http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2700
Hồi còn đi học, tôi được dạy rằng giai đoạn từ đầu thế kỷ 18 đến hết nửa đầu thế kỷ 19 là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học Việt Nam thời phong kiến. Đó cũng là thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, nhân dân khổ cực, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.
Tôi nhớ thầy giáo khi giảng bài đã viết lên bảng đen hai từ “xã hội” và “văn học”, rồi thầy đánh dấu mũi tên đi xuống vào bên cạnh từ “xã hội”, mũi tên đi lên bên cạnh từ “văn học”. Thầy bảo, như một quy luật, khi nào xã hội càng loạn, lòng người càng mất niềm tin, văn học với tư cách “tấm gương phản ánh hiện thực” càng phát triển. Thế nên thời ấy, chúng ta mới có những Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Gia Văn Phái…
Tôi nghĩ, báo chí - truyền thông có vai trò phản ánh hiện thực còn hơn cả văn học. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, Việt Nam chưa có báo chí, chứ nếu không thì chúng ta hẳn đã được chứng kiến một nền truyền thông sôi động như năm 2010 vừa qua. Đấy là còn chưa tính đến hai yếu tố có tác động chi phối bộ mặt truyền thông hiện nay: Internet và chính sách quản lý truyền thông theo hướng kiểm duyệt của Nhà nước.
PHẦN 1:
* Cơn thịnh nộ của dân mạng
Tháng 4, bài viết nhan đề “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của tác giả Đỗ Ngọc Bích đăng trên BBC Việt ngữ (tựa đề dường như do BBC Việt ngữ đặt) đã gây nên một làn sóng phẫn nộ rất lớn.
Bài viết nhận xét về các blogger chính trị Việt Nam, theo đó, những blogger này “không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975)”, “họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc hay bài Trung) của những năm 1980…”.
Đọc một cách bình thản thì cũng có thể thấy thiện ý của tác giả là phê phán tinh thần dân tộc chủ nghĩa mù quáng dựa trên sự thiếu kiến thức, ít nhất là kiến thức lịch sử: “Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc “Đại Việt Sử Ký” (Lê Văn Hưu), “Đại Việt Sử Lược” (tác giả khuyết danh thời Trần), hay “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” (Ngô Sĩ Liên), hay “Việt Nam Sử Lược” (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?”.
Tác giả cũng có ý tố cáo một nền khoa học lịch sử bị bóp méo, khiến các thế hệ sau rất khó có cơ hội tiếp cận với sự thật: “Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?”.
Tuy nhiên, những ý này lại được thể hiện với một giọng văn rất dễ gây cảm tưởng là tác giả đang khiêu khích những blogger đấu tranh cho chủ quyền, và chọc tay vào “tổ kiến lửa”: tinh thần dân tộc của cộng đồng mạng Việt Nam.
Không lập luận phân tích, không ví dụ, không dẫn chứng, và nhất là lời khẳng định (mà không chứng minh dù chỉ một câu) “Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc” đã khiến đa số người đọc nổi khùng. Cũng có thể đó không phải đa số, nhưng những người ủng hộ tác giả thì không lên tiếng, mà người phẫn nộ với chị thì lại sẵn sàng gửi ngay phản hồi chửi rủa.
Vụ việc cũng kéo theo một vấn đề: Mỗi công dân có quyền thể hiện quan điểm cá nhân tới mức nào? Hay nói chung, việc dư luận phản ứng dữ dội với tác giả và bài viết có phải là xâm phạm tự do ngôn luận?
Với hai câu hỏi này, tôi xin bảo lưu ý kiến cá nhân: Mọi công dân đều có quyền thể hiện quan điểm cá nhân miễn là không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Bài viết nói trên có xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một người hoặc một cộng đồng người nào hay không thì cần giám định pháp lý. Nhưng cứ giả sử là nó đúng mực đi, thì trên nguyên tắc tôn trọng tự do ngôn luận, tác giả Đỗ Ngọc Bích có quyền nói lên quan điểm của chị, và những người phản đối tác giả cũng đương nhiên có quyền phát biểu ý kiến của họ. Nói cách khác là viết không thuyết phục thì phải nghe chê, vậy thôi. “Chê” chứ không phải “chửi”, nhưng nếu độc giả cứ muốn chửi, thì người viết cũng đành phải chấp nhận để quyền tự do ngôn luận bị vi phạm, bị chửi quá không chịu được thì xin mời đi… kiện.
Trên góc độ người viết, “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” cũng là một bài học kinh nghiệm cho giới cầm bút/ gõ bàn phím: Đừng bao giờ chọc vào những tình cảm thiêng liêng như lòng tự hào dân tộc, tình yêu nước. Nếu muốn phát biểu những quan điểm có thể động chạm vào những tình cảm này, nên chọn cách viết khoa học, có lập luận, lý lẽ, cơ sở khoa học; đăng tải như công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học. Báo chí phổ thông, đặc biệt Internet, không phải nơi phù hợp.
* “Toán về quê em” (*)
Tháng 8, truyền thông Việt Nam hào hứng với một sự kiện lớn: GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng toán học Fields. Tinh thần chung là cả nước sôi sục tự hào, “thằng nào không tự hào, đánh bỏ mẹ”.
“Tuổi Trẻ” – gương mặt tiêu biểu cho làng báo viết – và VTV – đại diện tự phong và được phong của báo hình ở Việt Nam, đơn vị mà cho đến gần đây vẫn còn hay nói câu “thay mặt cho những người làm truyền hình trên cả nước” – đều đã theo đuổi những chiến dịch lớn tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân biết tin mừng này cũng như hiểu được tầm vóc của sự kiện.
“Tuổi Trẻ” có cả loạt bài về thời thơ ấu của GS Ngô Bảo Châu, con đường học vấn, gia đình, hồi tưởng của các thầy cô về GS. VTV tổ chức truyền hình trực tiếp lễ trao giải Fields (nhưng không truyền được vì không có hình – không được vào tận nơi để quay). Thời sự. Họp mặt. Lễ vinh danh có diễn văn của Thủ tướng và Bộ trưởng Giáo dục, v.v… và v.v… Đa số các chương trình được bắn chữ “trực tiếp” lên màn hình tivi.
Đời tư của GS Ngô Bảo Châu cũng được báo chí nhắc tới nhiều, kiểu như thầy giáo lớp 1 nghĩ về GS như thế nào, bạn bè cấp I đánh giá GS ra sao… Có cả chuyện bà láng giềng nói về GS, “vui và vinh dự được làm hàng xóm của một người nổi tiếng”.
Chẳng ai lại không cảm thấy ít nhất là mừng cho Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng danh giá. Nhiều hơn chút nữa thì là mừng cho Việt Nam đã có một người được lưu danh vào bản đồ toán học thế giới. Nhưng sự rầm rộ của báo chí – khai thác triệt để và phản ánh vượt quá tầm mức của sự kiện – xảy ra tại thời điểm chủ nghĩa thành tích ở Việt Nam đang phát triển tới mức… bềnh bệnh, thật sự là khá có hại.
Thứ nhất là nó làm nặng thêm “hội chứng vơ vào” cố hữu của người Việt Nam – vốn hay tìm đủ cách để được thơm lây chẳng hạn với một nghệ sĩ có… bà ngoại là người Việt, hay một nhà khoa học mà cụ tổ 5 đời từng ở Việt Nam. Thứ hai, nó có thể làm người ta lại sôi lên vì toán mà dễ bỏ quên hoặc coi nhẹ các môn học khác, trong khi thực tế nước ta đào tạo bất kỳ môn gì cũng có vấn đề, cũng cần được đầu tư để tổ chức lại một cách bài bản.
Một điều hiển nhiên là không phải cứ học chăm học nhiều, hô khẩu hiệu duy ý chí thì có thể giỏi toán như Ngô Bảo Châu, mà cũng không phải chỉ cần năng khiếu trời phú là đủ. Việc đưa tin của báo chí có thể dẫn người đọc tới việc cắt nghĩa thành công của Ngô Bảo Châu theo một trong hai cách trên, mà cả hai đều không đủ. Gần như không báo nào nói tới những gian khó, thậm chí mất mát, những cái giá mà Ngô Bảo Châu nói riêng và các nhà khoa học nói chung phải trả khi theo đuổi con đường của họ.
Còn nhân vật chính là GS Ngô Bảo Châu, thì tôi có cảm giác rằng là một nhà khoa học, anh cũng chẳng muốn được nổi tiếng theo kiểu “hot boy”, anh sẽ ngượng nếu phải đọc những tin bài kiểu như “lộ diện bạn gái của Ngô Bảo Châu”, “Ngô Bảo Châu nói gì về hoa hậu Việt Nam 2010” (ví dụ giả tưởng), v.v... Cứ xem cách anh viết trên blog mà thấy tâm trạng: “Trong những chuyện buồn nho nhỏ thì chuyện buồn to nhất liên quan đến hai ông bạn thân... Có bao kỷ niệm riêng thì các bạn đã phơi lên báo nên chúng khô mất hết cả rồi…”.
Điều khó hiểu là không biết cái gì nằm sau cơn lốc báo chí (mà tôi liều gọi một cách hỗn xược là “đại dịch Ngô Bảo Châu”). Không phải mọi nhà báo đều say sưa vào cuộc mà không cảm thấy mình đang đi quá chừng mực sự kiện. Cũng không hề có một chỉ đạo từ trên nào bảo rằng báo chí cần “đưa đậm” về sự kiện Ngô Bảo Châu, theo như tôi được biết. Có thể là báo chí đã làm rầm rộ vì độc giả, khán giả muốn thế. Từ đó suy ra lỗi là do “quần chúng”.
“Đại dịch” cung cấp một ví dụ (case study) rất tốt cho người nào sau này muốn nghiên cứu về truyền thông Việt Nam thời hội nhập.
(*) Tựa một entry của blogger Một Thế Giới Khác viết nhân sự kiện GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields.
KỲ SAU: Blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt giam - bàn về tội phỉ báng
I dare not describe myself as a patriot. I just believe I am psychologically attached to my country.
Sunday, 26 December 2010
Saturday, 18 December 2010
Lobby - chuyện vận động hành lang
Đó không phải là sự lén lút, “đi đêm” nhằm trục lợi. Đó là một nghệ thuật mà ở khía cạnh tích cực, nó mang lại lợi ích rất lớn cho người lobby; mang lại thông tin cho người được lobby và lợi ích chung cho xã hội.
Lobby được định nghĩa là “hình thức vận động nhằm mục đích gây ảnh hưởng lên các quyết định của chính quyền để phục vụ một lợi ích cụ thể nào đó”. Hoạt động này do các cá nhân (tức nhà vận động hành lang), tổ chức (nhóm lobby) tiến hành, nhằm vào quan chức chính phủ, giới lập pháp, thậm chí cả cơ quan tư pháp.
Một câu chuyện cười
Có một câu chuyện cười thế này: Tại phiên họp quốc hội ở một xứ kia, đến lượt một nghị sĩ phát biểu. Ông ta bức xúc: “Báo cáo với Quốc hội là tôi sắp phải kể một câu chuyện rất khó chịu liên quan tới công ty ABC. Bọn ABC thật đáng ghét. Chuyện là thế này, thưa quốc hội. Hôm qua có một tay tự nhiên đến gõ cửa nhà tôi, xưng là người của hãng ABC. Hắn đề nghị tôi cái gì các vị biết không. Ôi, thật là xúc phạm. Hắn bảo ABC sẽ trả cho tôi 1 triệu đôla để nói từ “ABC” bảy lần trước Quốc hội ngày hôm nay. Tất nhiên là tôi đã nổi giận. Tất nhiên là tôi đã tống cổ cái thằng cha đại diện bọn ABC hỗn láo ấy đi ngay lập tức. Nhưng mà, báo cáo Quốc hội, thật sự là tôi không thể nào không thể hiện nỗi bức xúc của mình ra đây được. Cái bọn ABC này thật sự là quá lắm. Tôi không thể nào mà không đưa chuyện của chúng nó ra đây để chửi cho chúng nó một trận được. Chỉ mong từ giờ không có thằng cha ABC nào đến làm phiền bất cứ ai trong số chúng ta. Cũng mong là các vị hết sức cảnh giác với cái tên ABC. Đấy, xin báo cáo Quốc hội là như thế”. (Hóa ra, ông nghị sĩ ấy đã đề cập đến “ABC” đến hơn bảy lần!)
Tất nhiên đây chỉ là một câu chuyện cười nhưng nó cũng phản ánh phần nào mối liên hệ giữa các nhà lập pháp (nghị sĩ, đại biểu quốc hội) với các nhóm lợi ích. Và đó là bản chất của hiện tượng lobby - vận động hành lang - một hoạt động hợp pháp trong đời sống chính trị của nhiều nước trên thế giới.
Mang lại thông tin cho chính khách
Luật pháp ở các nước phương Tây (Mỹ, châu Âu) từ lâu đã công nhận hoạt động lobby. Người ta cho rằng lobby là một phần hợp lý và cần thiết của dân chủ, nó mang lại nhiều lợi ích: Các cá nhân và tổ chức, thông qua lobby, có thể góp phần hợp lý vào các quyết định chính trị vốn dĩ có thể ảnh hưởng tới họ và trong nhiều trường hợp là tới cả xã hội. Còn chính quyền thì nhờ có lobby mà tiếp cận được với các luồng thông tin và quan điểm từ xã hội.
Bên cạnh chính phủ và quốc hội, các nhóm lobby thậm chí còn có thể tác động cả tới nhánh tư pháp. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, ở Mỹ, Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu đã từng đệ đơn kiện lên tòa án bang và liên bang, đồng thời tiến hành vận động chống các đạo luật phân biệt chủng tộc. Nỗ lực của họ đưa đến kết quả Tòa Tối cao Mỹ tuyên bố những đạo luật đó vi hiến.
Tại Mỹ, hầu như vào bất kỳ thời điểm nào cũng có hàng trăm vụ việc ở các tòa án bang và liên bang, với các nhóm lobby theo đuổi vận động, thưa kiện, nhằm mang lại chiến thắng cho họ hoặc cá nhân, tổ chức đã thuê họ làm đại diện. Nhiều vụ lớn được đưa lên mục tin nổi bật trên báo chí, càng giúp cho các nhóm lợi ích liên quan được thêm nhiều người biết đến. Tại Anh, dịch vụ lobby chuyên nghiệp là một ngành kinh doanh tăng trưởng ổn định suốt những năm vừa qua, với sự tham gia của đông đảo công ty tư nhân và nhà tư vấn độc lập. CIPR, một viện nghiên cứu về quan hệ công chúng (PR), ước tính nước Anh có khoảng 48.000 người hành nghề PR, và 30% trong số đó làm nghề lobby hay gọi cách khác là “quan hệ chính phủ”. Vậy nếu tổng giao dịch của thị trường PR nói chung trị giá 6,5 ngàn tỉ bảng thì doanh thu của lobby ở vào khoảng 1,9 ngàn tỉ bảng Anh (năm 2007).
Lợi ích xã hội
Bên cạnh lực lượng công ty PR và nhà tư vấn độc lập coi lobby là dịch vụ kinh doanh, còn có rất nhiều cá nhân/tổ chức làm lobby khác như các hội nghề nghiệp, NGO, công đoàn, hội từ thiện…
Tổ chức Friends of the Earth (Bạn của trái đất) tự giới thiệu rằng họ đã lobby thành công rất nhiều vụ việc, ví dụ như “góp phần bảo vệ Nghị định thư Kyoto, thuyết phục nghị sĩ, thúc đẩy Nghị viện Anh thông qua tám đạo luật trong tám năm”.
Một tổ chức khác thì thực hiện chương trình “Tighten the Net” (Siết chặt Internet). Họ tuyên bố đã tác động thành công khiến Bộ Nội vụ Anh phải chi 1,5 triệu bảng cho việc giáo dục thanh thiếu niên Anh về tác hại của Internet.
Thực tế ở các nước phương Tây cho thấy trong quá trình hình thành, các chính sách luôn phải chịu rất nhiều áp lực và ảnh hưởng. Việc can thiệp để định hình chính sách gồm rất nhiều hoạt động được tiến hành đồng loạt, đồng thời, từ tiếp xúc trực tiếp với quan chức chính phủ, đại biểu quốc hội đến xúc tiến quan hệ với báo chí. Do đó, bản thân báo chí cũng được coi là một lực lượng lobby. Ở Anh, một đạo luật chống chó dữ, chó dại đã đi vào hiệu lực năm 1991, sau một loạt tin tức trên báo về các vụ trẻ em bị chó tấn công, kèm với đó là các bài xã luận đề nghị cơ quan lập pháp phải có luật ngăn chặn những tai nạn kiểu này.
Hoạt động lobby được tiến hành nhằm vào cả giới hành pháp lẫn lập pháp. Viện CIPR đã tiến hành khảo sát các nhà lobby, đại đa số cho rằng “lobby nghị viện quan trọng hơn lobby chính phủ”. Thống kê cũng cho thấy nhiều nghị sĩ rất “đắt sô”, được các nhà lobby tiếp xúc tới 100 lần một tuần, tất nhiên là cũng tùy vấn đề nào quan trọng hay không. 22% số nghị sĩ Anh được giới lobby “thăm hỏi” hơn 50 lần/tuần.
Một điều lạ là trái với quan niệm cho rằng các công ty PR dễ tiếp xúc với giới nghị sĩ và nhà làm chính sách hơn cả nhờ có nguồn lực tài chính, các nghị sĩ được hỏi đều nói rằng họ cảm thông hơn và do đó thường bị thuyết phục bởi các tổ chức NGO, các hội thiện nguyện hơn là bởi các công ty lobby chuyên nghiệp.
Điều kiện tiên quyết: Công khai, minh bạch
Như đã nói, lobby vốn là một hoạt động hợp pháp và cần thiết trong sinh hoạt nghị trường ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của lobby là: nó phải diễn ra một cách công khai, minh bạch. Nếu không minh bạch thì nó sẽ chỉ là sự “móc ngoặc” để trục lợi giữa chính quyền và các nhóm lợi ích có liên quan.
Năm ngoái, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Francis Maude từng tổng kết ngắn gọn về điều kiện đối với các nhà vận động hành lang khi ông yêu cầu họ “thứ nhất, bước ra khỏi bóng tối; thứ hai, công khai khách hàng của mình”, nghĩa là lobby phải diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và công chúng phải được biết cá nhân, tổ chức nào đang tiến hành hoạt động lobby (hoặc đang thuê ai làm lobby).
Các nước công nhận hoạt động lobby đều có luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tinh thần chung của các đạo luật là buộc những cá nhân/tổ chức lobby chuyên nghiệp phải đăng ký hành nghề và có báo cáo định kỳ, thường xuyên. Ngoài ra còn nhiều hạn chế chi tiết khác đối với lobby, chẳng hạn Luật Minh bạch và Giải trình trong lập pháp (năm 2006) của Mỹ quy định: Cấm những người lobby biếu quà cho các nhà lập pháp hay mời họ đi ăn; người lobby phải thường xuyên giải trình chi tiết hoạt động của họ và đăng nội dung trên công báo.
Nhìn rộng ra, sự công khai minh bạch là nền tảng của mọi hệ thống chính trị có chất lượng tiến bộ. Về điểm này, Bộ trưởng Francis Maude, đảng viên đảng Bảo thủ Anh, đã khẳng định: “Rất cần phải công khai, minh bạch hơn nữa để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cao của đời sống chính trị. Nếu ngành lobby không tự điều chỉnh được theo hướng này thì sẽ phải có luật để buộc các nhà lobby phải giải trình nhiều hơn”.
***
Vì sao lại gọi là lobby?
Trong tiếng Anh, từ “lobby” vốn có nghĩa là “sảnh, hành lang”. Có giả thuyết cho rằng động từ “lobby” với ý nghĩa “vận động hành lang” xuất phát từ việc các thành viên Quốc hội Mỹ hay tụ tập ở hành lang của tòa nhà Quốc hội trước và sau mỗi phiên tranh luận. Theo một giả thuyết khác, cựu Tổng thống Ulysses S. Grant của Mỹ, thời còn đương nhiệm, đã dùng từ “lobby” để ám chỉ việc làm của những người thường xuyên lui tới sảnh khách sạn Williard ở Washington DC để tìm cách tiếp cận Grant - ông hay đến đó để trốn vợ hút xì gà và uống rượu brandy.
Các nhà nghiên cứu cho rằng động từ “lobby” mang nghĩa “vận động hành lang” đã xuất hiện trên giấy tờ từ năm 1820: “Những bức thư khác từ Washington khẳng định rằng mỗi khi có vấn đề cần thỏa thuận ở Hạ viện, các thành viên của Thượng viện đã không chỉ “lobby xung quanh Hạ viện” mà còn tìm đủ cách đe dọa các đại biểu yếu thế…”.
http://phapluattp.vn/20101203102837572p1017c1079/lobby-chuyen-van-dong-hanh-lang.htm
Lobby được định nghĩa là “hình thức vận động nhằm mục đích gây ảnh hưởng lên các quyết định của chính quyền để phục vụ một lợi ích cụ thể nào đó”. Hoạt động này do các cá nhân (tức nhà vận động hành lang), tổ chức (nhóm lobby) tiến hành, nhằm vào quan chức chính phủ, giới lập pháp, thậm chí cả cơ quan tư pháp.
Một câu chuyện cười
Có một câu chuyện cười thế này: Tại phiên họp quốc hội ở một xứ kia, đến lượt một nghị sĩ phát biểu. Ông ta bức xúc: “Báo cáo với Quốc hội là tôi sắp phải kể một câu chuyện rất khó chịu liên quan tới công ty ABC. Bọn ABC thật đáng ghét. Chuyện là thế này, thưa quốc hội. Hôm qua có một tay tự nhiên đến gõ cửa nhà tôi, xưng là người của hãng ABC. Hắn đề nghị tôi cái gì các vị biết không. Ôi, thật là xúc phạm. Hắn bảo ABC sẽ trả cho tôi 1 triệu đôla để nói từ “ABC” bảy lần trước Quốc hội ngày hôm nay. Tất nhiên là tôi đã nổi giận. Tất nhiên là tôi đã tống cổ cái thằng cha đại diện bọn ABC hỗn láo ấy đi ngay lập tức. Nhưng mà, báo cáo Quốc hội, thật sự là tôi không thể nào không thể hiện nỗi bức xúc của mình ra đây được. Cái bọn ABC này thật sự là quá lắm. Tôi không thể nào mà không đưa chuyện của chúng nó ra đây để chửi cho chúng nó một trận được. Chỉ mong từ giờ không có thằng cha ABC nào đến làm phiền bất cứ ai trong số chúng ta. Cũng mong là các vị hết sức cảnh giác với cái tên ABC. Đấy, xin báo cáo Quốc hội là như thế”. (Hóa ra, ông nghị sĩ ấy đã đề cập đến “ABC” đến hơn bảy lần!)
Tất nhiên đây chỉ là một câu chuyện cười nhưng nó cũng phản ánh phần nào mối liên hệ giữa các nhà lập pháp (nghị sĩ, đại biểu quốc hội) với các nhóm lợi ích. Và đó là bản chất của hiện tượng lobby - vận động hành lang - một hoạt động hợp pháp trong đời sống chính trị của nhiều nước trên thế giới.
