Tuesday, 31 December 2013

Nhìn lại 2013 từ lăng kính nhân quyền

2013 với sự lớn mạnh không ngờ của XHDS

Vài năm gần đây, một số khái niệm vốn lâu nay bị coi là “nhạy cảm”, “đáng sợ” bỗng dưng xuất hiện trở lại ở Việt Nam; mặc dù vẫn là “nhạy cảm”, vẫn bị chính quyền nhìn nhận với một thái độ thù địch. Đó là các khái niệm như: nhân quyền (không biết nếu gọi là “quyền con người” thì có đỡ bị chính quyền cảnh giác và ghét bỏ không?), tự do, dân chủ, và xã hội dân sự (XHDS).

XHDS không phải là chưa từng tồn tại ở Việt Nam. Ngược lại, những hình thức kết giao tự nguyện - như các hương, họ, phái, sinh hoạt nơi đền chùa, đình làng, v.v. - đã từng rất phổ biến và là rường cột của đời sống của người dân Việt Nam, ít nhất là ở nông thôn miền Bắc, trong hàng thế kỷ. Thực sự chỉ đến khi Đảng Cộng sản lên cầm quyền, với việc thi hành các chính sách khắc nghiệt, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, biến xã hội thành trại lính nơi “mỗi người dân là một chiến sĩ”, thì XHDS mới bị phá vỡ. Tocqueville từng viết, đại ý là các chế độ độc tài không cần người dân thương yêu chúng mà chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau và đừng kết hợp với nhau để cho chúng dễ không chế một xã hội phân rã (Nguyễn Gia Kiểng, Tổ quốc ăn năn, NXB Chúng Ta, 2012). Cho nên “Đảng ta” không thích XHDS. Đảng coi đó là một “thủ đoạn của diễn biến hòa bình” và kiên quyết “không để các tổ chức XHDS bị lợi dụng”!

Song, năm 2013, XHDS ở Việt Nam đã lớn mạnh như một sự bùng phát vượt khỏi tầm kiểm soát của Đảng. Lần đầu tiên, người dân công khai tuyên bố thành lập các hội, các nhóm, diễn đàn, mà khỏi cần đến luật về hội và mớ thủ tục “xin-cho” mà Đảng vẫn ưa dùng: Hội Anh Em Dân Chủ, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Hội Bầu bí Tương thân, v.v. Từ xuất phát điểm ban đầu là những hội nhóm thành lập trên mạng, họ đã “xuống đường” và có những hoạt động thực tiễn: Nhóm Công dân tự do tổ chức dã ngoại nhân quyền và phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, No-U làm thiện nguyện, Mạng Lưới Blogger Việt Nam đến các đại sứ quán và tổ chức quốc tế để trao Tuyên bố 258. Một số tổ chức NGO quy mô nhỏ trong nước, vốn lâu nay chịu sự dò xét, giám sát của chính quyền, cũng đã cố vươn dậy trong cái vòng kim cô chật hẹp, để góp phần lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 có thể đã là một ngày hội của XHDS và những công dân tự do nếu họ không bị chính quyền ra sức chống phá, đàn áp: Chương trình “Tôi tự do” bị ép hủy, các buổi kỷ niệm Ngày Nhân quyền ở Hà Nội và TP.HCM bị trấn áp, blogger tham dự bị hành hung và bị người của chính quyền tấn công bằng… mắm tôm.

Nhưng sự kết hợp của người dân, sự phát triển của XHDS, là không thể bị phá hoại một lần nữa như thời kỳ Đảng còn tự tung tự tác tuyệt đối. Từng hội nhóm mới vẫn ra đời và hoạt động ngày càng công khai. Sau “chiến dịch 258”, Mạng Lưới Blogger Việt Nam tuyên bố thành lập chính thức vào đúng ngày Quốc tế Nhân quyền. Diễn đàn Xã hội Dân sự thành lập sau một tuyên bố đòi các quyền dân sự - chính trị, một động thái mà Đảng coi như hành vi tự tiện, ngang nhiên - thì ra ngoài sự kiểm soát của đảng mà lị. Báo Quân Đội Nhân Dân gầm lên: “Gần đây, một số người lập ra cái gọi là “diễn đàn xã hội dân sự” với ý định không úp mở thúc đẩy “chuyển hóa” chế độ chính trị ở Việt Nam”.

Hình ảnh No-U Việt Nam trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc 
ở Philippines. Nguồn ảnh: Reuteurs

Trong sự lớn mạnh của XHDS năm 2013 này, còn có một sự kiện đáng chú ý: Lần đầu tiên, các tổ chức XHDS của Việt Nam đã có sự hợp tác (tất nhiên là ngoài bàn tay kiểm soát của Đảng) với các tổ chức trong khu vực, đặc biệt là ở Philippines. Tháng 7, No-U Việt Nam xuất hiện trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc do Liên minh Biển Tây Philippines tổ chức. Tháng 10, một nhóm bạn trẻ ở Việt Nam sang Philippines theo lời mời của Asian Bridge để tìm hiểu về XHDS ở Philippines. Họ đã học, say mê và vui thích, và đã trở về Việt Nam bất chấp việc bị công an đe dọa, sách nhiễu. Sự can thiệp của chính quyền vào những hoạt động dân sự bình thường, cuối cùng, đã trở thành một trò lố bịch và vô duyên trong mắt các bạn trẻ và cộng đồng quốc tế.

Nở rộ “luật ngu”

Nói từ giác độ điều hành vĩ mô, không ra những đạo luật yếu kém, gây thiệt hại cho dân thì không phải là chính quyền Việt Nam. Nói cách khác, ban hành những “luật ngu” đã thành chuyện bình thường ở Việt Nam từ hàng chục năm nay. Nhưng chỉ đến thời Internet, những yếu kém ấy mới bị “phơi áo”, và 2013 là một năm đặc biệt chứng kiến nhiều “luật ngu”: Nghị định 72 về “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”, Nghị định 174 về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện”, Nghị định 159 về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”, Nghị định 208 về “các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ”, v.v.

Các đạo luật ấy không chỉ “ngu” - chẳng hạn quy định trang tin điện tử cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp - mà còn “ác”, bởi chúng nhằm hạn chế quyền tự do của công dân, gây thiệt hại, phiền phức cho xã hội và dành phần lợi về nhà nước với lý do “để thuận tiện cho việc quản lý”. Vâng, để giúp việc cai quản xã hội được dễ dàng thì cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ người chống đối; chính quyền có quyền phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng với hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước” mà chưa đến mức truy cứu hình sự (nôm na là chưa đủ chứng cứ để bắt mày thì tao cũng phạt tiền được mày). Và với Nghị định 159 thì tất cả các ngành nghề, đối tượng vốn coi báo chí là kẻ thù tiềm tàng lâu nay, bây giờ đều có thể nghiễm nhiên xử phạt báo chí, từ chủ tịch UBND cấp huyện đến công an, bộ đội, cảnh sát biển, hải quan, cơ quan thuế, quản lý thị trường.

Sự xuất hiện nở rộ những đạo luật ngu và ác cho thấy việc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã trở thành có hệ thống và được thể chế hóa. Nhưng nó cũng là biểu hiện của sự kém cỏi và bất lực của chính quyền một đảng trong công việc quản trị, điều hành đất nước.

Trò hề sửa đổi Hiến pháp

Công cuộc sửa đổi Hiến pháp của Đảng đã “kết thúc thắng lợi” với việc Đảng có được bản hiến pháp theo ý muốn: tiếp tục khẳng định vị trí “tiên phong” và vai trò lãnh đạo của Đảng, lấy chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Bản hiến pháp 2013 đạt được các mục đích Đảng đề ra từ đầu là “thể chế hóa kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn”, “ghi nhận những thành quả, thành tựu to lớn của đất nước” do Đảng khởi xướng.

Đấy là đứng trên giác độ lợi ích của Đảng. Còn từ giác độ nhân quyền thì bản hiến pháp mới chẳng mang lại lợi ích gì. Các quyền công dân “được ban phát” về cơ bản vẫn như hiến pháp 1992. Khái niệm “quyền con người” được đưa vào một cách chiếu lệ cho đúng “mốt”. Ân xá Quốc tế nhận xét, bản hiến pháp đã “liên tục đặt luật quốc gia lên trước quyền của các cá nhân, kể cả những quyền đã được đề cập trong các nghĩa vụ của Việt Nam trên cơ sở công ước hiện hành”.

Đối với xã hội, các đợt lấy ý kiến và thảo luận sửa đổi Hiến pháp gây lãng phí khổng lồ. Trả lời BBC, TS. Lê Đăng Doanh cho biết: “Các cuộc họp ấy tốn ngân sách nhà nước 250 tỷ đồng, không kể chi phí thời gian, cũng như không kể chi phí của các cấp, các ngành tự chi ra, để dẫn đến là hầu như không có ý kiến nào đóng góp đã được tiếp thu cả”.

