Monday, 13 May 2013

Bản hiến pháp "vang vọng tiếng dân"


Bản tiếng Anh ở phía dưới. Please scroll down for the English translation.

Tôi viết bài này cách đây gần 3 năm. Bây giờ nếu viết lại, có thể tôi sẽ viết khác nhiều, nhất là sẽ có cảm giác ngờ vực ở tính dân chủ của cuộc bầu cử Quốc hội khoá I khi theo thống kê thời đó, “89% cử tri trên cả nước đã đi bầu, có nhiều nơi tới 95%”. 

Nhưng tôi vẫn tin hiến pháp 1946 mà Quốc hội khoá I thông qua là bản hiến pháp vì nhân dân nhất trong các bản hiến pháp của Việt Nam, ít nhất thì nó cũng không dành ưu tiên cho một đảng chính trị nào, không chủ trương đấu tranh giai cấp; nó bảo đảm quyền tư hữu tài sản của công dân và quy định “Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe”. 

 * * *

BẢN HIẾN PHÁP “VANG VỌNG TIẾNG DÂN”

Nói về Hiến pháp 1946, rất nhiều người cho rằng đó là hiến pháp nhân bản nhất, dân chủ nhất và đoàn kết dân tộc nhất. Không chỉ thế, bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam còn được hình thành, soạn thảo và thông qua trong một hoàn cảnh lịch sử, đầy cam go gian khổ nhưng vẫn đảm bảo tinh thần “dân là gốc”, dân là tất cả.

Theo PGS sử học Lê Mậu Hãn, “nói tới Hiến pháp 1946 là phải nói tới Hồ Chí Minh và cuộc Tổng tuyển cử 1946”. Bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1946, nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nhà nước dân chủ cộng hòa, một chính quyền của toàn dân, thì đã hình thành từ rất lâu trước đó. Ngay từ năm 1919 khi gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Versailles, Người đã thể hiện tư tưởng lập hiến của mình. Trong 8 điều yêu sách, điều thứ bảy yêu cầu phải có hiến pháp cho nhân dân Việt Nam: “Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (Việt Nam yêu cầu ca – diễn ca của bản yêu sách, do Hồ Chí Minh soạn để tuyên truyền).

Ngày 3-9-1945, chỉ một ngày sau lễ Tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tới việc “phải có một hiến pháp dân chủ”, và đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc dân đại hội xây dựng hiến pháp.

Ngày 8-9, Chính phủ ra Sắc lệnh 14-SL nêu rõ: “… nhân dân Việt Nam do Quốc dân đại hội thay mặt là quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một hiến pháp dân chủ cộng hòa”. Sắc lệnh cũng tuyên bố tiến hành Tổng tuyển cử.

Cuộc Tổng tuyển cử lịch sử

Cuộc tuyển cử dân chủ - nơi ngọn nguồn phản ánh tinh thần Hiến pháp 1946 – đã diễn ra trong tình hình chính trị - kinh tế - xã hội cực kỳ khó khăn, trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài. Đó thực chất là một cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt để bảo vệ quyền làm chủ của người dân, quyền tự quyết của dân tộc. Về đối nội, các tài liệu về lịch sử Quốc hội ghi lại: Các báo như Việt Nam, Thiết Thực, Đồng Tâm… (của hai đảng Việt Quốc, Việt Cách) nói xấu Việt Minh quyết liệt, kêu gọi tẩy chay Tổng tuyển cử vì cho là trình độ dân trí của nước ta còn thấp, quần chúng không đủ năng lực thực hiện quyền công dân, cần tập trung chống Pháp chứ không nên mất thì giờ vào bầu cử v.v.

Đáp lại, báo Cứu Quốc của Mặt Trận Việt Minh số ra ngày 24-11-1945 khẳng định: “Chỉ Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ (…). Sau hết, cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một hiến pháp mới ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân…”.

Về đối ngoại, ở miền Bắc, Tàu Tưởng và tay sai ra sức gây rối, phá hoại Tổng tuyển cử (cướp hòm phiếu, hành hung tự vệ tại Hải Phòng). Ở Nam Bộ, thực dân Pháp khủng bố ác liệt, ném bom nhiều nơi. Hàng chục người đã chết và bị thương, nhưng người dân vẫn đi bỏ phiếu lưu động, đổ xương máu thực hiện quyền tự do dân chủ. 89% cử tri trên cả nước đã đi bầu, có nhiều nơi tới 95%.

Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời như thế.