Mang lại thông tin cho chính khách
Luật pháp ở các nước phương Tây (Mỹ, châu Âu) từ lâu đã công nhận hoạt động lobby. Người ta cho rằng lobby là một phần hợp lý và cần thiết của dân chủ, nó mang lại nhiều lợi ích: Các cá nhân và tổ chức, thông qua lobby, có thể góp phần hợp lý vào các quyết định chính trị vốn dĩ có thể ảnh hưởng tới họ và trong nhiều trường hợp là tới cả xã hội. Còn chính quyền thì nhờ có lobby mà tiếp cận được với các luồng thông tin và quan điểm từ xã hội.
Bên cạnh chính phủ và quốc hội, các nhóm lobby thậm chí còn có thể tác động cả tới nhánh tư pháp. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, ở Mỹ, Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu đã từng đệ đơn kiện lên tòa án bang và liên bang, đồng thời tiến hành vận động chống các đạo luật phân biệt chủng tộc. Nỗ lực của họ đưa đến kết quả Tòa Tối cao Mỹ tuyên bố những đạo luật đó vi hiến.
Tại Mỹ, hầu như vào bất kỳ thời điểm nào cũng có hàng trăm vụ việc ở các tòa án bang và liên bang, với các nhóm lobby theo đuổi vận động, thưa kiện, nhằm mang lại chiến thắng cho họ hoặc cá nhân, tổ chức đã thuê họ làm đại diện. Nhiều vụ lớn được đưa lên mục tin nổi bật trên báo chí, càng giúp cho các nhóm lợi ích liên quan được thêm nhiều người biết đến. Tại Anh, dịch vụ lobby chuyên nghiệp là một ngành kinh doanh tăng trưởng ổn định suốt những năm vừa qua, với sự tham gia của đông đảo công ty tư nhân và nhà tư vấn độc lập. CIPR, một viện nghiên cứu về quan hệ công chúng (PR), ước tính nước Anh có khoảng 48.000 người hành nghề PR, và 30% trong số đó làm nghề lobby hay gọi cách khác là “quan hệ chính phủ”. Vậy nếu tổng giao dịch của thị trường PR nói chung trị giá 6,5 ngàn tỉ bảng thì doanh thu của lobby ở vào khoảng 1,9 ngàn tỉ bảng Anh (năm 2007).
Lợi ích xã hội
Bên cạnh lực lượng công ty PR và nhà tư vấn độc lập coi lobby là dịch vụ kinh doanh, còn có rất nhiều cá nhân/tổ chức làm lobby khác như các hội nghề nghiệp, NGO, công đoàn, hội từ thiện…
Tổ chức Friends of the Earth (Bạn của trái đất) tự giới thiệu rằng họ đã lobby thành công rất nhiều vụ việc, ví dụ như “góp phần bảo vệ Nghị định thư Kyoto, thuyết phục nghị sĩ, thúc đẩy Nghị viện Anh thông qua tám đạo luật trong tám năm”.
Một tổ chức khác thì thực hiện chương trình “Tighten the Net” (Siết chặt Internet). Họ tuyên bố đã tác động thành công khiến Bộ Nội vụ Anh phải chi 1,5 triệu bảng cho việc giáo dục thanh thiếu niên Anh về tác hại của Internet.
Thực tế ở các nước phương Tây cho thấy trong quá trình hình thành, các chính sách luôn phải chịu rất nhiều áp lực và ảnh hưởng. Việc can thiệp để định hình chính sách gồm rất nhiều hoạt động được tiến hành đồng loạt, đồng thời, từ tiếp xúc trực tiếp với quan chức chính phủ, đại biểu quốc hội đến xúc tiến quan hệ với báo chí. Do đó, bản thân báo chí cũng được coi là một lực lượng lobby. Ở Anh, một đạo luật chống chó dữ, chó dại đã đi vào hiệu lực năm 1991, sau một loạt tin tức trên báo về các vụ trẻ em bị chó tấn công, kèm với đó là các bài xã luận đề nghị cơ quan lập pháp phải có luật ngăn chặn những tai nạn kiểu này.
Hoạt động lobby được tiến hành nhằm vào cả giới hành pháp lẫn lập pháp. Viện CIPR đã tiến hành khảo sát các nhà lobby, đại đa số cho rằng “lobby nghị viện quan trọng hơn lobby chính phủ”. Thống kê cũng cho thấy nhiều nghị sĩ rất “đắt sô”, được các nhà lobby tiếp xúc tới 100 lần một tuần, tất nhiên là cũng tùy vấn đề nào quan trọng hay không. 22% số nghị sĩ Anh được giới lobby “thăm hỏi” hơn 50 lần/tuần.
Một điều lạ là trái với quan niệm cho rằng các công ty PR dễ tiếp xúc với giới nghị sĩ và nhà làm chính sách hơn cả nhờ có nguồn lực tài chính, các nghị sĩ được hỏi đều nói rằng họ cảm thông hơn và do đó thường bị thuyết phục bởi các tổ chức NGO, các hội thiện nguyện hơn là bởi các công ty lobby chuyên nghiệp.
Điều kiện tiên quyết: Công khai, minh bạch
Như đã nói, lobby vốn là một hoạt động hợp pháp và cần thiết trong sinh hoạt nghị trường ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của lobby là: nó phải diễn ra một cách công khai, minh bạch. Nếu không minh bạch thì nó sẽ chỉ là sự “móc ngoặc” để trục lợi giữa chính quyền và các nhóm lợi ích có liên quan.
Năm ngoái, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Francis Maude từng tổng kết ngắn gọn về điều kiện đối với các nhà vận động hành lang khi ông yêu cầu họ “thứ nhất, bước ra khỏi bóng tối; thứ hai, công khai khách hàng của mình”, nghĩa là lobby phải diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và công chúng phải được biết cá nhân, tổ chức nào đang tiến hành hoạt động lobby (hoặc đang thuê ai làm lobby).
Các nước công nhận hoạt động lobby đều có luật điều chỉnh lĩnh vực này. Tinh thần chung của các đạo luật là buộc những cá nhân/tổ chức lobby chuyên nghiệp phải đăng ký hành nghề và có báo cáo định kỳ, thường xuyên. Ngoài ra còn nhiều hạn chế chi tiết khác đối với lobby, chẳng hạn Luật Minh bạch và Giải trình trong lập pháp (năm 2006) của Mỹ quy định: Cấm những người lobby biếu quà cho các nhà lập pháp hay mời họ đi ăn; người lobby phải thường xuyên giải trình chi tiết hoạt động của họ và đăng nội dung trên công báo.
Nhìn rộng ra, sự công khai minh bạch là nền tảng của mọi hệ thống chính trị có chất lượng tiến bộ. Về điểm này, Bộ trưởng Francis Maude, đảng viên đảng Bảo thủ Anh, đã khẳng định: “Rất cần phải công khai, minh bạch hơn nữa để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cao của đời sống chính trị. Nếu ngành lobby không tự điều chỉnh được theo hướng này thì sẽ phải có luật để buộc các nhà lobby phải giải trình nhiều hơn”.
***
Vì sao lại gọi là lobby?
Trong tiếng Anh, từ “lobby” vốn có nghĩa là “sảnh, hành lang”. Có giả thuyết cho rằng động từ “lobby” với ý nghĩa “vận động hành lang” xuất phát từ việc các thành viên Quốc hội Mỹ hay tụ tập ở hành lang của tòa nhà Quốc hội trước và sau mỗi phiên tranh luận. Theo một giả thuyết khác, cựu Tổng thống Ulysses S. Grant của Mỹ, thời còn đương nhiệm, đã dùng từ “lobby” để ám chỉ việc làm của những người thường xuyên lui tới sảnh khách sạn Williard ở Washington DC để tìm cách tiếp cận Grant - ông hay đến đó để trốn vợ hút xì gà và uống rượu brandy.
Các nhà nghiên cứu cho rằng động từ “lobby” mang nghĩa “vận động hành lang” đã xuất hiện trên giấy tờ từ năm 1820: “Những bức thư khác từ Washington khẳng định rằng mỗi khi có vấn đề cần thỏa thuận ở Hạ viện, các thành viên của Thượng viện đã không chỉ “lobby xung quanh Hạ viện” mà còn tìm đủ cách đe dọa các đại biểu yếu thế…”.
http://phapluattp.vn/20101203102837572p1017c1079/lobby-chuyen-van-dong-hanh-lang.htm
Monday, 13 December 2010
Ủy ban điều tra của quốc hội: công cụ giám sát chính phủ
Ủy ban điều tra (UBĐT) của Quốc hội (QH) vốn là một thiết chế có mặt trong hệ thống chính trị của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở phương Tây (Mỹ, Canada và các nước châu Âu). Tại châu Á, một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia cũng có thiết chế này.
Ở Việt Nam, Điều 4 Luật Tổ chức QH, Điều 7 Luật Hoạt động Giám sát của QH đều quy định, cơ quan quyền lực cao nhất có quyền thành lập ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định. Tuy vậy, trên thực tế, chưa bao giờ QH thành lập một ủy ban như vậy. Duy nhất một lần, tại kỳ họp cuối năm 2003, Đại biểu Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) đề nghị lập UBĐT về giáo dục, song đề nghị không thành hiện thực. Do đó, có thể nói cho đến nay, chúng ta chưa từng có tiền lệ về hoạt động của UBĐT của QH.
Vậy UBĐT của QH thực chất là gì? Trên thế giới hiện nay, có lẽ Mỹ là nước nơi thiết chế này được hình thành sớm nhất: UBĐT QH của Mỹ đã tham gia vào hoạt động của QH từ năm 1792. Đó là một tổ chức thuộc nhánh lập pháp, dưới cấp QH (Nghị viện Liên bang), chuyên điều tra về hoạt động của nhánh hành pháp, kể cả Tổng thống.
UBĐT của QH Mỹ - họ làm gì?
Luật pháp Mỹ quy định QH có quyền và có trách nhiệm điều tra và giám sát nhánh hành pháp và các cơ quan trực thuộc như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp. Để thực thi trách nhiệm này, QH có thể triệu tập quan chức cao cấp để buộc họ trả lời “thẩm vấn”, có thể ra lệnh tiến hành kiểm toán các cơ quan. Đặc biệt, QH có quyền tổ chức điều trần về các vấn đề thuộc quan tâm chung của dư luận, nhằm một số mục đích: để cho người dân tuyên bố công khai các thắc mắc, bất bình của họ; để QH xem xét việc làm luật (ra luật mới, điều chỉnh luật hiện hành…); hay để nâng cao nhận thức của công chúng về một vấn đề nào đó.
Tất cả những việc đó, QH Mỹ thực hiện thông qua một thiết chế gọi là “ủy ban điều tra” (congressional investigation). Trong lịch sử nước Mỹ, từng có nhiều cuộc điều tra lớn của QH, cho thấy tầm quan trọng của thiết chế này cũng như quyền lực tối cao của cơ quan lập pháp trong việc thanh kiểm tra những vấn đề công luận quan tâm. Năm 1972, QH Mỹ lập UBĐT Tổng thống Nixon nhân vụ bê bối Watergate. Năm 1986-1989, điều tra việc Mỹ bán vũ khí cho Iran. Đặc biệt, vào cuối thập niên 1990, điều tra Tổng thống Bill Clinton về scandal tình dục của ông với Monica Lewinsky, và về khả năng kết tội Clinton khai man, lừa dối, cản trở tư pháp làm việc trong vụ này. Điều thú vị là Hạ viện Mỹ buộc tội Clinton song Thượng viện lại bác bỏ. Tuy nhiên quyền lực của QH, thậm chí quyền tiến hành điều tra những chi tiết thuộc về đời sống riêng tư nhất của Tổng thống, là một thực tế đã được khẳng định qua vụ việc trên.
Giới nghiên cứu cho rằng, UBĐT của QH đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong nền chính trị Mỹ, vì hai lý do. Thứ nhất, đó là cách để QH xác định xem xã hội đang có vấn đề nào tồn tại và cần một đạo luật như thế nào để giải quyết. Thứ hai, những cuộc điều tra như vậy phơi bày những hành vi, hoạt động nguy hiểm, có hại cho tài sản quốc gia, mà cái đặc biệt là những hành vi và hoạt động đó, nếu không phi pháp, thì không thể bị xử lý bởi các cơ quan thực thi pháp luật. Nói cách khác, đó có thể là những hoạt động kinh tế tuy được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nhưng lại có hại cho quốc gia.
Thế kỷ 21, UBĐT của QH Mỹ vẫn tiếp tục phát huy vai trò. Một loạt các vụ việc Enron, WorldCom, và thảm họa bão Katrina, đều được đưa ra điều tra chi tiết.
Hungary: vụ bùn đỏ sẽ “lên thớt”
Mỹ là quốc gia có truyền thống tam quyền phân lập, nên sự tồn tại của UBĐT của QH ở nước này ngay từ thế kỷ 18 không phải điều khó hiểu. Tuy nhiên, thiết chế tương tự cũng đã được hình thành tại nhiều nước khác, chẳng hạn các quốc gia Đông Âu sau cải cách về chính trị. Hungary có thể coi là một ví dụ. Nhà báo Hoàng Nguyễn, định cư tại Budapest gần 30 năm nay, cho biết, ở Hungary, việc thành lập các UBĐT của quốc hội là việc… như cơm bữa, để xem xét bất cứ vấn đề gì bị cho là nổi cộm trong xã hội hoặc trên chính trường.
Trước đây, cần có sự đồng ý của đa số dân biểu (50% + 1) để thành lập một UBĐT, nhưng vào năm 1994, liên minh cầm quyền khi đó (chiếm 2/3 đa số trong Quốc hội) đã tỏ ra hào hiệp khi sửa đổi Luật Quốc hội để tạo điều kiện cho phe đối lập cũng có thể đề xướng việc thành lập UBĐT. Sau vài lần tranh cãi, sửa đổi, hiện tại, chỉ cần 20% số dân biểu ủng hộ đề xướng là có thể thành lập UBĐT của QH.
Trái với các ủy ban thường vụ QH (mang tính thường trực), UBĐT mang tính tạm thời, chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian nhất định và chấm dứt khi công việc đã được hoàn thành, nghĩa là một dạng cơ quan vụ việc (ad hoc). Nó được thành lập theo từng vụ cụ thể, dưới sự đề xướng của một đại biểu nào đó (thông thường đứng sau họ là các đảng). Nếu đủ tỉ lệ ủng hộ, QH sẽ ra nghị quyết thành lập.
Theo ông Hoàng Nguyễn, “thông thường, các UBĐT được thành lập để truy trách nhiệm của chính phủ, nên dễ hiểu là các dân biểu đối lập hay đề xướng thành lập nó hơn là các dân biểu thuộc phe cầm quyền”. Tuy nhiên mới đây, đảng Jobbik đã đề xướng – và được đảng cầm quyền Fidesz (Liên đoàn Thanh niên Dân chủ) cùng đảng đối lập MSZP (đảng Xã hội) ủng hộ - việc lập một UBĐT để tìm hiểu nguyên nhân và truy tìm thủ phạm sự cố bùn đỏ, dự tính hoạt động trong vòng một năm.
Thành viên của UBĐT là các dân biểu, họ không được trả thêm lương cho công việc này. Kết quả điều tra sẽ được viết thành báo cáo chuyển cho quốc hội, quốc hội sẽ thảo luận để thông qua hoặc bác bỏ báo cáo đó. Những phiên họp của UBĐT là công khai với báo chí, trừ trường hợp cần bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật công tác. Biên bản các cuộc họp của UBĐT được công bố trên trang chủ của Quốc hội Hungary để bất cứ ai quan tâm đêu có thể tiếp cận.
Từ thời cải cách tới nay, UBĐT của QH Hungary đã nhiều lần tiến hành những cuộc điều tra lớn trong nhiều vụ việc kinh tế, chính trị, xã hội… được công luận chú ý đặc biệt. Chẳng hạn, năm 1998, điều tra về việc một số chính khách và nhân sĩ bị theo dõi bí mật và bất hợp pháp trong thời kỳ 1994-1998. Năm 2000, điều tra về tài sản của các dân biểu. Năm 2002, điều tra về hoạt động và quá khứ liên quan đến cơ quan an ninh quốc gia (mật vụ) của Thủ tướng. Năm 2005, điều tra về sự làm giàu từ nguồn tiền nhà nước của gia đình ông Viktor Orbán (cựu, và hiện là đương kim Thủ tướng Hungary). Năm nay, ủy ban vừa tiến hành điều tra về nguyên nhân và trách nhiệm trong các vụ bạo loạn diễn ra vào mùa thu năm 2006 tại Hungary, và tiến tới đây sẽ là sự cố bùn đỏ…
UBĐT của QH cũng đã và đang hoạt động mạnh tại một số nước châu Á, trong đó nổi lên là Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia. Tuy thế, vì nhiều nguyên nhân, những thiết chế này tập trung một cách đặc biệt rõ nét vào công việc “phòng chống tham nhũng”, chứ không hoạt động sâu rộng như ở Mỹ hay Hungary, nơi QH có thể điều tra bất cứ vụ việc gì mà một tỉ lệ nhất định các đại biểu cho thấy cần thiết. Riêng tại Thái Lan, nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng vẫn tồn tại những hạn chế đối với một cơ quan như UBĐT, chẳng hạn Hoàng gia Thái Lan luôn là một thành lũy “bất khả xâm phạm”.
Còn việc để có “một tỉ lệ nhất định các đại biểu” thì lại là một vấn đề khác, liên quan tới khái niệm “lobby” (vận động hành lang) trong quốc hội, cũng là một lĩnh vực cần có luật pháp điều chỉnh.
Kỳ sau: Lobby - Chuyện vận động hành lang
http://phapluattp.vn/20101201120146455p1017c1079/cong-cu-giam-sat-chinh-phu.htm
Ở Việt Nam, Điều 4 Luật Tổ chức QH, Điều 7 Luật Hoạt động Giám sát của QH đều quy định, cơ quan quyền lực cao nhất có quyền thành lập ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định. Tuy vậy, trên thực tế, chưa bao giờ QH thành lập một ủy ban như vậy. Duy nhất một lần, tại kỳ họp cuối năm 2003, Đại biểu Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) đề nghị lập UBĐT về giáo dục, song đề nghị không thành hiện thực. Do đó, có thể nói cho đến nay, chúng ta chưa từng có tiền lệ về hoạt động của UBĐT của QH.
Vậy UBĐT của QH thực chất là gì? Trên thế giới hiện nay, có lẽ Mỹ là nước nơi thiết chế này được hình thành sớm nhất: UBĐT QH của Mỹ đã tham gia vào hoạt động của QH từ năm 1792. Đó là một tổ chức thuộc nhánh lập pháp, dưới cấp QH (Nghị viện Liên bang), chuyên điều tra về hoạt động của nhánh hành pháp, kể cả Tổng thống.
UBĐT của QH Mỹ - họ làm gì?
Luật pháp Mỹ quy định QH có quyền và có trách nhiệm điều tra và giám sát nhánh hành pháp và các cơ quan trực thuộc như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp. Để thực thi trách nhiệm này, QH có thể triệu tập quan chức cao cấp để buộc họ trả lời “thẩm vấn”, có thể ra lệnh tiến hành kiểm toán các cơ quan. Đặc biệt, QH có quyền tổ chức điều trần về các vấn đề thuộc quan tâm chung của dư luận, nhằm một số mục đích: để cho người dân tuyên bố công khai các thắc mắc, bất bình của họ; để QH xem xét việc làm luật (ra luật mới, điều chỉnh luật hiện hành…); hay để nâng cao nhận thức của công chúng về một vấn đề nào đó.
Tất cả những việc đó, QH Mỹ thực hiện thông qua một thiết chế gọi là “ủy ban điều tra” (congressional investigation). Trong lịch sử nước Mỹ, từng có nhiều cuộc điều tra lớn của QH, cho thấy tầm quan trọng của thiết chế này cũng như quyền lực tối cao của cơ quan lập pháp trong việc thanh kiểm tra những vấn đề công luận quan tâm. Năm 1972, QH Mỹ lập UBĐT Tổng thống Nixon nhân vụ bê bối Watergate. Năm 1986-1989, điều tra việc Mỹ bán vũ khí cho Iran. Đặc biệt, vào cuối thập niên 1990, điều tra Tổng thống Bill Clinton về scandal tình dục của ông với Monica Lewinsky, và về khả năng kết tội Clinton khai man, lừa dối, cản trở tư pháp làm việc trong vụ này. Điều thú vị là Hạ viện Mỹ buộc tội Clinton song Thượng viện lại bác bỏ. Tuy nhiên quyền lực của QH, thậm chí quyền tiến hành điều tra những chi tiết thuộc về đời sống riêng tư nhất của Tổng thống, là một thực tế đã được khẳng định qua vụ việc trên.
Giới nghiên cứu cho rằng, UBĐT của QH đóng một vai trò quan trọng và rất cần thiết trong nền chính trị Mỹ, vì hai lý do. Thứ nhất, đó là cách để QH xác định xem xã hội đang có vấn đề nào tồn tại và cần một đạo luật như thế nào để giải quyết. Thứ hai, những cuộc điều tra như vậy phơi bày những hành vi, hoạt động nguy hiểm, có hại cho tài sản quốc gia, mà cái đặc biệt là những hành vi và hoạt động đó, nếu không phi pháp, thì không thể bị xử lý bởi các cơ quan thực thi pháp luật. Nói cách khác, đó có thể là những hoạt động kinh tế tuy được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật nhưng lại có hại cho quốc gia.
Thế kỷ 21, UBĐT của QH Mỹ vẫn tiếp tục phát huy vai trò. Một loạt các vụ việc Enron, WorldCom, và thảm họa bão Katrina, đều được đưa ra điều tra chi tiết.
Hungary: vụ bùn đỏ sẽ “lên thớt”
Mỹ là quốc gia có truyền thống tam quyền phân lập, nên sự tồn tại của UBĐT của QH ở nước này ngay từ thế kỷ 18 không phải điều khó hiểu. Tuy nhiên, thiết chế tương tự cũng đã được hình thành tại nhiều nước khác, chẳng hạn các quốc gia Đông Âu sau cải cách về chính trị. Hungary có thể coi là một ví dụ. Nhà báo Hoàng Nguyễn, định cư tại Budapest gần 30 năm nay, cho biết, ở Hungary, việc thành lập các UBĐT của quốc hội là việc… như cơm bữa, để xem xét bất cứ vấn đề gì bị cho là nổi cộm trong xã hội hoặc trên chính trường.
Trước đây, cần có sự đồng ý của đa số dân biểu (50% + 1) để thành lập một UBĐT, nhưng vào năm 1994, liên minh cầm quyền khi đó (chiếm 2/3 đa số trong Quốc hội) đã tỏ ra hào hiệp khi sửa đổi Luật Quốc hội để tạo điều kiện cho phe đối lập cũng có thể đề xướng việc thành lập UBĐT. Sau vài lần tranh cãi, sửa đổi, hiện tại, chỉ cần 20% số dân biểu ủng hộ đề xướng là có thể thành lập UBĐT của QH.