Sự lố bịch của màn kịch tưởng như không có giới hạn: Ngày 3/4, tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố kết quả lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, theo đó, số lượt ý kiến đóng góp từ ngày 12/3 tới ngày 27/3 trong toàn tỉnh lên tới 44.459.628 trên tổng dân số 1,7 triệu người. Trong số ý kiến đóng góp này, có 44.455.188 người tán thành nguyên văn với bản Dự thảo Hiến pháp, chiếm tỷ lệ 99,99% dân số tỉnh Bình Dương. Thật là một tỉnh cách mạng!

Báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 21/4 trích lời Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, “Sau 3 tháng triển khai nghiêm túc, dân chủ Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với 28.140 hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến góp ý”. Mới ba tháng mà đã có đến hơn 28.000 cuộc họp.

Vấn đề là, theo khảo sát “Chỉ số Công lý 2012” (UNDP, Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng thực hiện), 42,4% dân chúng Việt Nam không biết gì về hiến pháp hoặc chưa bao giờ nghe nói đến. Với 57,6% còn lại thì có tới 23% không hề biết Việt Nam đang tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp.

Xét cho cùng, đây có vẻ lại càng là một thành công to lớn của Đảng: Đa số người dân sẽ thấy “tự nhiên thì Đảng đem Hiến pháp ra sửa”, “tự nhiên thì Đảng kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi, rồi người ta góp ý xong cũng chẳng để làm gì”. Dân chúng không hiểu và do đó, không quan tâm; còn Đảng thì nghiễm nhiên có được một hiến pháp mới hợp ý.

Tuy nhiên, trong thời đại Internet, với sự phát triển của truyền thông xã hội, những ý đồ của Đảng dù thế nào vẫn bị không ít thì nhiều người nhận ra. Ít nhất thì cái kết 97% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự thảo hiến pháp của Đảng cũng đánh dấu cảnh hạ màn vụng về của một trò hề tốn kém.

O ép nghệ sĩ và quyền tự do sáng tạo

Những cái tên này gợi cho bạn điều gì: Asia 71, Thằng mõ 1 - Cái nường 8x, Bụi đời Chợ Lớn, Đại gia, Cafe Cộng, Zone 9?

Zone 9 bị ép giải tán.
Nguồn ảnh: FB ca sĩ Nguyệt Ca Enci
Năm nay (cũng như mọi năm khác), chính quyền tiếp tục “tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm” các trường hợp văn nghệ sĩ lợi dụng... quyền tự do sáng tác để “xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu” Việt Nam, tức là nói những điều Đảng và Nhà nước không muốn nghe. Đầu năm, đĩa Asia 71 bị cấm tại Việt Nam, 6 nghệ sĩ tham gia bị cấm về nước biểu diễn. Tháng 5, CD “Thằng mõ 1 - Cái nường 8x” của nhạc sĩ Ngọc Đại bị thu hồi và tiêu hủy. Tháng 6, phim “Bụi đời Chợ Lớn” bị kiểm duyệt, cấm chiếu vì “không phản ánh đúng hiện thực xã hội Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng”. Tháng 8, tiểu thuyết “Đại gia” của nhà văn Thiên Sơn bị cấm phát hành vì “cường điệu quá mức” trong việc phản ánh hiện thực xã hội. Cũng tháng 8, chuỗi cửa hàng cafe Cộng của ca sĩ Linh Dung bị “ngả vạ” vì “tội” chế Lenin toàn tập, xuyên tạc thơ Bác Hồ. Cuối năm, tụ điểm vui chơi Zone 9 - “hợp tác xã nghệ thuật”, nơi gặp gỡ ưa thích của bạn trẻ và giới văn nghệ sĩ ở Hà thành - bị buộc phải đóng cửa từ 23/12 không rõ lý do. Chính quyền còn tiến hành “đuổi kỳ cùng” các chủ kinh doanh ở Zone 9, cắt điện, nước rõ sớm, không cho họ đủ thời gian để dọn đồ!

Nói theo ngôn ngữ của Đảng, thì công tác quản lý văn hóa hiện còn nhiều bất cập. Những người nắm quyền sinh quyền sát với văn nghệ sĩ và các sản phẩm văn hóa lại là những đầu óc thủ cựu và thấp văn hóa nhất. Cái khổ cho Việt Nam là bất cập này lại là bất cập chung, tồn tại ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề chứ không chỉ trong văn hóa-nghệ thuật. Và sự yếu kém của lãnh đạo sẽ còn làm khổ dân chúng dài dài.

Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ

Cuối cùng thì, sau nhiều nỗ lực vận động ráo riết và cả nỗ lực đấu tranh với “các thế lực thù địch” như đám blogger phản động đã dám cả gan ra Tuyên bố 258 đòi Nhà nước sửa đổi luật pháp, hay cánh Human Rights Watch, Amnesty International…, ngày 12/11, Việt Nam đã trúng cử vào HĐNQ LHQ với 184/192 phiếu thuận. Trước đó, ngày 7/11, Việt Nam cũng đã gấp rút ký Công ước Chống tra tấn để thể hiện nỗ lực “hội nhập” với các tiêu chuẩn chung của thế giới về nhân quyền.

Khỏi phải nói, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ đã được truyền thông của Đảng đưa tin (gồm cả báo chí chính thống lẫn dư luận viên) đưa tin hoan hỉ như thế nào. Hoan hỉ đến mức không một tờ báo, một trang mạng nào của Đảng nói rằng đây là cuộc bầu cử chọn ra 4 ghế từ 4 ứng viên! Thành viên của HĐNQ cũng là các nước có thành tích hữu hảo về nhân quyền ngang ngửa Việt Nam: Trung Quốc, Nga, Ảrập Xê-út. Cách đây hơn một thập niên, Lybia dưới thời Gaddafi còn là chủ tịch của HĐ này.

Lời yêu cầu Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện luật pháp để bày tỏ cam kết gia nhập HĐNQ dĩ nhiên không được đáp ứng và đó là điều mà các blogger ra Tuyên bố 258 đã lường trước. Họ, cũng như những người đấu tranh cho nhân quyền - tự do ở Việt Nam, đều hiểu rằng, công cuộc đấu tranh vì quyền con người sẽ còn rất dài, và với việc Việt Nam gia nhập HĐNQ LHQ, tất cả chỉ vừa mới bắt đầu. 


Monday, 16 December 2013

Bộ Công an ngang nhiên vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh

  • Nguyễn Anh Tuấn

Tác giả Nguyễn Anh Tuấn
Tự do đi lại là một trong những quyền tự nhiên căn bản của con người. Quyền này chắc chắn xuất hiện trước mọi loại hình nhà nước, gắn liền với đặc tính di chuyển của loài người.


Điều 12 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị nêu rõ: “Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó; Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận”.



Như vậy, chỉ "quyền lợi công" mới là cơ sở khả dĩ duy nhất hợp lý để các nhà nước hạn chế quyền tự do đi lại của công dân. Trên lý thuyết, "quyền lợi công" này phải được định nghĩa rõ ràng "theo luật định", tức được quy định chi tiết trong một luật do Quốc hội ban hành, với một tinh thần tôn trọng quyền con người hết sức nghiêm cẩn.



Thực tế Việt Nam



Trái với thông lệ quốc tế, quyền đặt ra các giới hạn về tự do đi lại ở Việt Nam được giao cho hành pháp, mà cụ thể là được quy định trong Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ.



Thiếu nhận thức về quyền con người, Chính phủ Việt Nam vẫn coi quyền tự do đi lại của công dân là do mình ban phát. Điều này thể hiện rõ trong cách diễn đạt đầy tính chất "xin-cho":



Điều 22.

1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh.


Không gian cho quyền tự do đi lại của công dân Việt Nam theo khuôn khổ của Nghị định này vốn đã tương đối chật hẹp, với thẩm quyền "chưa cho xuất cảnh" được ban phát cho nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương. Đã vậy, cách hành xử của nhân viên công quyền trên thực tế còn khiến không gian này trở nên chật hẹp hơn.



Bằng chứng là trong vài ngày gần đây, việc Công an Sài Gòn và Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh liên tục chặn giữ các blogger Châu Văn Thi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm), Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn), Đào Trang Loan (Hư Vô), Nguyễn Thảo Chi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã sai ở hai điểm sau:



Một là, theo Nghị định 136, Công an Sài Gòn (có các cơ quan điều tra cấp tỉnh) chỉ được phép chưa cho xuất cảnh các công dân thuộc diện sau:



Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:



1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.


Những blogger kể trên đều không nằm trong các diện được quy định ở Điều 21, bởi vậy Công an Sài Gòn không có quyền cấm họ xuất cảnh.



Hai là, người ra quyết định chưa cho xuất cảnh phải có văn bản thông báo cho công dân bị cấm (phân biệt với văn bản do Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh lập ở sân bay). Đây là cơ sở để xử lý trách nhiệm người đưa ra quyết định trong trường hợp quyết định trái pháp luật. Tuy vậy trong sự việc kể trên, các blogger đều không nhận được văn bản cấm xuất cảnh của mình để làm căn cứ khởi kiện hoặc khiếu nại sau này. Không khó để nhận ra ý đồ trốn tránh trách nhiệm của những người ra quyết định này.



