Bản tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English translation.
Nếu em lên biên giới
Trịnh Hữu Long - Phạm Đoan Trang
Em sẽ gặp bạt ngàn hoa...
Hoa sim, giữa đồi nắng
gió, tím như ai chờ mong
Sắc hoa sim yêu thương
trong lòng nguời lính trẻ
Chờ ai nên tím ngát bồi hồi
giữa biên cương...
Những ca từ đẹp đẽ và lãng mạn này của tác phẩm “Hoa sim biên
giới” đã được nhạc sĩ Minh Quang sáng tác dựa trên cảm hứng từ chuyến công tác ở
biên giới phía Bắc năm 1979 và hoàn chỉnh năm 1984, giữa thời kỳ căng thẳng
trong quan hệ Việt Nam - Trung Hoa. Không lâu trước chuyến công tác của ông,
ngày 17-2-1979, những tiếng súng đầu tiên đã vang lên trên bầu trời biên giới
phía Bắc Việt Nam, báo hiệu sự trở lại của những đoàn quân xâm lược Trung Hoa,
190 năm sau thất bại của họ trước quân đội Tây Sơn ở Đống Đa - Ngọc Hồi.
Hoa Sim Biên Giới. Sáng tác: Minh Quang. Trình bày: Việt Hương
Nửa triệu binh sĩ, dân công thuộc 9 quân đoàn chủ lực của quân
đội Trung Quốc và nhiều lực lượng quân sự khác đã được Trung Quốc huy động.
5 giờ sáng ngày 17-2-1979, họ đồng loạt tấn công chúng ta trên
toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trong cuộc chiến tranh kéo dài một tháng này, họ
đã tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, có lúc chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào
Cai, Cao Bằng, giết hại 10.000 dân thường và phá hoại gần như hoàn toàn mùa
màng cùng nhà cửa, gia súc của người dân biên giới.
Cũng trong một tháng khốc liệt đó, có ít nhất 10.000 người lính
Việt Nam đã nằm xuống trên những ngọn đồi, mạch suối, chiến hào, cùng hàng vạn
người khác bị thương. Họ đã ngoan cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi Tổ quốc, đẩy
lùi những đoàn quân xâm lược vào ngày 18-3. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy bia mộ
của họ ở khắp các nghĩa trang các tỉnh biên giới phía Bắc, hài cốt của nhiều
người còn chưa được quy tập, thậm chí còn chưa bao giờ được tìm thấy. Họ vĩnh
viễn hóa thân mình vào đất quê hương, vì hình hài xứ sở.
Vì nhiều lý do, họ đã không được tưởng nhớ một cách xứng đáng
trong suốt hơn 30 năm qua. Giới trẻ ngày nay thậm chí hầu như không còn khái niệm về
năm 1979 và những người lính, có khi cũng trẻ như họ, đã hy sinh để bảo vệ Tổ
quốc. Chúng ta không được phép để họ bị lãng quên cùng với những ký ức rời rạc
của người già.
Ngày 16-2-2013, một nhóm nhân sĩ, trí thức đã phát đi lời kêu gọi tưởng nhớ sự hy sinh của những người lính biên giới, với những hành động thiết thực.
Trong
mỗi nhà, trên mỗi sạp hàng ở chợ, ở cửa hàng, ở lớp học, ở các nghĩa trang liệt
sĩ, các tượng đài anh hùng cứu nước hay ở bất cứ nơi trang nghiêm nào có thể
trên toàn quốc, hãy thắp lên một nén nhang, cắm một bông hoa hay một bình hoa,
vòng hoa với dòng chữ: “Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống
trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại Biên giới phía Bắc,
biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa“.
Hãy
viết hay dán dòng chữ đó trước cửa mỗi ngôi nhà, căn hộ của mỗi gia đình chúng
ta.
Nguồn:
http://anhbasam.wordpress.com/2013/02/16/1614-loi-keu-goi-nhan-ngay-17-2/
Để hưởng ứng lời kêu gọi
đó, chúng tôi kêu gọi sử dụng biểu tượng Hoa Sim để tưởng nhớ các chiến sĩ đã
hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới 1979. Xuất phát từ ca khúc nổi tiếng về
những người lính trẻ mang tên “Hoa sim biên giới” của nhạc sĩ Minh Quang, chúng
tôi cho rằng đó là biểu tượng gắn liền với những người lính biên cương và đã đi
vào lòng người dân Việt Nam từ hàng chục năm qua.
