích: Các cá nhân và tổ chức, thông qua lobby, có thể góp phần hợp lý vào các quyết định chính trị vốn dĩ có thể ảnh hưởng tới họ và trong nhiều trường hợp là tới cả xã hội. Còn chính quyền thì nhờ có lobby mà tiếp cận được với các luồng thông tin và quan điểm từ xã hội.
Bên cạnh chính phủ và quốc hội, các nhóm lobby thậm chí còn có thể tác động cả tới nhánh tư pháp. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, ở Mỹ, Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu đã từng đệ đơn kiện lên tòa án bang và liên bang, đồng thời tiến hành vận động chống các đạo luật phân biệt chủng tộc. Nỗ lực của họ đưa đến kết quả Tòa Tối cao Mỹ tuyên bố những đạo luật đó vi hiến.
Tại Mỹ, hầu như vào bất kỳ thời điểm nào cũng có hàng trăm vụ việc ở các tòa án bang và liên bang, với các nhóm lobby theo đuổi vận động, thưa kiện, nhằm mang lại chiến thắng cho họ hoặc cá nhân, tổ chức đã thuê họ làm đại diện. Nhiều vụ lớn được đưa lên mục tin nổi bật trên báo chí, càng giúp cho các nhóm lợi ích liên quan được thêm nhiều người biết đến. Tại Anh, dịch vụ lobby chuyên nghiệp là một ngành kinh doanh tăng trưởng ổn định suốt những năm vừa qua, với sự tham gia của đông đảo công ty tư nhân và nhà tư vấn độc lập. CIPR, một viện nghiên cứu về quan hệ công chúng (PR), ước tính nước Anh có khoảng 48.000 người hành nghề PR, và 30% trong số đó làm nghề lobby hay gọi cách khác là “quan hệ chính phủ”. Vậy nếu tổng giao dịch của thị trường PR nói chung trị giá 6,5 ngàn tỉ bảng thì doanh thu của lobby ở vào khoảng 1,9 ngàn tỉ bảng Anh (năm 2007).
Lợi ích xã hội
Bên cạnh lực lượng công ty PR và nhà tư vấn độc lập coi lobby là dịch vụ kinh doanh, còn có rất nhiều cá nhân/tổ chức làm lobby khác như các hội nghề nghiệp, NGO, công đoàn, hội từ thiện…
Tổ chức Friends of the Earth (Bạn của trái đất) tự giới thiệu rằng họ đã lobby thành công rất nhiều vụ việc, ví dụ như “góp phần bảo vệ Nghị định thư Kyoto, thuyết phục nghị sĩ, thúc đẩy Nghị viện Anh thông qua tám đạo luật trong tám năm”.
Một tổ chức khác thì thực hiện chương trình “Tighten the Net” (Siết chặt Internet). Họ tuyên bố đã tác động thành công khiến Bộ Nội vụ Anh phải chi 1,5 triệu bảng cho việc giáo dục thanh thiếu niên Anh về tác hại của Internet.
Thực tế ở các nước phương Tây cho thấy trong quá trình hình thành, các chính sách luôn phải chịu rất nhiều áp lực và ảnh hưởng. Việc can thiệp để định hình chính sách gồm rất nhiều hoạt động được tiến hành đồng loạt, đồng thời, từ tiếp xúc trực tiếp với quan chức chính phủ, đại biểu quốc hội đến xúc tiến quan hệ với báo chí. Do đó, bản thân báo chí cũng được coi là một lực lượng lobby. Ở Anh, một đạo luật chống chó dữ, chó dại đã đi vào hiệu lực năm 1991, sau một loạt tin tức trên báo về các vụ trẻ em bị chó tấn công, kèm với đó là các bài xã luận đề nghị cơ quan lập pháp phải có luật ngăn chặn những tai nạn kiểu này.
Hoạt động lobby được tiến hành nhằm vào cả giới hành pháp lẫn lập pháp. Viện CIPR đã tiến hành khảo sát các nhà lobby, đại đa số cho rằng “lobby nghị viện quan trọng hơn lobby chính phủ”. Thống kê cũng cho thấy nhiều nghị sĩ rất “đắt sô”, được các nhà lobby tiếp xúc tới 100 lần một tuần, tất nhiên là cũng tùy vấn đề nào quan trọng hay không. 22% số nghị sĩ Anh được giới lobby “thăm hỏi” hơn 50 lần/tuần.
Một điều lạ là trái với quan niệm cho rằng các công ty PR dễ tiếp xúc với giới nghị sĩ và nhà làm chính sách hơn cả nhờ có nguồn lực tài chính, các nghị sĩ được hỏi đều nói rằng họ cảm thông hơn và do đó thường bị thuyết phục bởi các tổ chức NGO, các hội thiện nguyện hơn là bởi các công ty lobby chuyên nghiệp.