Vẫn biết luật pháp Việt Nam còn nhiều hạn chế so với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền con người. Tuy nhiên, việc một chính quyền không tuân thủ luật pháp do chính nó đặt định là minh chứng rõ nhất phủ nhận tính chính danh của nó. Thực tế này tiềm ẩn khả năng đưa xã hội vào một trạng thái vô luật, vô chính phủ.



Vì sao nên nỗi?



Đây không phải là lần đâu tiên chính quyền Việt Nam không tuân thủ luật pháp do chính nó đặt ra, đặc biệt trong lĩnh vực quyền con người. Hiện tượng này đã phổ biến đến mức có thể coi là nguyên tắc cầm quyền của chế độ toàn trị. Có hai khả năng:



Một là chính quyền đang chơi trò hai mặt về nhân quyền. Nó tham gia ký kết các công ước quốc tế và ban hành luật pháp liên quan để thuyết phục cộng đồng quốc tế về cam kết tôn trọng nhân quyền của nó, trong khi đó ở trong nước, vì nhu cầu đàn áp, nó công nhiên phá vỡ luật chơi do nó đặt ra.



Hai là năng lực chính quyền quá yếu kém. Bộ máy công an trị, nhân danh sứ mệnh "còn Đảng còn mình", phớt lờ mọi quy định pháp luật của quốc gia và quốc tế, miễn sao trấn áp thành công những đối tượng mà nó coi là nguy hiểm với chế độ. Kết quả là, chính bộ máy công an này là tác nhân lớn nhất hủy hoại tính chính danh của chính quyền thông qua việc coi thường pháp luật do chính quyền đó đặt định.



Dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì người bị thiệt ở đây cũng vẫn là công dân khi họ bị tước đoạt đi những quyền mà họ xứng đáng được hưởng.



Trước các hành vi tùy tiện của Công an Cửa khẩu thuộc Bộ Công an, các blogger nên chủ động tiến hành việc khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa hành chính với Công an Sài Gòn.





Thursday, 12 December 2013

Report on Suppression of Bloggers Celebrating International HR Day in Vietnam

  • Phạm Đoan Trang

Summary

This report, compiled by the Network of Vietnamese Bloggers 1, aims to provide a full description of acts of oppression by the Vietnamese authorities against some citizens who peacefully exercised their right to freedom of expression and freedom of assembly in celebration of the International Human Rights Day on December 10.

Background

On November 12, 2013, Vietnam was elected by the United Nations General Assembly as one of the fourteen members of the United Nations Human Rights Council (UNHRC) for the 2014-2016 term. It got 184 votes out of a total of 192, the highest among the candidates, and this was highlighted by state-owned media as recognition by the international community for its recent achievements” 2 in human rights promotion and protection.

On the one hand, the Vietnamese government reaffirmed that it “fully respects and implements all its human rights commitments”. The Permanent Mission of the Socialist Republic of Vietnam to the United Nations, in a note verbale dated August 27, 2013, said Vietnam would undertake fourteen voluntary pledges, including “Promote human rights education and training to improve the awareness and capacity of law-enforcement agencies to better ensure peoples’ rights and fundamental freedoms.

On the other hand, however, the authorities have attempted to shut down human rights activism inside the country and have been escalating their oppression of human rights activists, including bloggers.

Attacks on balloon release in Hanoi

On December 6, 2013, the Network of Vietnamese Bloggers issued on its website an invitation to social gatherings, saying, “As Vietnam was recently elected to the UNHRC, the Network of Vietnamese Bloggers will organize a series of events to promote, foster, and celebrate Human Rights values.” The events were set to take place on December 8 and 10 in both Hanoi and Ho Chi Minh City. 3

Shortly after the Network published its invitation online, all of its active members were put under tight surveillance by police forces and the so-called “social order defenders” 4. The members’ phones were tapped, some of them were almost kept under house arrest. Among those were Nghiêm Việt Anh and Nguyễn Đình Hà, the two bloggers who went to Swedish Embassy in Hanoi on August 7 to hand in Statement 258. Nghiêm Việt Anh said he had never been followed so closely before with a team of police on guard in front of his apartment round the clock. Nguyễn Đình Hà was barred from going out, and when he tried to leave home for work, he was pushed back inside by the local police surrounding his apartment. Another blogger in Nha Trang, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (aka. Mẹ Nấm, Vietnamese for “Mother Mushroom”), reported that her Internet connection was cut off every week night.

Prior to the day of the celebration, a shipment of the Network’s T-shirts bearing its logo was confiscated by the police at the Hanoi railway station upon arrival from Ho Chi Minh City.

At the Network's invitation, a group of bloggers gathered in Thống Nhất Park in the centre of Hanoi to release balloons and disseminate human rights materials on December 8. The slogan on the green balloons said, “Our human rights must be respected.” The materials included an article on basic human rights, copies of the UN Convention against Torture to which Vietnam is a signatory, and an article introducing this convention.

Photo by Mai Xuân Dũng
From early in the morning, the park was full of police, “social order defenders”, and members of “government-organized local women's associations 5.” Plainclothes police were all around the place, and ten police lorries were parked just in front of the park’s main gate on Trần Nhân Tông street. At around 3pm when the bloggers came and began to distribute human rights balloons and materials, they were quickly surrounded and outnumbered by these government forces. Dozens of police, social order defenders and women tried to push the bloggers away. Some women used megaphones to ask the bloggers to disperse. The electronic megaphones strongly suggested that these “voluntary” women had been well prepared in advance of the event.

The bloggers refused to leave, and when many young people, including children, eagerly joined the balloon release, the policemen and defenders reacted by pressing burnt cigarettes against the balloons, blowing them up. They also grabbed the human rights materials to tear them up. Some ran off after successfully grabbing the materials. Worse, plainclothes policemen and defenders began to hit the bloggers from their blind sides, then the perpetrators ran away or escaped into the street crowd, so that it was impossible to know exactly who beat up the bloggers and how. A female blogger, Đào Trang Loan (aka. Hư Vô, Vietnamese for “Nothingness”), 23, was punched many times from behind and even slapped strongly into her face.

Police lieutenant Nguyễn Vũ Huy, ID number 127-459, seized the rucksack of Phạm Minh Vũ (aka. Sep Pham) and ran off while people shouted, “Theft! Theft!” A footage showing this seizure and escape was posted online a few hours later and went viral on the Internet. 6

Unable to disperse the crowd, plainclothes police and defenders made a collective assault against bloggers Lê Đức Hiền and Phạm Minh Vũ at around 4.15pm. Being dominated by these aggressive attackers, the bloggers had to stop their gathering. Even when they left the park at 5pm, the bloggers were still rushed by the police and defenders outside in the streets, their belongings taken.

Dirty bombs” employed

In Ho Chi Minh City on that same day, the celebrations of the International Human Rights Day were set to take place at September 23 Park, which lies close to Quách Thị Trang roundabout, District 1, centre of the City, from 5pm to 7pm.

As planned, at 5pm, about 20 bloggers, including Nguyễn Hoàng Vi (aka. An Đổ Nguyễn), her sister Nguyễn Thảo Chi (Mss Sapphire), Phạm Lê Vương Các (Cùi Các), Hoàng Dũng, Phạm Chí Dũng, were present at the location. Many pedestrians joined them and together they made a crowd of nearly 200 citizens. Then they were quickly surrounded by policemen, “social order defenders” and the “government-organized masses”, who would soon harass them and incite disorder to draw away attention. Old women, members of the state-controlled women's association, tried to take the balloons and blow them up in their hands in the presence of many pedestrians, including children. Many copies of the Universal Declaration of Human Rights were robbed and torn up.

The government forces became more aggressive when the bloggers were about to sit down in a circle to discuss the human rights documents disseminated. As at the previous celebration in Hanoi, they attacked the bloggers from the blind sides. Châu Văn Thi (aka. Yêu Nước Việt, Vietnamese for “Loving My Nation of Vietnam”), was hit from behind on his head. He was injured and his glasses broken. The attacker ran off quickly.

Nguyễn Tuấn Anh, a member of the Communist Youth Union, was filmed grabbing documents from Nguyễn Hoàng Vi, pushing her down and running away with the documents he stole. His acts constituted the crime of “property robbery by snatching” under Article 136 of the Vietnamese Penal Code, as jurist and blogger Trịnh Hữu Long pointed out later in an article on his blog. 7

Worst of all, plainclothes police and defenders threw shrimp sauce 8 at people who they thought were members of the Network of Vietnamese Bloggers. The bloggers, stained with this kind of “dirty bombs”, were shocked and had to disperse in the end.

Nguyễn Nữ Phương Dung (aka. Miu Mạnh Mẽ) wrote in anger later on her Facebook page, “When we were just sitting and singing together, ruffians from all around rush in among our group, beating up Châu Văn Thi and throwing shrimp sauce at us... in the presence of many policemen and social order defenders who just stood there with their arms folded watching all those bad things.