Trái với các ủy ban thường vụ QH (mang tính thường trực), UBĐT mang tính tạm thời, chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian nhất định và chấm dứt khi công việc đã được hoàn thành, nghĩa là một dạng cơ quan vụ việc (ad hoc). Nó được thành lập theo từng vụ cụ thể, dưới sự đề xướng của một đại biểu nào đó (thông thường đứng sau họ là các đảng). Nếu đủ tỉ lệ ủng hộ, QH sẽ ra nghị quyết thành lập.
Theo ông Hoàng Nguyễn, “thông thường, các UBĐT được thành lập để truy trách nhiệm của chính phủ, nên dễ hiểu là các dân biểu đối lập hay đề xướng thành lập nó hơn là các dân biểu thuộc phe cầm quyền”. Tuy nhiên mới đây, đảng Jobbik đã đề xướng – và được đảng cầm quyền Fidesz (Liên đoàn Thanh niên Dân chủ) cùng đảng đối lập MSZP (đảng Xã hội) ủng hộ - việc lập một UBĐT để tìm hiểu nguyên nhân và truy tìm thủ phạm sự cố bùn đỏ, dự tính hoạt động trong vòng một năm.
Thành viên của UBĐT là các dân biểu, họ không được trả thêm lương cho công việc này. Kết quả điều tra sẽ được viết thành báo cáo chuyển cho quốc hội, quốc hội sẽ thảo luận để thông qua hoặc bác bỏ báo cáo đó. Những phiên họp của UBĐT là công khai với báo chí, trừ trường hợp cần bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật công tác. Biên bản các cuộc họp của UBĐT được công bố trên trang chủ của Quốc hội Hungary để bất cứ ai quan tâm đêu có thể tiếp cận.
Từ thời cải cách tới nay, UBĐT của QH Hungary đã nhiều lần tiến hành những cuộc điều tra lớn trong nhiều vụ việc kinh tế, chính trị, xã hội… được công luận chú ý đặc biệt. Chẳng hạn, năm 1998, điều tra về việc một số chính khách và nhân sĩ bị theo dõi bí mật và bất hợp pháp trong thời kỳ 1994-1998. Năm 2000, điều tra về tài sản của các dân biểu. Năm 2002, điều tra về hoạt động và quá khứ liên quan đến cơ quan an ninh quốc gia (mật vụ) của Thủ tướng. Năm 2005, điều tra về sự làm giàu từ nguồn tiền nhà nước của gia đình ông Viktor Orbán (cựu, và hiện là đương kim Thủ tướng Hungary). Năm nay, ủy ban vừa tiến hành điều tra về nguyên nhân và trách nhiệm trong các vụ bạo loạn diễn ra vào mùa thu năm 2006 tại Hungary, và tiến tới đây sẽ là sự cố bùn đỏ…
UBĐT của QH cũng đã và đang hoạt động mạnh tại một số nước châu Á, trong đó nổi lên là Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia. Tuy thế, vì nhiều nguyên nhân, những thiết chế này tập trung một cách đặc biệt rõ nét vào công việc “phòng chống tham nhũng”, chứ không hoạt động sâu rộng như ở Mỹ hay Hungary, nơi QH có thể điều tra bất cứ vụ việc gì mà một tỉ lệ nhất định các đại biểu cho thấy cần thiết. Riêng tại Thái Lan, nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng vẫn tồn tại những hạn chế đối với một cơ quan như UBĐT, chẳng hạn Hoàng gia Thái Lan luôn là một thành lũy “bất khả xâm phạm”.
Còn việc để có “một tỉ lệ nhất định các đại biểu” thì lại là một vấn đề khác, liên quan tới khái niệm “lobby” (vận động hành lang) trong quốc hội, cũng là một lĩnh vực cần có luật pháp điều chỉnh.
Kỳ sau: Lobby - Chuyện vận động hành lang
http://phapluattp.vn/20101201120146455p1017c1079/cong-cu-giam-sat-chinh-phu.htm
Sunday, 5 December 2010
Tưởng nhớ Đặng Phong
Đến hôm nay, sau mấy ngày loay hoay bài vở, tôi mới có lúc ngồi trước màn hình máy tính, nhìn ảnh Giáo sư Đặng Phong (ông không phải Giáo sư, nhưng tôi cứ muốn gọi ông vậy), và lau nước mắt. Trông ông vẫn như thế, vẫn là hình ảnh một ông già thản nhiên, phớt đời, vừa hút xì gà vừa trả lời phỏng vấn. Ông nói có những điểm cực đoan, có những chỗ tôi không nhất trí, nhưng điều tôi thấy ngay lập tức, ngay từ lần đầu tiên gặp ông, đó là Đặng Phong là một người rất thông minh, thể hiện trước hết bằng tư duy cực kỳ mạch lạc, rõ ràng. Chỉ cần phóng viên đưa ra một câu hỏi (tất nhiên là không có đáp án sẵn hay dựa trên công thức có sẵn như thi ứng xử của hoa hậu), ông sẽ ngay lập tức trả lời thành một hệ thống: ý 1, ý 2, ý 3, ý 4… Ý 1 gồm các phần, a là…, b là… Ví dụ minh họa… Người ta bảo các đạo diễn tài năng có thể hình dung trong đầu từng cảnh quay của phim từ trước khi bấm máy. Với Đặng Phong, dường như ông đã sắp xếp, hệ thống hóa trong đầu tất cả kiến thức thuộc chủ đề liên quan từ rất lâu trước khi gặp ai hỏi.
Thông thường ai cũng muốn nói hay về một người vừa nằm xuống, nhưng gạt cái thói thường này sang một bên thì quả thật là tôi rất quý ông (dù vẫn có thể phản đối một số ý kiến chuyên môn nào đó của ông). Tôi nhớ một buổi chiều cuối thu, trời âm u, xầm xì, tôi tới nhà ông, vài ngày sau khi vừa ra khỏi chỗ tạm giam – nói thẳng ra là nhà tù, chẳng phải tạm giam tạm giếc gì cả. Ông mang kẹo bánh ra cho tôi ăn. Không nói gì nhiều. Có vẻ như ông hoàn toàn tin rằng tôi vô tội, tin tới mức không cần phải nói câu gì tỏ sự an ủi tôi hay là trách móc “chúng nó” cả. Đừng nghĩ rằng ông sợ. Ông có thể nói những điều kinh thiên động địa và in hẳn ra sách, trong khi chưa ai từng dám làm thế kia mà. Gió heo may lành lạnh. Căn nhà tối dần. Nhà thấp, trông ra vườn, một khoảnh đất ngập cây cối… nên ngồi một lát thì tôi bị muỗi cắn chí chết. Nhưng tôi vẫn cứ muốn ngồi với ông, ngồi nữa, thật lâu. Tôi muốn nói với ông nhiều, và cũng muốn nghe ông nói thật nhiều. Cho đến lúc ông mời ở lại ăn tối một cách hết sức nhiệt tình, thì tôi ngượng vì tự thấy mình đã ở đây lâu quá, chén nhiều bánh quá, nên nhất định xin phép về.
Bây giờ, tôi mới thấy hối tiếc là đã không ở lại hôm ấy.
Bây giờ, cháu mới thấy nhớ bác. Cháu nhớ lời đề tặng của bác trong cuốn sách tặng cho cháu: “Tặng cháu Đoan Trang một cuốn sách không đoan trang”. Và bác thường xuyên chúc cháu “đừng có viết lách đoan trang”, dặn cháu “không bao giờ được sợ”. Cháu nhớ những câu đùa của bác nữa, mà thật ra thì không phải đùa, đó là những nhận xét – gọi là cay độc cũng được - làm bẹp dí cả một hệ thống, hay nói cách khác là đánh tan nát chút uy tín (nếu còn) của cả một tầng lớp: “Lạ. Không hiểu chúng nó làm ăn thế nào mà cứ người nào dốt nhất cái gì thì chúng nó cho vào lãnh đạo trong lĩnh vực ấy. Dốt nhất về kinh tế thì cho quản lý kinh tế. Dốt nhất về ngoại giao thì cho làm bộ trưởng ngoại giao. Ầyyyy… Lạ thế chứ lị”. Bác rít một hơi xì gà. Kèm theo là một cái nhún vai, vẻ mặt hết sức ngán ngẩm, nhưng hài hước.
Cháu không bao giờ quên được bác. Trong những ngày mùa đông buồn thảm của năm 2009, vẫn là bác đã là một trong ba người làm cháu giữ được ý nghĩ: phải sống. Cháu không thể gục ngã vì sự thối nát của “chúng nó”. Cháu không thể. Ngày 9/12, cháu đi dự hội thảo của bác, đó là hội thảo cuối cùng có mặt bác mà cháu còn được tham dự. Rất may là cháu đã kịp mua một bó hoa để tặng bác, và chỉ thế thôi, cháu không có gì khác để thể hiện tình cảm nữa.
Những ngày tháng sau đó, bao nhiêu là sóng gió.
Khi cháu đến thăm bác lần nữa, bác đã yếu lắm. Nhưng bác vẫn lạc quan, vẫn vui vẻ… chính sự lạc quan vui vẻ ấy đã làm cháu tưởng bác sẽ qua khỏi. Cho tới ngày nhận tin nhắn “bác Phong mất đêm qua”. Đến lúc ấy, cháu mới chợt nhớ ra là cháu chưa bao giờ chụp ảnh bác, và không có một bức ảnh nào chụp chung với bác.
Từ hôm ấy đến giờ, cháu đã đi thăm – liên tiếp – mấy người bạn ốm. Họ còn rất trẻ, có thể bệnh cũng sẽ qua? Nhưng cháu đã thấy là không bao giờ nên hoãn việc đi thăm một người ốm lại nữa, vì biết đâu đó có thể là lần cuối cùng ta được gặp họ.
Cháu nhớ bác. Khi cháu nói bác để lại “một khoảng trống không thể lấp đầy” trong lĩnh vực sử kinh tế, thật ra, lúc ấy cháu nghĩ về cháu nhiều hơn. Sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy mà cháu phải đối mặt. Rất nhiều câu hỏi về quá khứ, cháu sẽ không biết tìm đến ai. Một nguồn tư liệu khổng lồ đã mất đi.
Nhưng cháu nhớ bác nhất là vì cháu sẽ không bao giờ có lại cơ hội ngồi trong căn nhà bên vườn ấy, cũng như cháu sẽ không bao giờ quên hình ảnh bác – một ông già lạc quan với cây tẩu hút xì gà và nụ cười hóm hỉnh.
Đêm 24-8-2010
Thông thường ai cũng muốn nói hay về một người vừa nằm xuống, nhưng gạt cái thói thường này sang một bên thì quả thật là tôi rất quý ông (dù vẫn có thể phản đối một số ý kiến chuyên môn nào đó của ông). Tôi nhớ một buổi chiều cuối thu, trời âm u, xầm xì, tôi tới nhà ông, vài ngày sau khi vừa ra khỏi chỗ tạm giam – nói thẳng ra là nhà tù, chẳng phải tạm giam tạm giếc gì cả. Ông mang kẹo bánh ra cho tôi ăn. Không nói gì nhiều. Có vẻ như ông hoàn toàn tin rằng tôi vô tội, tin tới mức không cần phải nói câu gì tỏ sự an ủi tôi hay là trách móc “chúng nó” cả. Đừng nghĩ rằng ông sợ. Ông có thể nói những điều kinh thiên động địa và in hẳn ra sách, trong khi chưa ai từng dám làm thế kia mà. Gió heo may lành lạnh. Căn nhà tối dần. Nhà thấp, trông ra vườn, một khoảnh đất ngập cây cối… nên ngồi một lát thì tôi bị muỗi cắn chí chết. Nhưng tôi vẫn cứ muốn ngồi với ông, ngồi nữa, thật lâu. Tôi muốn nói với ông nhiều, và cũng muốn nghe ông nói thật nhiều. Cho đến lúc ông mời ở lại ăn tối một cách hết sức nhiệt tình, thì tôi ngượng vì tự thấy mình đã ở đây lâu quá, chén nhiều bánh quá, nên nhất định xin phép về.
Bây giờ, tôi mới thấy hối tiếc là đã không ở lại hôm ấy.
Bây giờ, cháu mới thấy nhớ bác. Cháu nhớ lời đề tặng của bác trong cuốn sách tặng cho cháu: “Tặng cháu Đoan Trang một cuốn sách không đoan trang”. Và bác thường xuyên chúc cháu “đừng có viết lách đoan trang”, dặn cháu “không bao giờ được sợ”. Cháu nhớ những câu đùa của bác nữa, mà thật ra thì không phải đùa, đó là những nhận xét – gọi là cay độc cũng được - làm bẹp dí cả một hệ thống, hay nói cách khác là đánh tan nát chút uy tín (nếu còn) của cả một tầng lớp: “Lạ. Không hiểu chúng nó làm ăn thế nào mà cứ người nào dốt nhất cái gì thì chúng nó cho vào lãnh đạo trong lĩnh vực ấy. Dốt nhất về kinh tế thì cho quản lý kinh tế. Dốt nhất về ngoại giao thì cho làm bộ trưởng ngoại giao. Ầyyyy… Lạ thế chứ lị”. Bác rít một hơi xì gà. Kèm theo là một cái nhún vai, vẻ mặt hết sức ngán ngẩm, nhưng hài hước.
Cháu không bao giờ quên được bác. Trong những ngày mùa đông buồn thảm của năm 2009, vẫn là bác đã là một trong ba người làm cháu giữ được ý nghĩ: phải sống. Cháu không thể gục ngã vì sự thối nát của “chúng nó”. Cháu không thể. Ngày 9/12, cháu đi dự hội thảo của bác, đó là hội thảo cuối cùng có mặt bác mà cháu còn được tham dự. Rất may là cháu đã kịp mua một bó hoa để tặng bác, và chỉ thế thôi, cháu không có gì khác để thể hiện tình cảm nữa.
Những ngày tháng sau đó, bao nhiêu là sóng gió.
Khi cháu đến thăm bác lần nữa, bác đã yếu lắm. Nhưng bác vẫn lạc quan, vẫn vui vẻ… chính sự lạc quan vui vẻ ấy đã làm cháu tưởng bác sẽ qua khỏi. Cho tới ngày nhận tin nhắn “bác Phong mất đêm qua”. Đến lúc ấy, cháu mới chợt nhớ ra là cháu chưa bao giờ chụp ảnh bác, và không có một bức ảnh nào chụp chung với bác.
Từ hôm ấy đến giờ, cháu đã đi thăm – liên tiếp – mấy người bạn ốm. Họ còn rất trẻ, có thể bệnh cũng sẽ qua? Nhưng cháu đã thấy là không bao giờ nên hoãn việc đi thăm một người ốm lại nữa, vì biết đâu đó có thể là lần cuối cùng ta được gặp họ.
Cháu nhớ bác. Khi cháu nói bác để lại “một khoảng trống không thể lấp đầy” trong lĩnh vực sử kinh tế, thật ra, lúc ấy cháu nghĩ về cháu nhiều hơn. Sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy mà cháu phải đối mặt. Rất nhiều câu hỏi về quá khứ, cháu sẽ không biết tìm đến ai. Một nguồn tư liệu khổng lồ đã mất đi.
Nhưng cháu nhớ bác nhất là vì cháu sẽ không bao giờ có lại cơ hội ngồi trong căn nhà bên vườn ấy, cũng như cháu sẽ không bao giờ quên hình ảnh bác – một ông già lạc quan với cây tẩu hút xì gà và nụ cười hóm hỉnh.
Đêm 24-8-2010
Thursday, 25 November 2010
Internet và dân chủ
Tôi dịch bài này vào thời điểm Facebook ở Việt Nam có những dấu hiệu “trục trặc kỹ thuật”. Bình thường khi dịch các bài liên quan đến khoa học chính trị, tôi hay ghi chú: “Quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng quan điểm tác giả”, hoặc “Quan điểm của tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của người dịch”. Tuy nhiên, với riêng bài Texting to Utopia dưới đây, tại thời điểm dịch (năm 2009), tôi tán đồng với một số luận điểm như: “không một nhà độc tài nào bị lật đổ vì Thế giới Ảo”, “Internet giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và tham gia các nhóm mà chúng ta vốn đã ủng hộ từ trước; đến lượt nó, việc này có thể khiến các quan điểm của chúng ta thậm chí còn cực đoan hơn”.
Mặc dù vậy, tôi cũng đã ngay lập tức dựa vào đây để viết một bài “lách đủ đường” để bảo vệ Facebook. Điều tôi muốn hướng đến khi dịch Texting to Utopia cũng như khi viết bài ăn theo nó (cuối năm 2009), thực chất là làm sao để “ai đó” hoặc “nhiều ai đó” thấy rằng Internet chỉ là thế giới ảo, không gây nguy hiểm gì đối với chính quyền và do vậy, chẳng nên quá sợ và ghét nó. Việc gì phải kiểm soát Internet nhỉ, khi mà chỉ 24 triệu trên tổng số 86 triệu dân Việt Nam có thể tiếp cận Internet, và trong số 24 triệu người dùng đó thì đã có tới 50% là game thủ. Số người sở hữu blog, theo một thống kê mà tôi không nhớ nguồn, chỉ khoảng 500.000. Người viết blog chính trị còn ít nữa. Người đọc, hiểu và ủng hộ blog chính trị lại càng ít nữa nữa.
Tuy nhiên, từ bấy đến nay, “âm mưu” của tất cả những người tìm cách thuyết phục “ai đó” rằng “Internet vô hại, hãy để nó tự do”, rõ ràng là không thành công. Thậm chí viết blog đang trở thành nguy hiểm. Thực tế này chứng tỏ rằng bất luận ảnh hưởng của Internet là sâu hay nông, rộng hay hẹp, “nhiều ai đó” vẫn muốn kiểm soát Internet thật chặt, nói nôm na theo văn phong của người trẻ Việt Nam bây giờ là để “cho nó lành”.
+++++
LƯỚT MẠNG TỚI CÕI KHÔNG TƯỞNG
Internet có khiến dân chủ trở thành phổ biến không? Bài viết nhan đề “Texting to Utopia” của Evegeny Morozov trên Boston Review. Đoan Trang biên dịch.
Năm 1989, Ronald Reagan tuyên bố: “Tên Goliah toàn trị sẽ bị chàng David microchip hạ bệ”; sau đó, Bill Clinton so sánh việc kiểm duyệt Internet cũng như chuyện “cố gắng đóng đinh thạch Jell-O lên tường”; và vào năm 1999, George W. Bush (không phải John Lennon) đề nghị chúng ta “hãy tưởng tượng nếu Internet chiếm lĩnh Trung Quốc. Hãy tưởng tượng tự do sẽ lan truyền như thế nào”.
Tinh thần lạc-quan-mạng như thế cho thấy hình thức mới của một quyết định luận công nghệ, theo đó Internet sẽ là cây búa đóng chiếc đinh vào tất cả các vấn đề toàn cầu, từ phát triển kinh tế ở châu Phi cho tới nguy cơ khủng bố xuyên quốc gia ở Trung Đông. Thậm chí khôn ngoan như nhà tài phiệt Rupert Murdoch mà còn phải chịu thua sức quyến rũ của kỹ thuật số: “Những tiến bộ trong công nghệ viễn thông đã chứng tỏ mình như một mối đe dọa mơ hồ đối với chế độ toàn trị ở mọi nơi”, ông tuyên bố. Chẳng bao lâu sau, Murdoch phải cúi đầu trước chính quyền Trung Quốc, những người đã đe dọa hoạt động kinh doanh tivi vệ tinh của ông ta trong khu vực để trả đũa cho tuyên bố giật gân này.
Một số nhà phân tích không vội theo đóm ăn tàn. Giọng điệu kiềm chế của một báo cáo năm 2003 thể hiện sự mâu thuẫn với niềm lạc quan mạng hiện nay. Bản báo cáo, của Carnegie thực hiện cho tổ chức International Peace, có tên là Mạng mở, chế độ đóng: Ảnh hưởng của Internet lên nền cai trị độc tài, cảnh báo: “Thay vì gióng lên hồi chuông báo tử cho chế độ độc tài, sự khuếch tán ra toàn cầu của mạng Internet đưa đến cả cơ hội lẫn thách thức cho các chế độ độc tài”. Khảo sát một loạt chế độ khác nhau từ Singapore tới Cuba, báo cáo kết luận rằng ảnh hưởng chính trị của Internet sẽ dao động tùy tình hình kinh tế và xã hội của mỗi đất nước, văn hóa chính trị của nó, và đặc thù của hạ tầng Internet quốc gia.
Báo cáo của Carnegie ra đời vào thuở hỗn mang của Youtube, Facebook và Myspace, nên dễ dàng quan sát được việc giảm chi phí nhanh chóng của hoạt động tự xuất bản, tự tổ chức điều phối, tương tác và hợp tác trên mạng, từ mạng chính trị cho tới Wikipedia. Vẫn còn khó để phỏng đoán tác động về mặt chính trị của Internet và công nghệ di dộng tại các khu vực nghèo nhất thế giới, nơi chúng hiện cung cấp một cơ sở hạ tầng ngân hàng vô cùng cần thiết (ví dụ, bằng cách sử dụng tín dụng trên điện thoại di động như là tiền tệ), tạo ra các thị trường mới, mang lại những cơ hội giáo dục mới, giúp phổ biến thông tin về phòng chống và chữa trị bệnh tật. Và vẫn còn hy vọng rằng thành quả của tốc độ phát triển kinh tế cao hơn, sinh ra từ công nghệ thông tin hiện đại, cũng có thể có ích cho dân chủ.
Do đó, chúng ta sẽ bị niềm lạc quan mạng trước đây cám dỗ. Lần theo dấu những thành công của nhiều sáng kiến dân chủ và chính trị trên toàn cầu, sẽ đi đến sự ra đời của Web 2.0, và chúng ta gạt bỏ ngay mối lo ngại trong bản báo cáo của Carnegie.
Phải chăng những thay đổi trên mạng trong vòng 6 năm qua – đặc biệt là sự trỗi dậy của mạng xã hội, blog, chia sẻ hình ảnh – thể hiện sự đơm hoa của tiềm năng dân chủ hóa mà Internet có? Dường như luận thuyết này giải thích động cơ đằng sau việc kiểm duyệt Internet hiện nay: các site có nội dung do chính người dùng tạo ra – Facebook, YouTube, Blogger – đặc biệt không được các chế độ độc tài ưa thích. Một số cuốn sách bình dân và hàn lâm về chủ đề này chỉ thiếu nước chỉ ra một cuộc cách mạng cả trong chính trị và thông tin (ví dụ, hãy đọc cuốn The Blogging Revolution (tạm dịch: Cách mạng Blogging) của Antony Lowenstein, hay cuốn The Information Revolution and World Politics (Cuộc Cách mạng Thông tin và Chính trị Thế giới) của Elizabeth Hanson, cả hai đều mới xuất bản năm ngoái). Cuối cùng thì, niềm lạc quan mạng có đúng đắn không? Internet có phổ biến dân chủ không?
Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc đáng kể vào cách chúng ta đo mức độ “tự do” như thế nào. Một cách an toàn, có thể nói rằng Internet đã thay đổi đáng kể dòng thông tin vào và ra khỏi các nước dưới chế độ độc tài. Trong khi kiểm duyệt Internet vẫn còn là một vấn đề nhức nhối và thật không may là phổ biến hơn hồi năm 2003, thì cũng khó mà bỏ qua sự phát triển của nội dung số - những nội dung mà đột nhiên hàng triệu người Trung Quốc, Iran hay Ai Cập đã có thể tiếp cận. Nếu tốc độ và sự thoải mái của việc xuất bản trên mạng Internet có làm cho nhiều tác phẩm lậu bị cấm trước kia thành lỗi thời; thế hệ những người bất đồng chính kiến đang nổi lên này cũng có thể sử dụng Facebook và YouTube làm trụ sở giao dịch, còn iTunes và Wikipedia làm phòng học của họ.
Trên thực tế, nhiều nhà bất đồng như thế đã tận dụng đáng kể web. Ở Ukraine, những nhà hoạt động trẻ tuổi dựa vào các công nghệ truyền thông mới để huy động người ủng hộ trong suốt cuộc Cách mạng Cam. Những người phản đối ở Colombia sử dụng Facebook để tổ chức các cuộc tuần hành khổng lồ chống lực lượng du kích cánh hữu FARC. Những bức ảnh gây sốc và có giá trị mạnh mẽ xuất phát từ Myanmar suốt trong các cuộc đấu tranh phản đối chính phủ năm 2007 – nhiều bức trong đó là do các blogger bản địa chụp bằng điện thoại di động – đã nhanh chóng được lưu hành khắp thế giới. Các nhà hoạt động dân chủ ở đất nước Zimbabwe của Robert Mugabe sử dụng web để tra lại gian lận phiếu trong bầu cử hồi năm ngoái, và dùng điện thoại di động để chụp hình các bản kết quả bầu cử có lúc được bày tạm ra ngoài thùng phiếu (sau đó chúng sẽ là bằng chứng hữu ích của sự bất tuân luật). Rất nhiều ví dụ khác – từ Iran, Ai Cập, Nga, Belarus, và nhất là Trung Quốc – chứng minh tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ trong việc hỗ trợ những người bất đồng.
Sự thay đổi chế độ nhờ tin nhắn có thể khả thi trong không gian mạng, nhưng không một nhà độc tài nào bị lật đổ vì Thế giới Ảo cả.
Nhưng rút ra kết luận về bản chất dân chủ hóa của Internet vẫn là quá sớm. Khó khăn lớn nhất trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa dân chủ và Internet – bên cạnh việc triển khai các biện pháp cải thiện dân chủ - là phân biệt giữa nguyên nhân và kết quả. Việc đó luôn luôn khó, và đặc biệt khó trong trường hợp này, bởi vì lời hứa hẹn hoành tráng của quyết định luận công nghệ - niềm tin lý tưởng vào sức mạnh thay đổi của Internet – đã làm mờ mắt ngay cả những nhà phân tích tỉnh táo nhất. Hãy xem xét những lập luận quy thắng lợi bầu cử của Barack Obama, một phần, cho khả năng đội ngũ của ông nắm được cơ sở dữ liệu, gây quỹ trên mạng, và sử dụng được mạng xã hội. Việc Obama tận dụng phương tiện truyền thông mới sắp là chủ đề của nhiều bài báo và cuốn sách. Nhưng tuyên bố sự vượt trội của công nghệ so với chính trị tức là đã đánh giá thấp sức thu hút sâu rộng của Obama đối với quần chúng, đánh giá thấp những gì còn lại sau một chính quyền Bush bị chán ghét tới mức đáng kinh ngạc, hậu quả phân rã của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và cơ hội của John McCain có được Sarah Palin như một người bạn đồng hành. Mặc dù đội ngũ của Obama rất thành thạo mạng, nhưng không thể công nhận tính đúng đắn của lập luận nói rằng mạng đã mang lại chiến thắng cho Obama.
Tuy nhiên, dường như chúng ta sẵn sàng trỏ đến quyết định luận công nghệ trong bối cảnh quốc tế. Ví dụ, những cuộc thảo luận về Cách mạng Cam đã gán một vai trò đặc biệt quan trọng cho các tin nhắn trên điện thoại di động. Sau đây là một đoạn trong bài nghiên cứu vào năm 2007, The Role of Digital Network Technologies in the Ukrainian Orange Revolution (Vai trò của công nghệ mạng số trong cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine), do Trung tâm Berkman về Internet và Xã hội thuộc ĐH Harvard, mô tả ảnh hưởng của các thông điệp bằng chữ (text), hay tin nhắn sms:
Đến tháng 9/2004, Pora (phong trào thanh niên của phe đối lập) đã tạo ra hàng loạt mạng lưới chính trị ổn định trên khắp đất nước, gồm 150 nhóm mobile chịu trách nhiệm phát tán thông tin và phối hợp việc giám sát bầu cử, với 72 trung tâm khu vực và hơn 30.000 thành viên có đăng ký. Điện thoại di động đóng một vai trò quan trọng trong nhóm các nhà hoạt động bằng mobile này. Báo cáo sau bầu cử của Pora tuyên bố, “một hệ thống phát tán thông tin tức thời thông qua sms đã được triển khai và chứng tỏ tầm quan trọng”.
Sự huy động đó có lẽ quả thật đã rất quan trọng ở những nỗ lực vào phút chót. Nhưng nó dẫn người ta đến một ngụ ý sai lầm, như một số nghiên cứu gần đây của đội ngũ nhân sự thuộc Trung tâm Berkman đã chỉ ra, rằng Cách mạng Cam là sản phẩm của một “đám đông thông minh” – thuật ngữ do nhà phê bình Howard Rheingold đưa ra để mô tả những tổ chức xã hội tự thiết kế và đang nổi lên, được hỗ trợ bởi công nghệ. Chỉ tập trung vào công nghệ tức là đã che khuất đi những nỗ lực trắng trợn làm giả kết quả bầu cử tổng thống, vốn là cái kích động những cuộc phản đối; là quên đi hai tuần mà những người phản đối đã đứng dưới tiết trời tháng 11 giá lạnh; hay hàng triệu đôla được bơm vào cho các lực lượng dân chủ Ukraine để những cuộc biểu tình đó được nổ ra. Thay đổi chế độ bằng tin nhắn - nghe có vẻ khả thi trên mạng, nhưng không nhà độc tài nào bị lật đổ vì Thế giới Ảo, và cũng không có cuộc bầu cử thật nào thu được chiến thắng trên đó; nếu không, Ron Paul đã là Tổng thống rồi.
Chắc chắn là công nghệ có một vai trò trong các sự nghiệp của toàn cầu. Bên cạnh việc là công cụ truyền thông trực tiếp và giúp con người hợp tác, sự sinh sôi của dữ liệu không gian và hình ảnh vệ tinh vừa rẻ vừa dễ tiếp cận, cùng với sự ra đời những trình duyệt thân thiện với người sử dụng như Google Earth, đã biến đổi về căn bản công việc của các NGO chuyên biệt; giúp hình thành rất nhiều NGO mới; và cho phép, chẳng hạn, việc truy sát trên thực tế (không phải trên mạng) đối với hành động tàn phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Thậm chí các cộng đồng thổ dân trước đây vốn đóng chặt cánh cửa trước đổi mới công nghệ, nay cũng đã tận dụng được những công cụ trực tuyến này.
Quan trọng hơn, sự thay đổi kiến tạo về tính kinh tế trong hoạt động đã cho phép số lượng lớn các nhà hoạt động cá nhân (một số làm part-time hoặc thậm chí làm việc tự do) tham gia vào những nỗ lực chung to lớn. Như Clay Shirky lập luận trong cuốn Here Comes Everybody: Organizing without Organization (Mọi người đã đến: tổ chức lại mà không thành tổ chức), thế hệ các nhà bất đồng mới đang ngày càng hoạt động một cách thời vụ hơn, đồng thời hơn, và tức thời hơn (một sự bóng gió khác ám chỉ khái niệm “đám đông thông minh” của Rheingold). Công nghệ cho phép các tổ chức tận dụng từng mức độ tham gia khác nhau của từng nhà hoạt động khác nhau. Thao tác được tới từng dấu chấm, dấu phẩy trên Wikipedia, cuối cùng thì việc tổng hợp sức mạnh của cả các nhà bất đồng, dù họ tham gia chủ động hay bị động, đã trở thành khả thi. Ngày nay, ngay cả một email được chuyển tiếp (forward) đi cũng có tác dụng. Cách hoạt động “nano” như vậy rất có ý nghĩa tập hợp mọi người.
Vì vậy, Internet đang làm cho hoạt động của các nhóm và cá nhân được rẻ hơn, nhanh hơn, gọn gàng hơn. Tuy nhiên, hậu cần (logistics) lại không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự tham gia của các công dân. Internet có ảnh hưởng gì tới những động cơ xui khiến chúng ta hành động? Câu hỏi này đặc biệt quan trọng ở các nước độc tài, nơi bầu cử và cơ hội để có hành động đồng thời và tổng lực là rất hiếm. Câu trả lời phụ thuộc một phần rất lớn vào việc liệu Internet có nuôi dưỡng được sự háo hức hành động sau khi tiếp nhận những thông tin mới đó không? Internet hâm nóng thêm hay làm nguội đi tâm trạng háo hức này - đây là vấn đề quan trọng cốt yếu và hiện chưa xác quyết được.
Internet giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và tham gia các nhóm mà chúng ta vốn đã ủng hộ từ trước; đến lượt nó, việc này có thể khiến các quan điểm của chúng ta thậm chí còn cực đoan hơn.
Một số người lập luận rằng việc công dân được tiếp xúc với các tài liệu công cộng vạch trần tham nhũng và gian dối (hồ sơ SEC, chuyện hoàn thuế cho các quan chức trúng cử, tiết lộ về đóng góp cho các chiến dịch lớn, v.v.) sẽ thúc giục họ hành động. Phát biểu chủ yếu kêu gọi tính minh bạch cao độ như vậy đến từ những nhà tiên phong về công nghệ, như Carl Malamud – người sáng lập trang web public.resource.org ở Mỹ, và Tom Steinberg với trang mySociety ở Anh. Logic tương tự - rằng dữ liệu mở giúp vạch trần sự lạm dụng quyền lực hoặc, như thẩm phán Brandeis có nói, rằng “ánh sáng mặt trời là thứ thuốc tẩy tốt nhất” – đã dẫn dắt hoạt động của tổ chức Sunlight (Ánh sáng Mặt trời) ở Mỹ và nhiều tổ chức nhỏ hơn ở các nơi khác, như Mzalendo – một trang web và cơ sở dữ liệu bầu cử theo dõi các bộ trưởng trong Nghị viện Kenya, và FairPlay Alliance (Liên minh Chơi đẹp) - một site tương tự ở Slovakia.
Cũng còn những site như Wikileaks, nơi lữu trữ tất cả các dữ liệu gây tranh cãi, từ một danh sách website bị Chính phủ Thái Lan kiểm duyệt, tới bản copy cuốn Human Terrain Team Handbook của quân đội Mỹ. Một khi những tài liệu như vậy bị rò rỉ, những site này dám chắc rằng, mở hồ sơ cho công luận xem thì có tác dụng hơn là để chúng rơi vào tay ai đó có cơ hội (Wikileaks dường như cũng có sức mạnh chết người: CEO của Julius Baer - một ngân hàng Thụy Sĩ bị ám chỉ có dính líu đến tham nhũng, nhờ những tài liệu trên Wikileaks chỉ ra - gần đây đã chết vì một nguyên nhân bí ẩn, nhiều khả năng là do tự sát). Giả thuyết nói rằng việc cung cấp quyền tiếp cận thông tin và nuôi dưỡng sự minh bạch có thể thúc đẩy dân chủ hóa đã làm hoạt động của họ thêm cơ sở vững chắc. Sau đây là những gì Wikileaks mô tả sứ mệnh của mình:
Tất cả các chính phủ đều có thể thu lợi từ việc nghiên cứu ngày càng sâu về cộng đồng thế giới cũng như về chính nhân dân của họ. Chúng tôi tin quá trình nghiên cứu này đòi hỏi thông tin. Từ lâu thông tin đã rất đắt – xét về những nhân mạng và nhân quyền chúng ta phải trả vì nó. Nhưng với tiến bộ công nghệ - Internet , [sic], và khoa học mật mã – rủi ro của việc truyền tải các thông tin quan trọng đã có thể giảm đi.
Chỉ riêng sự kiên nhẫn của các nhà tổ chức ra Wikileaks đã đáng được người ta vỗ tay hoan nghênh (họ tuyên bố đã nhận được hơn 1,2 triệu hồ sơ từ những người bất đồng chính kiến và các nguồn ẩn danh). Tuy nhiên, thành công của những chiến dịch như vậy – cả ở những nhà nước dân chủ lẫn nhà nước độc tài – có lẽ còn hạn chế. Sự tồn tại của các tài liệu, hồ sơ cũng không đảm bảo mang lại một kết quả cụ thể. Như tiểu thuyết saga của Madoff đã tiết lộ, thậm chí tài liệu công khai cho công chúng về vụ SEC cũng tiết lộ được ít thông tin hơn chúng ta tưởng. Và tìm hiểu 1,2 triệu tài liệu tải lên Wikileaks sẽ mất thời gian, nỗ lực, và đòi hỏi một sự phối hợp tổng lực của các nhà báo, phóng viên điều tra.
Misha Glenny lập luận trong cuốn sách rất hay mới đây của ông, McMafia, tội ác thời hiện đại đã toàn cầu hóa, trở nên phức tạp và khó có thể được ghi chép lại và lưu trữ trong biên giới một quốc gia, xác định người đồng chủ mưu có thể là việc bất khả thi. Ví dụ, thật khó mà tưởng tượng rằng chính quyền Sudan lại vẫn còn lưu giữ vô tận những hồ sơ về hoạt động mua bán vũ khí bất hợp pháp của họ. Nhưng ngay cả khi họ có làm như vậy – và những tài liệu này đột nhiên được công khai hóa – cơ hội để chúng làm bùng lên những cuộc phản đối dữ dội là bao nhiêu? Căn cứ vào tình hình xuất bản yên ổn những bằng chứng còn gai góc hơn thế nhiều, trong đó có cả chuyện nhân chứng trông thấy tận mắt những chiếc tàu không giống thông lệ đang chở vũ khí thật, có thể nói ít có khả năng những phong trào phản đối kịch liệt sẽ nổ ra. Lý do không mấy liên quan tới Twitter và Facebook, mà phần nhiều từ một thực tế là mọi người có thể có rất nhiều thông tin và rất ít quyền lực để hành động dựa trên thông tin đó.
Một số người khác cho rằng Internet đặt những công dân bị tẩy não dưới một chính quyền độc tài vào trước những quan điểm đối lập về chính phủ của họ. Điều này giúp họ phát triển một thế giới quan khác và, một cách tiềm tàng, nảy sinh cảm hứng cho những thay đổi mang tính dân chủ. Điều này là khả thi, mặc dù có lẽ khó mà tìm được một nước – lấy ví dụ, có lẽ như Bắc Hàn hay Turmenistan – nơi các công dân chưa từng nghe nói tại sao chính phủ của họ lại tồi tệ: Xét cho cùng, đó là những gì các ông già thảo luận với nhau ở quán rượu. Chúng ta cũng không thể giả định rằng con người sẽ đi tìm kiếm những thông tin họ không tán đồng hay đơn giản là chưa từng nghe nói tới.
Hơn nữa, dựa vào Internet để thực hiện chức năng này chịu rủi ro của cái mà Cass Sunstein (gần đây được chỉ định làm người đứng đầu Văn phòng Thông tin và Sự vụ Thông thường của Nhà Trắng) gọi là “chủ nghĩa cực đoan cô lập”. Internet giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và tham gia những nhóm mà chúng ta vốn đã sẵn ủng hộ, điều này đến lượt nó có thể khiến các quan điểm của chúng ta thậm chí còn cực đoan hơn. Theo Sunstein, tránh vấn đề này trong kỷ nguyên tiền-Internet dễ hơn bây giờ, vì trang nhất tờ báo quốc gia lớn nhất cũng cung cấp đủ kinh nghiệm tổng hợp được chia sẻ cũng như một liều lượng hợp lý các phát hiện mới, đặt chúng ta trước những quan điểm và tin tức mà chúng ta có thể chưa từng tiếp cận. Mô hình “trang nhất” của Sunstein, tất nhiên, không vận hành tốt ở những xã hội mà truyền thông bị kiểm soát. Sẽ là không trung thực khi so sánh blog và các cộng đồng online với trang nhất của tờ báo quốc gia lớn ở một nước, ví dụ Uzebekistan, nơi các dòng chữ có lẽ do chính phủ viết ra thay vì do các biên tập viên được tự do viết. Không có nhiều phát hiện mới ở đó; trên thực tế, sẽ tốt hơn nếu một người đọc một loạt blog độc lập. Do đó, có thể là Internet – mà đặc biệt là blog – quả thật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cộng đồng dân chủ hơn ở các nước độc tài. Điều này là một bước tiến rất có ý nghĩa (của Internet) so với các phương tiện truyền thông do Nhà nước kiểm soát. Một số bằng chứng trước đây nói rằng tình trạng này đúng ở ít nhất một vài nước. Nghiên cứu của John Kelly thuộc ĐH Colombia khẳng định rằng các blog của người Iran rất đa dạng, thể hiện cả tiếng nói bảo thủ lẫn tự do, với một loạt các lực lượng khác, hỗn hợp, ở giữa. Không có phe nào tuyệt đối thắng thế trong số họ.
Giá trị mà người đọc đặt vào các blog nằm ở quan niệm cho rằng tác giả của blog là “độc lập”, thoát ly khỏi những sự nhồi sọ của nhà nước hay của các lực lượng thứ ba. Thế thì họ độc lập tới mức nào? Sai lầm lớn nhất về quan niệm của những nhà không tưởng trên mạng, là coi không gian mạng như một khu vực vô chính phủ, nơi chính quyền không dám bước chân vào trừ phi để đóng cửa ráo cả. Những báo cáo truyền thông khuyến khích quan điểm coi các chính phủ độc tài như những nhà kiểm duyệt Internet có ác cảm với công nghệ hoặc sợ công nghệ.
Tại sao lại giả định rằng người sử dụng Internet ở Trung Quốc sẽ đột nhiên đòi hỏi thêm nhiều quyền lợi chính trị, thay vì thích lối sống trong những bộ phim truyền hình Friends, Sex in the City mà họ xem trên Internet?
Mà tại sao chính quyền lại không theo đuổi một chiến lược hai mũi nhọn - vừa hạn chế đường vào những trang web ít được ưa thích vừa sử dụng Internet để điều khiển ý kiến dư luận? Điều này chính xác là cách các chính phủ độc tài xử lý những mối đe dọa về truyền thông trong quá khứ. Chính phủ Xô Viết không cấm phát thanh; họ phá sóng một số kênh phương Tây nhất định, đàn áp một vài đài bất đồng phát sóng từ nhà riêng, và tận dụng phương tiện truyền thông để yểm trợ cho ý thức hệ của mình. Chính quyền quốc xã cũng có cách xử lý tương tự đối với điện ảnh, cái mà lúc đó là công cụ tuyên truyền được ưa thích ở Đế chế thứ Ba.
Một khối lượng bằng chứng ngày càng lớn từ Trung Quốc và Nga – hai nước tích cực nhất trong việc sản xuất nội dung web – cho thấy mô hình này đang được tiếp tục cả trên Internet. Chính quyền Trung Quốc nổi tiếng về chuyện tạo ra và điều hành cái gọi là Đảng 50 Xu – một đội những tay bình luận trên mạng (commentator) thân chính phủ, sẽ lướt web mò những cuộc thảo luận chính trị hấp dẫn và để lại các comment khuyết danh trên blog và forum. Tương tự, chính quyền Nga thường dựa vào các công ty Internet tư nhân, như công ty hàng đầu New Media Stars (Những ngôi sao truyền thông mới), nơi rất sung sướng được đưa các quan điểm của chính phủ lên mạng. New Media Stars mới đây sản xuất một bộ phim yêu nước, Chiến tranh 08.08.08, phát hành thành công trên mạng và được chào mời trên nhiều blog tiếng Nga, đổ hoàn toàn tội gây chiến tranh ở Nam Ossetia cho Gruzia. Trong khi không gian công cộng trên mạng có thể ngày càng dân chủ hơn (ít nhất về số lượng), thì mặt khác nó cũng bị ô nhiễm nặng nề bởi các nhà điều hành trong chính phủ, khiến không thể phân biệt nổi giữa không gian công cộng thời số hóa với không gian công cộng thời analog – cũ kỹ và bị kiểm soát chặt.
Ngay cả khi chính quyền bất tài, bất lực, hoặc không sẵn sàng trải nhựa đường lên không gian web với những thông tin “chính thức”, cũng có ít bằng chứng cho thấy một không gian Internet mở sẽ đột ngột tạo nên giấc mơ dân chủ cho người Trung Quốc hay người Nga. Chúng ta đã từng gặp chuyện như vậy trước kia: Những người Đông Đức không bắt được sóng của phía Tây Đức chống đối chính phủ cao hơn những người có thể. Ý kiến cho rằng được tháo cũi mở xiềng để truy cập vào Internet sẽ mang lại dân chủ bộc lộ một trong những sai lầm lớn nhất của những nhà không tưởng trên không gian mạng. Một khi người sử dụng Internet được lên mạng mà không bị giám sát, chúng ta có thể mong đợi họ - rất nhiều trong số này là thanh niên - đổ xô vào download báo cáo mới nhất của tổ chức Ân xá Quốc tế, hay đọc về Pháp Luân Công trên Wikipedia chăng? Hay là họ sẽ lựa chọn The Soprano, hoặc bộ phim James Bond mới nhất? Tại sao lại giả định họ sẽ đột nhiên đòi hỏi nhiều quyền lợi chính trị hơn là các phim truyền hình Friends hay Sex in the City mà họ xem trên Internet?
Do đó, vấn đề liệu Internet có hướng người Trung Quốc hay Nga tới việc đòi hỏi một xã hội dân chủ và tự do hơn quy về việc liệu con đường nào – hướng ngoại hay hướng nội – sẽ là con đường mà giới trẻ sẽ chọn đi theo? Có thể dự đoán là, nhiều nhân vật không tưởng trên mạng nuôi dưỡng một niềm tin ăn sâu bén rễ vào việc sự hiểu biết về thế giới sẽ đi liền với Internet. Họ tưởng tượng rằng “những người bản địa số hóa” – tức những người đã lớn lên giữa thời công nghệ và Internet – sẽ chọn con đường hướng ngoại và trở thành người đi tiền trạm cho nền dân chủ, lối sống Mỹ. Logic này thẩm thấu vào gần như tất cả các cơ quan lớn có nhiệm vụ thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài, như Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi mà Phó Ngoại trưởng Ngoại giao Công và Ngoại vụ thời Condoleezza Rice, James Glassman, từng nói: “Chúng tôi cảm thấy rằng trên khắp thế giới, những người trẻ tuổi đang sử dụng Internet để đẩy lùi bạo lực theo một cách mới, sử dụng mạng xã hội, tham gia những nhóm lớn để có đối thoại, về căn bản, để chia sẻ thông tin”.