Hãy cắm Hoa Sim trên bàn
thờ vào ngày 17-2, hãy cắt hình Hoa Sim treo trước cửa mỗi nhà, hãy mang Hoa
Sim tới nghĩa trang của các anh, hãy in Hoa Sim lên áo, hãy cài Hoa Sim ở ngực trái, hãy đặt Hoa Sim
vào avatar, hãy hát về Hoa Sim, và về các anh, các chị...
Hơn bao giờ hết, hãy để cả dân tộc luôn nhớ về các anh, các chị
như một cách chúng ta trân trọng lịch sử, như một cách để chúng ta trưởng
thành.
IN REMEMBRANCE OF THE FEBRUARY 17 WAR
Dear, if you ever go to
the border
you’ll find plenty of
rose myrtles
shining their color of
purple
in that windy and sandy
land.
They are as purple as the color of faith
in the heart of the young
soldiers
in the land of the border…
These beautiful lyrics of the song “Border Rose Myrtles” by
songwriter Minh Quang arose from the inspiration he found in a 1979 trip to the
northern border of Vietnam. The song would later be completed in 1984 amid
tensions between Vietnam and China. Not long before his trip, on February 17,
1979, first sounds of gunfire echoed in the border area between the two
countries, marking the return of Chinese invaders 190 years after their defeat
in Dong Da, Ngoc Hoi (now part of Hanoi).
500,000 Chinese soldiers and civil defend servants from nine combat corps of the PLA, together with many other military units, were
deployed. At 5am, February 17, 1979, they opened fire, launching a large
offensive across the entire northern border of Vietnam. In the brief war which
lasted for only one month, the Chinese made an incursion deep into Vietnam,
capturing some bordering cities including Lang Son, Lao Cai, Cao Bang, slaughtering
approximately 10,000 civilians, destroying all crops and properties of the
local people.
Within that savage war, at least 10,000 Vietnamese soldiers
were killed, and they lay down over the hills, along the streams, in the
trenches of the border area. Thousands of soldiers were injured. They were unyielding
in fighting to defend national land and pushing back forces of invaders at last
on March 18. Today, their graves can be found in every cemetery in northern
provinces. Many remains have not been repatriated or even found, and the dead
soldiers remain sand and dust permanently.
Those heroes, for many reasons, have not been commemorated
during the past three decades. Young generations today have almost no idea about the
1979 border war and about the soldiers, possibly of the same age as they are
now, who sacrificed the life for the sake of the country.
We must never let those dead heroes fall into oblivion.
We people will never forget
On February 16, 2013, a group of Vietnamese intellectuals
called on people to take activities in commemoration of the soldiers in the
border war. “Would you please, in every house, every market stall, every shop,
every class and school, every cemetery, in any sacred place across the nation,
burn an incense, place a flower or a garland with dedication reading, ‘In
commemoration of the beloved sons and daughters of the motherland, who passed
away in the defensive war against Chinese invaders in the northern border, the
southeastern border, the Spratly and the Paracel islands. Would you please
carve these words on the door of every house of us?’”
In support of this call, we urge people to use rose myrtles as a symbol to commemorate our soldiers who slipped away in the border war of
1979. Given the famous song by Minh Quang about young soldiers, “Border Rose Myrtles”, we believe these flowers should be regarded as the symbol of border
soldiers, which has been engraved on Vietnamese hearts for dozens of years.
Kindly place rose myrtles on the altar of your home on February
17, decorate your home with rose myrtles, bring rose myrtles to the soldiers’
cemeteries, print rose myrtles on your T-shirts, pin rose myrtles on your clothes,
use rose myrtles as your Facebook avatar, sing about rose myrtles, and about
those deceased soldiers.
And, more than ever before, please let the whole nation keep
thinking about them as a way to demonstrate our deference to history and become
a mature people.