Khu vực 9 lô dầu khí mà PetroVietnam đang thăm dò khai thác và Trung Quốc đang mời thầu không phải là khu vực tranh chấp. Nó nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Câu hỏi có thể đặt ra là, vậy Trung Quốc căn cứ vào đâu để công khai mời thầu quốc tế ở địa điểm này?
Câu trả lời là: Trung Quốc căn cứ vào đường lưỡi bò mà họ
đơn phương đưa ra và muốn cả thế giới phải công nhận.
Bản đồ những lô dầu khí mà Trung Quốc đang mời chào, công bố
trên website của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), cho thấy,
cả 9 lô đều nằm trong vùng biển thuộc đường lưỡi bò, và dọc theo đường 9 đoạn
“tai tiếng” này.
Trong thông báo của mình, đăng trên mạng ngày 23-6, CNOOC
tuyên bố: “Hiện nay, 9 lô dầu khí trải dài trên diện tích 160.124,38 km2
đang được mở ngỏ cho các hoạt động hợp tác thăm dò và khai thác giữa CNOOC và
các công ty nước ngoài. Xin mời tham khảo vị trí của các lô trong bản đồ đính
kèm: Bản đồ Vị trí các lô mở trong vùng biển thuộc quyền tài phán của nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, dành cho hoạt động hợp tác với nước ngoài trong năm
2012”. Tiếp sau đó là phần mô tả địa điểm và diện tích của từng lô, thủ tục để
bắt đầu tiến hành hợp tác, và thông tin về địa chỉ liên hệ.
Trái với UNCLOS
Trước hành động đó của CNOOC, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), đã tuyên bố ngày 27-6: “Đây là việc
làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS)
1982 và không phù hợp với thông lệ dầu khí quốc tế”. PVN “cực lực phản đối và
yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về
những nguyên tắc giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung
Quốc, cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982”.
Văn bản quan trọng mà Trung Quốc vi phạm là UNCLOS 1982, ra
đời ngày 10-12-1982, mà Trung Quốc ký phê chuẩn và tham gia vào ngày 7-6-1996.
Với việc đưa ra đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với 75% diện tích biển Đông,
Trung Quốc đã hành xử một cách “phi UNCLOS”. Chẳng hạn, kèm với tấm bản đồ
đường lưỡi bò được công bố chính thức lần đầu tiên ra thế giới ngày 7-5-2009,
Bắc Kinh chỉ nói chung chung rằng họ “có chủ quyền không thể tranh cãi đối với
các đảo trong biển Đông và các vùng biển lân cận; có quyền chủ quyền và quyền
tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất của
những vùng biển này”. Nhưng họ không hề xác định tọa độ, phạm vi cho “vùng biển
lân cận”, “vùng biển liên quan”, và cũng không dùng tới các thuật ngữ của
UCNLOS, như nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa… để định
nghĩa “biển” của họ.
Đã ký phê chuẩn UNCLOS, nhưng lại đưa ra yêu sách hoàn toàn
phi UNCLOS, và rồi công khai mời thầu những lô dầu khí trong một vùng biển
nghiễm nhiên cho là của mình – những hành động đó cho thấy sự mâu thuẫn, lật
lọng trong chính sách của Trung Quốc trên biển Đông.
Điều nguy hiểm cho
Việt Nam
Việc dựng ra một đường lưỡi bò không tọa độ, rồi mời thầu
trong vùng biển nằm trong ranh giới lưỡi bò là hành động vi phạm UNCLOS 1982
thấy rõ. Nhưng bên cạnh đó, rất có thể Trung Quốc còn có những ý đồ kín đáo
hơn.
Ngày 27-6, học giả Mỹ Matt Taylor Fravel, Giáo sư khoa học
chính trị, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã có bài viết trên tờ The Diplomat,
trong đó, ông nhận định: “Không như các lô mà CNOOC mời thầu trong năm 2010 và
2011, các lô mới này (9 lô dầu khí đang được Trung Quốc chào mời) nằm hoàn toàn
trong vùng tranh chấp trên biển Đông. Như
bản đồ (đăng tải trên website của CNOOC) cho thấy, các lô này nằm ngoài khơi bờ
biển miền Trung của Việt Nam ,
trải rộng hơn 160.000 km2. Rìa phía tây của một số lô có vẻ như nằm cách bờ
biển Việt Nam không đầy 80 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của
nước này. Tất cả các lô đều chồng lấn ít nhất là một phần với (các lô) của PetroVietnam,
kể cả những điểm có tiềm năng dầu khí, mà các công ty nước ngoài đang tiến hành
hoạt động thăm dò”.
GS. Matt Taylor Fravel cũng viết: “Có lẽ các công ty nước
ngoài ít có khả năng hợp tác với CNOOC để đầu tư ở các lô đang tranh chấp. Tuy nhiên, hành động của CNOOC rất có ý nghĩa, vì
một số lý do. Việc tuyên bố mời thầu cho thấy một bước đi mới trong nỗ lực của
Trung Quốc nhằm củng cố quyền chủ quyền tại vùng biển này. Chẳng hạn, mới tuần
trước thôi, Trung Quốc đã nâng địa vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa từ cấp huyện lên cấp vùng, thuộc tỉnh Hải Nam”.