Our rights were violated. We, the human rights advocates, were treated in such a rude way. We tried to be peaceful, we tried to be friendly to you, and you used violence in return. Why, so why did Vietnam try to win a seat in the UNHRC? What was that for?” 9

Assault and battery

Police crackdowns on bloggers did not cease. On the contrary, they escalated to a worrying climax on the International Human Rights Day of December 10 in Ho Chi Minh City. Around ten bloggers, who simply sought to exercise their right to freedom in a peaceful way, were brutally suppressed when they were going to attend a meeting to celebrate human rights values and the official inauguration of the Network of Vietnamese Bloggers.

Dozens of policemen, civil defenders and government-organized women's groups surrounded Nguyễn Hoàng Vi's apartment, who was with Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (aka. Mẹ Nấm) and Quỳnh's 13-month-old son. At 5pm, when Vi and Quỳnh were about to leave - Vi for the meeting, and Quỳnh for home to take care of her son - these people rushed in the house and beat them up. The women punched, slapped Vi and Quỳnh, pulled their hair to drag them back in the house, and even snatched a teddy bear from Quỳnh's son, causing the child to cry in fright. It is worth noting that while these women were battering Vi and Quỳnh, the police and defenders huddled around to protect the attackers from being seen.

Nguyễn Tiền Tuyến, Vi's roommate, a seven-month pregnant woman, was also beaten when she tried to dissuade the attackers from assaulting Vi and Quỳnh. Some pedestrians, hearing the noises and coming to help, were stopped and pushed away by the police outside.

Facebooker Hoang Dung CDVN
Subsequent to the assault, which lasted for about 15 minutes, the police locked Vi, Quỳnh, and the roommate inside. Images and a video clip of the assault, posted by Quỳnh to her Facebook page 10, spread quickly and caused a huge outcry in the Facebook community. Some bloggers went to help the three women and the little child, and all of them were assaulted intensely by the police with fists and helmets. Blogger Hoàng Văn Dũng (aka. Hoàng Dũng), a member of the Vietnam Path Movement, was seriously attacked and the photo of his face in blood was really shocking. Blogger Trần Hoàng Hận (aka. Go Find Freedom) was arbitrarily arrested. He was taken to the police station of Ward 17, Gò Vấp district, and released after a few hours with his face swollen and bruised. Hận had to spend the next day in hospital.

Meanwhile, the meeting of bloggers in Ho Chi Minh City was canceled as many of its attendants were prevented from leaving their home. Some bloggers decided to move to a local church to continue the celebration. All of them were threatened by the police. Blogger Châu Văn Thi, 26, was stopped on his way home by some “strangers” who kept following him from days before. Only when Thi implored these “strangers” not to assault him did they let him go.

In total, there were nine bloggers seriously attacked in the Human Rights Day celebration in Ho Chi Minh City on December 10. 

1. Hoàng Văn Dũng;
2. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh and her son;
3. Nguyễn Hoàng Vi;
4. Nguyễn Tiền Tuyến;
5. Trần Hoàng Hận;
6. Nguyễn Lê Viễn Phương;
7. Võ Công Đồng;
8. Bùi Vũ Huy Hoàng;
9. Nguyễn Bá Tín.

During the assaults, the police did not give their victims any reason as to why they were beating them up.

In Hanoi, a meeting to celebrate the International Human Rights Day and inaugurate the Network of Vietnamese Bloggers was held in Thủy Tạ cafe at the side of Hoàn Kiếm Lake in the central area of Hanoi. Apart from the already confiscated T-shirts, a banner bearing the words “The Network of Vietnamese Bloggers celebrates Human Rights Day” was also confiscated at the print shop prior to the meeting. Everything went on smoothly, however, except that there was a sudden blackout, then the police came in and closed down the meeting in the presence of Jonathan D. London, a scholar from City University of Hong Kong, who attended the meeting and delivered a speech as a blogger and supporter of human rights and democracy movements in Vietnam.

Police forces kept watching the bloggers closely in the following days. When this line is being written, bloggers attending the Human Rights Day celebrations in Hanoi and Ho Chi Minh City are still put under tight surveillance.

Opinions by the Network of Vietnamese Bloggers

So far, no reason has been given for all the acts of oppression, including harassment, confiscation and destruction of human rights materials, employing “dirty bombs” of shrimp sauce, assault and battery, and detention. However, the Network of Vietnamese Bloggers believes that the actions taken by the police and their “supporters”, including the social order defenders and government-paid women associations, were aimed at suppressing bloggers, especially active members of the Network, who were peacefully exercising their right to freedom of expression and freedom of assembly. Further, it's worth noting that the way these government forces barred bloggers from going out of their homes, even rushed in Nguyễn Hoàng Vi's apartment to assault three women, including a pregnant one, and a 13-month-old boy, then locked them up, is an obvious violation of the right to liberty, security, and freedom of movement.

The Network of Vietnamese Bloggers believes that human rights protection is the duty of everyone, not just a group of people, an organization or a government. We believe that it is the right and an obligation of every Vietnamese person to contribute to protecting the human rights, including fundamental freedoms and democracy and dignity of our country’s over ninety million people.

By disseminating human rights materials, the bloggers just wanted to promote human rights education and improve public awareness of rights, as stated in the fifth commitment by the Permanent Mission of the Socialist Republic of Vietnam to the United Nations in its note verbale dated August 27, 2013.

By holding gatherings in public sites, they just wanted to celebrate the International Human Rights Day given Vietnam's entry into the UNHRC, and to promote and foster human rights values.

By officially inaugurating the Network of Vietnamese Bloggers, they just wanted to announce the establishment of a non-partisan and non-profit CSO who commits itself to protecting and promoting human rights in Vietnam and contributing to improving the respect for rights in the region and the world.

We strongly condemn all the acts of oppressions, especially violence against women and children. Suppressive acts by state-sponsored forces are causing social disorder, sowing division among the people, undermining community spirit, and smearing the image of Vietnam as a member of the UNHRC.

--------------------

End Notes

1 The Network of Vietnamese Bloggers is an assemble of bloggers across Vietnam who claims that their mission is to promote and protect human rights, including fundamental freedoms, democracy and dignity. It was de facto founded on July 18, 2013 when these bloggers released the “258 Statement”, urging the Vietnamese government to amend its legal system to demonstrate its UN Human Rights Council candidacy commitment. It was officially inaugurated as a group advocating for human rights, especially freedom of expression, on December 10, 2013. Available at: http://tuyenbo258.blogspot.com/2013/07/statement-from-network-of-vietnamese.html 

2 Vietnam’s Foreign Ministry spokesperson Lương Thanh Nghị made the confirmation at a weekly press briefing on Thursday, November 7, in Hanoi. Available at: http://vovworld.vn/en-us/Spotlight/Vietnam-fully-respects-its-commitments-in-human-rights/193363.vov 

4 Social order defenders are civilians hired by the police force in every ward (phường, the basic adminstrative unit in Vietnam) to support the police in upholding order. They are uniformed in blue. Equipped with batons and clubs, they are authorized to crack down on any activities deemed disturbing, say, by going around, dispersing unorganized markets. 

5 Although civil society organizations (CSOs) in Vietnam exist theoretically in the form of MOs (mass organizations), NGOs (non-governmental organizations), and CBOs (community-based organizations), most are actually GONGOs (government-organized NGOs). The MOs are socio-political organizations established by the Party.

Presently there are six major MOs in Vietnam, including the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Farmers’ Association, the Vietnam General Confederation of Labor (equivalent to a national trade union), the Vietnamese Fatherland Front, the Vietnam Women’s Union, and the Vietnam Veterans Association. These CSOs are led by communist officials who are appointed by the Party; their permanent staff are civil servants; and they are subsidized by the state budget. Their main function, as determined by the Law on the Issuance of Legal Documents (2008), is to coordinate with authorities in law-making and to instruct the policies of the Party and the government. They each have a network of local associations operating in every ward. The Women's Union, for example, has thousands of local associations across the country. They are actively involved in controlling civil society but have never reportedly raised their voice against any case of women's rights violation.

Members of the Communist Youth Union and Women's Union have been employed to crack down on “uncontrolled civil society activities”, including protest rallies and the establishment of unrecognized NGOs such as the Network of Vietnamese Bloggers. 

