Tuesday, 27 August 2013

Công an Việt Nam và bá quyền Trung Quốc

Mọi so sánh đều khập khiễng, tuy nhiên quan hệ giữa bá quyền Trung Quốc và Việt Nam có một vài khía cạnh rất giống với quan hệ giữa Nhà nước công an trị và người dân Việt Nam.

Điểm tương đồng thứ nhất là, trong cả hai mối quan hệ ấy, luôn luôn có một bên hành xử kiêu ngạo, hiếu thắng, hung hãn, bất chấp mọi thủ đoạn để giành phần lợi, phần thắng về phía mình; còn một bên nhược tiểu, yếu đuối, thụ động.

“Nhất định thắng”

Trước hết ta nói về Trung Quốc. Dẹp bỏ tinh thần quốc gia chủ nghĩa, tránh tất cả những yếu tố có thể “kích động hằn thù dân tộc”, thì vẫn phải xác định rằng Trung Quốc mang nặng tư tưởng của kẻ bá quyền, và trên thực tế, chúng ta cũng thấy đầy đủ các điều kiện để họ trở thành bá quyền: Trung Quốc có sức mạnh quân sự; Trung Quốc là nước lớn trong một khu vực châu Á vô chính phủ, không nước nào tin nước nào (cụ thể là Đông Nam Á); Trung Quốc coi sự tồn vong của mình là quan trọng nhất. (1)

Tư tưởng bá quyền của Trung Quốc thể hiện đặc biệt rõ ràng trong quan hệ với Việt Nam. Một nhà ngoại giao Việt Nam từng tiết lộ với báo chí, đại ý rằng Trung Quốc không bao giờ chịu nhường Việt Nam một điều gì; trong mọi cuộc tranh cãi, đấu khẩu, Trung Quốc bao giờ cũng phải là bên nói câu cuối cùng. “Báo chí bạn thường xuyên có những bài nói xấu ta… Tờ Hoàn Cầu từng làm một điều tra thăm dò ý kiến độc giả về “suy nghĩ của bạn về người Việt Nam”, với những câu “gài” rõ rệt: Bạn cho người Việt Nam là thế nào? A. Vong ân bội nghĩa. B. Độc chiếm biển Hoa Nam. C. Tham lam… rồi cuối cùng mới tới D. “láng giềng hữu nghị”, “bốn tốt””.

Vị cán bộ này cho biết thêm: “Mà phương án “láng giềng hữu nghị” cũng chỉ có không phẩy mấy phần trăm đánh dấu vào thôi. Trong khi đó thì báo chí ta quán triệt rất tốt đường lối chung…”.

Gián điệp mạng ở Trung Quốc. Biếm họa của John Overymer. 
Nguồn: Newsart, The Star. 

“Báo chí bạn”, ở đây bao gồm cả báo chính thống (truyền thông quốc doanh, ví dụ như tờ Hoàn Cầu) lẫn phi chính thống (mạng xã hội, blog, ví dụ như Sina). Khi cần “chiến” với Việt Nam, Trung Quốc sẵn sàng huy động tổng lực cả hai loại. Thật là giống với cách làm của… công an Việt Nam, hay nói đúng hơn, với Nhà nước công an trị ở Việt Nam: Khi cần “đấu tranh với các thế lực thù địch”, Nhà nước huy động cả các cơ quan ngôn luận chính thức như báo Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, An Ninh Thủ Đô v.v. lẫn đội ngũ dư luận viên phủ sóng trên mạng bằng hàng chục blog và hàng nghìn comment từ mỉa mai, khiêu khích tới mạt sát, chửi rủa.

Tất cả chỉ cho thấy sự hiếu thắng đến điên cuồng như một côn đồ vị thành niên, thay vì hành xử một cách trưởng thành và có trách nhiệm, ở bá quyền Trung Quốc và công an Việt Nam.

Xin lỗi ư? Hoang đường

Trong lịch sử hàng nghìn năm đô hộ, kéo dài sang hàng chục năm khống chế, can thiệp, xung đột vũ trang dưới thời hai chính quyền cộng sản, Trung Quốc chẳng bao giờ xin lỗi Việt Nam một lời. Tương tự, từ ngày thành lập ngành đến giờ, công an Việt Nam cũng không có tiền lệ xin lỗi dân. Nói cách khác, trong quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc không bao giờ sai, và công an Việt Nam cũng vậy trong quan hệ với nhân dân.