Điều kiện tiên quyết: Công khai, minh bạch
Như đã nói, lobby vốn là một hoạt động hợp pháp và cần thiết trong sinh hoạt nghị trường ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của lobby là: nó phải diễn ra một cách công khai, minh bạch. Nếu không minh bạch thì nó sẽ chỉ là sự “móc ngoặc” để trục lợi giữa chính quyền và các nhóm lợi ích có liên quan.
Năm ngoái, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Francis Maude từng tổng kết ngắn gọn về điều kiện đối với các nhà vận động hành lang khi ông yêu cầu họ “thứ nhất, bước ra khỏi bóng tối; thứ hai, công khai khách hàng của mình”, nghĩa là lobby phải diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và công chúng phải được biết cá nhân, tổ chức nào đang tiến hành hoạt động lobby (hoặc đang thuê ai làm lobby).
Các nước công nhận hoạt động lobby đều có luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tinh thần chung của các đạo luật là buộc những cá nhân/tổ chức lobby chuyên nghiệp phải đăng ký hành nghề và có báo cáo định kỳ, thường xuyên. Ngoài ra còn nhiều hạn chế chi tiết khác đối với lobby, chẳng hạn Luật Minh bạch và Giải trình trong lập pháp (năm 2006) của Mỹ quy định: Cấm những người lobby biếu quà cho các nhà lập pháp hay mời họ đi ăn; người lobby phải thường xuyên giải trình chi tiết hoạt động của họ và đăng nội dung trên công báo.
Nhìn rộng ra, sự công khai minh bạch là nền tảng của mọi hệ thống chính trị có chất lượng tiến bộ. Về điểm này, Bộ trưởng Francis Maude, đảng viên đảng Bảo thủ Anh, đã khẳng định: “Rất cần phải công khai, minh bạch hơn nữa để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cao của đời sống chính trị. Nếu ngành lobby không tự điều chỉnh được theo hướng này thì sẽ phải có luật để buộc các nhà lobby phải giải trình nhiều hơn”.
***
Vì sao lại gọi là lobby?
Trong tiếng Anh, từ “lobby” vốn có nghĩa là “sảnh, hành lang”. Có giả thuyết cho rằng động từ “lobby” với ý nghĩa “vận động hành lang” xuất phát từ việc các thành viên Quốc hội Mỹ hay tụ tập ở hành lang của tòa nhà Quốc hội trước và sau mỗi phiên tranh luận. Theo một giả thuyết khác, cựu Tổng thống Ulysses S. Grant của Mỹ, thời còn đương nhiệm, đã dùng từ “lobby” để ám chỉ việc làm của những người thường xuyên lui tới sảnh khách sạn Williard ở Washington DC để tìm cách tiếp cận Grant - ông hay đến đó để trốn vợ hút xì gà và uống rượu brandy.
Các nhà nghiên cứu cho rằng động từ “lobby” mang nghĩa “vận động hành lang” đã xuất hiện trên giấy tờ từ năm 1820: “Những bức thư khác từ Washington khẳng định rằng mỗi khi có vấn đề cần thỏa thuận ở Hạ viện, các thành viên của Thượng viện đã không chỉ “lobby xung quanh Hạ viện” mà còn tìm đủ cách đe dọa các đại biểu yếu thế…”.
http://phapluattp.vn/20101203102837572p1017c1079/lobby-chuyen-van-dong-hanh-lang.htm
Monday, 13 December 2010
Ủy ban điều tra của quốc hội: công cụ giám sát chính phủ
Ủy ban điều tra (UBĐT) của Quốc hội (QH) vốn là một thiết chế có mặt trong hệ thống chính trị của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở phương Tây (Mỹ, Canada và các nước châu Âu). Tại châu Á, một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia cũng có thiết chế này.
Ở Việt Nam, Điều 4 Luật Tổ chức QH, Điều 7 Luật Hoạt động Giám sát của QH đều quy định, cơ quan quyền lực cao nhất có quyền thành lập ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định. Tuy vậy, trên thực tế, chưa bao giờ QH thành lập một ủy ban như vậy. Duy nhất một lần, tại kỳ họp cuối năm 2003, Đại biểu Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) đề nghị lập UBĐT về giáo dục, song đề nghị không thành hiện thực. Do đó, có thể nói cho đến nay, chúng ta chưa từng có tiền lệ về hoạt động của UBĐT của QH.
Vậy UBĐT của QH thực chất là gì? Trên thế giới hiện nay, có lẽ Mỹ là nước nơi thiết chế này được hình thành sớm nhất: UBĐT QH của Mỹ đã tham gia vào hoạt động của QH từ năm 1792. Đó là một tổ chức thuộc nhánh lập pháp, dưới cấp QH (Nghị viện Liên bang), chuyên điều tra về hoạt động của nhánh hành pháp, kể cả Tổng thống.
UBĐT của QH Mỹ - họ làm gì?