Chính Quốc hội này, vào sáng 2-3-1946, đã họp kỳ họp đầu tiên với thời gian ngắn kỷ lục: 4 tiếng đồng hồ, trong hoàn cảnh nền độc lập nước nhà bị thực dân Pháp lăm le xâm phạm. Tại đây, Quốc hội bầu ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên. Tất cả đều là những nhà trí thức, đại diện cho các đảng phái khác nhau (như Phạm Gia Đỗ là thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng, tức Việt Quốc).

Quyết liệt và dân chủ

Theo một số tài liệu, Hiến pháp 1946 tập hợp những kiến nghị phong phú của toàn dân và tham khảo kinh nghiệm về Hiến pháp các nước Âu – Á. Tuy nhiên, PGS sử học Lê Mậu Hãn cho biết, sau nhiều năm nghiên cứu, ông vẫn không tìm ra được nguồn văn bản cụ thể mà Hiến pháp có tham khảo. Song những người soạn thảo Hiến pháp 1946 đều là trí thức xuất thân từ hệ thống đào tạo của Pháp, hấp thu tư tưởng phương Tây, nên có thể nói bản hiến pháp có tinh thần dân chủ, pháp quyền rõ nét.

Ban dự thảo Hiến pháp đã soạn bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam cũng trong một thời gian rất ngắn, chỉ có vài tháng, và bắt đầu công bố trước Quốc hội từ ngày 2-11-1946. Đỗ Đức Dục là người thuyết trình. Đại diện của các đảng trong Quốc hội cho ý kiến đánh giá và phản biện: Hồ Đức Thành – đại diện Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội tức Việt Cách; Hoàng Văn Đức – đại diện nhóm dân chủ; Lê Thị Xuyến – đại diện nhóm xã hội; Nguyễn Đình Thi – đại diện Việt Minh; Trần Trung Dung – đại diện Việt Quốc; Trần Huy Liệu – đại diện nhóm mácxít.

Theo các tài liệu về lịch sử Quốc hội Việt Nam khóa I, quá trình tranh luận, tranh cãi để thông qua Hiến pháp 1946 diễn ra quyết liệt và dân chủ. GS sử học Lê Mậu Hãn cho biết, bàn thảo căng thẳng nhất là ở việc quyết “một viện hay hai viện”. Chẳng hạn, Trần Trung Dung không đồng ý với chế độ một viện, sợ chế độ này không thích hợp với Việt Nam, nơi dân chúng chưa được huấn luyện nhiều về chính trị. Phạm Gia Đỗ cũng phản đối chế độ một viện vì coi đó là “độc tài của đa số”. Tuy nhiên, phần đông đại biểu lại tán thành một viện. Đào Trọng Kim nói rằng một viện là phù hợp, “chế độ tập quyền và phân công rất thích hợp để có thể ứng phó mau lẹ với thời cuộc”.

Trần Trung Dung nói nhiều đến quyền tự do của công dân và chỉ trích Chính phủ trong một năm cầm quyền chưa cho dân chúng được hưởng quyền tự do. Phạm Văn Đồng ngắt lời, phản bác Trần Trung Dung phê phán như thế là không đúng trong điều kiện Chính phủ phải nỗ lực đấu tranh đối ngoại gay go để giữ vững độc lập…

Sau nhiều buổi thảo luận và tranh luận từng điều cụ thể, tới ngày 9-11-1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản hiến pháp đầu tiên với 240/242 phiếu thuận. Hai phiếu không tán thành là của Nguyễn Sơn Hà và Phạm Gia Đỗ. Đại biểu Nguyễn Sơn Hà bỏ phiếu chống vì Hiến pháp không có điều nói về tự do kinh doanh. Còn Đại biểu Phạm Gia Đỗ bảo lưu việc phản đối chế độ một viện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Hơn 10 ngày nay các đại biểu đã khó nhọc làm việc. Quốc hội đã thu được một kết quả làm vẻ vang cho đất nước là đã thảo luận xong bản hiến pháp”. Tuy “chưa hoàn toàn” nhưng nó “tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập, dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do (…), phụ nữ Việt Nam đã được ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do đó của một công dân”.

Do hoàn cảnh chiến tranh đang lan rộng, nên Quốc hội, mặc dù thông qua Hiến pháp, đã quyết định không đưa Hiến pháp ra trưng cầu dân ý, đồng thời biểu quyết chưa ban hành, thi hành Hiến pháp ngay. Việc bầu Nghị viện nhân dân (Điều 24 quy định Nghị viện do công dân Việt Nam bầu ra, ba năm một lần) cũng không thể tổ chức được.