8 Shrimp sauce is a kind of Vietnamese sauce which gives a lingering and very pungent smell. 

Tuesday, 10 December 2013

Phân tích hành vi của Nguyễn Tuấn Anh dưới góc độ pháp luật hình sự


Bối cảnh

Tác giả Trịnh Hữu Long 
Hành vi được phân tích trong bài này được thực hiện vào hồi 17h ngày 08 tháng 12 năm 2013 tại Công viên 23-9, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, bởi công dân Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1981, nhân viên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh (thường gọi là Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh), trình độ học vấn: thạc sỹ quản lý hành chính công. 1

Chứng cứ được sử dụng để phân tích là một đoạn phim dài 01 phút 11 giây được người sử dụng Thanh Long đăng tải trên website www.youtube.com ngày 08/12/2013. 2

Phân tích hành vi

Đoạn phim cho thấy một tài sản là tệp giấy của một người phụ nữ tên là Nguyễn Hoàng Vi được chuyển dịch cơ học từ Vi sang Tuấn Anh. Khoa học hình sự Việt Nam đưa ra bốn yếu tố để phân tích một hành vi nào đó có phải là tội phạm hay không, hay còn gọi là bốn yếu tố cấu thành tội phạm, bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể. Bài viết sẽ tập trung phân tích bốn yếu tố này trong hành vi của Nguyễn Tuấn Anh được ghi nhận trong đoạn phim nêu trên, để trả lời cho hai câu hỏi:

(i) hành vi này có phải là tội phạm không?
(ii) nếu có, hành vi này là tội gì?

1. Mặt khách quan

Mặt khách quan là tất cả những dấu hiệu được biểu hiện ra bên ngoài của hành vi.

a. Hành vi khách quan

Trong đoạn phim được sử dụng làm chứng cứ, Nguyễn Tuấn Anh đã có các hành vi khách quan sau:

(i) Giật tài sản: Bắt đầu từ giây thứ 52, Nguyễn Tuấn Anh đã giật tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý của Nguyễn Hoàng Vi. Tài sản được xác định là bản sao bằng giấy của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, đang được Nguyễn Hoàng Vi cầm trên tay.

Tính chất nhanh chóng và bất ngờ là dấu hiệu đặc trưng của hành vi giật. Tại đoạn phim, Nguyễn Tuấn Anh đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Hoàng Vi một cách bất ngờ và trong thời gian 03 giây đã hoàn thành mục đích chiếm đoạt tài sản.

Hành vi của Nguyễn Tuấn Anh được diễn ra tại một không gian công cộng là Công viên 23-9, xung quanh có đông người và nhiều phương tiện ghi hình đang làm việc. Điều này cho thấy Nguyễn Tuấn Anh không có ý định che giấu hành vi của mình, đồng nghĩa với việc công khai thực hiện hành vi.

(ii) Tẩu thoát: Ngay sau khi thực hiện xong hành vi giật tài sản, Nguyễn Tuấn Anh đã tẩu thoát ra một địa điểm cách Nguyễn Hoàng Vi khoảng 5 mét và sau đó tiếp tục đi bộ ra khoảng cách xa hơn.

b. Hậu quả

Hậu quả của hành vi là sự thiệt hại về tài sản, tinh thần và sức khỏe của công dân Nguyễn Hoàng Vi. Mặc dù hậu quả và thiệt hại được cho là không đáng kể, nó vẫn được xem xét như một phần của cấu thành tội phạm.

2. Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của hành vi là biểu hiệu về mặt tâm lý của người thực hiện đối với hành vi và hậu quả của hành vi đó. Mặt chủ quan bao gồm 03 yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích thực hiện hành vi.

a. Lỗi

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.3 Đoạn phim cho thấy Nguyễn Tuấn Anh nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Đây là lỗi cố ý theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Bộ luật Hình sự, hay còn được khoa học hình sự gọi là lỗi cố ý trực tiếp.

Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Tuấn Anh không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, với suy nghĩ rằng việc chiếm đoạt bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là chống lại các thế lực mà anh cho là “thù địch”, chống lại các hành vi mà anh cho là “diễn biến hòa bình”, từ đó góp phần ổn định trật tự xã hội. Tác giả bài viết không đồng ý với các lập luận này, vì cho rằng Nguyễn Tuấn Anh có đầy đủ năng lực chủ thể để hiểu rằng, việc chiếm đoạt một tài sản hợp pháp của người khác là nguy hiểm cho xã hội, bất chấp tài sản hợp pháp đó là bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền hay Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Động cơ: Có ý kiến cho rằng, đối tượng này muốn lập thành tích với đơn vị công tác trong việc ngăn cản các “thế lực thù địch”, “âm mưu diễn biến hòa bình”. Tuy nhiên, tác giả chưa có căn cứ xác đáng để xác định động cơ của Nguyễn Tuấn Anh khi thực hiện hành vi này.

c. Mục đích: Đoạn phim cho thấy Nguyễn Tuấn Anh đã thực hiện hành vi một cách quả quyết và dứt khoát, trong thời gian rất ngắn, đó là dấu hiệu cho thấy đối tượng này có mục đích chiếm đoạt tài sản một cách rất rõ ràng.

3. Khách thể

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó được Bộ luật Hình sự bảo vệ.4 Ở đây, hành vi của Nguyễn Tuấn Anh đã cùng lúc xâm phạm hai quan hệ xã hội: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, mà cụ thể ở đây là: (i) sở hữu cá nhân của Nguyễn Hoàng Vi đối với bản sao bằng giấy của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và (ii) trạng thái tinh thần, sức khỏe của Nguyễn Hoàng Vi.

4. Chủ thể

Nguyễn Tuấn Anh, người được xác định là chủ thể của hành vi, 32 tuổi, nằm trong độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ đối với hành vi của mình.

Tác giả không có hồ sơ bệnh án đối với các bệnh về tâm thần của Nguyễn Tuấn Anh và căn cứ dựa trên việc đối tượng này đang làm việc tại tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng Nguyễn Tuấn Anh không mắc các bệnh về tâm thần. Có ý kiến cho rằng biểu hiện tâm lý của đối tượng trong đoạn phim như cười nhếch mép, đối xử thô bạo với một phụ nữ có thể hình kém hơn hẳn, cướp giật một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về nhân quyền (mà Việt Nam là nước ký kết) từ một người đang cố gắng giúp người dân tiếp cận, bỏ chạy sau khi thực hiện xong hành vi,... là dấu hiệu của bệnh tâm thần và cần được trưng cầu giám định. Tác giả giữ quan điểm cho rằng, những dấu hiệu này thuộc về phạm trù tâm lý học tội phạm chứ không phải phạm trù bệnh lý và cho rằng tình trạng sức khỏe tâm thần của Nguyễn Tuấn Anh hoàn toàn bình thường.

Như vậy, căn cứ vào Điều 12 của Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và Điều 13 về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, tác giả cho rằng Nguyễn Tuấn Anh là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Kết luận

Từ các phân tích nêu trên, tác giả cho rằng hành vi của Nguyễn Tuấn Anh là hành vi cướp giật tài sản, được quy định tại Điều 136 của Bộ luật Hình sự:

Điều 136. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Theo thạc sĩ Đinh Văn Quế, nguyên Phó Chánh tòa Tòa hình sự, Tòa án Nhân dân Tối cao, “cướp giật tài sản là nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát”. 5

Bộ luật Hình sự không quy định giá trị tài sản bị cướp giật như là tình tiết định tội. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị tài sản bị loại bỏ trong quá trình xem xét một hành vi của Nguyễn Tuấn Anh có phải là tội cướp giật tài sản hay không. Bất kể bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của công dân Nguyễn Hoàng Vi có giá trị bao nhiêu, đó vẫn là tài sản đang nằm trong sự chiếm hữu của Nguyễn Hoàng Vi, và hành vi của Nguyễn Tuấn Anh phải được xác định là cướp giật tài sản.

Tại sao hành vi của Nguyễn Tuấn Anh không phải là cướp tài sản mà lại là cướp giật tài sản? Sự khác nhau giữa hai hành vi này là yếu tố vũ lực.

Điều 138, Bộ luật Hình sự quy định như sau:

            Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Dựa trên đoạn phim được sử dụng làm chứng cứ, chúng ta có thể xác định Nguyễn Tuấn Anh không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc đối với Nguyễn Hoàng Vi hoặc có hành vi nào khác làm cho Nguyễn Hoàng Vi lâm vào tình trạng không thể chống cự. Hành vi của Nguyễn Tuấn Anh là dùng tay tác động vào bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và giật nó ra khỏi tay Nguyễn Hoàng Vi. Việc Nguyễn Hoàng Vi bị chao đảo và sắp ngã không phải là hậu quả của việc Nguyễn Tuấn Anh sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Như vậy, thông qua các phân tích trên đây, chúng ta nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng của việc phạm tội cướp giật tài sản, mà người thực hiện là Nguyễn Tuấn Anh./.
____________

* Do một số hạn chế khách quan về tài liệu, một số trích dẫn trong bài viết này đã không được chú thích một cách đầy đủ. Tác giả rất mong được độc giả lượng thứ.

1 Xem: Tiếng vọng quê hương thôi thúc tôi trở về, báo Đại Đoàn Kết, ngày 15/11/2013, tại http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1463&Style=1&ChiTiet=71698

2 Xem: MLBVN chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại công viên 23/9, phần 3, tại http://www.youtube.com/watch?v=edpSSgF40W0&feature=youtu.be

3 Xem: Bình luận Bộ luật Hình sự (phần riêng), Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Đinh Văn Quế, Nhà Xuất bản TP. Hồ Chí Minh.