Từng có hàng chục vụ dân thường bị hành hung, đánh đập, thậm chí bị thiệt mạng trong đồn công an. Và đó chỉ là những vụ mà dư luận được biết, thông qua báo chí hoặc truyền thông mạng, rất có thể còn hàng trăm trường hợp bị đòn oan, chết oan, không ai hay. Nhưng cho dù thế nào thì ngành công an đều không bao giờ xin lỗi. Trung tá Vũ Văn Ninh, kẻ gây ra cái chết “vì không đội mũ bảo hiểm” của ông Trịnh Xuân Tùng (tháng 2-3/2011), và cấp trên, đều chưa từng một lần công khai xin lỗi gia đình nạn nhân.

Trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn năm 2011-2012, chỉ có những người dân bị bắt, bị bóp cổ, bẻ tay, đưa về đồn hoặc về trại phục hồi nhân phẩm, rồi bị xử lý về tội “gây rối trật tự công cộng” mà không cần bằng chứng. Ngược lại, chưa từng có một nhân viên công lực nào bị xử lý hoặc phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra những vụ bạo lực nhằm vào dân thường trong các cuộc biểu tình ở Việt Nam suốt từ năm 2007 đến nay. Đơn giản vì công an không bao giờ sai.

Bạo lực dưới mọi hình thức đều phải bị lên án và trừng phạt. 
Nhưng bạo lực do công an gây ra, thì không!

Tương tự như Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam, công an trong quan hệ với người dân cũng mang nặng tư tưởng của kẻ bá quyền, và thực tế là họ cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành một dạng “bá quyền”: 1. Công an có sức mạnh; 2. Công an hiện giờ là giới mạnh nhất ở Việt Nam, Bộ Công an là một dạng “siêu Bộ”, ở một đất nước trong tình trạng gần như vô chính phủ; 3. Công an coi sự tồn vong của chế độ là quan trọng nhất.

Tình trạng gần như vô chính phủ ở Việt Nam là chuyện có thật. Ngay từ năm 2000, ông Nguyễn Gia Kiểng, một nhà nghiên cứu chính trị người Việt ở Pháp, đã viết trong cuốn Tổ quốc ăn năn: “Hiện nay nước ta đang hỗn loạn, và – hơn thế nữa – đang rất hỗn loạn. Trộm cướp hoành hành như chỗ không người. Buôn lậu có kho nhà nước, tàu chiến, xe tăng. Móc ngoặc, tham nhũng, hối mại quyền thế trở thành một nếp sống. Cây rừng, bờ biển, danh lam thắng cảnh, ngay cả di tích lịch sử, bị phá hủy một cách vô tội vạ. Chưa kể loạn sứ quân, bắt người tuỳ hứng, giam giữ, tra tấn…”.

Trong bối cảnh đó, công an, với sức mạnh về chính trị, kinh tế, vũ lực, quả thật có thừa điều kiện để trở thành một thứ “bá quyền”, kiêu binh, đầy hung hăng, kiêu ngạo và hiếu thắng.

Ứng xử với bá quyền

Điểm tương đồng thứ hai, xuất phát từ điểm tương đồng kể trên, là: Trong quan hệ giữa kẻ bá quyền và nạn nhân, không có chuyện bên yếu cứ nhún nhường, nhịn nhục, thì bên mạnh sẽ buông tha.

“Một điều mà những quốc gia nạn nhân cần đặc biệt lưu ý, là không có sự mặc cả giữa bá quyền và đối tượng của bá quyền. Nói cách khác, tham vọng bá quyền của một nước lớn sẽ không bao giờ dừng lại… Nước nhỏ không thể thỏa thuận với nước lớn rằng sự bành trướng của nước lớn sẽ chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó để không ảnh hưởng tới nước nhỏ. Bá quyền luôn không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để có được bá quyền, không thể thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần, một phần hoặc toàn thể, của những kẻ bị bá quyền” (trích “Chủ nghĩa bá quyền và cách ứng xử của Việt Nam”).