Những đánh giá nhiệt tình như vậy cũng làm sản sinh ra những tác phẩm văn chương bình dân hoặc bác học, với số lượng tăng lên nhanh chóng, về các công dân số ở Mỹ và Tây Âu. Các sách như Born Digital (Sinh ra số hóa) của John Palfrey và Urs Gasser, Grown up Digital (Lớn lên số hóa) của Don Tapscott, iBrain (Não điện tử) của Gary Small và Gigi Vorgan, và The Pirate’s Dilemma (Tình thế lưỡng nan của tên cướp biển) của Matt Mason, cũng như một nghiên cứu kéo dài ba năm gần đây về giới trẻ thời số hóa của tổ chức MacArthur, đã ra mắt. Trong những xã hội đã dân chủ, lòng lạc quan về ảnh hưởng của Internet đối với việc thu hút sự tham gia của những công dân trẻ tuổi – thậm chí khái niệm “công dân số” – là một suy nghĩ có lý do xác đáng, nếu không có gì đặc biệt mới mẻ.
Tuy nhiên, ở bên ngoài những nước thịnh vượng và dân chủ ở Bắc Mỹ và Tây Âu, những người bản địa số hóa cũng có khả năng trở thành những người tù số hóa hay những người sống ngoài vòng pháp luật số hóa, một đề tài mà không một nghiên cứu nào gần đây đi sâu làm rõ. Nếu quan niệm rằng Internet có thể làm nguội cảm hứng dân chủ của thanh niên dường như có vẻ phản trực giác, đó chỉ là vì các phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta vẫn bị mê mệt bởi những bài tường thuật cũ mòn, coi blogger như lực lượng tạo ra các thay đổi tích cực. Các tựa báo gần đây vẫn còn nói: “Cộng đồng blogger ngày càng tăng ở Ai Cập mở rộng giới hạn bất đồng chính kiến”, “Từ Trung Quốc tới Iran, những người ghi nhật ký trên mạng đang thách thức các nhà kiểm duyệt”, “Đàn áp blogger ở Cuba”, “Những nhà kiểm duyệt web ở Trung Quốc chiến đấu để rọ mõm các blogger có tinh thần tự do”.
Nhiều bài báo kích động có thể đúng, kể cả nếu có bị thổi phồng chút ít, nhưng nó chịu tác động từ vài nguồn có tính định kiến. Hóa ra, các blogger thường xuyên, tiến bộ, và thân phương Tây có xu hướng viết bằng tiếng Anh nhiều hơn bằng ngôn ngữ bản địa. Do đó, họ cũng là những người thường hay nói chuyện với các phóng viên phương Tây. Nếu các nhà báo đi sâu tìm hiểu hơn một chút, họ có thể phát hiện thấy các chất liệu phong phú để viết những bài báo có tựa đề như: “Blogger Iran - thách thức chủ yếu đối với cải cách dân chủ”, và “Ảrập Xêút: blogger ghét quyền phụ nữ”. Tin bài về blogging ở Ai Cập trên phương tiện truyền thông đại chúng ở phương Tây tập trung hầu như hoàn toàn và duy nhất vào cuộc đấu tranh của những người viết thân phương Tây, mà rất ít đề cập đến lực lượng blogger đang tăng lên nhanh chóng trong cộng đồng thân hữu Hồi giáo.
Gọi một blog của một người anh em Hồi giáo nào đó là “phi dân chủ” có thể mang hai nghĩa. Do đó, các chính phủ phương Tây, bị kẹt trong sự không tưởng trên mạng rất sôi nổi trong suốt hai thập kỷ qua, gặp một thế lưỡng nan. Không có đầu tư của họ vào blog, thì các blogger đông người đọc, và các blog hình ảnh ở những nơi xa xôi về địa lý nhưng quan trọng về địa chính trị, tiếng nói trên mạng của những lực lượng dân chủ và cấp tiến được phương Tây ưa thích, sẽ không còn mang nhiều trọng lượng. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thông mới cũng khuyến khích các phần tử bảo thủ, dân tộc, cực đoan, tạo ra thách thức thậm chí còn lớn hơn cho quá trình dân chủ hóa. Nhìn lướt qua chủ nghĩa dân tộc đang nổi lên trên mạng ở Nga và Trung Quốc cũng có thể thấy một cảm giác về những gì sẽ xảy ra.
Vấn đề xảy ra với việc xây dựng không gian công cộng, trên mạng hay ngoài mạng, rất giống chuyện tạo ra những con quỷ nhập tràng Frankenstein: Chúng ta có thể không thích sản phẩm cuối cùng. Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ ngừng coi Internet như một lực lượng dân chủ hóa, chỉ có điều chúng ta nên khai thông ý thức hệ mù quáng về quyết định luận công nghệ và tập trung vào các nhiệm vụ thực tiễn. Xác định rõ Internet có thể làm lợi như thế nào cho các lực lượng và tổ chức dân chủ hiện nay – rất ít trong số đó thể hiện được nhiều sáng tạo trên web – là một xuất phát điểm không tồi.
Mặc dù vậy, tôi cũng đã ngay lập tức dựa vào đây để viết một bài “lách đủ đường” để bảo vệ Facebook. Điều tôi muốn hướng đến khi dịch Texting to Utopia cũng như khi viết bài ăn theo nó (cuối năm 2009), thực chất là làm sao để “ai đó” hoặc “nhiều ai đó” thấy rằng Internet chỉ là thế giới ảo, không gây nguy hiểm gì đối với chính quyền và do vậy, chẳng nên quá sợ và ghét nó. Việc gì phải kiểm soát Internet nhỉ, khi mà chỉ 24 triệu trên tổng số 86 triệu dân Việt Nam có thể tiếp cận Internet, và trong số 24 triệu người dùng đó thì đã có tới 50% là game thủ. Số người sở hữu blog, theo một thống kê mà tôi không nhớ nguồn, chỉ khoảng 500.000. Người viết blog chính trị còn ít nữa. Người đọc, hiểu và ủng hộ blog chính trị lại càng ít nữa nữa.
Tuy nhiên, từ bấy đến nay, “âm mưu” của tất cả những người tìm cách thuyết phục “ai đó” rằng “Internet vô hại, hãy để nó tự do”, rõ ràng là không thành công. Thậm chí viết blog đang trở thành nguy hiểm. Thực tế này chứng tỏ rằng bất luận ảnh hưởng của Internet là sâu hay nông, rộng hay hẹp, “nhiều ai đó” vẫn muốn kiểm soát Internet thật chặt, nói nôm na theo văn phong của người trẻ Việt Nam bây giờ là để “cho nó lành”.
+++++
LƯỚT MẠNG TỚI CÕI KHÔNG TƯỞNG
Internet có khiến dân chủ trở thành phổ biến không? Bài viết nhan đề “Texting to Utopia” của Evegeny Morozov trên Boston Review. Đoan Trang biên dịch.
Năm 1989, Ronald Reagan tuyên bố: “Tên Goliah toàn trị sẽ bị chàng David microchip hạ bệ”; sau đó, Bill Clinton so sánh việc kiểm duyệt Internet cũng như chuyện “cố gắng đóng đinh thạch Jell-O lên tường”; và vào năm 1999, George W. Bush (không phải John Lennon) đề nghị chúng ta “hãy tưởng tượng nếu Internet chiếm lĩnh Trung Quốc. Hãy tưởng tượng tự do sẽ lan truyền như thế nào”.
Tinh thần lạc-quan-mạng như thế cho thấy hình thức mới của một quyết định luận công nghệ, theo đó Internet sẽ là cây búa đóng chiếc đinh vào tất cả các vấn đề toàn cầu, từ phát triển kinh tế ở châu Phi cho tới nguy cơ khủng bố xuyên quốc gia ở Trung Đông. Thậm chí khôn ngoan như nhà tài phiệt Rupert Murdoch mà còn phải chịu thua sức quyến rũ của kỹ thuật số: “Những tiến bộ trong công nghệ viễn thông đã chứng tỏ mình như một mối đe dọa mơ hồ đối với chế độ toàn trị ở mọi nơi”, ông tuyên bố. Chẳng bao lâu sau, Murdoch phải cúi đầu trước chính quyền Trung Quốc, những người đã đe dọa hoạt động kinh doanh tivi vệ tinh của ông ta trong khu vực để trả đũa cho tuyên bố giật gân này.
Một số nhà phân tích không vội theo đóm ăn tàn. Giọng điệu kiềm chế của một báo cáo năm 2003 thể hiện sự mâu thuẫn với niềm lạc quan mạng hiện nay. Bản báo cáo, của Carnegie thực hiện cho tổ chức International Peace, có tên là Mạng mở, chế độ đóng: Ảnh hưởng của Internet lên nền cai trị độc tài, cảnh báo: “Thay vì gióng lên hồi chuông báo tử cho chế độ độc tài, sự khuếch tán ra toàn cầu của mạng Internet đưa đến cả cơ hội lẫn thách thức cho các chế độ độc tài”. Khảo sát một loạt chế độ khác nhau từ Singapore tới Cuba, báo cáo kết luận rằng ảnh hưởng chính trị của Internet sẽ dao động tùy tình hình kinh tế và xã hội của mỗi đất nước, văn hóa chính trị của nó, và đặc thù của hạ tầng Internet quốc gia.
Báo cáo của Carnegie ra đời vào thuở hỗn mang của Youtube, Facebook và Myspace, nên dễ dàng quan sát được việc giảm chi phí nhanh chóng của hoạt động tự xuất bản, tự tổ chức điều phối, tương tác và hợp tác trên mạng, từ mạng chính trị cho tới Wikipedia. Vẫn còn khó để phỏng đoán tác động về mặt chính trị của Internet và công nghệ di dộng tại các khu vực nghèo nhất thế giới, nơi chúng hiện cung cấp một cơ sở hạ tầng ngân hàng vô cùng cần thiết (ví dụ, bằng cách sử dụng tín dụng trên điện thoại di động như là tiền tệ), tạo ra các thị trường mới, mang lại những cơ hội giáo dục mới, giúp phổ biến thông tin về phòng chống và chữa trị bệnh tật. Và vẫn còn hy vọng rằng thành quả của tốc độ phát triển kinh tế cao hơn, sinh ra từ công nghệ thông tin hiện đại, cũng có thể có ích cho dân chủ.
Do đó, chúng ta sẽ bị niềm lạc quan mạng trước đây cám dỗ. Lần theo dấu những thành công của nhiều sáng kiến dân chủ và chính trị trên toàn cầu, sẽ đi đến sự ra đời của Web 2.0, và chúng ta gạt bỏ ngay mối lo ngại trong bản báo cáo của Carnegie.
Phải chăng những thay đổi trên mạng trong vòng 6 năm qua – đặc biệt là sự trỗi dậy của mạng xã hội, blog, chia sẻ hình ảnh – thể hiện sự đơm hoa của tiềm năng dân chủ hóa mà Internet có? Dường như luận thuyết này giải thích động cơ đằng sau việc kiểm duyệt Internet hiện nay: các site có nội dung do chính người dùng tạo ra – Facebook, YouTube, Blogger – đặc biệt không được các chế độ độc tài ưa thích. Một số cuốn sách bình dân và hàn lâm về chủ đề này chỉ thiếu nước chỉ ra một cuộc cách mạng cả trong chính trị và thông tin (ví dụ, hãy đọc cuốn The Blogging Revolution (tạm dịch: Cách mạng Blogging) của Antony Lowenstein, hay cuốn The Information Revolution and World Politics (Cuộc Cách mạng Thông tin và Chính trị Thế giới) của Elizabeth Hanson, cả hai đều mới xuất bản năm ngoái). Cuối cùng thì, niềm lạc quan mạng có đúng đắn không? Internet có phổ biến dân chủ không?
Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc đáng kể vào cách chúng ta đo mức độ “tự do” như thế nào. Một cách an toàn, có thể nói rằng Internet đã thay đổi đáng kể dòng thông tin vào và ra khỏi các nước dưới chế độ độc tài. Trong khi kiểm duyệt Internet vẫn còn là một vấn đề nhức nhối và thật không may là phổ biến hơn hồi năm 2003, thì cũng khó mà bỏ qua sự phát triển của nội dung số - những nội dung mà đột nhiên hàng triệu người Trung Quốc, Iran hay Ai Cập đã có thể tiếp cận. Nếu tốc độ và sự thoải mái của việc xuất bản trên mạng Internet có làm cho nhiều tác phẩm lậu bị cấm trước kia thành lỗi thời; thế hệ những người bất đồng chính kiến đang nổi lên này cũng có thể sử dụng Facebook và YouTube làm trụ sở giao dịch, còn iTunes và Wikipedia làm phòng học của họ.
Trên thực tế, nhiều nhà bất đồng như thế đã tận dụng đáng kể web. Ở Ukraine, những nhà hoạt động trẻ tuổi dựa vào các công nghệ truyền thông mới để huy động người ủng hộ trong suốt cuộc Cách mạng Cam. Những người phản đối ở Colombia sử dụng Facebook để tổ chức các cuộc tuần hành khổng lồ chống lực lượng du kích cánh hữu FARC. Những bức ảnh gây sốc và có giá trị mạnh mẽ xuất phát từ Myanmar suốt trong các cuộc đấu tranh phản đối chính phủ năm 2007 – nhiều bức trong đó là do các blogger bản địa chụp bằng điện thoại di động – đã nhanh chóng được lưu hành khắp thế giới. Các nhà hoạt động dân chủ ở đất nước Zimbabwe của Robert Mugabe sử dụng web để tra lại gian lận phiếu trong bầu cử hồi năm ngoái, và dùng điện thoại di động để chụp hình các bản kết quả bầu cử có lúc được bày tạm ra ngoài thùng phiếu (sau đó chúng sẽ là bằng chứng hữu ích của sự bất tuân luật). Rất nhiều ví dụ khác – từ Iran, Ai Cập, Nga, Belarus, và nhất là Trung Quốc – chứng minh tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ trong việc hỗ trợ những người bất đồng.
Sự thay đổi chế độ nhờ tin nhắn có thể khả thi trong không gian mạng, nhưng không một nhà độc tài nào bị lật đổ vì Thế giới Ảo cả.
Nhưng rút ra kết luận về bản chất dân chủ hóa của Internet vẫn là quá sớm. Khó khăn lớn nhất trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa dân chủ và Internet – bên cạnh việc triển khai các biện pháp cải thiện dân chủ - là phân biệt giữa nguyên nhân và kết quả. Việc đó luôn luôn khó, và đặc biệt khó trong trường hợp này, bởi vì lời hứa hẹn hoành tráng của quyết định luận công nghệ - niềm tin lý tưởng vào sức mạnh thay đổi của Internet – đã làm mờ mắt ngay cả những nhà phân tích tỉnh táo nhất. Hãy xem xét những lập luận quy thắng lợi bầu cử của Barack Obama, một phần, cho khả năng đội ngũ của ông nắm được cơ sở dữ liệu, gây quỹ trên mạng, và sử dụng được mạng xã hội. Việc Obama tận dụng phương tiện truyền thông mới sắp là chủ đề của nhiều bài báo và cuốn sách. Nhưng tuyên bố sự vượt trội của công nghệ so với chính trị tức là đã đánh giá thấp sức thu hút sâu rộng của Obama đối với quần chúng, đánh giá thấp những gì còn lại sau một chính quyền Bush bị chán ghét tới mức đáng kinh ngạc, hậu quả phân rã của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và cơ hội của John McCain có được Sarah Palin như một người bạn đồng hành. Mặc dù đội ngũ của Obama rất thành thạo mạng, nhưng không thể công nhận tính đúng đắn của lập luận nói rằng mạng đã mang lại chiến thắng cho Obama.
Tuy nhiên, dường như chúng ta sẵn sàng trỏ đến quyết định luận công nghệ trong bối cảnh quốc tế. Ví dụ, những cuộc thảo luận về Cách mạng Cam đã gán một vai trò đặc biệt quan trọng cho các tin nhắn trên điện thoại di động. Sau đây là một đoạn trong bài nghiên cứu vào năm 2007, The Role of Digital Network Technologies in the Ukrainian Orange Revolution (Vai trò của công nghệ mạng số trong cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine), do Trung tâm Berkman về Internet và Xã hội thuộc ĐH Harvard, mô tả ảnh hưởng của các thông điệp bằng chữ (text), hay tin nhắn sms:
Đến tháng 9/2004, Pora (phong trào thanh niên của phe đối lập) đã tạo ra hàng loạt mạng lưới chính trị ổn định trên khắp đất nước, gồm 150 nhóm mobile chịu trách nhiệm phát tán thông tin và phối hợp việc giám sát bầu cử, với 72 trung tâm khu vực và hơn 30.000 thành viên có đăng ký. Điện thoại di động đóng một vai trò quan trọng trong nhóm các nhà hoạt động bằng mobile này. Báo cáo sau bầu cử của Pora tuyên bố, “một hệ thống phát tán thông tin tức thời thông qua sms đã được triển khai và chứng tỏ tầm quan trọng”.
Sự huy động đó có lẽ quả thật đã rất quan trọng ở những nỗ lực vào phút chót. Nhưng nó dẫn người ta đến một ngụ ý sai lầm, như một số nghiên cứu gần đây của đội ngũ nhân sự thuộc Trung tâm Berkman đã chỉ ra, rằng Cách mạng Cam là sản phẩm của một “đám đông thông minh” – thuật ngữ do nhà phê bình Howard Rheingold đưa ra để mô tả những tổ chức xã hội tự thiết kế và đang nổi lên, được hỗ trợ bởi công nghệ. Chỉ tập trung vào công nghệ tức là đã che khuất đi những nỗ lực trắng trợn làm giả kết quả bầu cử tổng thống, vốn là cái kích động những cuộc phản đối; là quên đi hai tuần mà những người phản đối đã đứng dưới tiết trời tháng 11 giá lạnh; hay hàng triệu đôla được bơm vào cho các lực lượng dân chủ Ukraine để những cuộc biểu tình đó được nổ ra. Thay đổi chế độ bằng tin nhắn - nghe có vẻ khả thi trên mạng, nhưng không nhà độc tài nào bị lật đổ vì Thế giới Ảo, và cũng không có cuộc bầu cử thật nào thu được chiến thắng trên đó; nếu không, Ron Paul đã là Tổng thống rồi.
Chắc chắn là công nghệ có một vai trò trong các sự nghiệp của toàn cầu. Bên cạnh việc là công cụ truyền thông trực tiếp và giúp con người hợp tác, sự sinh sôi của dữ liệu không gian và hình ảnh vệ tinh vừa rẻ vừa dễ tiếp cận, cùng với sự ra đời những trình duyệt thân thiện với người sử dụng như Google Earth, đã biến đổi về căn bản công việc của các NGO chuyên biệt; giúp hình thành rất nhiều NGO mới; và cho phép, chẳng hạn, việc truy sát trên thực tế (không phải trên mạng) đối với hành động tàn phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Thậm chí các cộng đồng thổ dân trước đây vốn đóng chặt cánh cửa trước đổi mới công nghệ, nay cũng đã tận dụng được những công cụ trực tuyến này.
Quan trọng hơn, sự thay đổi kiến tạo về tính kinh tế trong hoạt động đã cho phép số lượng lớn các nhà hoạt động cá nhân (một số làm part-time hoặc thậm chí làm việc tự do) tham gia vào những nỗ lực chung to lớn. Như Clay Shirky lập luận trong cuốn Here Comes Everybody: Organizing without Organization (Mọi người đã đến: tổ chức lại mà không thành tổ chức), thế hệ các nhà bất đồng mới đang ngày càng hoạt động một cách thời vụ hơn, đồng thời hơn, và tức thời hơn (một sự bóng gió khác ám chỉ khái niệm “đám đông thông minh” của Rheingold). Công nghệ cho phép các tổ chức tận dụng từng mức độ tham gia khác nhau của từng nhà hoạt động khác nhau. Thao tác được tới từng dấu chấm, dấu phẩy trên Wikipedia, cuối cùng thì việc tổng hợp sức mạnh của cả các nhà bất đồng, dù họ tham gia chủ động hay bị động, đã trở thành khả thi. Ngày nay, ngay cả một email được chuyển tiếp (forward) đi cũng có tác dụng. Cách hoạt động “nano” như vậy rất có ý nghĩa tập hợp mọi người.
Vì vậy, Internet đang làm cho hoạt động của các nhóm và cá nhân được rẻ hơn, nhanh hơn, gọn gàng hơn. Tuy nhiên, hậu cần (logistics) lại không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự tham gia của các công dân. Internet có ảnh hưởng gì tới những động cơ xui khiến chúng ta hành động? Câu hỏi này đặc biệt quan trọng ở các nước độc tài, nơi bầu cử và cơ hội để có hành động đồng thời và tổng lực là rất hiếm. Câu trả lời phụ thuộc một phần rất lớn vào việc liệu Internet có nuôi dưỡng được sự háo hức hành động sau khi tiếp nhận những thông tin mới đó không? Internet hâm nóng thêm hay làm nguội đi tâm trạng háo hức này - đây là vấn đề quan trọng cốt yếu và hiện chưa xác quyết được.
Internet giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và tham gia các nhóm mà chúng ta vốn đã ủng hộ từ trước; đến lượt nó, việc này có thể khiến các quan điểm của chúng ta thậm chí còn cực đoan hơn.
Một số người lập luận rằng việc công dân được tiếp xúc với các tài liệu công cộng vạch trần tham nhũng và gian dối (hồ sơ SEC, chuyện hoàn thuế cho các quan chức trúng cử, tiết lộ về đóng góp cho các chiến dịch lớn, v.v.) sẽ thúc giục họ hành động. Phát biểu chủ yếu kêu gọi tính minh bạch cao độ như vậy đến từ những nhà tiên phong về công nghệ, như Carl Malamud – người sáng lập trang web public.resource.org ở Mỹ, và Tom Steinberg với trang mySociety ở Anh. Logic tương tự - rằng dữ liệu mở giúp vạch trần sự lạm dụng quyền lực hoặc, như thẩm phán Brandeis có nói, rằng “ánh sáng mặt trời là thứ thuốc tẩy tốt nhất” – đã dẫn dắt hoạt động của tổ chức Sunlight (Ánh sáng Mặt trời) ở Mỹ và nhiều tổ chức nhỏ hơn ở các nơi khác, như Mzalendo – một trang web và cơ sở dữ liệu bầu cử theo dõi các bộ trưởng trong Nghị viện Kenya, và FairPlay Alliance (Liên minh Chơi đẹp) - một site tương tự ở Slovakia.