Luật pháp Mỹ quy định QH có quyền và có trách nhiệm điều tra và giám sát nhánh hành pháp và các cơ quan trực thuộc như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp. Để thực thi trách nhiệm này, QH có thể triệu tập quan chức cao cấp để buộc họ trả lời “thẩm vấn”, có thể ra lệnh tiến hành kiểm toán các cơ quan. Đặc biệt, QH có quyền tổ chức điều trần về các vấn đề thuộc quan tâm chung của dư luận, nhằm một số mục đích: để cho người dân tuyên bố công khai các thắc mắc, bất bình của họ; để QH xem xét việc làm luật (ra luật mới, điều chỉnh luật hiện hành…); hay để nâng cao nhận thức của công chúng về một vấn đề nào đó.
Tất cả những việc đó, QH Mỹ thực hiện thông qua một thiết chế gọi là “ủy ban điều tra” (congressional investigation). Trong lịch sử nước Mỹ, từng có nhiều cuộc điều tra lớn của QH, cho thấy tầm quan trọng của thiết chế này cũng như quyền lực tối cao của cơ quan lập pháp trong việc thanh kiểm tra những vấn đề công luận quan tâm. Năm 1972, QH Mỹ lập UBĐT Tổng thống Nixon nhân vụ bê bối Watergate. Năm 1986-1989, điều tra việc Mỹ bán vũ khí cho Iran. Đặc biệt, vào cuối thập niên 1990, điều tra Tổng thống Bill Clinton về scandal tình dục của ông với Monica Lewinsky, và về khả năng kết tội Clinton khai man, lừa dối, cản trở tư pháp làm việc trong vụ này. Điều thú vị là Hạ viện Mỹ buộc tội Clinton song Thượng viện lại bác bỏ. Tuy nhiên quyền lực của QH, thậm chí quyền tiến hành điều tra những chi tiết thuộc về đời sống riêng tư nhất của Tổng thống, là một thực tế đã được khẳng định qua vụ việc trên.
Giới nghiên cứu cho rằng, UBĐT của QH đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong nền chính trị Mỹ, vì hai lý do. Thứ nhất, đó là cách để QH xác định xem xã hội đang có vấn đề nào tồn tại và cần một đạo luật như thế nào để giải quyết. Thứ hai, những cuộc điều tra như vậy phơi bày những hành vi, hoạt động nguy hiểm, có hại cho tài sản quốc gia, mà cái đặc biệt là những hành vi và hoạt động đó, nếu không phi pháp, thì không thể bị xử lý bởi các cơ quan thực thi pháp luật. Nói cách khác, đó có thể là những hoạt động kinh tế tuy được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nhưng lại có hại cho quốc gia.
Thế kỷ 21, UBĐT của QH Mỹ vẫn tiếp tục phát huy vai trò. Một loạt các vụ việc Enron, WorldCom, và thảm họa bão Katrina, đều được đưa ra điều tra chi tiết.
Hungary: vụ bùn đỏ sẽ “lên thớt”
Mỹ là quốc gia có truyền thống tam quyền phân lập, nên sự tồn tại của UBĐT của QH ở nước này ngay từ thế kỷ 18 không phải điều khó hiểu. Tuy nhiên, thiết chế tương tự cũng đã được hình thành tại nhiều nước khác, chẳng hạn các quốc gia Đông Âu sau cải cách về chính trị. Hungary có thể coi là một ví dụ. Nhà báo Hoàng Nguyễn, định cư tại Budapest gần 30 năm nay, cho biết, ở Hungary, việc thành lập các UBĐT của quốc hội là việc… như cơm bữa, để xem xét bất cứ vấn đề gì bị cho là nổi cộm trong xã hội hoặc trên chính trường.
Trước đây, cần có sự đồng ý của đa số dân biểu (50% + 1) để thành lập một UBĐT, nhưng vào năm 1994, liên minh cầm quyền khi đó (chiếm 2/3 đa số trong Quốc hội) đã tỏ ra hào hiệp khi sửa đổi Luật Quốc hội để tạo điều kiện cho phe đối lập cũng có thể đề xướng việc thành lập UBĐT. Sau vài lần tranh cãi, sửa đổi, hiện tại, chỉ cần 20% số dân biểu ủng hộ đề xướng là có thể thành lập UBĐT của QH.
Trái với các ủy ban thường vụ QH (mang tính thường trực), UBĐT mang tính tạm thời, chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian nhất định và chấm dứt khi công việc đã được hoàn thành, nghĩa là một dạng cơ quan vụ việc (ad hoc). Nó được thành lập theo từng vụ cụ thể, dưới sự đề xướng của một đại biểu nào đó (thông thường đứng sau họ là các đảng). Nếu đủ tỉ lệ ủng hộ, QH sẽ ra nghị quyết thành lập.