4 Xem: Như trên.

5 Xem: Bình luận Bộ luật Hình sự (phần riêng), Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Đinh Văn Quế, Nhà Xuất bản TP. Hồ Chí Minh.


Saturday, 7 December 2013

Chronology of Blogging Movement in Vietnam (updated 2013)


2003: Golden days for Talawas (talawas.de), a website founded in 2001 whose founder is the writer Pham Thi Hoai.

End 2003: iCMS, the software product that won the first prize in the Vietnam Intelligence Contest 2003, is found to commit piracy by copying and localizing an international open source software without tribute. The case leads to an ebullient discussion around the topic on Dương Vi Khoa’s Informatics Forum (ddth.com), attracting much attention of the IT community.

2004: On the same occasion, the Informatics Forum sets up box X-café, administered by YunaAdmirer, to discuss social issues. The box will later be expanded to other areas such as history, politics, domestic and foreign policy. Many members join the discussions, but at the same time, many others protest for two major reasons. First, political-socio issues go beyond the spectrum of attention of the forum. Second, sensitive topics discussed in box X-café may get ddth.com involved and closed down.

2005

2005: Yahoo! 360° came to Vietnam after officially launched on June 24th in the US.

September 13: Following Dương Vi Khoa’s decision to close box X-café, which unofficial sources attribute to an order by public security offices, old members of X-café open another, independent forum, X-cafévn.org. Its philosophy is “To respect the difference”, aimed at encouraging open dialogues on political-socio topics.

2006-2008

2006-2008: Yahoo! 360°'s boom years, the dawn of a whole new world of Internet media. Vietnamese net users write, photograph, share files, and get connected with each other. A generation of “net-writers” forms as fiction authors write chick-lit (chicken literature) including novel, short stories, feuilleton, and post their works to blogs everyday. Prominent figures included Trần Thu Trang, Trang Hạ, Hà Kin, Nick D… Most of them are women in their 20s, and most of them stay away from politics, only focusing on their chick-lit works.

Some bloggers try to increase page views by publishing titillation entries and photos, as well as contents related to celebrities: Cô Gái Đồ Long (The Dragon-killing Lady), Only You, Vàng Anh.

There are also a few political bloggers, but none of them are famous yet: Vàng Anh (mainly known for sex-related entries and thrillers), Người Buôn Gió (Wind Trader), Anh Ba Sàm (a former public security officer).

August 25, 2007: The Paracel Data Center (hoangsa.org) is founded.

Blogger Hà Kin launches her book, “New York Love Stories”, a typical “net fiction” that tells love stories of a Vietnamese young girl in New York City.

September 9, 2007: The Yahoo! 360° of Anh Ba Sàm is set up.

September 19, 2007: Điếu Cày establishes the Free Journalists Network (FJVN). Founders include Điếu Cày, Lê Xuân Lập, Huy Cường, Vũ Quốc Tú (aka. blogger Uyên Vũ), and Ngô Thanh Tú (blogger Thiên Sầu). Tạ Phong Tần (owner of the blog Công lý & Sự thật [Justice and Truth]), Phan Thanh Hải (aka. blogger AnhbaSG) join later. From September 2007 to October 2010, when AnhbaSG is detained, there are 421 articles published on this blog, of which 94 articles are written by members of FJVN, and 327 quoted from other sources such as VOA, RFA, the 8406 bloc, Dân Luận, Thông Luận, Người Việt Online, etc.

October 12, 2007: Sex scandal “Vàng Anh” (Vietnamese for canary or oriole) breaks out when a five-minute video tape filming sexual intercourse of Hoàng Thùy Linh, the teen star featuring the female protagonist in TV serial drama “Vàng Anh’s Diary”, is posted to Youtube and, before removed, spreads over Internet at a variety of webpages such as cafechieu, sex9x, etc.

On the evening of October 14th, a whole TV show is devoted by VTV3 to the filmmakers for their “apologies to audience.” On early October 16, another video tape whose length reaches 16 minutes is disseminated on web. On October 25th, four students are arrested for “disseminating debauched cultural products.”

Tắc Kè (Gecko) is the first blog to post the video tapes and “behind-the-curtain” stories related to their protagonists, including the son of a public security officer. Second to Tắc Kè is Vàng Anh, whose nick is named after the female protagonist in the serial drama “Vàng Anh’s Diary.” With their “philosophy” of blogging being “sex, politics and thrillers”, Tắc Kè and Vàng Anh are the two hot bloggers in the period 2007-2008.

Hanoi, Sunday Dec 16, 2007.
Image courtesy of BBC.
Sunday, December 9, 2007: First protests by bloggers in Hanoi and Saigon opposing China’s ratification of a plan to set up “Sansha City” to administer the Spratly and Paracel islands. These are also first people's demonstrations in the communist Vietnam. 

X-café is one of the forums that actively involve in reporting on these anti-China protests in both Hanoi and Ho Chi Minh City. Its members are also present in these protests.

While the police may not arrest any protester during their rallies, repression begins right afterwards: All bloggers who prove to be influential” face harassment. 

Late 2007, journalist Huy Đức begins to publish his high-impact articles on the Sài Gòn Tiếp Thị (Saigon Marketing) newspaper and his personal blog, Osin, simultaneously.

2008

February 1: The first X-café magazine is introduced.

April 9: Members of “The Saigon party cell”, including many veteran members of X-café since its times on ddth.com, are summoned by public security officers for interrogation around their X-cafevn.org membership and their articles “defaming the Party and the State, creating a frisson of fear among the society.” They are forced to undertake that they will renounce X-cafevn.org.

April 19: Blogger Điếu Cày is arrested. He will later be sentenced to 2 years and 6 months in prison for “tax evasion”.

April 29: Youths protested at the Olympic Torch Relay in Hanoi and Ho Chi Minh City. The scope of the protests was rather small.

Early November: News about the “great project” of bauxite mining in Tây Nguyên (Central Highland of Vietnam) begins to spread on both mainstream media and in the blogosphere. Some intellectuals and pundits make the first petition urging a review of the whole project.

November 28: Admin Tqvn2004 publishes the declaration of “Goodbye to anti-communist extremists” on X-cafevn.org. The declaration is criticized by many veteran members of the forum. Consequently, it is removed and Tqvn2004 resigns himself from admin of X-cafevn.org.

2009

Calligraphy by Hà Sĩ Phu
January 14: VietNamNet publishes a letter from General Võ Nguyên Giáp to Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng, dated January 5, regarding the Chinese bauxite mining project in the Central Highlands. He would subsequently send two more letters – one dated April 9, 2009, to the National Seminar on the Bauxite Mining Project, the other dated May 20, 2009, to the Politburo, National Assembly and Government. The degree of his alerts increased over time: from requesting for a review of the project, to advising not to conduct the project, to finally suggesting that the entire project, including any test phases, be canceled.

January 22: Dân Luận is founded in pursuit of a civil press, whose guideline is observing “neutrality, rationality, and pluralism.” Dân Luận shares the same server with X-cafevn.org.

March: A new political Yahoo! 360° blog, “Change We Need”, becomes famous by directly attacking the bauxite mining project.

This blog provided readers with unverifiable information about the government and its relations with Chinese counterparts. “The Tay Nguyen bauxite mining project: a grave the Vietnamese communist regime digs for itself,” it said.

April 9: The first and only national conference on the bauxite mining project is held at Melía Hotel in Hanoi and lasts for one day. Though the opponents outnumber the supporters, the final decision cannot be reversed.

May 24: Trần Huỳnh Duy Thức, CEO of the One-Connection IT company, is arrested.

Mid-2009: Professor Nguyễn Huệ Chi, elementary school teacher Phạm Toàn, and Dr. Nguyễn Thế Hùng set up a website critical of the bauxite mining project (http://bauxitevn.info). It was hacked and subjected to denial of service attacks hundreds of times.

June 11: Lawyer/Activist Cù Huy Hà Vũ filed a lawsuit against Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng for signing the Decision no. 167/2007 in approval of the Tây Nguyên bauxite mining project.

June 13: Lawyer Lê Công Định is arrested. It turned out that Thức and Định were behind “Change We Need.”

June 18: Blog Free Lê Công Định (freelecongdinh.wordpress.com) is introduced.

July 13: Yahoo! 360° is closed down permanently. The community of bloggers in Vietnam splits up. Some automatically move to Yahoo! 360° Plus. Others choose Wordpress, Blogger, Multiply, Weblog, etc.

Ba Sam blog's logo
Following the closedown of Yahoo! 360°, Facebook soon emerges as the most popular social network. Anh Ba Sàm’s blog becomes a hot “meeting point” for those who pay attention to politics. He calls his blog “Thông Tấn Xã Vỉa Hè” or “The Sidewalk News Agency”, mocking Vietnam News Agency. (Sidewalk news is Vietnamese slang for “gossip”, “canards” or “unverifiable information” that people tell each other when they are fooling away their time at sidewalk cafes).

