24-6-2012 là tròn 7 năm Yahoo! 360° khai trương ở Việt Nam . Là một
blogger, tôi nghĩ rằng nếu các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 gắn với
Facebook, thì ở thời kỳ 2007-2008, Yahoo! 360° là một công cụ tập hợp không thể
thiếu. Do đó, giới blogger chính trị ở Việt Nam rất nên nhớ đến mạng xã hội (đã
đóng cửa) này.
Cũng trong những ngày kỷ niệm một năm “mùa hè không đỏ
lửa” 2011, tôi nảy ra ý định lập một “biên niên sử” ngắn về phong trào viết
blog ở Việt Nam ,
kể từ khi blog xuất hiện ở đây. Kính mong các bạn blogger, Facebooker cùng đọc
kỹ và góp ý sửa chữa, bổ sung nếu thấy thiếu sót. Ngoài ra, đã là “lịch sử” thì
chỉ liệt kê sự kiện, hạn chế bình luận chủ quan – nhưng nếu có phần nào tôi thể
hiện đánh giá cá nhân sai lệch, rất mong được lượng thứ. Bản tiếng Anh ở phía
dưới.
June 24th 2012 marks the seventh anniversary of Yahoo! 360°'s appearance in Vietnam .
As a blogger, I believe that while anti-China protests in 2011 were mostly
attached to Facebook, Yahoo! 360° was an integral part of the protests in 2007.
Political bloggers in Vietnam ,
therefore, should never forget this departed blog.
These days, one year after the summer of protests in Hanoi and Saigon, I’ve come up with the idea of writing a
short chronology of blogging in Vietnam
since the advent of blogs here. I would be very grateful if readers would make corrections to anything you find to be wrong or misleading information.
The English version is below the Vietnamese one.
* * *
LƯỢC SỬ BLOG VIỆT NAM
2005: Yahoo! 360° xuất hiện ở Việt Nam (chính thức
khai trương ngày 24-6-2005).
2006-2008: Giai đoạn bùng nổ của Yahoo! 360°, mở ra cả
một thế giới mới trong lĩnh vực truyền thông Internet. Các blogger viết, chụp
ảnh, chia sẻ file dữ liệu, và kết nối với nhau. Xuất hiện khái niệm “văn học
mạng”. Một thế hệ nhà văn hình thành trên mạng khi họ viết truyện ngắn, tiểu thuyết, đăng dài kỳ trên blog. Một số gương mặt nổi tiếng gồm Trần Thu
Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Hầu hết là phụ nữ, tuổi từ 20-30, và nói chung hạn chế
viết về chính trị, tập trung vào thơ văn.
Một số blogger tăng view bằng cách đăng tải những bài viết
và ảnh liên quan tới các chủ đề tình dục và người nổi tiếng: Cô Gái Đồ Long,
Only You, Tắc Kè, Vàng Anh (với triết lý “tình dục, chính trị, kinh dị”, nick
Vàng Anh được đặt theo tên một nữ diễn viên tuổi teen nổi tiếng từng dính vào
bê bối tình dục).
Có một số ít blogger chính trị và chưa ai nổi tiếng: Vàng
Anh (nổi tiếng chủ yếu ở phần nội dung liên quan đến sex và kinh dị), Người
Buôn Gió, Anh Ba Sàm.
Chủ nhật, 9-12-2007: Những cuộc biểu tình đầu tiên của
blogger ở Hà Nội và TP.HCM chống việc Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành
lập khu hành chính mang tên Thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa.
20-4-2008: Blogger Điếu Cày bị bắt, sau đó bị kết án 2
năm 6 tháng tù vì tội “trốn thuế”.
29-4-2008: Thanh niên biểu tình ở Hà Nội và TP.HCM,
phản đối nghi lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh. Quy mô biểu tình khá nhỏ.
Đầu tháng 11-2008: Tin tức về “đại dự án” khai thác bô-xít ở
Tây Nguyên bắt đầu lan truyền cả trên báo chí chính thống và cộng đồng blog.