Theo ông Hoàng Nguyễn, “thông thường, các UBĐT được thành lập để truy trách nhiệm của chính phủ, nên dễ hiểu là các dân biểu đối lập hay đề xướng thành lập nó hơn là các dân biểu thuộc phe cầm quyền”. Tuy nhiên mới đây, đảng Jobbik đã đề xướng – và được đảng cầm quyền Fidesz (Liên đoàn Thanh niên Dân chủ) cùng đảng đối lập MSZP (đảng Xã hội) ủng hộ - việc lập một UBĐT để tìm hiểu nguyên nhân và truy tìm thủ phạm sự cố bùn đỏ, dự tính hoạt động trong vòng một năm.
Thành viên của UBĐT là các dân biểu, họ không được trả thêm lương cho công việc này. Kết quả điều tra sẽ được viết thành báo cáo chuyển cho quốc hội, quốc hội sẽ thảo luận để thông qua hoặc bác bỏ báo cáo đó. Những phiên họp của UBĐT là công khai với báo chí, trừ trường hợp cần bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật công tác. Biên bản các cuộc họp của UBĐT được công bố trên trang chủ của Quốc hội Hungary để bất cứ ai quan tâm đêu có thể tiếp cận.
Từ thời cải cách tới nay, UBĐT của QH Hungary đã nhiều lần tiến hành những cuộc điều tra lớn trong nhiều vụ việc kinh tế, chính trị, xã hội… được công luận chú ý đặc biệt. Chẳng hạn, năm 1998, điều tra về việc một số chính khách và nhân sĩ bị theo dõi bí mật và bất hợp pháp trong thời kỳ 1994-1998. Năm 2000, điều tra về tài sản của các dân biểu. Năm 2002, điều tra về hoạt động và quá khứ liên quan đến cơ quan an ninh quốc gia (mật vụ) của Thủ tướng. Năm 2005, điều tra về sự làm giàu từ nguồn tiền nhà nước của gia đình ông Viktor Orbán (cựu, và hiện là đương kim Thủ tướng Hungary). Năm nay, ủy ban vừa tiến hành điều tra về nguyên nhân và trách nhiệm trong các vụ bạo loạn diễn ra vào mùa thu năm 2006 tại Hungary, và tiến tới đây sẽ là sự cố bùn đỏ…
UBĐT của QH cũng đã và đang hoạt động mạnh tại một số nước châu Á, trong đó nổi lên là Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia. Tuy thế, vì nhiều nguyên nhân, những thiết chế này tập trung một cách đặc biệt rõ nét vào công việc “phòng chống tham nhũng”, chứ không hoạt động sâu rộng như ở Mỹ hay Hungary, nơi QH có thể điều tra bất cứ vụ việc gì mà một tỉ lệ nhất định các đại biểu cho thấy cần thiết. Riêng tại Thái Lan, nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng vẫn tồn tại những hạn chế đối với một cơ quan như UBĐT, chẳng hạn Hoàng gia Thái Lan luôn là một thành lũy “bất khả xâm phạm”.
Còn việc để có “một tỉ lệ nhất định các đại biểu” thì lại là một vấn đề khác, liên quan tới khái niệm “lobby” (vận động hành lang) trong quốc hội, cũng là một lĩnh vực cần có luật pháp điều chỉnh.
Kỳ sau: Lobby - Chuyện vận động hành lang
http://phapluattp.vn/20101201120146455p1017c1079/cong-cu-giam-sat-chinh-phu.htm
Ở Việt Nam, Điều 4 Luật Tổ chức QH, Điều 7 Luật Hoạt động Giám sát của QH đều quy định, cơ quan quyền lực cao nhất có quyền thành lập ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định. Tuy vậy, trên thực tế, chưa bao giờ QH thành lập một ủy ban như vậy. Duy nhất một lần, tại kỳ họp cuối năm 2003, Đại biểu Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) đề nghị lập UBĐT về giáo dục, song đề nghị không thành hiện thực. Do đó, có thể nói cho đến nay, chúng ta chưa từng có tiền lệ về hoạt động của UBĐT của QH.
Vậy UBĐT của QH thực chất là gì? Trên thế giới hiện nay, có lẽ Mỹ là nước nơi thiết chế này được hình thành sớm nhất: UBĐT QH của Mỹ đã tham gia vào hoạt động của QH từ năm 1792. Đó là một tổ chức thuộc nhánh lập pháp, dưới cấp QH (Nghị viện Liên bang), chuyên điều tra về hoạt động của nhánh hành pháp, kể cả Tổng thống.
UBĐT của QH Mỹ - họ làm gì?
Luật pháp Mỹ quy định QH có quyền và có trách nhiệm điều tra và giám sát nhánh hành pháp và các cơ quan trực thuộc như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp. Để thực thi trách nhiệm này, QH có thể triệu tập quan chức cao cấp để buộc họ trả lời “thẩm vấn”, có thể ra lệnh tiến hành kiểm toán các cơ quan. Đặc biệt, QH có quyền tổ chức điều trần về các vấn đề thuộc quan tâm chung của dư luận, nhằm một số mục đích: để cho người dân tuyên bố công khai các thắc mắc, bất bình của họ; để QH xem xét việc làm luật (ra luật mới, điều chỉnh luật hiện hành…); hay để nâng cao nhận thức của công chúng về một vấn đề nào đó.
