Saturday, 13 April 2013

Constituent Power Must Belong to the People – Quyền lập hiến phải thuộc về Nhân Dân


The Government of Vietnam has suggested that constituent power is the perfect demonstration of popular sovereignty, which includes the right to propose constitutional initiatives, the right to voice opinions during the constitution drafting process, and, finally, the right to vote via referendum. (*)

Therefore, together let us:

1. openly meet in public sites to voice and to share our opinions on the Constitution of a democratic Vietnam;

2. openly express our political views on the new constitution on every e-forum by writing articles, by speaking in public spaces, by holding placards and signs, by wearing campaign shirts, etc. Such is exercising the right to propose constitutional initiative and the right to contribute opinions – the rights that the Government has already referred to.

3. freely go down the streets to disseminate positive and constructive opinions on the Constitution, so that our compatriots will adopt diverse viewpoints, thereby be able to make sensible and independent decisions on the Constitution of the nation.

4. refuse to cooperate with any act coercing us into signing documents related to the new constitution that we do not agree with and consider to be violations of people’s right to constitutional making.

5. notify the public and the Government of all intimidation and harassment against us and our family members during the time when we are exercising our constitutional rights. 


To the Government, We, as tax-payers who enable the Government to operate and regulate the nation’s political life, as the owner of the nation, and as the holder of constituent power, request You to:

1. publicize all opinions held by individuals and groups on the Constitution, most notably the Declaration of Free Citizens, the Letter of Observations and Propositions from the Committee of Vietnamese Catholic Bishops to the Committee of the 1992 Constitutional Amendment, and the Petition 72 on constitutional amendment, on all mass media inherently surviving on people’s taxes.  

2. establish an independent committee to draft the Constitution and to collect citizens’ opinions hereof. Its independence shall be characterized by the inclusion of non-communists and the presence of the communists being restricted to half of its membership.

3. stop going from door to door, forcing people to sign on the constitutional amendment draft which provides only two options of “totally agree” and “agree to particular points”.

4. strictly ban and punish any statement or act that aims to intimidate those who wish to voice their independent viewpoint of the new constitution.

5. conduct referendum(s) under the supervision of the United Nations, of which Vietnam is a full member, so as to guarantee the integrity and objectivity of the referendum(s).

We – the Free Citizens 

(signed)

* * *

BẢN TIẾNG VIỆT:

Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý (*). 

Chính vì thế Chúng Ta hãy đồng lòng: 

1. Công khai gặp nhau nơi công cộng để trao đổi, trình bày ý kiến của mình về Hiến pháp cho một nước Việt Nam Dân Chủ. 

2. Công khai bày tỏ chính kiến của mình về nội dung của Hiến pháp trên mọi diễn đàn điện tử bằng những bài viết, phát biểu tại những nơi công cộng bằng những bảng cầm tay, hàng chữ trên áo... Đó là quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý Hiến pháp mà chính phủ đã đề cập. 

3. Công khai xuống đường phổ biến những tài liệu góp ý tích cực và xây dựng về nội dung Hiến pháp để đồng bào chúng ta có những góc nhìn đa dạng, nhằm có một quyết định sáng suốt và độc lập đối với Hiến pháp của quốc gia.

4. Từ chối, bất hợp tác mọi hành vi cưỡng ép ký nhận những văn bản liên quan đến Hiến pháp mà chúng ta không đồng ý và xem đó là những vi phạm tư cách chủ thể về quyền lập hiến của người dân. 

5. Công bố cho dư luận và chính phủ biết rõ mọi đe dọa, sách nhiễu đối với cá nhân và gia đình trong tiến trình thể hiện quyền lập hiến của mình. 

Đối với chính phủ, chúng tôi, với nghĩa vụ đóng thuế để chính phủ có thể hoạt động và vận hành những sinh hoạt của quốc gia, trong vai trò của những người làm chủ đất nước và chủ thể của quyền lập hiến, yêu cầu chính phủ: 

1. Đăng tải mọi ý kiến độc lập của cá nhân, tập hợp quần chúng về Hiến Pháp - điển hình là Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kiến Nghị 72 về Sửa đổi Hiến pháp trên các kênh thông tin được vận hành bởi tiền thuế của nhân dân. 

2. Thành lập một ủy ban độc lập để soạn thảo Hiến pháp và thu nhận ý kiến của nhân dân. Tính độc lập được thể hiện bằng việc bao gồm nhiều thành phần quần chúng trong ủy ban và không có quá bán đảng viên của đảng cộng sản là thành viên của ủy ban. 

3. Chấm dứt việc đến từng nhà dân ép ký tên vào kiến nghị trong đó chỉ có hai lựa chọn là đồng ý hoàn toàn và đồng ý kèm góp ý. 

4. Ra văn bản nghiêm cấm và nghiêm trị mọi phát biểu, hành vi đe dọa nhân dân khi thể hiện ý kiến độc lập của mình về Hiến pháp. Tổ chức Trưng Cầu Dân Ý với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên, để có thể đảm bảo tính trung thực và khách quan của cuộc Trưng Cầu Dân Ý.



----------------


“Quyền lập hiến thuộc về nhân dân” có lẽ là một ý khó hiểu đối với phần lớn mọi người, bởi các khái niệm như là “lập hiến”, “nhân dân”. Lập hiến là gì? Quyền lập hiến có quan trọng không? Vì sao phải thuộc về nhân dân, mà nhân dân là những ai?

Trong khả năng và trình độ rất hạn hẹp, mình sẽ cố viết về đề tài này trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”, bằng cách viết dễ hiểu nhất có thể. Nhưng trong lúc mình chưa viết xong thì các bạn, nhất là các bạn trẻ, có thể nghiên cứu bài này trước. 

Một điều đơn giản mà chúng ta có thể thấy ngay là, người dân phải có quyền lựa chọn, mà quyền lựa chọn đó phải CÓ Ý NGHĨA, tức là ít nhất phải có hai “ứng viên” khác biệt nhau trở lên cho mỗi cuộc lựa chọn. Chúng ta phải có quyền lựa chọn từ ít nhất hai dự thảo hiến pháp trở lên, do ít nhất hai lực lượng khác nhau trong xã hội đưa ra.

Ngay cả bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp” mà Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân đưa ra cũng vi phạm hoàn toàn nguyên tắc “lựa chọn có ý nghĩa” này, khi mà nó chỉ có một Dự thảo duy nhất, và hai phương án: 1. Đồng ý (hoàn toàn) với nội dung Dự thảo. 2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo (đề nghị ghi rõ…) và có ý kiến góp ý (đề nghị ghi rõ). 

Như vậy tức là, phải là người nào… rảnh rỗi lắm mới bỏ thời gian ra ghi những điểm cụ thể nào đó mà họ tán thành trong dự thảo, trong khi họ chỉ việc đánh dấu “Đồng ý” (hoàn toàn) là xong. 
 
* * *
 
The Steering Committee of “Collecting People’s Opinions Contributed to Constitution Amendment” has been sending millions of “requests for opinions” to households and mobilizing officials to go from door to door, coercing people into signing the requests.

Notably, the requests provide only two options: “I totally agree with the Constitution Amendment Draft” (drawn up by the Communist Party), and “I agree with such particular points in the Constitution Amendment Draft as….” No idiot, I think, will spend time on listing the particular points that he/she agrees to in the draft instead of just ticking “totally agree”. 

Meaningful choice – one major principle of free voting – has been blatantly violated. 


(*) http://phapluattp.vn/20130411122324936p0c1013/chinh-phu-kien-nghi-quyen-lap-hien-thuoc-ve-nhan-dan.htm

Translated by Đoan Trang