Cũng còn những site như Wikileaks, nơi lữu trữ tất cả các dữ liệu gây tranh cãi, từ một danh sách website bị Chính phủ Thái Lan kiểm duyệt, tới bản copy cuốn Human Terrain Team Handbook của quân đội Mỹ. Một khi những tài liệu như vậy bị rò rỉ, những site này dám chắc rằng, mở hồ sơ cho công luận xem thì có tác dụng hơn là để chúng rơi vào tay ai đó có cơ hội (Wikileaks dường như cũng có sức mạnh chết người: CEO của Julius Baer - một ngân hàng Thụy Sĩ bị ám chỉ có dính líu đến tham nhũng, nhờ những tài liệu trên Wikileaks chỉ ra - gần đây đã chết vì một nguyên nhân bí ẩn, nhiều khả năng là do tự sát). Giả thuyết nói rằng việc cung cấp quyền tiếp cận thông tin và nuôi dưỡng sự minh bạch có thể thúc đẩy dân chủ hóa đã làm hoạt động của họ thêm cơ sở vững chắc. Sau đây là những gì Wikileaks mô tả sứ mệnh của mình:
Tất cả các chính phủ đều có thể thu lợi từ việc nghiên cứu ngày càng sâu về cộng đồng thế giới cũng như về chính nhân dân của họ. Chúng tôi tin quá trình nghiên cứu này đòi hỏi thông tin. Từ lâu thông tin đã rất đắt – xét về những nhân mạng và nhân quyền chúng ta phải trả vì nó. Nhưng với tiến bộ công nghệ - Internet , [sic], và khoa học mật mã – rủi ro của việc truyền tải các thông tin quan trọng đã có thể giảm đi.
Chỉ riêng sự kiên nhẫn của các nhà tổ chức ra Wikileaks đã đáng được người ta vỗ tay hoan nghênh (họ tuyên bố đã nhận được hơn 1,2 triệu hồ sơ từ những người bất đồng chính kiến và các nguồn ẩn danh). Tuy nhiên, thành công của những chiến dịch như vậy – cả ở những nhà nước dân chủ lẫn nhà nước độc tài – có lẽ còn hạn chế. Sự tồn tại của các tài liệu, hồ sơ cũng không đảm bảo mang lại một kết quả cụ thể. Như tiểu thuyết saga của Madoff đã tiết lộ, thậm chí tài liệu công khai cho công chúng về vụ SEC cũng tiết lộ được ít thông tin hơn chúng ta tưởng. Và tìm hiểu 1,2 triệu tài liệu tải lên Wikileaks sẽ mất thời gian, nỗ lực, và đòi hỏi một sự phối hợp tổng lực của các nhà báo, phóng viên điều tra.
Misha Glenny lập luận trong cuốn sách rất hay mới đây của ông, McMafia, tội ác thời hiện đại đã toàn cầu hóa, trở nên phức tạp và khó có thể được ghi chép lại và lưu trữ trong biên giới một quốc gia, xác định người đồng chủ mưu có thể là việc bất khả thi. Ví dụ, thật khó mà tưởng tượng rằng chính quyền Sudan lại vẫn còn lưu giữ vô tận những hồ sơ về hoạt động mua bán vũ khí bất hợp pháp của họ. Nhưng ngay cả khi họ có làm như vậy – và những tài liệu này đột nhiên được công khai hóa – cơ hội để chúng làm bùng lên những cuộc phản đối dữ dội là bao nhiêu? Căn cứ vào tình hình xuất bản yên ổn những bằng chứng còn gai góc hơn thế nhiều, trong đó có cả chuyện nhân chứng trông thấy tận mắt những chiếc tàu không giống thông lệ đang chở vũ khí thật, có thể nói ít có khả năng những phong trào phản đối kịch liệt sẽ nổ ra. Lý do không mấy liên quan tới Twitter và Facebook, mà phần nhiều từ một thực tế là mọi người có thể có rất nhiều thông tin và rất ít quyền lực để hành động dựa trên thông tin đó.
Một số người khác cho rằng Internet đặt những công dân bị tẩy não dưới một chính quyền độc tài vào trước những quan điểm đối lập về chính phủ của họ. Điều này giúp họ phát triển một thế giới quan khác và, một cách tiềm tàng, nảy sinh cảm hứng cho những thay đổi mang tính dân chủ. Điều này là khả thi, mặc dù có lẽ khó mà tìm được một nước – lấy ví dụ, có lẽ như Bắc Hàn hay Turmenistan – nơi các công dân chưa từng nghe nói tại sao chính phủ của họ lại tồi tệ: Xét cho cùng, đó là những gì các ông già thảo luận với nhau ở quán rượu. Chúng ta cũng không thể giả định rằng con người sẽ đi tìm kiếm những thông tin họ không tán đồng hay đơn giản là chưa từng nghe nói tới.
Hơn nữa, dựa vào Internet để thực hiện chức năng này chịu rủi ro của cái mà Cass Sunstein (gần đây được chỉ định làm người đứng đầu Văn phòng Thông tin và Sự vụ Thông thường của Nhà Trắng) gọi là “chủ nghĩa cực đoan cô lập”. Internet giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và tham gia những nhóm mà chúng ta vốn đã sẵn ủng hộ, điều này đến lượt nó có thể khiến các quan điểm của chúng ta thậm chí còn cực đoan hơn. Theo Sunstein, tránh vấn đề này trong kỷ nguyên tiền-Internet dễ hơn bây giờ, vì trang nhất tờ báo quốc gia lớn nhất cũng cung cấp đủ kinh nghiệm tổng hợp được chia sẻ cũng như một liều lượng hợp lý các phát hiện mới, đặt chúng ta trước những quan điểm và tin tức mà chúng ta có thể chưa từng tiếp cận. Mô hình “trang nhất” của Sunstein, tất nhiên, không vận hành tốt ở những xã hội mà truyền thông bị kiểm soát. Sẽ là không trung thực khi so sánh blog và các cộng đồng online với trang nhất của tờ báo quốc gia lớn ở một nước, ví dụ Uzebekistan, nơi các dòng chữ có lẽ do chính phủ viết ra thay vì do các biên tập viên được tự do viết. Không có nhiều phát hiện mới ở đó; trên thực tế, sẽ tốt hơn nếu một người đọc một loạt blog độc lập. Do đó, có thể là Internet – mà đặc biệt là blog – quả thật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cộng đồng dân chủ hơn ở các nước độc tài. Điều này là một bước tiến rất có ý nghĩa (của Internet) so với các phương tiện truyền thông do Nhà nước kiểm soát. Một số bằng chứng trước đây nói rằng tình trạng này đúng ở ít nhất một vài nước. Nghiên cứu của John Kelly thuộc ĐH Colombia khẳng định rằng các blog của người Iran rất đa dạng, thể hiện cả tiếng nói bảo thủ lẫn tự do, với một loạt các lực lượng khác, hỗn hợp, ở giữa. Không có phe nào tuyệt đối thắng thế trong số họ.
Giá trị mà người đọc đặt vào các blog nằm ở quan niệm cho rằng tác giả của blog là “độc lập”, thoát ly khỏi những sự nhồi sọ của nhà nước hay của các lực lượng thứ ba. Thế thì họ độc lập tới mức nào? Sai lầm lớn nhất về quan niệm của những nhà không tưởng trên mạng, là coi không gian mạng như một khu vực vô chính phủ, nơi chính quyền không dám bước chân vào trừ phi để đóng cửa ráo cả. Những báo cáo truyền thông khuyến khích quan điểm coi các chính phủ độc tài như những nhà kiểm duyệt Internet có ác cảm với công nghệ hoặc sợ công nghệ.
Tại sao lại giả định rằng người sử dụng Internet ở Trung Quốc sẽ đột nhiên đòi hỏi thêm nhiều quyền lợi chính trị, thay vì thích lối sống trong những bộ phim truyền hình Friends, Sex in the City mà họ xem trên Internet?
Mà tại sao chính quyền lại không theo đuổi một chiến lược hai mũi nhọn - vừa hạn chế đường vào những trang web ít được ưa thích vừa sử dụng Internet để điều khiển ý kiến dư luận? Điều này chính xác là cách các chính phủ độc tài xử lý những mối đe dọa về truyền thông trong quá khứ. Chính phủ Xô Viết không cấm phát thanh; họ phá sóng một số kênh phương Tây nhất định, đàn áp một vài đài bất đồng phát sóng từ nhà riêng, và tận dụng phương tiện truyền thông để yểm trợ cho ý thức hệ của mình. Chính quyền quốc xã cũng có cách xử lý tương tự đối với điện ảnh, cái mà lúc đó là công cụ tuyên truyền được ưa thích ở Đế chế thứ Ba.
Một khối lượng bằng chứng ngày càng lớn từ Trung Quốc và Nga – hai nước tích cực nhất trong việc sản xuất nội dung web – cho thấy mô hình này đang được tiếp tục cả trên Internet. Chính quyền Trung Quốc nổi tiếng về chuyện tạo ra và điều hành cái gọi là Đảng 50 Xu – một đội những tay bình luận trên mạng (commentator) thân chính phủ, sẽ lướt web mò những cuộc thảo luận chính trị hấp dẫn và để lại các comment khuyết danh trên blog và forum. Tương tự, chính quyền Nga thường dựa vào các công ty Internet tư nhân, như công ty hàng đầu New Media Stars (Những ngôi sao truyền thông mới), nơi rất sung sướng được đưa các quan điểm của chính phủ lên mạng. New Media Stars mới đây sản xuất một bộ phim yêu nước, Chiến tranh 08.08.08, phát hành thành công trên mạng và được chào mời trên nhiều blog tiếng Nga, đổ hoàn toàn tội gây chiến tranh ở Nam Ossetia cho Gruzia. Trong khi không gian công cộng trên mạng có thể ngày càng dân chủ hơn (ít nhất về số lượng), thì mặt khác nó cũng bị ô nhiễm nặng nề bởi các nhà điều hành trong chính phủ, khiến không thể phân biệt nổi giữa không gian công cộng thời số hóa với không gian công cộng thời analog – cũ kỹ và bị kiểm soát chặt.
Ngay cả khi chính quyền bất tài, bất lực, hoặc không sẵn sàng trải nhựa đường lên không gian web với những thông tin “chính thức”, cũng có ít bằng chứng cho thấy một không gian Internet mở sẽ đột ngột tạo nên giấc mơ dân chủ cho người Trung Quốc hay người Nga. Chúng ta đã từng gặp chuyện như vậy trước kia: Những người Đông Đức không bắt được sóng của phía Tây Đức chống đối chính phủ cao hơn những người có thể. Ý kiến cho rằng được tháo cũi mở xiềng để truy cập vào Internet sẽ mang lại dân chủ bộc lộ một trong những sai lầm lớn nhất của những nhà không tưởng trên không gian mạng. Một khi người sử dụng Internet được lên mạng mà không bị giám sát, chúng ta có thể mong đợi họ - rất nhiều trong số này là thanh niên - đổ xô vào download báo cáo mới nhất của tổ chức Ân xá Quốc tế, hay đọc về Pháp Luân Công trên Wikipedia chăng? Hay là họ sẽ lựa chọn The Soprano, hoặc bộ phim James Bond mới nhất? Tại sao lại giả định họ sẽ đột nhiên đòi hỏi nhiều quyền lợi chính trị hơn là các phim truyền hình Friends hay Sex in the City mà họ xem trên Internet?
Do đó, vấn đề liệu Internet có hướng người Trung Quốc hay Nga tới việc đòi hỏi một xã hội dân chủ và tự do hơn quy về việc liệu con đường nào – hướng ngoại hay hướng nội – sẽ là con đường mà giới trẻ sẽ chọn đi theo? Có thể dự đoán là, nhiều nhân vật không tưởng trên mạng nuôi dưỡng một niềm tin ăn sâu bén rễ vào việc sự hiểu biết về thế giới sẽ đi liền với Internet. Họ tưởng tượng rằng “những người bản địa số hóa” – tức những người đã lớn lên giữa thời công nghệ và Internet – sẽ chọn con đường hướng ngoại và trở thành người đi tiền trạm cho nền dân chủ, lối sống Mỹ. Logic này thẩm thấu vào gần như tất cả các cơ quan lớn có nhiệm vụ thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài, như Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi mà Phó Ngoại trưởng Ngoại giao Công và Ngoại vụ thời Condoleezza Rice, James Glassman, từng nói: “Chúng tôi cảm thấy rằng trên khắp thế giới, những người trẻ tuổi đang sử dụng Internet để đẩy lùi bạo lực theo một cách mới, sử dụng mạng xã hội, tham gia những nhóm lớn để có đối thoại, về căn bản, để chia sẻ thông tin”.
Những đánh giá nhiệt tình như vậy cũng làm sản sinh ra những tác phẩm văn chương bình dân hoặc bác học, với số lượng tăng lên nhanh chóng, về các công dân số ở Mỹ và Tây Âu. Các sách như Born Digital (Sinh ra số hóa) của John Palfrey và Urs Gasser, Grown up Digital (Lớn lên số hóa) của Don Tapscott, iBrain (Não điện tử) của Gary Small và Gigi Vorgan, và The Pirate’s Dilemma (Tình thế lưỡng nan của tên cướp biển) của Matt Mason, cũng như một nghiên cứu kéo dài ba năm gần đây về giới trẻ thời số hóa của tổ chức MacArthur, đã ra mắt. Trong những xã hội đã dân chủ, lòng lạc quan về ảnh hưởng của Internet đối với việc thu hút sự tham gia của những công dân trẻ tuổi – thậm chí khái niệm “công dân số” – là một suy nghĩ có lý do xác đáng, nếu không có gì đặc biệt mới mẻ.
Tuy nhiên, ở bên ngoài những nước thịnh vượng và dân chủ ở Bắc Mỹ và Tây Âu, những người bản địa số hóa cũng có khả năng trở thành những người tù số hóa hay những người sống ngoài vòng pháp luật số hóa, một đề tài mà không một nghiên cứu nào gần đây đi sâu làm rõ. Nếu quan niệm rằng Internet có thể làm nguội cảm hứng dân chủ của thanh niên dường như có vẻ phản trực giác, đó chỉ là vì các phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta vẫn bị mê mệt bởi những bài tường thuật cũ mòn, coi blogger như lực lượng tạo ra các thay đổi tích cực. Các tựa báo gần đây vẫn còn nói: “Cộng đồng blogger ngày càng tăng ở Ai Cập mở rộng giới hạn bất đồng chính kiến”, “Từ Trung Quốc tới Iran, những người ghi nhật ký trên mạng đang thách thức các nhà kiểm duyệt”, “Đàn áp blogger ở Cuba”, “Những nhà kiểm duyệt web ở Trung Quốc chiến đấu để rọ mõm các blogger có tinh thần tự do”.
Nhiều bài báo kích động có thể đúng, kể cả nếu có bị thổi phồng chút ít, nhưng nó chịu tác động từ vài nguồn có tính định kiến. Hóa ra, các blogger thường xuyên, tiến bộ, và thân phương Tây có xu hướng viết bằng tiếng Anh nhiều hơn bằng ngôn ngữ bản địa. Do đó, họ cũng là những người thường hay nói chuyện với các phóng viên phương Tây. Nếu các nhà báo đi sâu tìm hiểu hơn một chút, họ có thể phát hiện thấy các chất liệu phong phú để viết những bài báo có tựa đề như: “Blogger Iran - thách thức chủ yếu đối với cải cách dân chủ”, và “Ảrập Xêút: blogger ghét quyền phụ nữ”. Tin bài về blogging ở Ai Cập trên phương tiện truyền thông đại chúng ở phương Tây tập trung hầu như hoàn toàn và duy nhất vào cuộc đấu tranh của những người viết thân phương Tây, mà rất ít đề cập đến lực lượng blogger đang tăng lên nhanh chóng trong cộng đồng thân hữu Hồi giáo.
Gọi một blog của một người anh em Hồi giáo nào đó là “phi dân chủ” có thể mang hai nghĩa. Do đó, các chính phủ phương Tây, bị kẹt trong sự không tưởng trên mạng rất sôi nổi trong suốt hai thập kỷ qua, gặp một thế lưỡng nan. Không có đầu tư của họ vào blog, thì các blogger đông người đọc, và các blog hình ảnh ở những nơi xa xôi về địa lý nhưng quan trọng về địa chính trị, tiếng nói trên mạng của những lực lượng dân chủ và cấp tiến được phương Tây ưa thích, sẽ không còn mang nhiều trọng lượng. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thông mới cũng khuyến khích các phần tử bảo thủ, dân tộc, cực đoan, tạo ra thách thức thậm chí còn lớn hơn cho quá trình dân chủ hóa. Nhìn lướt qua chủ nghĩa dân tộc đang nổi lên trên mạng ở Nga và Trung Quốc cũng có thể thấy một cảm giác về những gì sẽ xảy ra.
Vấn đề xảy ra với việc xây dựng không gian công cộng, trên mạng hay ngoài mạng, rất giống chuyện tạo ra những con quỷ nhập tràng Frankenstein: Chúng ta có thể không thích sản phẩm cuối cùng. Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ ngừng coi Internet như một lực lượng dân chủ hóa, chỉ có điều chúng ta nên khai thông ý thức hệ mù quáng về quyết định luận công nghệ và tập trung vào các nhiệm vụ thực tiễn. Xác định rõ Internet có thể làm lợi như thế nào cho các lực lượng và tổ chức dân chủ hiện nay – rất ít trong số đó thể hiện được nhiều sáng tạo trên web – là một xuất phát điểm không tồi.
Monday, 22 November 2010
Chủ nghĩa tư bản là gì - Ayn Rand
Trích một đoạn trong tiểu luận triết học chính trị "Chủ nghĩa tư bản là gì" (What Is Capitalism) của Ayn Rand:
... Lịch sử đã ghi lại những tiến bộ tuyệt diệu đạt được nhờ chủ nghĩa tư bản trong một khoảng thời gian ngắn ngủi – sự cải thiện ngoạn mục các điều kiện tồn tại của con người trên trái đất. Chuyện ấy không bị che giấu, tránh né, không bị bác bỏ bởi đủ những tuyên truyền từ các kẻ thù của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều cần đặc biệt nhấn mạnh là một thực tế rằng tiến bộ này đã đạt được bởi những phương thức không cần có sự hy sinh.
Tiến bộ không thể đạt được bằng việc bắt người ta phải thiếu thốn, bằng việc ép cho ra một lượng “thặng dư xã hội” từ những nạn nhân chết đói. Tiến bộ chỉ có thể đến từ thặng dư cá nhân, tức là từ công việc, năng lượng, sự dư thừa sáng tạo của những con người mà năng lực của họ sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu dùng cá nhân của họ đòi hỏi, những người có khả năng về trí tuệ và tài chính để tìm kiếm cái mới, để cải thiện cái đã biết, để tiến lên. Trong một xã hội tư bản, nơi những con người đó được tự do hoạt động và mạo hiểm, tiến bộ không phải là chuyện hy sinh bản thân mình cho một tương lai xa vời nào đó, nó là một phần của thực tại mà người ta đang sống, là cái bình thường và tự nhiên, người ta đạt được nó như người ta sống và khi người ta sống – và hưởng thụ - cuộc sống của mình.
(...)
Nửa thế kỷ trước, những nhà cai trị Xô Viết ra lệnh cho nhân dân họ phải kiên nhẫn, chịu đựng thiếu thốn, và hy sinh vì sự nghiệp “công nghiệp hóa” đất nước, hứa hẹn rằng đây chỉ là tạm thời, rằng công nghiệp hóa sẽ mang lại cho họ sự dư thừa, và tiến bộ của Xô Viết sẽ vượt xa phương Tây tư bản chủ nghĩa.
Ngày nay, nước Nga Xô Viết vẫn không thể nuôi được con dân của mình – trong khi các nhà cai trị tranh nhau copy, vay mượn, hay là ăn cắp thành tựu công nghệ của phương Tây. Công nghiệp hóa không phải là một mục tiêu tĩnh; nó là tiến trình động với tốc độ lỗi thời rất mau chóng. Vì thế những tên nô lệ khốn khổ của nền kinh tế bộ lạc kế hoạch hóa, những người chết đói trong khi chờ máy phát điện và máy kéo, giờ đây đang chết đói chờ điện nguyên tử và những chuyến du lịch liên hành tinh. Do đó, trong một “nhà nước của nhân dân”, tiến bộ khoa học là mối đe dọa đối với con người, và mọi sự tiến bộ đều được lấy từ bộ da đang co quắt lại của người dân.
Điều đó chưa từng xảy ra với chủ nghĩa tư bản.
Sự thừa mứa của nước Mỹ không được tạo ra nhờ sự hy sinh của công chúng cho “lợi ích chung”, mà nhờ thiên tài năng suất của những con người tự do, vốn theo đuổi lợi ích cá nhân của họ và sự nghiệp làm ra của cải riêng của họ. Họ không bắt người dân phải chết đói để trang trải cho công cuộc công nghiệp hóa của nước Mỹ. Họ cho người dân công việc tốt hơn, lương cao hơn, và hàng hóa rẻ hơn với mọi thứ máy móc mới mà họ sáng chế ra, với mọi phát kiến khoa học hay tiến bộ công nghệ - và nhờ đó toàn bộ đất nước tiến lên và hưởng lợi từ, chứ không phải chịu đựng, từng bước tiến trên con đường đó.
+++++++++
Các bạn có thể download toàn bộ bản dịch ở đây: http://vepr.org.vn/home/index.php?option=com_content&task=view&id=987&Itemid=405%3Atestset
Xin lưu ý: Quan điểm của tác giả Ayn Rand không nhất thiết phản ánh quan điểm của người dịch.
Tự nhiên tôi nghĩ lan man: Nếu nữ triết gia Ayn Rand đang sống ở Việt Nam vào những năm tháng này, rất có thể bà sẽ được các báo QĐND, CAND gọi là "người đàn bà điên cuồng chống cộng" :-)
... Lịch sử đã ghi lại những tiến bộ tuyệt diệu đạt được nhờ chủ nghĩa tư bản trong một khoảng thời gian ngắn ngủi – sự cải thiện ngoạn mục các điều kiện tồn tại của con người trên trái đất. Chuyện ấy không bị che giấu, tránh né, không bị bác bỏ bởi đủ những tuyên truyền từ các kẻ thù của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều cần đặc biệt nhấn mạnh là một thực tế rằng tiến bộ này đã đạt được bởi những phương thức không cần có sự hy sinh.
Tiến bộ không thể đạt được bằng việc bắt người ta phải thiếu thốn, bằng việc ép cho ra một lượng “thặng dư xã hội” từ những nạn nhân chết đói. Tiến bộ chỉ có thể đến từ thặng dư cá nhân, tức là từ công việc, năng lượng, sự dư thừa sáng tạo của những con người mà năng lực của họ sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu dùng cá nhân của họ đòi hỏi, những người có khả năng về trí tuệ và tài chính để tìm kiếm cái mới, để cải thiện cái đã biết, để tiến lên. Trong một xã hội tư bản, nơi những con người đó được tự do hoạt động và mạo hiểm, tiến bộ không phải là chuyện hy sinh bản thân mình cho một tương lai xa vời nào đó, nó là một phần của thực tại mà người ta đang sống, là cái bình thường và tự nhiên, người ta đạt được nó như người ta sống và khi người ta sống – và hưởng thụ - cuộc sống của mình.
(...)
Nửa thế kỷ trước, những nhà cai trị Xô Viết ra lệnh cho nhân dân họ phải kiên nhẫn, chịu đựng thiếu thốn, và hy sinh vì sự nghiệp “công nghiệp hóa” đất nước, hứa hẹn rằng đây chỉ là tạm thời, rằng công nghiệp hóa sẽ mang lại cho họ sự dư thừa, và tiến bộ của Xô Viết sẽ vượt xa phương Tây tư bản chủ nghĩa.