Many new blogs on politics were created in 2009-2010 as a result of the closing of Yahoo! 360°: Quê Choa (http://quechoa.info), Trương Duy Nhất (http://truongduynhat.vn), Nguyễn Xuân Diện, etc. Quê Choa is the blog of Nguyễn Quang Lập, a fiction writer and scriptwriter, whose humourous, even vulgar style was very popular with audience. Trương Duy Nhất is a mainstream reporter, who declared that he quit professional journalism to focus only on blogging as a free man. Nguyễn Xuân Diện, Ph.D., is a researcher on Vietnam’s ca trù (a Vietnamese folk song genre). Huy Đức's blog Osin is attacked and closed down as of February 5, 2010.

August 27: Người Buôn Gió is detained. Phạm Đoan Trang is detained on the following day, and then Mẹ Nấm a few days later. The three were released respectively after a nine-day detention.

Around September: Facebook is blocked for the first time. Facebookers pass on to each other the guidelines of how to bypass firewall.

Late December: The second blockade of Facebook, which is much more fierce.

2010

January 20: X-cafevn.org and Dân Luận are subjected to denial of service attacks for the first time, coinciding with the court of four political dissidents: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức and Lê Thăng Long, accused of “carrying out activities to overthrow the people’s administration” under Article 79 of the Penal Code.

February 28: Hacker group Sinh Tử Lệnh penetrates X-cafevn.org and Dân Luận, stealing private registrations of members and posting them to web at sinhtulenh.org. While this group has previously attacked and damaged “left-sided” blogs and websites, this is the first time they appear under the alias Sinh Tử Lệnh (the Command of Life and Death).

August 23: Danlambao is founded. Danlambao means Dân Làm Báo, “citizens do journalism,” as opposed to state-owned media.

At the same time, Freelecongdinh (the forerunner of Danlambao), Thư viện Hà Sĩ Phu, Thông Luận, Tiền Vệ, X-Cafe, Talawas are all attacked by hackers to become inaccessible.

October 18: Blogger AnhbaSG (jurist Phan Thanh Hải) is arrested, just one day before Điếu Cày completes his prison term. Subsequently Điếu Cày remains in detention under the new charge of “spreading propaganda against the state.” One year later, the third active member of FJVN, blogger Tạ Phong Tần, is arrested on September 5, 2011.

October 26: “Social blogger” Cô Gái Đồ Long, also known as journalist Lê Nguyễn Hương Trà, is arrested for having posted an entry “defaming” a public security officer, General Nguyễn Khánh Toàn, and accused of committing libel.

November 3: Talawas closes down after nine years of operation.

November 5: Legal scholar/ activist Cù Huy Hà Vũ is arrested in a hotel in Ho Chi Minh City in an apparent ambush by policemen. The arrest triggers a war for public opinion between the official media and alternative media begins. Such battles would continue in all other events of the democracy-human rights movements in the following years which revolve around demonstrations, victims of land grabs, trials against dissidents and bloggers, etc.

2011

April 4: First trial of Cù Huy Hà Vũ. Four months later, on August 2nd, an appeal court will confirm Vũ's sentence of 7 years imprisonment for “disseminating anti-state propaganda”.

Photo by Lân Thắng
April 26: Nguyễn Anh Tuấn (born 1990), a student at the National Academy of Public Administration, sends a “confession” to the Supreme People's Procuratorate, requesting to be charged with “conducting propaganda against the state” as was Cù Huy Hà Vũ, for he has also stored “documents with contents against the Socialist Republic of Vietnam.”

His request is not resolved and the authorities fail to issue any official decision on the case, but Tuấn was summoned for interrogations and investigation. On May 19, he publishes an open letter, saying “it's a tragedy for nations where good wills is only one-sided  from the people.”

May 26: Chinese maritime surveillance vessels cut seismic exploration cables of PetroVietnam’s Bình Minh 2 (Dawn 2) vessel in Vietnam’s exclusive economic zone. A burst of anger spreads on the Internet, including the blogosphere and Facebook. The Nhật Ký Yêu Nước (Dairy of Patriotism, a Facebook page created on April 12, 2010, officially launched on April 16, 2010) called for protests against China.

A protest rally in Hanoi on August 14, 2011. Source unknown.


Sunday, June 5: Protests broke out in both Hanoi and Saigon. Nguyễn Xuân Diện and Anh Ba Sàm (now known as Ba Sàm) emerge as prominent rallying points for protesters. Both blogs are regularly hacked and attacked, arguably by both Vietnamese internet police (red guards) as well as Chinese hackers. Whereas Ba Sàm just quoted sources from both mainstream and unmainstream media, adding some satiric comments, Nguyễn Xuân Diện seemed to have “overstepped” by posting even the calls for protests, advertising the place and time to rally. It is said this may be part of the reason why Diện has always been in trouble with policemen and in danger of arrest anytime, while Ba Sàm was apparently safe.

Once-famous bloggers Hà Kin, Trang Hạ, Trần Thu Trang, Nick D… are not much heard of now. They keep writing, but there have also been many new faces in chick-lit; thus it looks more difficult now for them to win the hearts of readers. Moreover, when Vietnam is undergoing economic recession, books on such subjects as imaginary romance, home and family, etc. would possibly become less attractive. (This does not necessarily mean that audience will rush to political news and stories instead).

June 9: Chinese fishing boats damaged seismic exploration cables of Viking II, another PetroVietnam vessel.

Police beat up
blogger Phan Nguyên.
June 12: Protests in Ho Chi Minh City are suppressed brutally. Photos circulate on Internet showing plainclothes policemen knocking down young protesters on the streets of Saigon.

At the same time, police suppression escalates in both Hanoi and Ho Chi Minh City. Protesters are intimidated, harassed and isolated. Some are dismissed from their job under police pressure. State-owned media and cyber troops launch massive campaigns against protesters who claim they just peacefully exercise their right to freedom of expression.

June 19: Third Sunday of protests in Hanoi and Ho Chi Minh City. This was the last “bloggers' protest” in Ho Chi Minh City. In Hanoi, protests continued each Sunday until August 21st, when 47 people were arrested, some of them accused of “disrupting public order” (similar to “inciting social disorder” in China).

August 18: The e-book “The F-Generation” is published online at Dan Lam Bao, Ba Sam, etc. as a collection of writings by Vietnamese bloggers on the three anti-China protest rallies in early summer.

August 23: X-cafevn.org and Dân Luận are hacked for the second time by Sinh Tử Lệnh. All data are removed.

October 30: No-U football club is established. “Sharing a sense of patriotism and anger towards China's aggressive acts, suffering from the same police intimidation and suppression, the protesters find themselves united. Furthermore, football is a sport that can most easily bring people together. The No-U football club is founded in this context.

Image courtesy of
blog Thanhvdgt1
In the spirit of fighting against the irrational ox-tongue line claimed by China in the Southeast Asian sea dispute, and claiming Vietnamese sovereignty over Paracel and Spratly Islands, the football club has also done many other good deeds, including conducting charity tours in support of indigent people and children in remote areas.” (blogger Nguyễn Tường Thụy).

November 17: Mr. Hoàng Hữu Phước, deputy for Ho Chi Minh City, speaks before the National Assembly, “The majority of people will not support a law on protests and demonstrations because protests and demonstrations, by nature, are vulnerable and may lead to abuses, which can easily lead to chaos.” This position and many other opinions and writings on his personal blog earn Phước the title of “Crazy Deputy” given by bloggers.

November 27: A group of bloggers in Hanoi hold a small demonstration to support the PM and National Assembly in promulgating the law on protests and demonstrations. All of them are arrested and kept in custody in Lộc Hà rehabilitation camp until the end of the day. In Sai Gon, blogger Bùi Thị Minh Hằng is arrested and taken to Hanoi after trying to protest against the arrest of her Hanoi companions, then detained in the Thanh Hà education camp, Vĩnh Phúc province, until April 29, 2012, for alleged “disturbing public order.”

On the same day, Sai Gon No-U football club is founded.

2012

January 1: Writer Phạm Thị Hoài, who used to run Talawas, sets up her new blog, Pro & Contra.

Thursday, January 5: The Tiên Lãng shootout breaks out in the suburb of Hải Phòng when two fish farmers, Đoàn Văn Vươn and his younger brother Đoàn Văn Quý, using improvised mines and muskets, resist an eviction by local policemen. Mainstream media and blog community are both driven into the incidence, carrying news, analyses and commentaries.

Tuesday, April 24: A notorious land grab takes place in the district of Văn Giang, on the outskirts of Hưng Yên province. Bloggers go first in reporting news about it, followed by official media. Photos and video clips of the eviction spread virally on the Internet.

Tuesday, May 29: Quan Làm Báo (quanlambao.blogspot.com) is introduced, its first entry being “The Love Story of Tâm and Mạnh.”