Bắt đầu nổi lên một trang Yahoo! 360° nổi tiếng dưới tên gọi “Change We Need”,
công kích trực tiếp dự án này.
Blog “Change We Need” cung cấp cho độc giả những thông tin
không thể kiểm chứng về chính quyền và mối quan hệ với phía Trung Quốc, chẳng
hạn viết rằng “Bauxite Tây Nguyên – huyệt mộ triều đại cộng sản tự đào chôn
mình”.
24-5-2009: Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Giám đốc Công ty
Một Kết Nối, bị bắt.
Giữa năm 2009: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm
Toàn và TS. Nguyễn Thế Hùng lập một website phản biện dự án bauxite Tây Nguyên.
13-6-2009: Luật sư Lê Công Định bị bắt. Theo cơ quan an
ninh, ông Thức và ông Định là tác giả của blog “Change We Need”.
13-7-2009: Yahoo! 360° đóng vĩnh viễn. Cộng đồng
blogger Việt Nam
bị xé nhỏ. Một số tự động chuyển sang dùng Yahoo! 360° Plus. Số khác dùng
Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, v.v.
Sau vụ Yahoo! 360° đóng cửa, Facebook nhanh chóng nổi lên
như là mạng xã hội được ưa chuộng nhất. Blog Anh Ba Sàm trở thành điểm “tụ họp”
của những người quan tâm đến chính trị. Chủ nhân gọi blog này là “Thông Tấn Xã
Vỉa Hè”, một cách gọi có hàm ý giễu nhại Thông Tấn Xã Việt Nam (“Tin vỉa hè” là
từ người Việt Nam dùng để chỉ chuyện ngồi lê ngôi mách, tin vịt, tin không được
kiểm chứng mà mọi người kháo nhau khi đang ngồi café vỉa hè).
Nhiều blog mới về chính trị ra đời trong giai đoạn 2009-2010
như là kết quả của vụ đóng cửa Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info),
Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, v.v. Quê Choa là
của nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập. Phong cách hài hước, thậm chí đôi
khi tục, của ông được rất nhiều người đọc ưa thích. Trương Duy Nhất là nhà
báo, đã tuyên bố nghỉ viết báo chuyên nghiệp để viết blog cho tự do. Tiến sĩ
Nguyễn Xuân Diện là một người nghiên cứu về ca trù.
27-8-2009: Người Buôn Gió bị bắt. Phạm Đoan Trang bị
bắt ngày hôm sau, rồi đến Mẹ Nấm vài ngày sau đó. Ba người lần lượt được thả
sau 9 ngày đêm.
Khoảng tháng 12-2009: Facebook bắt đầu bị chặn.
26-10-2010: Cô Gái Đồ Long bị bắt vì đã viết một entry
“bôi nhọ” một tướng công an.
5-11-2010: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt trong một
khách sạn ở TP.HCM sau một vụ “đột kích” của công an.
4-4-2011: Phiên xử sơ thẩm ông Cù Huy Hà Vũ. Phiên phúc
thẩm tổ chức sau đó bốn tháng, vào ngày 2-8, y án 7 năm tù đối với ông Vũ.
26-5-2011: Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình
Minh 2 của PetroVietnam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam . Làn sóng
phẫn nộ lan khắp Internet, cả blog lẫn mạng xã hội Facebook. Nhật Ký Yêu Nước (một trang Facebook, thành lập ngày 30-4-2010) kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc.
5-6-2011: Những cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra cả ở Hà
Nội và TP.HCM. Trang blog của Nguyễn Xuân Diện và Anh Ba Sàm (nay gọi là Ba
Sàm) nổi lên như là hai “điểm hẹn” trên mạng của người biểu tình. Cả hai blog
thường xuyên bị hack và tấn công đánh phá, có thể do cả an ninh mạng Việt Nam lẫn lực
lượng hacker đỏ của Trung Quốc.