Ngày nay, nước Nga Xô Viết vẫn không thể nuôi được con dân của mình – trong khi các nhà cai trị tranh nhau copy, vay mượn, hay là ăn cắp thành tựu công nghệ của phương Tây. Công nghiệp hóa không phải là một mục tiêu tĩnh; nó là tiến trình động với tốc độ lỗi thời rất mau chóng. Vì thế những tên nô lệ khốn khổ của nền kinh tế bộ lạc kế hoạch hóa, những người chết đói trong khi chờ máy phát điện và máy kéo, giờ đây đang chết đói chờ điện nguyên tử và những chuyến du lịch liên hành tinh. Do đó, trong một “nhà nước của nhân dân”, tiến bộ khoa học là mối đe dọa đối với con người, và mọi sự tiến bộ đều được lấy từ bộ da đang co quắt lại của người dân.
Điều đó chưa từng xảy ra với chủ nghĩa tư bản.
Sự thừa mứa của nước Mỹ không được tạo ra nhờ sự hy sinh của công chúng cho “lợi ích chung”, mà nhờ thiên tài năng suất của những con người tự do, vốn theo đuổi lợi ích cá nhân của họ và sự nghiệp làm ra của cải riêng của họ. Họ không bắt người dân phải chết đói để trang trải cho công cuộc công nghiệp hóa của nước Mỹ. Họ cho người dân công việc tốt hơn, lương cao hơn, và hàng hóa rẻ hơn với mọi thứ máy móc mới mà họ sáng chế ra, với mọi phát kiến khoa học hay tiến bộ công nghệ - và nhờ đó toàn bộ đất nước tiến lên và hưởng lợi từ, chứ không phải chịu đựng, từng bước tiến trên con đường đó.
+++++++++
Các bạn có thể download toàn bộ bản dịch ở đây: http://vepr.org.vn/home/index.php?option=com_content&task=view&id=987&Itemid=405%3Atestset
Xin lưu ý: Quan điểm của tác giả Ayn Rand không nhất thiết phản ánh quan điểm của người dịch.
Tự nhiên tôi nghĩ lan man: Nếu nữ triết gia Ayn Rand đang sống ở Việt Nam vào những năm tháng này, rất có thể bà sẽ được các báo QĐND, CAND gọi là "người đàn bà điên cuồng chống cộng" :-)
Monday, 8 November 2010
Lời than vãn của một phóng viên
Mấy hôm nay tôi đang phải tự nhìn lại, xem mình có đang khe khắt, đòi hỏi cao quá ở nền báo chí nước nhà không – trong khi tôi không hề ở cương vị lãnh đạo, quản lý, và do vậy chả có tí tư cách nào để nghiêm khắc đối với lực lượng chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng cả.
Sau vài buổi suy nghĩ, đến hôm nay thì tôi chính thức thừa nhận: rõ ràng là nhiều người trong chúng ta, trong đó có tôi, đòi hỏi quá cao ở báo chí, và nhất là đang giữ một cái nhìn hết sức bi quan. Thật chẳng nên chút nào. Cái này nhà văn Nam Cao nói từ lâu rồi: “Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.
Tất nhiên là điều gì cũng có lý do của nó. Vừa rồi tôi có may mắn được tham dự một hội nghị quốc tế rất lớn ở Việt Nam, với tư cách phóng viên. Phải nói là cứ mỗi lần sánh vai cùng các phóng viên nước ngoài, nhất là phương Tây, trong các sự kiện như thế này, là một lần mặc cảm tự ti trong tôi lại trỗi dậy bừng bừng.
Không tự ti làm sao được khi mà, các bạn cứ tưởng tượng, tại mỗi cuộc phỏng vấn (ở họp báo chính thức hay là “quây đánh úp” bên lề, ngoài hành lang, xó xỉnh nào đó), có một hiện tượng phổ biến thế này: Phóng viên Tây tranh thủ hỏi nhân vật tất cả những gì mà họ có thể hỏi được, từ tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển xyz, vấn đề lạm phát ở nước này, tới bầu cử ở nước kia, nhân quyền ở nước kia nữa, quan điểm của nước nọ về những chuyện như thế v.v., tóm lại là chúng tận dụng cơ hội để moi đủ thông tin từ nhân vật, “dùng như phá”. Trong khi ấy, phóng viên ta nói chung (vâng, “nói chung” thôi ạ, nghĩa là cũng có những ngoại lệ) thường ưa thích hỏi các câu như là: “Ông/ Bà đánh giá thế nào về vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam trong năm qua?”. Có trường hợp, một học giả nước ngoài đang trả lời phỏng vấn về các vấn đề chính trị khu vực và thế giới, một phóng viên của ta chĩa micro vào hỏi: “What do you think of Vietnamese ladies?” (Ông nghĩ gì về phụ nữ Việt Nam?). Ông học giả tí nữa tụt huyết áp.
Một lần bí nhân vật quá, tôi đè phóng viên Tây ra hỏi:
- Ông đánh giá thế nào về vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam trong năm qua?
Hắn nhìn tôi, khủng khỉnh:
- Đã bao giờ các bạn không thành công chưa?
Tôi phải điều chỉnh lại hắn ngay, không thể chấp nhận thái độ ấy và sự sai lệch về nhận thức ấy.
- Không phải thế. Chúng tôi có thất bại chứ. Nhưng thất bại luôn là tạm thời.
Hắn gật đầu:
- Đúng vậy. Và cuối cùng các bạn luôn chiến thắng.
Tôi bỏ qua cho hắn. Tuy nhiên tại các cuộc phỏng vấn, những câu hỏi kiểu “ông/ bà đánh giá thế nào về…/ nghĩ gì về…” vẫn luôn vang lên.
Tất nhiên là tôi muốn tìm kiếm những câu hỏi khác, hay hơn, thú vị hơn, đa dạng hơn, sâu sắc hơn, nhất là khi một nhân vật nổi tiếng trên chính trường thế giới đã có mặt tại Việt Nam: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Chúng tôi thảy đều muốn tranh thủ cơ hội nhiều năm có một này để hỏi bà ngoại trưởng nhiều câu giá trị. Nhưng mà, nhưng mà, nhưng mà… đến đây mới kinh hoàng nhận thấy là… không hiểu người khác thế nào, chứ tôi chẳng biết hỏi bà cái gì cả.
Trước giờ họp báo, trong lòng hoang mang lo sợ, tôi thì thào trao đổi với một vài phóng viên khác và được biết là mọi người đều có chung tình trạng đó với tôi: chẳng biết hỏi Hillary cái gì. Mà kể ra cũng khó thật. Hàng trăm phóng viên đến từ hàng chục, hàng trăm cơ quan báo đài trong nước và nước ngoài, xúm xít cả vào một cuộc họp báo không đầy một giờ đồng hồ, hỏi thế nào được, hỏi gì mà hỏi.
Nhưng một thực tế đáng báo động, không thể chối cãi, là, khi chúng tôi ngồi tưởng tượng với nhau: “Giả sử cho mày được ngồi cùng với bà Hillary Clinton, một mình mày thôi, và một mình bà ấy, trong một căn phòng, khoảng hai tiếng đồng hồ, thích hỏi gì thì hỏi, báo đăng tuốt. Mày sẽ hỏi bà ấy những gì?”. Chúng tôi đều tịt mít.
Đã tưởng tượng thì tưởng tượng luôn thể. Khi nhà báo không biết hỏi gì thì hãy tìm đến những người mà nhà báo luôn phải dựa vào, những người mà vì họ, nhà báo phục vụ: độc giả. Tôi nói với các bạn rằng, nếu bí quá, trước khi vào phòng phỏng vấn, tôi sẽ ra đường gặp một vài khán giả để nhờ họ gợi ý.
Tôi nghĩ tôi sẽ ra ngoài đường, gặp một thanh niên, cái cậu tóc nhuộm vàng xuộm, vừa ngồi ở quán game online ấy. Khiếp, người đâu mà tay chân cứ gọi là nhoay nhoáy, mình đứng sau lưng cậu ta ngó vào màn hình mà hoa hết cả mắt. “Địt… địt…” - cậu vừa nhấn chuột, vừa nhấn mạnh tiếng ấy từ trong mũi. Chờ mãi cậu ta mới ra ngoài đường. Tôi sẽ vội vã chặn cậu lại, hỏi cậu quan tâm, muốn biết điều gì về Hillary Clinton, và tôi sẽ đặt câu hỏi với bà ấy, một lát nữa đây.
Cậu thanh niên hẳn là sẽ đứng đực, trợn mắt nhìn tôi hoa chân múa tay, giải thích đi giải thích lại. Rồi cậu bỏ đi sau hai từ cộc lốc:
- Đéo biết.
Hỏng. Cháy vở. Tôi lắc đầu, quyết định phải tìm người khác. Tôi sẽ ra đường, chờ một toán nhân viên đi ra từ một công sở lịch sự nào đó. Nhân viên văn phòng chắc hẳn là tao nhã hơn, hiểu biết hơn. À, đây, kia rồi, mau mau…
Một toán thanh nữ và phụ nữ xuất hiện trên hè phố. Tôi sẽ vội vã bám theo họ, làm thân với một chị có vẻ mặt hiền lành nhất trong số họ, năn nỉ, nhờ vả chị vận động cả nhóm giúp.
Chị ấy sẽ đỏ mặt lên, rồi bảo: “Thôi, chị chả biết hỏi gì đâu”.
“Thì chị cứ cố đi mà. Chị giúp em. Chị thích biết cái gì ở Hillary Clinton?”.
“Thì… bà ấy có xinh không?”
“Ơ… em không biết, em chưa gặp mà. Chắc cũng giống như trên ti-vi”.
“Hỏi xem bà ấy hay mặc đồ gì?” – một chị nói chen vào.
“Không, hỏi bà ấy nghĩ gì về tà áo dài Việt Nam ấy” – một chị khác, mạnh dạn hơn.
“Nhanh gọn nhất là hỏi xem một ngày của bà ấy như thế nào” – một chị khác nữa, đặt câu hỏi có vẻ báo chí nhất.
Ừ, kể cũng hay. Nhưng mà… chưa đủ. Hỏi thế thì dễ quá, các báo khác tranh cướp hết phần mất.
“Tiếp đi chị, nữa đi chị” – tôi năn nỉ.
Bây giờ chúng tôi đã có vẻ thân nhau hơn. Các chị gợi ý cho tôi hỏi thêm nhiều, ví dụ Hilary nghĩ gì về Việt Nam, về món phở Việt, ấn tượng đầu tiên của bà ấy khi đặt chân đến đây, v.v. Nhưng có vẻ vẫn thiêu thiếu, vẫn chưa đi đúng trọng tâm…
“Hay là hỏi xem một tuần bà ấy “làm nhau” với chồng mấy lần, há há há…” – các chị cười rú lên.
.....
Thế này thì dùng thế nào được. Tôi quyết định tìm tới nhà một học giả.
“Hỏi xem quan điểm của Mỹ về Trung Quốc. Hỏi xem Mỹ có định sử dụng Việt Nam để cân bằng quyền lực và ảnh hưởng ở Đông Nam Á, làm bàn đạp chống Trung Quốc không…”.
Chết. Chết dở. Tôi chắp tay lạy: “Bác, bác bình tĩnh. Bác xem thế nào chứ đặt câu hỏi thế thì bài cháu làm sao mà đăng được”.
“Kìa, thế sao mày bảo cứ hỏi thoải mái, thích hỏi gì thì hỏi, đăng tuốt?”.
À nhỉ, tôi quên. Đề bài ra điều kiện là “thích hỏi gì thì hỏi, đăng tuốt” mà. Quán tính của cuộc đời bị buộc dây khiến người ta dù được cởi trói rồi mà vẫn cảm thấy vương vướng… Tôi vừa đưa tay xoa cổ, vừa nói với bác: “Vâng, cháu quên mất. Bác cứ tiếp tục đi ạ”.
“Hỏi xem Mỹ nghĩ thế nào về chính sách tỷ giá, tài nguyên môi trường của Trung Quốc. Địa vị của Trung Quốc đã, đang và sẽ thay đổi như thế nào và ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam? Mỹ dự đoán quan hệ Việt-Trung sẽ ra sao…”.
“Ấy, bác ơi” – tôi khổ sở – chúng ta đang nói về Mỹ cơ mà”.
“Thì đấy, hỏi về Mỹ thì đấy, những vấn đề liên quan tới Trung Quốc bây giờ là quan trọng nhất. Trung Quốc là một siêu cường đang nổi lên, đóng một vai trò ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới… blah blah blah….”.
Tôi ra về, chẳng thu được gì.
Đấy, các bạn, nhiều bạn cứ chê báo chí, cứ mắng phóng viên ngu dốt. Tôi chả dám cãi. Nhưng mà các bạn có khi nào thông cảm với bi kịch của chúng tôi không: Thật tình là bây giờ nếu có được tự do đặt câu hỏi và chọn đề tài để viết, chúng tôi cũng chả biết hỏi gì viết gì ấy chứ, và sau đó thì biết độc giả nào sẽ đọc?
“Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi”.
+++++
Tất cả các cuộc phỏng vấn trong bài đều là giả tưởng. Entry không nhằm xúc phạm, ám chỉ bất kỳ độc giả nào.
Sau vài buổi suy nghĩ, đến hôm nay thì tôi chính thức thừa nhận: rõ ràng là nhiều người trong chúng ta, trong đó có tôi, đòi hỏi quá cao ở báo chí, và nhất là đang giữ một cái nhìn hết sức bi quan. Thật chẳng nên chút nào. Cái này nhà văn Nam Cao nói từ lâu rồi: “Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”.
Tất nhiên là điều gì cũng có lý do của nó. Vừa rồi tôi có may mắn được tham dự một hội nghị quốc tế rất lớn ở Việt Nam, với tư cách phóng viên. Phải nói là cứ mỗi lần sánh vai cùng các phóng viên nước ngoài, nhất là phương Tây, trong các sự kiện như thế này, là một lần mặc cảm tự ti trong tôi lại trỗi dậy bừng bừng.
Không tự ti làm sao được khi mà, các bạn cứ tưởng tượng, tại mỗi cuộc phỏng vấn (ở họp báo chính thức hay là “quây đánh úp” bên lề, ngoài hành lang, xó xỉnh nào đó), có một hiện tượng phổ biến thế này: Phóng viên Tây tranh thủ hỏi nhân vật tất cả những gì mà họ có thể hỏi được, từ tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển xyz, vấn đề lạm phát ở nước này, tới bầu cử ở nước kia, nhân quyền ở nước kia nữa, quan điểm của nước nọ về những chuyện như thế v.v., tóm lại là chúng tận dụng cơ hội để moi đủ thông tin từ nhân vật, “dùng như phá”. Trong khi ấy, phóng viên ta nói chung (vâng, “nói chung” thôi ạ, nghĩa là cũng có những ngoại lệ) thường ưa thích hỏi các câu như là: “Ông/ Bà đánh giá thế nào về vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam trong năm qua?”. Có trường hợp, một học giả nước ngoài đang trả lời phỏng vấn về các vấn đề chính trị khu vực và thế giới, một phóng viên của ta chĩa micro vào hỏi: “What do you think of Vietnamese ladies?” (Ông nghĩ gì về phụ nữ Việt Nam?). Ông học giả tí nữa tụt huyết áp.
Một lần bí nhân vật quá, tôi đè phóng viên Tây ra hỏi:
- Ông đánh giá thế nào về vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam trong năm qua?
Hắn nhìn tôi, khủng khỉnh:
- Đã bao giờ các bạn không thành công chưa?
Tôi phải điều chỉnh lại hắn ngay, không thể chấp nhận thái độ ấy và sự sai lệch về nhận thức ấy.
- Không phải thế. Chúng tôi có thất bại chứ. Nhưng thất bại luôn là tạm thời.
Hắn gật đầu:
- Đúng vậy. Và cuối cùng các bạn luôn chiến thắng.
Tôi bỏ qua cho hắn. Tuy nhiên tại các cuộc phỏng vấn, những câu hỏi kiểu “ông/ bà đánh giá thế nào về…/ nghĩ gì về…” vẫn luôn vang lên.
Tất nhiên là tôi muốn tìm kiếm những câu hỏi khác, hay hơn, thú vị hơn, đa dạng hơn, sâu sắc hơn, nhất là khi một nhân vật nổi tiếng trên chính trường thế giới đã có mặt tại Việt Nam: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Chúng tôi thảy đều muốn tranh thủ cơ hội nhiều năm có một này để hỏi bà ngoại trưởng nhiều câu giá trị. Nhưng mà, nhưng mà, nhưng mà… đến đây mới kinh hoàng nhận thấy là… không hiểu người khác thế nào, chứ tôi chẳng biết hỏi bà cái gì cả.
Trước giờ họp báo, trong lòng hoang mang lo sợ, tôi thì thào trao đổi với một vài phóng viên khác và được biết là mọi người đều có chung tình trạng đó với tôi: chẳng biết hỏi Hillary cái gì. Mà kể ra cũng khó thật. Hàng trăm phóng viên đến từ hàng chục, hàng trăm cơ quan báo đài trong nước và nước ngoài, xúm xít cả vào một cuộc họp báo không đầy một giờ đồng hồ, hỏi thế nào được, hỏi gì mà hỏi.
Nhưng một thực tế đáng báo động, không thể chối cãi, là, khi chúng tôi ngồi tưởng tượng với nhau: “Giả sử cho mày được ngồi cùng với bà Hillary Clinton, một mình mày thôi, và một mình bà ấy, trong một căn phòng, khoảng hai tiếng đồng hồ, thích hỏi gì thì hỏi, báo đăng tuốt. Mày sẽ hỏi bà ấy những gì?”. Chúng tôi đều tịt mít.
Đã tưởng tượng thì tưởng tượng luôn thể. Khi nhà báo không biết hỏi gì thì hãy tìm đến những người mà nhà báo luôn phải dựa vào, những người mà vì họ, nhà báo phục vụ: độc giả. Tôi nói với các bạn rằng, nếu bí quá, trước khi vào phòng phỏng vấn, tôi sẽ ra đường gặp một vài khán giả để nhờ họ gợi ý.
Tôi nghĩ tôi sẽ ra ngoài đường, gặp một thanh niên, cái cậu tóc nhuộm vàng xuộm, vừa ngồi ở quán game online ấy. Khiếp, người đâu mà tay chân cứ gọi là nhoay nhoáy, mình đứng sau lưng cậu ta ngó vào màn hình mà hoa hết cả mắt. “Địt… địt…” - cậu vừa nhấn chuột, vừa nhấn mạnh tiếng ấy từ trong mũi. Chờ mãi cậu ta mới ra ngoài đường. Tôi sẽ vội vã chặn cậu lại, hỏi cậu quan tâm, muốn biết điều gì về Hillary Clinton, và tôi sẽ đặt câu hỏi với bà ấy, một lát nữa đây.
Cậu thanh niên hẳn là sẽ đứng đực, trợn mắt nhìn tôi hoa chân múa tay, giải thích đi giải thích lại. Rồi cậu bỏ đi sau hai từ cộc lốc:
- Đéo biết.
Hỏng. Cháy vở. Tôi lắc đầu, quyết định phải tìm người khác. Tôi sẽ ra đường, chờ một toán nhân viên đi ra từ một công sở lịch sự nào đó. Nhân viên văn phòng chắc hẳn là tao nhã hơn, hiểu biết hơn. À, đây, kia rồi, mau mau…
Một toán thanh nữ và phụ nữ xuất hiện trên hè phố. Tôi sẽ vội vã bám theo họ, làm thân với một chị có vẻ mặt hiền lành nhất trong số họ, năn nỉ, nhờ vả chị vận động cả nhóm giúp.
Chị ấy sẽ đỏ mặt lên, rồi bảo: “Thôi, chị chả biết hỏi gì đâu”.
“Thì chị cứ cố đi mà. Chị giúp em. Chị thích biết cái gì ở Hillary Clinton?”.
“Thì… bà ấy có xinh không?”
“Ơ… em không biết, em chưa gặp mà. Chắc cũng giống như trên ti-vi”.
“Hỏi xem bà ấy hay mặc đồ gì?” – một chị nói chen vào.
“Không, hỏi bà ấy nghĩ gì về tà áo dài Việt Nam ấy” – một chị khác, mạnh dạn hơn.
“Nhanh gọn nhất là hỏi xem một ngày của bà ấy như thế nào” – một chị khác nữa, đặt câu hỏi có vẻ báo chí nhất.
Ừ, kể cũng hay. Nhưng mà… chưa đủ. Hỏi thế thì dễ quá, các báo khác tranh cướp hết phần mất.
“Tiếp đi chị, nữa đi chị” – tôi năn nỉ.
Bây giờ chúng tôi đã có vẻ thân nhau hơn. Các chị gợi ý cho tôi hỏi thêm nhiều, ví dụ Hilary nghĩ gì về Việt Nam, về món phở Việt, ấn tượng đầu tiên của bà ấy khi đặt chân đến đây, v.v. Nhưng có vẻ vẫn thiêu thiếu, vẫn chưa đi đúng trọng tâm…
“Hay là hỏi xem một tuần bà ấy “làm nhau” với chồng mấy lần, há há há…” – các chị cười rú lên.
.....
Thế này thì dùng thế nào được. Tôi quyết định tìm tới nhà một học giả.
“Hỏi xem quan điểm của Mỹ về Trung Quốc. Hỏi xem Mỹ có định sử dụng Việt Nam để cân bằng quyền lực và ảnh hưởng ở Đông Nam Á, làm bàn đạp chống Trung Quốc không…”.
Chết. Chết dở. Tôi chắp tay lạy: “Bác, bác bình tĩnh. Bác xem thế nào chứ đặt câu hỏi thế thì bài cháu làm sao mà đăng được”.
“Kìa, thế sao mày bảo cứ hỏi thoải mái, thích hỏi gì thì hỏi, đăng tuốt?”.
À nhỉ, tôi quên. Đề bài ra điều kiện là “thích hỏi gì thì hỏi, đăng tuốt” mà. Quán tính của cuộc đời bị buộc dây khiến người ta dù được cởi trói rồi mà vẫn cảm thấy vương vướng… Tôi vừa đưa tay xoa cổ, vừa nói với bác: “Vâng, cháu quên mất. Bác cứ tiếp tục đi ạ”.
“Hỏi xem Mỹ nghĩ thế nào về chính sách tỷ giá, tài nguyên môi trường của Trung Quốc. Địa vị của Trung Quốc đã, đang và sẽ thay đổi như thế nào và ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam? Mỹ dự đoán quan hệ Việt-Trung sẽ ra sao…”.
“Ấy, bác ơi” – tôi khổ sở – chúng ta đang nói về Mỹ cơ mà”.
“Thì đấy, hỏi về Mỹ thì đấy, những vấn đề liên quan tới Trung Quốc bây giờ là quan trọng nhất. Trung Quốc là một siêu cường đang nổi lên, đóng một vai trò ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới… blah blah blah….”.
Tôi ra về, chẳng thu được gì.
Đấy, các bạn, nhiều bạn cứ chê báo chí, cứ mắng phóng viên ngu dốt. Tôi chả dám cãi. Nhưng mà các bạn có khi nào thông cảm với bi kịch của chúng tôi không: Thật tình là bây giờ nếu có được tự do đặt câu hỏi và chọn đề tài để viết, chúng tôi cũng chả biết hỏi gì viết gì ấy chứ, và sau đó thì biết độc giả nào sẽ đọc?
“Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi”.
+++++
Tất cả các cuộc phỏng vấn trong bài đều là giả tưởng. Entry không nhằm xúc phạm, ám chỉ bất kỳ độc giả nào.
Wednesday, 27 October 2010
Hấp dẫn, lá cải và sức ép
(Post bài này nhân ngày nghe tin blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt giam, đúng là “không tin được dù đó là sự thật”).
* * *
TỪ THỜI BAO CẤP TỚI THỜI @: HẤP DẪN, LÁ CẢI VÀ SỨC ÉP
Làm báo từ năm 1966, từng giữ chức vụ Phó TBT các tờ “Tuần Tin Tức”, “Vietnam Courrier”… của Thông tấn xã Việt Nam, ông Trần Đình Thảo có duyên may chứng kiến sự thay đổi và phát triển của báo chí Việt Nam suốt từ thời chiến tranh, qua những năm “đêm trước Đổi Mới”, tới nay. May mắn, mà cũng có thể là không may, vì như ông nói: “Bây giờ mà trở lại làm báo như thời bao cấp thì chết. Khổ lắm, bực lắm, bức xúc lắm. Tất nhiên là cũng có cái vui…”.
Niềm vui giản đơn
Từ những năm chiến tranh, kéo dài suốt tới trước Đổi Mới, Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan gần như độc quyền về tin tức. Số lượng báo chí ngày đó rất ít, các báo cũng không có phóng viên thường trú, nên tin tức trông cả vào “nhà phân phát” là Thông tấn xã. Vậy là các sự kiện chính trị quan trọng, như bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp, trước đó nữa trong thời chiến là tin bắn rơi máy bay, thì chỉ có phóng viên Thông tấn xã đưa, và phải tìm đủ cách để gửi từ địa phương về tòa soạn: điện báo, công văn hỏa tốc. Còn nếu khoảng cách từ địa phương tới tòa soạn dưới 150 km, thì phóng viên chỉ có nước… chịu khó đạp xe về.
Các nhà báo của Thông tấn xã, báo “Nhân Dân”, “Quân Đội Nhân Dân” ngày trước hẳn chẳng lạ lẫm gì việc đạp xe hơn trăm cây số từ sáng tới chiều để kịp gửi một bài viết mừng chiến thắng. Nhưng cũng chính vào những ngày gian khổ ấy, các tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt được báo chí phát hiện, cổ vũ mạnh mẽ: Chu Văn Dị, Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng, Cù Thị Hậu… Vai trò, nhiệm vụ của báo chí thời đó là cổ súy người tốt việc tốt. Dường như đó là cả một “thời của những người anh hùng”.
Thế rồi chiến tranh qua đi. Các nhà báo năm xưa, ngoài thì giờ viết lách, xuống cơ sở đi thực tế, còn phải đi xếp hàng, và không còn chuyện “khổ mà thương nhau” như thời trước chiến tranh. Không riêng các nhà báo, đó là thực tế khắc nghiệt mà cả xã hội phải trực diện. Tuy nhiên, nhiều nhà báo, nhờ ưu thế nghề nghiệp của mình, cũng hưởng chút đặc quyền, ví dụ có thể quen biết bà cửa hàng trưởng hay cô mậu dịch viên để được ưu tiên mua hàng. Ông Trần Đình Thảo nói vui: “Nhà báo thời bao cấp, những lúc được mời đi ăn liên hoan tổng kết năm ở hợp tác xã này, xí nghiệp kia, là mừng lắm. Lũ chúng tôi thường chỉ ăn tí cơm tí canh, còn các món khô như giò, chả, thịt gà luộc… thì len lén gói lại mang về nhà cho con”.
Chuyên gia sử kinh tế Đặng Phong (*), từng làm Phó TBT tạp chí “Thị trường và Giá cả” giai đoạn 1983-1995, cũng kể rằng thời bao cấp, nhà báo đi đây đi đó, rất hay được cơ sở tặng cho khi thì chai nước mắm, lúc lại cân cá khô. “Như thế là quà quý lắm đấy, vì có thể đem về Hà Nội ăn dần hoặc bán lại. Kể ra đó cũng là những niềm vui nho nhỏ, giản đơn của nghề báo”.
Và nỗi niềm…
Cây bút gạo cội, tác giả Trần Đình Vân của “Sống như Anh” nổi tiếng năm nào, nhà báo Thái Duy, không giấu cảm giác buồn và nuối tiếc khi nói về “báo chí thời bao cấp”: “Không cạnh tranh. Không sạp báo – ai muốn đọc phải ra bưu điện mà mua. Nói thật là ngày ấy báo chí chẳng mấy người đọc, nên nhà báo cũng mất nghề. Tôi đơn cử như đưa tin về kỳ họp Quốc hội chẳng hạn, làm gì có tường thuật, phỏng vấn như bây giờ. Khai mạc, bế mạc, đã có Thông tấn xã đưa tin, chúng tôi chỉ việc lấy lại, hoặc lấy bài phát biểu đã duyệt kỹ của đại biểu Quốc hội. Không có nghề”. Ông trầm ngâm hồi lâu khi phải so sánh: “Bây giờ thì báo chí được viết đủ kiểu. Bây giờ người viết báo có rất nhiều việc để làm”.
Bản thân “người của Thông tấn xã”, ông Trần Đình Thảo, cũng than: “Làm báo ngày trước buồn vì kỹ thuật kém, thông tin lưu chuyển khó khăn. Có cả nỗi buồn vì sự phong tỏa thông tin. Viết về họp Quốc hội thì chúng tôi cũng chỉ đưa tin khai mạc, bế mạc ra nghị quyết. Bây giờ phỏng vấn là một thể loại báo chí, ngày xưa phỏng vấn chỉ là để xin tài liệu thôi. Hầu như không có phỏng vấn hỏi - đáp trên mặt báo, muốn phỏng vấn là phải trình văn bản có đóng dấu, ký tên. Ngày trước, làm gì có chuyện đấu tranh chống tham nhũng trên báo? Làm gì có điều tra?”.
Không đấu tranh, không điều tra, và không có cả thiên tai, mất mùa. Cùng lắm thì có tin đồng chí X đi thăm hỏi đồng bào ở tỉnh Y, nơi đang hăng hái phục hồi, tăng gia sản xuất sau đợt mưa lũ ngày trước.
Viết các tin, bài chính trị, tin bài nào cũng phải duyệt qua 4-5 cửa ải (ông Thảo gọi đùa là “vũ môn”). Đưa tin một đồng chí lãnh đạo cấp cao đi thăm triển lãm (lúc 10h sáng) thì viết xong phải đạp xe mang bài tới tận nhà riêng (2h chiều) và ngồi chờ đồng chí duyệt hoặc chỉ đạo thư ký làm việc trực tiếp với phóng viên, sửa từng từ từng câu… cho tới 5h chiều, rồi hối hả về tòa soạn xử lý - theo nghĩa là dùng nguyên bản đã sửa, không được sai một chữ.
Ảnh tư liệu (VOV/báo Thái Nguyên).
Một nền báo chí sạch bong lá cải
Tiếp câu chuyện so sánh “thời xưa, thời nay”, các nhà báo chỉ ra một đặc điểm nổi bật của báo chí trước Đổi Mới: Không đưa tin lá cải, được hiểu chung là những chuyện giật gân, có liên quan tới bạo lực, tình dục hoặc đời tư người nổi tiếng, hoặc tào lao vô bổ.
Mảng văn hóa – văn nghệ thỉnh thoảng mới có một bài như là “Nghệ sĩ Trà Giang với những kỷ niệm về Bác Hồ”. “Đời tư” lắm thì nhà báo cũng chỉ viết rằng nghệ sĩ từng là học sinh miền Nam, rất yêu mến Bác Hồ, khi đóng phim “Ngày lễ thánh” đã chủ động về vùng đạo hàng tháng trời để sống cùng giáo dân, thâm nhập, quan sát thực tế. Nhà báo Trần Đình Thảo nói về một kỹ thuật viết thời đó: “Có thể đưa các thông tin thuộc về đời tư nếu đó là chi tiết phục vụ cho việc làm đẹp thêm nhân vật. Ví dụ giữa hai điển hình học giỏi thì sẽ chọn cậu bé chăn vịt, con nhà nghèo, thay vì chọn cậu con trai ông bí thư hay chủ tịch tỉnh”.
Quả thật, báo chí những năm trước Đổi Mới hết sức nghiêm túc khi viết các bài chân dung. Chẳng hạn, người đọc báo thập niên 70-80 thế kỷ trước có thể nhớ mãi những gương mặt học sinh đoạt giải toán quốc tế từng được nhà báo Hàm Châu khắc họa chân dung, như Hoàng Lê Minh, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Thị Thiều Hoa… Đó là những nhân vật tuyệt đẹp: yêu khoa học, ham học, chăm lao động, thương yêu gia đình, đoàn kết chân thành với bạn bè. Tuy nhiên, điều này cũng làm nên một đặc điểm chung: Mọi chân dung đều quá tròn trịa, vẹn toàn. Nhân vật nào cũng hoàn hảo, không tì vết.
So với ngày ấy, báo chí, nhất là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nay đã quá khác. Ông Thảo cười bảo, trước Đổi Mới, quyết là không có chuyện báo “đăng ảnh cô diễn viên bụng lùm lùm để đưa tin cô ấy có bầu, thậm chí còn khoanh cái vòng tròn vào bụng cô ta”. Tuyệt nhiên không có những tin kiểu Hồ Ngọc Hà có bầu với Cường đô-la. Xu thế lá cải hóa này, theo ông, giờ đã đến mức báo động. Tin “tào lao” đầy mặt báo. Chức năng giải trí - xưa kia là điều tuyệt đối không có ở báo chí ta - đã lên ngôi.
Tirage - nỗi lo muôn thuở
Và nỗi lo vẫn còn đó: Báo chí ngày nay phong phú hơn, vui hơn, dễ đọc hơn, đáng đọc hơn, tóm lại là hay hơn, nhưng tirage (lượng phát hành) mỗi tờ vẫn không cao hơn, vẫn chỉ ở mức 5 con số như thời bao cấp, họa hoằn mới có tờ đạt 6 con số. “Thời bao cấp, tirage phản ánh số người được quyền dùng tiền Nhà nước mua báo, được phép đọc báo. Thời nay, tirage là con số người bỏ tiền túi ra mua báo. Thời thế đã thay đổi. Nhưng vẫn không một tờ nào được phát hành tới triệu bản, đó là điều đáng buồn” - nhà báo Thái Duy nhận định.
Việc người đọc phải chuyển từ “xài chùa” sang “chi tiền túi”, trong khi mặt bằng giá báo tăng lên, có thể là một trong các nguyên nhân khiến tirage báo chí vẫn còn thấp. Ngoài ra, người ta cũng nhanh chóng chỉ ra một yếu tố quan trọng đứng sau chuyện này: sự xuất hiện của Internet. Một thống kê không chính thức cho thấy bản thân các báo in đã đưa tin trùng nhau tới 70-80%, ngay số tin bài trùng nhau đó cũng có thể được dễ dàng tìm thấy trên báo điện tử. “Điểm yếu của báo chí hiện nay là không còn những thông tin độc quyền, làm nên sức mạnh, sức hút của tờ báo” - ông Trần Đình Thảo nói. “Mà nếu có thì báo mạng cũng sẽ cóp, xào lại hết”.
Điều an ủi là hiện tượng “lá cải hóa” và “tirage sụt giảm” xảy ra không chỉ ở Việt Nam. Trong khoảng hai thập kỷ qua, sự bùng nổ của Internet và các loại hình giải trí đã khiến báo chí truyền thống khốn đốn. Một nhà nghiên cứu người Mỹ, ông Alex Jones, giải thích rằng: “Khi người ta phải lựa chọn đưa tin gì trên cơ sở cái gì thu hút khán giả nhiều nhất, chứ không dựa vào tầm quan trọng của tin tức, thì khi đó các tiêu chuẩn dành cho tin lá cải được áp dụng. Các tòa soạn báo chí nghiêm túc biến dần thành tòa soạn tin lá cải… Khuynh hướng hiện tại là lá cải hóa - nghĩa là hình thành một nền báo chí mà ưu tiên duy nhất là lợi nhuận chứ không phải là lợi ích công kết hợp với lợi nhuận”.
Xu hướng đó đang là mối nguy nan cho báo chí Mỹ, và cũng không xa lạ với Việt Nam, mặc dù nền báo chí Việt Nam mới đang trong giai đoạn chuyên nghiệp hóa, nghĩa là tách dần khỏi hoạt động tuyên truyền. Cùng một lúc, báo chí Việt Nam vừa phải chuyên nghiệp hóa vừa phải lá cải hóa.
Thế hệ những người làm báo ngày nay có lẽ vừa may mắn, vừa không may mắn. May vì họ làm báo trong một đất nước đang chuyển đổi, nơi xã hội có rất nhiều điều chưa biết, muốn biết và cần được biết, nơi nhu cầu thông tin của công chúng là rất cao. Các tờ báo luôn có nhiều khoảng trống để lấp. Các nhà báo luôn có nhiều chủ đề để viết. Nhưng không may mắn, bởi vì cùng một lúc, họ bị áp lực phải cuốn theo cả cái đà chuyên nghiệp hóa lẫn lá cải hóa của báo chí.
--------
(*) Ông Đặng Phong đã mất ngày 20-8-2010.
Saturday, 16 October 2010
"Giải mã" cách đặt tên phố ở thủ đô
Các đường phố ở thủ đô ngày nay được đặt tên không phải tùy tiện, ngẫu hứng, mà phần lớn tuân theo một quy tắc đã có từ năm 1945. Những ý kiến ủng hộ xem đây là một điểm đáng khen ngợi trong công tác quản lý đô thị của Hà Nội.
Trong hoạt động quy hoạch và quản lý đô thị, đặt tên đường chưa bao giờ là việc nhỏ. Nhiều thành phố trên thế giới có những “chính sách” riêng trong việc này. Ví dụ, ở Brisbane (Queensland, Úc), các con phố ở khu trung tâm được đặt tên theo các nhà vua và nữ hoàng Anh. Các phố tên vua song song với nhau và cắt các phố tên nữ hoàng (cũng song song với nhau).
Tại các thành phố lớn ở Mỹ, đường xá nói chung được đặt theo tên con số, quang cảnh, cây cối, chẳng hạn Oakhill (Đồi Sồi) là tên kết hợp giữa “đồi” và “cây sồi”. Lấy tên danh nhân vật đặt cho đường cũng là một truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới: đại lộ Wilson ở Brooklyn (New York), phố Enrico Fermi ở Rome, đại lộ Victor Hugo ở Paris v.v. Hoặc dựa theo một nghề kinh doanh đã từng phổ biến ở con đường đó: phố Haymarket (như kiểu Hàng Cỏ của ta), phố Millstone (cối xay gió) ở London… (nguồn: Wikipedia)
Ở Hà Nội, việc đặt tên phố phường theo tên các anh hùng, danh nhân là cách làm phổ biến nhất. Song, đáng chú ý là các tên tuổi không bị xếp lộn xộn mà theo một trật tự rõ ràng. Quy tắc ấy như thế này: Phố phường Hà Nội (phần chưa mở rộng) được đặt theo từng cụm, mỗi cụm tương ứng với một thời, một triều đại nhất định trong lịch sử.
Một cách “học lịch sử trên đường phố”
Có thể xem mạn quanh Hồ Gươm - trung tâm thủ đô - là “khu vực” của các triều đại mở đầu cho lịch sử đất nước: Ngô, Đinh và Tiền Lý. Các phố Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ đều là những con đường lớn, rất đẹp và nằm gần nhau ở nơi trung tâm thành phố. Đi về hướng Cung Văn hóa Hữu nghị là “địa phận” của nhà Trần với các phố Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, Đỗ Hành.
Những phố phía hồ Tây mang tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng: Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân. Những phố nằm gần Doanh trại Quân đội trên đường Trường Chinh được đặt theo tên các vị tướng tài ba của Việt Nam: Vương Thừa Vũ, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, và đội trưởng du kích Nguyễn Ngọc Nại (hy sinh trong chiến dịch 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô).
Một loạt phố mới mở, nằm khá gần nhau trên địa bàn giáp ranh ba quận Thanh Xuân - Ba Đình - Đống Đa, lấy tên các nhà văn hiện thực thời 1930-1945: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng…
Trật tự này tất nhiên chỉ được áp dụng một cách tương đối, bằng chứng là ta vẫn có phố Nguyễn Khuyến nằm “gối đầu” vào con đường thiên lý Lê Duẩn dù đó là hai danh nhân ở hai thời kỳ cách xa nhau. Tuy thế, cũng thú vị nếu đang ở phố Trần Hưng Đạo, ta có thể đoán rằng hai con phố Yết Kiêu, Dã Tượng nằm gần đó. Hoặc đường Trần Quang Khải thì nhất định ở gần đường Trần Nhật Duật. Với những người có chút quan tâm đến lịch sử Việt Nam thì đây là một quy tắc đặt tên đường phố giúp người ta dễ tìm lối đi. Nhưng quan trọng hơn là nó cho thấy một tính toán khoa học và có văn hóa của những người đứng đầu một thành phố.
Tượng Bà Đầm Xòe
Tác giả của sáng kiến đặt tên
Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, trước thời thuộc Pháp, phố phường Hà Nội cũ được đặt tên theo một số cách. Chẳng hạn, dựa theo các dải đất hoặc công trình mà phố đi qua, như phố Cầu Gỗ vốn nằm gần một cái ngòi nối vào Hồ Gươm, trên ngòi này bắc một cây cầu làm bằng gỗ. Phố Tràng Tiền có một “trường đúc tiền” xây dựng từ năm 1807, chuyên sản xuất tiền đồng để gửi vào kinh thành Huế và lưu hành trên toàn quốc. Cách khác là lấy tên các sản vật mà người phố đó buôn bán, ví dụ Hàng Điếu thời xưa chuyên bán các loại điếu hút thuốc lào, Hàng Dầu bán dầu lạc, dầu vừng, Hàng Muối bán muối…
Tới thời thuộc địa, chính quyền thực dân Pháp tiến hành dịch những tên này sang tiếng Pháp, chẳng hạn Hàng Điếu thành “rue des Pipes”, Hàng Muối thành “rue de Sel”. Bên cạnh đó, họ du nhập truyền thống lấy tên danh nhân đặt cho đường phố vào nước ta, chỉ có điều các con đường được đặt tên theo lối này đều phải mang tên danh nhân… người Pháp. Họ đặt một loạt tên mới: Laveran (phố Lê Văn Hưu ngày nay), Henri Rivière (nay là phố Ngô Quyền), mở mới đường Francois Garnier - viên đại úy đánh thành Hà Nội – chính là đường Đinh Tiên Hoàng bây giờ, mở mới đại lộ Gambetta (phố Trần Hưng Đạo ngày nay). Con phố Tràng Tiền đẹp đẽ biến thành “rue Paul Bert”.
Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 20 tháng 7, bác sĩ Trần Văn Lai nhậm chức Đốc lý Hà Nội. Từ đó cho tới ngày Cách mạng tháng Tám nổ ra, nhiệm kỳ của ông kéo dài chưa được một tháng.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, Thị trưởng Trần Văn Lai đã kịp thực hiện một công việc quan trọng cho Hà thành: sửa đổi và hệ thống lại tên đường phố. Ông Nguyễn Vinh Phúc nêu rõ: Việc đầu tiên là Thị trưởng cho kéo đổ một loạt tượng đài thực dân, như tượng "bà đầm xòe" ở vườn hoa Cửa Nam, tượng Toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay).
Song song với đó, chính quyền Trần Văn Lai bỏ hết những tên phố của Pháp để đổi thành tên các danh nhân Việt Nam, theo quy tắc mà ngày nay đang tuân thủ: Tên danh nhân lớn đặt cho phố lớn, phố chính, tên các danh nhân hoặc vùng đất liên quan thì đặt cho các phố thứ, phố xương cá. Ví dụ, Trần Hưng Đạo là phố chính thì có một loạt phố nối vào mang tên Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, rồi các ngõ Vạn Kiếp, Tức Mạc. Phố chính Lê Thái Tổ nối với các phố thứ Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ - những viên tướng tài của vua Lê. Mạn sông Hồng vinh danh các tướng thủy chiến nổi tiếng đời Trần: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái.
Các nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng, tầm nhìn về quy hoạch của bác sĩ Trần Văn Lai thật đáng nể, khi cách đặt tên có tính khoa học của ông khiến đường phố ở Hà Nội được hệ thống lại, những tên phố chính thì giữ ổn định, như chúng ta vẫn dùng cho đến nay. Nhà văn Tô Hoài cho biết, hầu hết tên đường và phố Hà Nội đều do ông Trần Văn Lai đặt. Thị trưởng Trần Văn Lai cũng là người định tên gọi “Quảng trường Ba Đình” cho khoảng đất trước Phủ Toàn quyền mà nay là Phủ Chủ tịch.
Quy hoạch tên phố ngày nay
Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, trong việc đổi hoặc đặt tên mới cho đường phố hiện nay, Sở Văn hóa - Thông tin thành phố có thành lập một hội đồng tư vấn riêng để tham khảo ý kiến, gồm nhiều nhà sử học uy tín. Ông bảo: “Có lẽ vì vậy mà công việc này đang dần đi vào quy củ hơn, sau một khoảng thời gian lộn xộn, có phố mới mở, thích tên gì thì đặt tên ấy, thích đổi tên thế nào thì đổi, không hỏi ý kiến ai cả”. (Vì sự “thoải mái” đó nên mới có chuyện đường Lê Duẩn tiếp giáp phố Nguyễn Khuyến như ngày nay).
Cách làm khi xưa của cụ Trần Văn Lai giờ đang được Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố của Hà Nội thực hiện theo: Các phố mới của thủ đô được đặt tên theo một cụm có ý đồ khá rõ, ví dụ loạt "phố nhà văn" Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng…; "phố văn nghệ sĩ" Văn Cao, Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân… Ngay cả đoạn phố nhỏ Vũ Thạnh, mới có tên cách đây vài năm, cũng được xếp một cách hữu ý bên phố Hào Nam: Trại Hào Nam vào thế kỷ 17 là nơi ở của nhà sư phạm nổi tiếng - Thám hoa Vũ Thạnh.
Hà Nội nay đã mở rộng gấp 3,5 lần, số lượng đường phố sẽ tăng ít nhất là gấp đôi, đòi hỏi một sự sắp xếp, hệ thống lại và đặt mới rất nhiều tên gọi hành chính. Ông Nguyễn Vinh Phúc tỏ ý mong rằng quy tắc đặt tên phố của cụ Trần Văn Lai thời 1945 sẽ được Hà thành duy trì và tôn trọng. Ông khẳng định: "Tên thì không thiếu. Chúng ta đâu có thiếu danh nhân, nhà văn hóa, anh hùng cách mạng... Vấn đề chỉ là đặt ai vào đâu cho hợp lý".
http://phapluattp.vn/2010100712010586p0c1021/giai-ma-cach-dat-ten-pho-o-thu-do.htm