June 5: The second edition of “The F-Generation” is published, “reflecting the moods and thoughts experienced by Vietnamese bloggers in each of their “online” and “offline” protests from 2007 to 2011, coupled with tensions in Vietnam-China relations. Among the authors, one is still in detention on this date – jurist Phan Thanh Hải, aka. blogger AnhbaSG; and one was deceased – artist and blogger Đinh Vũ Hoàng Nguyên (aka. Lão Thầy Bói Già - the Old Fortune-teller)


Book cover: The F-Generation, 2012
Photos by Mai Kỳ (front cover) - Lân Thắng (back cover)

Saturday, June 23: China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) offers for joint cooperation with foreign companies nine offshore blocks which are located in the seas bounded by the notorious “ox tongue line”, well within Vietnam’s exclusive zone and 200-nautical mile continental shelf.

Wednesday, June 27: Vietnam National Petroleum Group (PetroVietnam) holds press conference to protest CNOOC and China’s bidding.

Sunday, July 1: Anti-China protests outbreak in Hanoi and Saigon, and will continue on Sundays of July 8, July 22 and August 5, 2012.

Monday, August 20: Nguyễn Đức Kiên, known as “bầu Kiên” (Vietnamese for “manager Kiên”), a prominent tycoon and soccer manager, founder of the Asia Commercial Bank (ACB), is detained. The arrest, which has previously been mentioned on the blog Quan Làm Báo, entails a deluge of information on this blog, which seems to be profoundly haunted by conspiracy theory.

September 24: Trial against Điếu Cày, Tạ Phong Tần and AnhbaSG takes place in Sai Gon. The indictment says, “the crime that the three accused committed is especially serious, continuous, enduring, obviously seen, and has badly affected national security as well as the image of the Vietnamese state on international arena.”

The judges allege Điếu Cày and Tạ Phong Tần to have “stubbornly denied their alleged acts”, while AnhbaSG “has admitted and expressed remorse for his crime, and has requested clemency”. The result is very harsh sentences imposed upon Điếu Cày and Tạ Phong Tần: 12 and 10 years of imprisonment respectively. Anhba SG receives a 4-year sentence in prison.

October 14: Nguyễn Phương Uyên (born 1992), a female student at the Food Industry College, is arrested by the Ho Chi Minh City police at her dormitory and transferred to Long An police. The reason for her arrest is not announced until ten days later, that is her “conducting propaganda against the state” under Article 88 of the Vietnamese Penal Code.

December 12: Journalist Huy Đức, also known as blogger Osin, releases on Amazon the first volume, “Liberation”, of his book “The Winning Side”. Printed version of the book is released a few weeks afterwards in the United States. “The Winning Side” incites a harsh controversy among different viewpoints on Vietnam's modern history. It is considered both as “the best Vietnamese history book since 1975” and “a biased look in history”. At the same time, the author's Facebook page becomes a battlefield between ideologies.

The second volume, “Authority”, is released on January 13, 2013.

December 27: Human rights lawyer Lê Quốc Quân, director of Vietnam Solution Ltd., Co., is arrested for alleged “tax evasion”.

December 28: The appeal court hears the case of three bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, and affirms the sentences. As at the trial court, dozens of people are harassed, arrested and held in detention for coming near the courthouse.

2013

January 9: Head of the Hanoi Party Committee's Propaganda Department, Mr. Hồ Quang Lợi, a former journalist, in a meeting to review media and propaganda activities in the previous year, confirms the existence of the so-called rumourmongers, or public opinion shapers, and “button-pressing journalists”. In Hanoi alone, the number of rumourmongers amounts to 900.  

January 19: 72 intellectuals sign on “the Petition for the 1992 Constitution Amendment”, calling for separation of power, for the creation of a constitutional court, and for the new Constitution to be in accordance with the 1948 Universal Declaration of Human Rights. They also call on the military to pledge loyalty to the nation and the people rather than the Vietnamese Communist Party as stipulated in Article 70 of the Draft prepared by the Committee for the Revision Draft of the 1992 Constitution.

March 31: Three students at the Ho Chi Minh City Law University, including Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn, issue the “Justice for Đoàn Văn Vươn” Declaration, to persuade and encourage the tribunal to be courageous, independent and impartial in implementing its duty.

April 2: Trial against the fish farmers Đoàn Văn Vươn and Đoàn Văn Quý takes place in Hải Phòng. On April 5th, each of them receive a five-year sentence of imprisonment under charge with “murder”. Nobody died when these farmers fought against the police force coming to confiscate their land.

April 18: The Free Citizens issues the notice of “Human Rights Gatherings”, which are outdoor social gatherings to discuss human rights, to be held on Sunday, May 5, at Nghĩa Đô Park (Hanoi), April 30th Park (Ho Chi Minh City) và Bạch Đằng Park (Nha Trang).

May 5: At the invitation by the Free Citizens group, some people in Hanoi, Nha Trang and Ho Chi Minh City go to public parks to participate in “Human Rights Social Gatherings”. In Hanoi, the picnic turns to a rally of right activists and land-lost farmers (known in Vietnamese as “dân oan”, or victims of miscarriage of justice). Many people are confined by local police in their homes as if they were under house arrest. In Ho Chi Minh City, the police launch brutal crackdowns on bloggers who they think are active participants.

May 16: Nguyễn Phương Uyên and Đinh Nguyên Kha stand on trial court in Long An. Uyên is sentenced six years of imprisonment, Kha eight years, for “conducting propaganda against the state”, violating Article 88 of the Vietnamese Penal Code.

May 26: Journalist and blogger Trương Duy Nhất, owner of the blog “A Different Viewpoint”, is arrested and charged with “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state, the legitimate rights and interests of organisations and/or citizens” as stipulated in Articles 258 of the Vietnamese Penal Code.

June 13: Journalist and blogger Phạm Viết Đào is arrested and charged with violation of Article 258.

June 15: Blogger Đinh Nhật Uy, the elder brother of Đinh Nguyên Kha, is arrested also under Article 258.

July 15: The PM signs Decree 72 on “the management, provision and usage of Internet services and online information”, which strictly prohibits the use of Internet to “oppose the State...; threaten the national security, social order, and safety”, and bans personal websites from providing general information. The Decree takes effect as of September 1, 2013.

July 18: A group of bloggers, calling themselves as “The Network of Vietnamese Bloggers”, release Statement 258, urging the government to amend law to demonstrate its UNHRC candidacy commitment, especially repealing Article 258 of the Penal Code. Afterwards, these bloggers meet with a series of international organizations and diplomat missions to hand in Statement 258, including the OHCHR, HRW, CPJ, embassies of the United States, Australia, Sweden, Germany, and the EU-Delegation in Vietnam.

August 13: Police stage an ambush on an evening English class of a group of young people in Hanoi. The young people, including bloggers and students, are escorted to the local police station for arbitrary interrogation, their belongings confiscated without reason. Although they are released subsequently at 3 a.m., when they go to the police station the next morning to claim back for the confiscated mobile phones and laptops, they are beaten seriously. Blogger Phạm Ngọc Thắng is hit so that his eardrums were perforated.

August 16: Appeal is heard in the case against Nguyễn Phương Uyên and Đinh Nguyên Kha for “conducting propaganda against the state.” Uyên is given a suspended three-year sentence, and Kha a four-year sentence of imprisonment. Three months later, on November 29, Uyên is expelled from school.

September 23: 130 Vietnamese people inside and outside of the country sign and release the Declaration on Implementing Civil and Political Rights in Vietnam, and, at the same time, launch a website named “Civil Society Forum”.

October 2: Human rights lawyer Lê Quốc Quân appears before trial court for “tax evasion”. He receives a sentence of 30 months in prison. His company, Vietnam Solution Co., Ltd. is ordered to pay a fine of 1.2 billion dong (equivalent to 56,800 USD).

October 29: Đinh Nhật Uy is put on trial court and given a suspended 15-month sentence.

November 13: The Vietnamese government signs Decree 174 on “administrative sanctions in the area of postal, telecommunication, IT and radio frequency”, imposing a fine of between 70,000,000 and 100,000,000 dong (approximately between 3300 USD and 4700 USD) on those who commit any of a great many acts, including “conducting propaganda against the state”, but not to the extent of penal liability examination.

November 28: The Vietnamese National Assembly vote on adopting the amendments of the 1992 Constitution as drafted by the ruling Communist Party. What is worth noting is that 95% of its deputies are members of the Communist Party; the remaining five percentage are either non-partisan or in the awaiting list to be sworn in as communists.


December 10: The Network of Vietnamese Bloggers's celebrations of the International Human Rights Day in Ho Chi Minh City are brutally suppressed. Many bloggers are nearly put under house arrest so that they cannot join the events. Around ten bloggers, including women and their children, are battered by police and “outrageous masses”, or those hired by the authorities to “maintain social order”. Bloggers attending the celebrations are even attacked by “dirty bombs” of pungent shrimp sauce.

Two days before, on December 8, celebrations by bloggers in Hanoi are also harassed, with state-sponsored “social order defenders” grabbing bloggers' belongings, pressing burnt cigarettes against balloons to blow them up, and destroying human rights materials.