Về những blogger một thời nổi tiếng như Hà Kin, Trang Hạ,
Trần Thu Trang, Nick D… họ vẫn viết, nhưng cũng đã có thêm nhiều gương mặt mới,
cho nên dường như giờ đây chinh phục, thu hút độc giả có phần khó khăn hơn ngày
xưa. Hơn nữa, khi mà Việt Nam đang trải qua suy thoái kinh tế thì có lẽ các chủ
đề như chuyện tình cảm lãng mạn sẽ bớt được ưa thích. (Không có nghĩa là độc
giả sẽ đổ xô sang đọc tin tức về chính trị).
9-6-2011: Tàu cá Trung Quốc phá hoại cáp thăm dò của
tàu Viking II (cũng của PetroVietnam).
12-6-2011: Biểu tình lần thứ hai ở Hà Nội và TP.HCM.
Biểu tình ở TP.HCM bị đàn áp. Có những bức ảnh chụp cảnh công an mặc thường
phục đánh người biểu tình trẻ trên đường phố Sài Gòn.
19-6-2011: Biểu tình lần thứ ba ở Hà Nội và TP.HCM. Đây
là cuộc biểu tình lần cuối của blogger TP.HCM trong mùa hè 2011. Với Hà Nội,
phong trào xuống đường còn kéo dài cho tới ngày 21-8-2011, khi 47 người bị
bắt và một số người bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” (cũng tương tự tội
“kích động bất ổn xã hội” ở Trung Quốc).
* * * * * * *
English version:
A BRIEF HISTORY OF THE BLOGGING MOVEMENT IN VIETNAM
2005: Yahoo! 360° came to Vietnam after
officially launched on June 24th.
2006-2008: Yahoo! 360°'s boom years, the dawn of a
whole new world of Internet media. We Vietnamese wrote, photographed, shared
files, and got connected with each other. A generation of “net-writers” forms
as fiction authors write chick-lit (chicken literature) including novel, short
stories, feulleton, and post their works to blogs everyday. Prominent figures
included Trần Thu Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Most of them are women
in their 20s, and most of them stayed away from politics, only focusing on their
chick-lit works.
Some bloggers try to increase page views by publishing
titillation entries and photos, as well as contents related to celebrities: Cô
Gái Đồ Long (The Dragon-killing Lady), Only You, Vàng Anh (whose “philosophy”
of blogging was “sex, politics and thrillers”, named after a teen star who was
involved in a sex scandal).
There are also a few political bloggers, but none of them
are famous yet: Vàng Anh (mainly known for sex-related entries and thrillers),
Người Buôn Gió (Wind Trader), Anh Ba Sàm (a former public security officer).
Sunday, December 9th, 2007: First protests by bloggers
in Hanoi and HCMC opposing China ’s ratification of a plan to set up “Sansha City ” to
administer the Spratly and Paracel islands.
April 20th, 2008: Blogger Điếu Cày arrested. He would
later be sentenced to 2 years and 6 months in prison for “tax evasion”.
April 29th, 2008: Youths protested at the Olympic Torch
Relay in Hanoi
and HCMC. The scope of the protests was rather small.
Early November 2008: News about the “great project” of bauxite
mining in Tây Nguyên (Central Highland of Vietnam) begins to spread on both
mainstream media and in the blogosphere. A new political Yahoo! 360°
blog, “Change We Need”, becomes famous by directly attacking the
project.
This blog provided readers with unverifiable information
about the government and its relations with Chinese counterparts. “The Tay
Nguyen bauxite mining project: a grave the Vietnamese communist regime digs for
itself,” it said.
May 24th, 2009: Trần Huỳnh Duy Thức, CEO of the
One-Connection IT company, is arrested.
Mid-2009: Professor Nguyễn Huệ Chi, elementary school
teacher Phạm Toàn, and Dr. Nguyễn Thế Hùng set up a website critical of the
bauxite mining project (http://bauxitevn.info). It was hacked and subjected to
denial of service attacks hundreds of times. The current address is
http://boxitvn.blogspot.com; http://boxitvn.wordpress.com
June 13th, 2009: Lawyer Lê Công Định is arrested. It
turned out that Thức and Định were behind “Change We Need.”
July 13, 2009: Yahoo! 360° is closed down permanently.