Dù vậy, được soạn thảo và thông qua một cách dân chủ, bởi một Quốc hội được bầu ra một cách dân chủ, Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp có rất nhiều giá trị. Nó khẳng định quyền tự do, quyền làm chủ đất nước của toàn dân, thể hiện sâu sắc tư tưởng giải phóng dân tộc, độc lập – tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đánh giá về nó, TS luật Phạm Duy Nghĩa, trong một bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, đã gọi đó là bản hiến pháp mà “mỗi câu chữ đều vang vọng tiếng dân”. Còn PGS sử học Lê Mậu Hãn thì nhận định: “Chúng ta vẫn còn nợ Hiến pháp 1946 nhiều lắm”.



Các ứng viên ĐBQH khoá I ra mắt cử tri tại Việt Nam Đại học Xá (nay là ĐH Bách khoa Hà Nội). Ảnh tư liệu trong sách ảnh "50 năm Chính phủ Việt Nam" của NXB Thông tấn.

* * *

I wrote the below article almost three years ago. If I were to write it again now, I would make a number of revisions, especially expressing my doubt about the democracy of the 1946 election for the first National Assembly of Vietnam when, according to statistics then, “89% voters nationwide went to the polls; in some parts of the country the voting turnout amounted to 95%.”

But, no matter how “incredibly positive” the statistics look, I still believe that the 1946 Constitution, which was adopted by the first National Assembly, is the most democratic and humane of all Vietnamese constitutions (see footnote), at least in that it does not give priority to any political party or advocate class struggle. It ensures private ownership, and it proclaims that “all of the Parliament’s meetings shall be open to the public.”


THE CONSTITUTION THAT ECHOED ALL PEOPLE’S VOICES

Looking back at the 1946 Constitution of Vietnam, many would say it was the most humane, democratic constitution that united the whole country. It’s not just that, after all. The first constitution of Vietnam, though initiated, drafted, and ratified under significantly difficult circumstances, ensured the “people-centered” spirit, putting people over all.

“Discussions on the 1946 Constitution automatically point to the role of Ho Chi Minh and the general election in early 1946,” said Le Mau Han, associate professor on Vietnam’s modern history. He said Ho Chi Minh’s thoughts of a democratic republic state had been traced back to decades before the first constitution of Vietnam was composed in 1946. As far back as in 1919 when the “Claims by An Nam People” was submitted to the Versailles Convention, it reflected his constitutional theory. The seventh of eight claims urged that the people of Vietnam should be protected by a constitution. “Seven, we request a constitution would be issued. Above all, all things shall be under the divine rule of law,” Ho Chi Minh wrote in his “Song of Vietnam’s Claims,” a versified version for the purpose of propaganda.

On September 3rd 1945, just one day after the Declaration of Independence, Ho Chi Minh in the first meeting of the interim government mentioned the need of “a democratic constitution”, and he requested the government to “conduct as soon as possible a general election securing universal suffrage” to establish the national assembly for the constitution building process.

On September 8th 1945, the Government issued Order 14-SL, which stated that “the people of Vietnam, represented by the supreme power of the National Assembly, would write a democratic constitution for the country of Vietnam.” The Order also declared general election to be held.

The historic general election

The democratic general election – the original source of the spirit of the 1946 Constitution – took place under extremely hard economic and social circumstances when the country faced domestic and foreign enemies. It was, in fact, a fierce struggle to ensure the sovereign rights of the people and national self-determination. Archival records of the national assembly show: newspapers like Vietnam, Pragmatism, Consensus, etc. (owned by Viet Quoc [Vietnam National Party], Viet Cach [Vietnam Revolutionary Party]), in their efforts to defame Viet Minh, called for a boycott of the general election, arguing that social awareness was too low for people to enforce their civic right and the country should therefore focus on the struggle against colonialist France rather than wasting time on voting.

National Salvation, a newspaper of the Viet Minh Front, on November 24th 1945 responded by affirming “Only a general election can give people a chance to voice their desires […]. After all, only a general election can give Vietnam a new constitution to ensure the rights of its people.”

In the North of Vietnam, Nationalist Chinese (Chiang Kai-shek’s Koumintang army) and their Vietnamese supporters attempted to destroy the general election by plundering the ballot box, attacking guard men in Hai Phong. In the south, French army launched brutally terrorist bombards. Scores of people were killed or injured, but people still went for voting, shedding their blood to exercise their rights of freedom and democracy. 89% of the population went for voting. The percentage even reached 95% elsewhere.