“Việc một công ty nhà nước của Trung Quốc chào mời các lô
dầu khí không chỉ củng cố quyền tài phán mà Trung Quốc đòi hỏi, mà còn tăng
cường cơ sở pháp lý cho các lập luận của Trung Quốc phản bác mọi hoạt động của
Việt Nam tại vùng biển này. Trong quá khứ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối
các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam , với lưu ý rằng rằng chúng diễn
ra trong vùng biển của Trung Quốc. Giờ đây thì Trung Quốc có thể khẳng định là
những hành động đó vi phạm luật pháp của Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác
tài nguyên”.
Nghĩa là, mặc dù thừa nhận rằng “một số lô… nằm sâu trong
vùng đặc quyền kinh tế” của Việt Nam , nhưng GS. Fravel cũng đã mặc
nhiên coi đây là khu vực chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nói cách khác,
Bắc Kinh đã phần nào thành công trong việc biến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam
thành vùng tranh chấp. Từ đây, đi đến quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai
thác”… biển của Việt Nam
chỉ là một bước ngắn.
* * *
The answer is: China relies upon the infamous “ox-tongue”
line that they unilateral delineate and claim for recognition from the
international community.
The attached map of the locations of the nine blocks being
offered, published on CNOOC’s website on June 23th, 2012, shows the whole nine
blocks located in the seas bounded by the "ox tongue" line, or the nine-dotted line.
In response to CNOOC’s action, Mr. Đỗ Văn Hậu, CEO of
PetroVietnam, on Thursday declared, “This undertaking is wrongful, invalid, and
runs counter to UNCLOS 1982 as well as international oil and gas practices. This
constitutes a grave violation of Vietnamese sovereignty, sovereign rights and
national interests of Vietnam ,
further complicates the situation and causes tension on the East Sea .”
Anti-UNCLOS
One of the important treaties that China keeps violating is the United Nations
Convention on the Law of the Sea of December 10th, 1982, which China ratified
on June 7th, 1996.
By using their nine-dotted line to claim territory
over 75% of the Southeast Asian Sea, China proves to be anti-UCNLOS. Along with
the nine-dotted line map submitted to the international community for the first
time on May 7th, 2009, Beijing gave a
vague statement that they have “indisputable sovereignty over the islands of the South China Sea and the adjacent seas; and enjoy sovereign rights and jurisdiction over the relevant waters as well as the seabed and the subsoil thereof (see attached map).”
But they failed to address the exact the meaning of “adjacent seas”, “relevant waters”, and avoided using UNCLOS’s technical terms such as “internal waters”, “territorial
seas”, “exclusive economic zone”, “continental shelf”, etc. to define their territorial
claim.
What lies behind China's move
On Thursday Matt Taylor Fravel, an Associate Professor of
Political Science and member of the Security Studies Program at the Massachusetts
Institute of Technology, wrote on The Diplomat:
“Unlike the blocks that CNOOC offered in 2010 and 2011, the
new ones are located entirely within
disputed waters in the South China Sea . As this map shows, the new blocks lie off Vietnam ’s
central coast and comprise of more than 160,000 square kilometers. The western
edge of some blocks appear to be less than 80 nautical miles from Vietnam ’s
coast, well within that country’s Exclusive Economic Zone. All the blocks
overlap at least partially with PetroVietnam’s, including potentially ones
where foreign oil companies have ongoing exploration activities.
Foreign companies may be unlikely to cooperate with CNOOC to
pursue investments in disputed blocks.
Nevertheless, CNOOC’s action is significant for several reasons. To start, the announcement of these blocks
reflects another step in China ’s
effort to strengthen its jurisdiction over these waters. Just last week, for
example, China raised the
administrative status of the Paracel and Spratly
Islands from county- to
prefectural-level within Hainan
Province .
The delineation of exploration blocks by a Chinese
state-owned oil company not only enhances China ’s
claimed jurisdiction but also strengthens the legal basis of China ’s ongoing opposition to Vietnam ’s
activities in these waters. In the past, China ’s
Foreign Affairs Ministry challenged the legality of Vietnam ’s exploration and
development activities by noting that they were in Chinese waters. Now, China can
assert that such actions violate domestic laws related to resource development.”
Despite the fact that these blocks are located “well within
the country’s Exclusive Economic Zone”, Professor Fravel apparently takes it
for granted that this is part of the overlapping, disputed areas between Vietnam and China .
In other words, it seems Beijing
has somewhat succeeded in transforming Vietnam ’s
Exclusive Economic Zone into disputed ones, thereby they move closer to the actualization of “Setting aside dispute, pursuing joint development” policy in other nation’s seas.