Tất cả những việc đó, QH Mỹ thực hiện thông qua một thiết chế gọi là “ủy ban điều tra” (congressional investigation). Trong lịch sử nước Mỹ, từng có nhiều cuộc điều tra lớn của QH, cho thấy tầm quan trọng của thiết chế này cũng như quyền lực tối cao của cơ quan lập pháp trong việc thanh kiểm tra những vấn đề công luận quan tâm. Năm 1972, QH Mỹ lập UBĐT Tổng thống Nixon nhân vụ bê bối Watergate. Năm 1986-1989, điều tra việc Mỹ bán vũ khí cho Iran. Đặc biệt, vào cuối thập niên 1990, điều tra Tổng thống Bill Clinton về scandal tình dục của ông với Monica Lewinsky, và về khả năng kết tội Clinton khai man, lừa dối, cản trở tư pháp làm việc trong vụ này. Điều thú vị là Hạ viện Mỹ buộc tội Clinton song Thượng viện lại bác bỏ. Tuy nhiên quyền lực của QH, thậm chí quyền tiến hành điều tra những chi tiết thuộc về đời sống riêng tư nhất của Tổng thống, là một thực tế đã được khẳng định qua vụ việc trên.
Giới nghiên cứu cho rằng, UBĐT của QH đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong nền chính trị Mỹ, vì hai lý do. Thứ nhất, đó là cách để QH xác định xem xã hội đang có vấn đề nào tồn tại và cần một đạo luật như thế nào để giải quyết. Thứ hai, những cuộc điều tra như vậy phơi bày những hành vi, hoạt động nguy hiểm, có hại cho tài sản quốc gia, mà cái đặc biệt là những hành vi và hoạt động đó, nếu không phi pháp, thì không thể bị xử lý bởi các cơ quan thực thi pháp luật. Nói cách khác, đó có thể là những hoạt động kinh tế tuy được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nhưng lại có hại cho quốc gia.
Thế kỷ 21, UBĐT của QH Mỹ vẫn tiếp tục phát huy vai trò. Một loạt các vụ việc Enron, WorldCom, và thảm họa bão Katrina, đều được đưa ra điều tra chi tiết.
Hungary: vụ bùn đỏ sẽ “lên thớt”
Mỹ là quốc gia có truyền thống tam quyền phân lập, nên sự tồn tại của UBĐT của QH ở nước này ngay từ thế kỷ 18 không phải điều khó hiểu. Tuy nhiên, thiết chế tương tự cũng đã được hình thành tại nhiều nước khác, chẳng hạn các quốc gia Đông Âu sau cải cách về chính trị. Hungary có thể coi là một ví dụ. Nhà báo Hoàng Nguyễn, định cư tại Budapest gần 30 năm nay, cho biết, ở Hungary, việc thành lập các UBĐT của quốc hội là việc… như cơm bữa, để xem xét bất cứ vấn đề gì bị cho là nổi cộm trong xã hội hoặc trên chính trường.
Trước đây, cần có sự đồng ý của đa số dân biểu (50% + 1) để thành lập một UBĐT, nhưng vào năm 1994, liên minh cầm quyền khi đó (chiếm 2/3 đa số trong Quốc hội) đã tỏ ra hào hiệp khi sửa đổi Luật Quốc hội để tạo điều kiện cho phe đối lập cũng có thể đề xướng việc thành lập UBĐT. Sau vài lần tranh cãi, sửa đổi, hiện tại, chỉ cần 20% số dân biểu ủng hộ đề xướng là có thể thành lập UBĐT của QH.
Trái với các ủy ban thường vụ QH (mang tính thường trực), UBĐT mang tính tạm thời, chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian nhất định và chấm dứt khi công việc đã được hoàn thành, nghĩa là một dạng cơ quan vụ việc (ad hoc). Nó được thành lập theo từng vụ cụ thể, dưới sự đề xướng của một đại biểu nào đó (thông thường đứng sau họ là các đảng). Nếu đủ tỉ lệ ủng hộ, QH sẽ ra nghị quyết thành lập.
Theo ông Hoàng Nguyễn, “thông thường, các UBĐT được thành lập để truy trách nhiệm của chính phủ, nên dễ hiểu là các dân biểu đối lập hay đề xướng thành lập nó hơn là các dân biểu thuộc phe cầm quyền”. Tuy nhiên mới đây, đảng Jobbik đã đề xướng – và được đảng cầm quyền Fidesz (Liên đoàn Thanh niên Dân chủ) cùng đảng đối lập MSZP (đảng Xã hội) ủng hộ - việc lập một UBĐT để tìm hiểu nguyên nhân và truy tìm thủ phạm sự cố bùn đỏ, dự tính hoạt động trong vòng một năm.