That’s how the first national assembly of Vietnam was established.

This national assembly on March 2nd 1946 saw the first session within the shortest time ever of four hours, given the threat of a new French invasion looming over the inchoate national independence. During the meeting, a 11-member working committee on constitution drating was set up, including Tran Duy Hung, Ton Quang Phiet, Do Duc Duc, Cu Huy Can, Nguyen Dinh Thi, Huynh Ba Nhung, Tran Tan Tho, Nguyen Cao Hach, Dao Huu Duong, Pham Gia Do, lady Nguyen Thi Thuc Vien. All of these were intellectuals coming from different political parties, for example, Pham Gia Do was a member of Viet Quoc, that is the Vietnam Quoc dan Dang. 

Ardent and democratic

It is said that the 1946 constitution was a rallying point of people’s vehement petitions, and it took a page out of the constitutions of many European and Asian countries. As Associate Professor Le Mau Han said, the specific sources that the 1946 Constitution learnt from remain unknown after years. The writers of the Constitution, however, were all intellectual minds originating from French schools where they absorbed Western thoughts. It is thus pertinent to say the Constitution was marked with a spirit of democracy and rule of law.

The working committee wrote the first Constitution of Vietnam in just a few months, and submitted it to the National Assembly on November 2nd 1946. Do Duc Duc was the orator. Representatives of parties giving their evaluations included Ho Duc Thanh of Viet Cach, Hoang Van Duc of the democratic group, Le Thi Xuyen of the social group, Nguyen Dinh Thi of Viet Minh, Tran Trung Dung of Viet Quoc, Tran Huy Lieu of the Marxist group.

Discussions and debates prior to the ratification of the 1946 Constitution took place in a highly vehement and democratic atmosphere. Le Mau Han said, the debate was the most vehement when it came to the choice between unicameralism and bicameralism. Tran Trung Dung, for example, deprecated unicameralism, saying it might not be suited to Vietnam, where people had long been politically illiterate. Pham Gia Do also refuted unicameralism, arguing that it was nothing more than “the tyranny of the majority.” However, most of the congressmen approved of unicameralism. Dao Trong Kim said it was advisable as “centralization and allocation is highly applicable to real-life situations.”

Tran Trung Dung spoke much of citizens’ freedoms which he condemned the government of not bringing to the people. He was interrupted by Pham Van Dong, who said Tran Trung Dung was wrong in his condemnation given the Government was trying to struggle in their foreign policies to preserve independence.

After a great many discussions and debates on every single article, on November 9th 1946, the National Assembly put the first constitution to the vote and it was passed with 240/242 votes in favour. The two votes against it were from Nguyen Son Ha and Pham Gia Do. Nguyen Son Ha voted against the Constitution as it failed to include economic freedom of commerce, while Pham Gia Do reserved his opposition against unicameralism.

President Ho Chi Minh said in his speech, “After more than ten days of hard working, the National Assembly reached a glorious result when the discussion process was completed. Although the constitution may not be perfect, it declared to the world that Vietnam is now an independent nation-state, the people of Vietnam now enjoy all freedoms (…), Vietnamese women are now equal to men as citizens enjoying such freedoms.

As the war was expanding, the National Assembly, though voting the Constitution through, decided not to submit it to a referendum. They also agreed that the Constitution would not be issued or enforced immediately. The vote for the establishment of People’s Parliament (once every three years, as stated by the 24th Article) was also delayed.

Despite that all, the 1946 Constitution is of a great value as it was drafted and passed in a democratic way by a democratically-elected National Assembly. It affirms all people’s right to freedom, right to be the master of their country, and demonstrates Ho Chi Minh’s thoughts of national liberation, independence and freedom.  Pham Duy Nghia, Ph.D. in laws, once described it as a constitution of which “every single word, every single sentence echoes the voice of the people,” in an interview by Tuoi Tre (Youth) newspaper. Associate Professor Le Mau Han gave another appraisal when he said, “We are much indebted to the 1946 Constitution.”

--------
Photo: Candidates for the first session of the National Assembly in a meeting to present themselves to the public at the Hanoi University of Science and Technology. (Thong tan Publishing House)

Note: Vietnam has four constitutions to date: 1946, 1959, 1980, 1992, and one constitutional amendment of 2001. The current one which is subject to reform is the 1992 Constitution. Its revision draft, compiled by and at the will of the ruling Communist Party, is expected to be ratified by the communist-dominated National Assembly in October 2013.