The community of bloggers in Vietnam
splits up. Some automatically moved to Yahoo! 360° Plus. Others choose
Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, etc.
Following the closedown of Yahoo! 360°, Facebook soon
emerges as the most popular social network. Anh Ba Sàm’s blog becomes a hot
“meeting point” for those who pay attention to politics. He calls his blog
“Thông Tấn Xã Vỉa Hè” or “The Sidewalk News Agency”, mocking Vietnam
News Agency. (Sidewalk news is Vietnamese slang for “gossip”, “canards” or
“unverifiable information” that people tell each other when they are fooling
away their time at sidewalk cafes).
Many new blogs on politics were created in 2009-2010 as a
result of the closing of Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info), Trương
Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, etc. Quê Choa is the blog
of Nguyễn Quang Lập, a fiction writer and scriptwriter, whose humourous, even
vulgar style was very popular with audience. Trương Duy Nhất is a mainstream
reporter, who declared that he quit professional journalism to focus only on
blogging as a free man. Nguyễn Xuân Diện, Ph.D., is a researcher on Vietnam ’s ca
trù (a Vietnamese folk song genre).
August 27th, 2009: Người Buôn Gió is detained. Phạm
Đoan Trang is detained on the following day, and then Mẹ Nấm a few days later.
The three were released respectively after a nine-day detention.
Around December 2009: Facebook is blocked for the first
time.
October 26th, 2010: “Social blogger” Cô Gái Đồ
Long is arrested for having posted an entry “defaming” a public security
officer, General Nguyễn Khánh Toàn, and accused of committing libel.
November 5th, 2010: Lawyer/Activist Cù Huy Hà Vũ is
arrested in a hotel in HCMC in an apparent “ambush” by policemen.
April 4th, 2011: First trial of Cù Huy Hà Vũ. Four
months later, on August 2nd, an appeal court would confirm Vũ's sentence of 7
years imprisonment for “disseminating anti-state propaganda”.
May 26th, 2011: Chinese maritime surveillance vessels
cut seismic exploration cables of PetroVietnam’s Bình Minh 2 (Dawn 2) vessel in
Vietnam ’s
exclusive economic zone. A burst of anger spreads on the Internet, including
the blogosphere and Facebook. The Nhật Ký Yêu Nước (Dairy of Patriotism, a
Facebook page created on April 30th, 2010) called for protests against China .
Sunday, June 5th, 2011: Protests broke out in both Hanoi and HCMC. Nguyễn
Xuân Diện and Anh Ba Sàm (now known as Ba Sàm) emerge as prominent rallying
points for protestors. Both blogs are regularly hacked and attacked,
arguably by both Vietnamese internet police (red guards) as well as Chinese
hackers. Whereas Ba Sàm just quoted sources from both mainstream and
unmainstream media, adding some satiric comments, Nguyễn Xuân Diện seemed to
have “overstepped” by posting even the calls for protests, advertising the
place and time to rally. It is said this may be part of the reason why Diện has
always been in trouble with policemen and in danger of arreste anytime, while
Ba Sàm was apparently safe.
Once-famous bloggers Hà Kin, Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick
D… are not much heard of now. They keep writing, but there have also been many
new faces in chick-lit; thus it looks more difficult now for them to win the
hearts of readers. Moreover, when Vietnam is undergoing economic
recession, books on such subjects as imaginary romance, home and family, etc.
would possibly become less attractive. (This does not necessarily mean that
audience will rush to political news and stories instead).
June 9th, 2011: Chinese fishing boats damaged seismic
exploration cables of Viking II, another PetroVietnam vessel.
June 12th, 2011: Protests in HCMC are suppressed
brutally. Photos circulate on Internet showing plainclothes policemen knocking
down young protestors on the streets of Saigon .
June 19th, 2011: Third Sunday of protests in Hanoi and HCMC. This was
the last “bloggers' protest” in HCMC. In Hanoi ,
protests continued each Sunday until August 21st, when 47 people were
arrested, some of them accused of “disrupting public order” (similar to
“inciting social disorder” in China ).
© Đoan Trang, 2012