Thành viên của UBĐT là các dân biểu, họ không được trả thêm lương cho công việc này. Kết quả điều tra sẽ được viết thành báo cáo chuyển cho quốc hội, quốc hội sẽ thảo luận để thông qua hoặc bác bỏ báo cáo đó. Những phiên họp của UBĐT là công khai với báo chí, trừ trường hợp cần bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật công tác. Biên bản các cuộc họp của UBĐT được công bố trên trang chủ của Quốc hội Hungary để bất cứ ai quan tâm đêu có thể tiếp cận.
Từ thời cải cách tới nay, UBĐT của QH Hungary đã nhiều lần tiến hành những cuộc điều tra lớn trong nhiều vụ việc kinh tế, chính trị, xã hội… được công luận chú ý đặc biệt. Chẳng hạn, năm 1998, điều tra về việc một số chính khách và nhân sĩ bị theo dõi bí mật và bất hợp pháp trong thời kỳ 1994-1998. Năm 2000, điều tra về tài sản của các dân biểu. Năm 2002, điều tra về hoạt động và quá khứ liên quan đến cơ quan an ninh quốc gia (mật vụ) của Thủ tướng. Năm 2005, điều tra về sự làm giàu từ nguồn tiền nhà nước của gia đình ông Viktor Orbán (cựu, và hiện là đương kim Thủ tướng Hungary). Năm nay, ủy ban vừa tiến hành điều tra về nguyên nhân và trách nhiệm trong các vụ bạo loạn diễn ra vào mùa thu năm 2006 tại Hungary, và tiến tới đây sẽ là sự cố bùn đỏ…
UBĐT của QH cũng đã và đang hoạt động mạnh tại một số nước châu Á, trong đó nổi lên là Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia. Tuy thế, vì nhiều nguyên nhân, những thiết chế này tập trung một cách đặc biệt rõ nét vào công việc “phòng chống tham nhũng”, chứ không hoạt động sâu rộng như ở Mỹ hay Hungary, nơi QH có thể điều tra bất cứ vụ việc gì mà một tỉ lệ nhất định các đại biểu cho thấy cần thiết. Riêng tại Thái Lan, nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng vẫn tồn tại những hạn chế đối với một cơ quan như UBĐT, chẳng hạn Hoàng gia Thái Lan luôn là một thành lũy “bất khả xâm phạm”.
Còn việc để có “một tỉ lệ nhất định các đại biểu” thì lại là một vấn đề khác, liên quan tới khái niệm “lobby” (vận động hành lang) trong quốc hội, cũng là một lĩnh vực cần có luật pháp điều chỉnh.
Kỳ sau: Lobby - Chuyện vận động hành lang
http://phapluattp.vn/20101201120146455p1017c1079/cong-cu-giam-sat-chinh-phu.htm
Sunday, 5 December 2010
Tưởng nhớ Đặng Phong
Đến hôm nay, sau mấy ngày loay hoay bài vở, tôi mới có lúc ngồi trước màn hình máy tính, nhìn ảnh Giáo sư Đặng Phong (ông không phải Giáo sư, nhưng tôi cứ muốn gọi ông vậy), và lau nước mắt. Trông ông vẫn như thế, vẫn là hình ảnh một ông già thản nhiên, phớt đời, vừa hút xì gà vừa trả lời phỏng vấn. Ông nói có những điểm cực đoan, có những chỗ tôi không nhất trí, nhưng điều tôi thấy ngay lập tức, ngay từ lần đầu tiên gặp ông, đó là Đặng Phong là một người rất thông minh, thể hiện trước hết bằng tư duy cực kỳ mạch lạc, rõ ràng. Chỉ cần phóng viên đưa ra một câu hỏi (tất nhiên là không có đáp án sẵn hay dựa trên công thức có sẵn như thi ứng xử của hoa hậu), ông sẽ ngay lập tức trả lời thành một hệ thống: ý 1, ý 2, ý 3, ý 4… Ý 1 gồm các phần, a là…, b là… Ví dụ minh họa… Người ta bảo các đạo diễn tài năng có thể hình dung trong đầu từng cảnh quay của phim từ trước khi bấm máy. Với Đặng Phong, dường như ông đã sắp xếp, hệ thống hóa trong đầu tất cả kiến thức thuộc chủ đề liên quan từ rất lâu trước khi gặp ai hỏi.
Thông thường ai cũng muốn nói hay về một người vừa nằm xuống, nhưng gạt cái thói thường này sang một bên thì quả thật là tôi rất quý ông (dù vẫn có thể phản đối một số ý kiến chuyên môn nào đó của ông). Tôi nhớ một buổi chiều cuối thu, trời âm u, xầm xì, tôi tới nhà ông, vài ngày sau khi vừa ra khỏi chỗ tạm giam – nói thẳng ra là nhà tù, chẳng phải tạm giam tạm giếc gì cả. Ông mang kẹo bánh ra cho tôi ăn. Không nói gì nhiều. Có vẻ như ông hoàn toàn tin rằng tôi vô tội, tin tới mức không cần phải nói câu gì tỏ sự an ủi tôi hay là trách móc “chúng nó” cả. Đừng nghĩ rằng ông sợ. Ông có thể nói những điều kinh thiên động địa và in hẳn ra sách, trong khi chưa ai từng dám làm thế kia mà. Gió heo may lành lạnh. Căn nhà tối dần. Nhà thấp, trông ra vườn, một khoảnh đất ngập cây cối… nên ngồi một lát thì tôi bị muỗi cắn chí chết. Nhưng tôi vẫn cứ muốn ngồi với ông, ngồi nữa, thật lâu. Tôi muốn nói với ông nhiều, và cũng muốn nghe ông nói thật nhiều. Cho đến lúc ông mời ở lại ăn tối một cách hết sức nhiệt tình, thì tôi ngượng vì tự thấy mình đã ở đây lâu quá, chén nhiều bánh quá, nên nhất định xin phép về.
Bây giờ, tôi mới thấy hối tiếc là đã không ở lại hôm ấy.
Bây giờ, cháu mới thấy nhớ bác. Cháu nhớ lời đề tặng của bác trong cuốn sách tặng cho cháu: “Tặng cháu Đoan Trang một cuốn sách không đoan trang”. Và bác thường xuyên chúc cháu “đừng có viết lách đoan trang”, dặn cháu “không bao giờ được sợ”. Cháu nhớ những câu đùa của bác nữa, mà thật ra thì không phải đùa, đó là những nhận xét – gọi là cay độc cũng được - làm bẹp dí cả một hệ thống, hay nói cách khác là đánh tan nát chút uy tín (nếu còn) của cả một tầng lớp: “Lạ. Không hiểu chúng nó làm ăn thế nào mà cứ người nào dốt nhất cái gì thì chúng nó cho vào lãnh đạo trong lĩnh vực ấy. Dốt nhất về kinh tế thì cho quản lý kinh tế. Dốt nhất về ngoại giao thì cho làm bộ trưởng ngoại giao. Ầyyyy… Lạ thế chứ lị”. Bác rít một hơi xì gà. Kèm theo là một cái nhún vai, vẻ mặt hết sức ngán ngẩm, nhưng hài hước.
Cháu không bao giờ quên được bác. Trong những ngày mùa đông buồn thảm của năm 2009, vẫn là bác đã là một trong ba người làm cháu giữ được ý nghĩ: phải sống. Cháu không thể gục ngã vì sự thối nát của “chúng nó”. Cháu không thể. Ngày 9/12, cháu đi dự hội thảo của bác, đó là hội thảo cuối cùng có mặt bác mà cháu còn được tham dự. Rất may là cháu đã kịp mua một bó hoa để tặng bác, và chỉ thế thôi, cháu không có gì khác để thể hiện tình cảm nữa.
Những ngày tháng sau đó, bao nhiêu là sóng gió.
Khi cháu đến thăm bác lần nữa, bác đã yếu lắm. Nhưng bác vẫn lạc quan, vẫn vui vẻ… chính sự lạc quan vui vẻ ấy đã làm cháu tưởng bác sẽ qua khỏi. Cho tới ngày nhận tin nhắn “bác Phong mất đêm qua”. Đến lúc ấy, cháu mới chợt nhớ ra là cháu chưa bao giờ chụp ảnh bác, và không có một bức ảnh nào chụp chung với bác.
Từ hôm ấy đến giờ, cháu đã đi thăm – liên tiếp – mấy người bạn ốm. Họ còn rất trẻ, có thể bệnh cũng sẽ qua? Nhưng cháu đã thấy là không bao giờ nên hoãn việc đi thăm một người ốm lại nữa, vì biết đâu đó có thể là lần cuối cùng ta được gặp họ.
Cháu nhớ bác. Khi cháu nói bác để lại “một khoảng trống không thể lấp đầy” trong lĩnh vực sử kinh tế, thật ra, lúc ấy cháu nghĩ về cháu nhiều hơn. Sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy mà cháu phải đối mặt. Rất nhiều câu hỏi về quá khứ, cháu sẽ không biết tìm đến ai. Một nguồn tư liệu khổng lồ đã mất đi.
Nhưng cháu nhớ bác nhất là vì cháu sẽ không bao giờ có lại cơ hội ngồi trong căn nhà bên vườn ấy, cũng như cháu sẽ không bao giờ quên hình ảnh bác – một ông già lạc quan với cây tẩu hút xì gà và nụ cười hóm hỉnh.
Đêm 24-8-2010
Thông thường ai cũng muốn nói hay về một người vừa nằm xuống, nhưng gạt cái thói thường này sang một bên thì quả thật là tôi rất quý ông (dù vẫn có thể phản đối một số ý kiến chuyên môn nào đó của ông). Tôi nhớ một buổi chiều cuối thu, trời âm u, xầm xì, tôi tới nhà ông, vài ngày sau khi vừa ra khỏi chỗ tạm giam – nói thẳng ra là nhà tù, chẳng phải tạm giam tạm giếc gì cả. Ông mang kẹo bánh ra cho tôi ăn. Không nói gì nhiều. Có vẻ như ông hoàn toàn tin rằng tôi vô tội, tin tới mức không cần phải nói câu gì tỏ sự an ủi tôi hay là trách móc “chúng nó” cả. Đừng nghĩ rằng ông sợ. Ông có thể nói những điều kinh thiên động địa và in hẳn ra sách, trong khi chưa ai từng dám làm thế kia mà. Gió heo may lành lạnh. Căn nhà tối dần. Nhà thấp, trông ra vườn, một khoảnh đất ngập cây cối… nên ngồi một lát thì tôi bị muỗi cắn chí chết. Nhưng tôi vẫn cứ muốn ngồi với ông, ngồi nữa, thật lâu. Tôi muốn nói với ông nhiều, và cũng muốn nghe ông nói thật nhiều. Cho đến lúc ông mời ở lại ăn tối một cách hết sức nhiệt tình, thì tôi ngượng vì tự thấy mình đã ở đây lâu quá, chén nhiều bánh quá, nên nhất định xin phép về.
Bây giờ, tôi mới thấy hối tiếc là đã không ở lại hôm ấy.
Bây giờ, cháu mới thấy nhớ bác. Cháu nhớ lời đề tặng của bác trong cuốn sách tặng cho cháu: “Tặng cháu Đoan Trang một cuốn sách không đoan trang”. Và bác thường xuyên chúc cháu “đừng có viết lách đoan trang”, dặn cháu “không bao giờ được sợ”. Cháu nhớ những câu đùa của bác nữa, mà thật ra thì không phải đùa, đó là những nhận xét – gọi là cay độc cũng được - làm bẹp dí cả một hệ thống, hay nói cách khác là đánh tan nát chút uy tín (nếu còn) của cả một tầng lớp: “Lạ. Không hiểu chúng nó làm ăn thế nào mà cứ người nào dốt nhất cái gì thì chúng nó cho vào lãnh đạo trong lĩnh vực ấy. Dốt nhất về kinh tế thì cho quản lý kinh tế. Dốt nhất về ngoại giao thì cho làm bộ trưởng ngoại giao. Ầyyyy… Lạ thế chứ lị”. Bác rít một hơi xì gà. Kèm theo là một cái nhún vai, vẻ mặt hết sức ngán ngẩm, nhưng hài hước.
Cháu không bao giờ quên được bác. Trong những ngày mùa đông buồn thảm của năm 2009, vẫn là bác đã là một trong ba người làm cháu giữ được ý nghĩ: phải sống. Cháu không thể gục ngã vì sự thối nát của “chúng nó”. Cháu không thể. Ngày 9/12, cháu đi dự hội thảo của bác, đó là hội thảo cuối cùng có mặt bác mà cháu còn được tham dự. Rất may là cháu đã kịp mua một bó hoa để tặng bác, và chỉ thế thôi, cháu không có gì khác để thể hiện tình cảm nữa.
Những ngày tháng sau đó, bao nhiêu là sóng gió.
Khi cháu đến thăm bác lần nữa, bác đã yếu lắm. Nhưng bác vẫn lạc quan, vẫn vui vẻ… chính sự lạc quan vui vẻ ấy đã làm cháu tưởng bác sẽ qua khỏi. Cho tới ngày nhận tin nhắn “bác Phong mất đêm qua”. Đến lúc ấy, cháu mới chợt nhớ ra là cháu chưa bao giờ chụp ảnh bác, và không có một bức ảnh nào chụp chung với bác.
Từ hôm ấy đến giờ, cháu đã đi thăm – liên tiếp – mấy người bạn ốm. Họ còn rất trẻ, có thể bệnh cũng sẽ qua? Nhưng cháu đã thấy là không bao giờ nên hoãn việc đi thăm một người ốm lại nữa, vì biết đâu đó có thể là lần cuối cùng ta được gặp họ.
Cháu nhớ bác. Khi cháu nói bác để lại “một khoảng trống không thể lấp đầy” trong lĩnh vực sử kinh tế, thật ra, lúc ấy cháu nghĩ về cháu nhiều hơn. Sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy mà cháu phải đối mặt. Rất nhiều câu hỏi về quá khứ, cháu sẽ không biết tìm đến ai. Một nguồn tư liệu khổng lồ đã mất đi.
Nhưng cháu nhớ bác nhất là vì cháu sẽ không bao giờ có lại cơ hội ngồi trong căn nhà bên vườn ấy, cũng như cháu sẽ không bao giờ quên hình ảnh bác – một ông già lạc quan với cây tẩu hút xì gà và nụ cười hóm hỉnh.
Đêm 24-8-2010
Labels:
Đặng Phong,
sử kinh tế
Subscribe to:
Posts (Atom)