Tham chiếu vào quan hệ giữa công an và người dân ở một xứ công an trị, chúng ta sẽ thấy: Người dân ở một nước công an trị đừng tưởng rằng cứ chấp nhận “thôi thì nhịn một tí cho nó xong việc” mà những viên công an lạm quyền kia sẽ buông tha cho họ.

Trong chính trị quốc tế, học giả Frederick Schuman viết rằng, “nước càng yếu thế về kinh tế - quân sự, thì càng phải phát triển sức mạnh ngoại giao và sự liên kết với các nước khác. Điều tối kỵ là một quốc gia vừa nhỏ yếu vừa bị cô lập trên thế giới”. Một học giả khác, người Việt Nam, TS. Vũ Hồng Lâm (Alexandre Vuving) nhận định, nếu những sức ép mà Trung Quốc gây cho Việt Nam được dư luận quốc tế quan tâm thì điều đó sẽ khiến Trung Quốc phải cân nhắc hơn trong quan hệ với Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc lại luôn muốn tự vẽ mình như một nước lớn thân thiện. (2)

Trong quan hệ công an - công dân, kinh nghiệm ứng xử cũng tương tự: Không có sức mạnh, không có khả năng sử dụng vũ lực, người dân thấp cổ bé họng càng phải biết phát triển sự đoàn kết, liên kết với nhau, cũng như phát huy vai trò của truyền thông (không nhất thiết chỉ truyền thông quốc doanh). Điều tối kỵ là vừa nhỏ yếu vừa lẻ loi, cô độc, không được dư luận biết đến. Thực tế cho thấy, các nạn nhân càng im lặng và bị cô lập, thì càng bị đàn áp mạnh, bởi khi đó những kẻ lạm quyền không hề thấy bị đe dọa hay có sức ép phải chịu trách nhiệm nào.

Nói đơn giản là, càng thiếu sức mạnh quân sự, càng phải khôn khéo về ngoại giao - chính trị. Càng yếu về thể chất, càng phải to mồm. Nếu những việc làm sai trái, lạm quyền của công an bị phơi bày ra dư luận, thậm chí dư luận quốc tế, thì điều đó sẽ khiến công an phải chùn tay, nhất là khi chế độ luôn muốn vẽ mình như một chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Tuy vậy, tất nhiên, sự “to mồm” phải dựa trên nền tảng kiến thức; và ở đây, kiến thức đó là sự hiểu biết về pháp luật, chính trị, ngoại giao v.v. Trung Quốc tuy giữ tham vọng bá quyền, nhưng vẫn còn phải nể nang luật pháp quốc tế chứ không đến mức ngang ngược như thể một mình một cõi. Và công an Việt Nam cũng vậy, luôn muốn dư luận tin rằng họ làm đúng pháp luật – cho dù đó là thứ luật được vẽ ra để phục vụ chế độ đi chăng nữa. Kiến thức, nhất là kiến thức về luật, chính trị, xã hội, luôn là điều tối cần thiết đối với các nạn nhân của kẻ bá quyền.

Giữa một người không hiểu biết về chính trị, pháp luật, do đó yếu thế và run sợ trước bạo quyền, và một người đàng hoàng, hiểu biết, ít nhất là biết quyền của mình khi đối phó với những kẻ ngạo ngược, chúng ta nên chọn là ai hơn? Và kẻ bá quyền/ kiêu binh sẽ thích “bắt nạt” ai hơn? Câu trả lời có lẽ đã rõ ràng.

----------

Chú thích:

(1) Theo John Mearsheimer và Kenneth Waltz, hai học giả có những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế – tức là trường phái lý thuyết cho rằng các nhà nước, quốc  gia không thể là bạn, mà luôn phải cạnh tranh để giành lợi thế, giành ảnh hưởng và quyền lực như một cách tự vệ trong thế giới hỗn loạn và bất an. Bá quyền tồn tại khi: 1. Các siêu cường là những nhân vật chính, những tay chơi chủ chốt trong hệ thống chính trị quốc tế vô chính phủ; 2. Các siêu cường có sức mạnh quân sự; 3. Không nước nào có thể tin vào nước nào; 4. Các quốc gia coi sự tồn vong của mình là quan trọng nhất; 5. Các quốc gia hành xử một cách duy lý nhằm tối đa hoá khả năng sống sót của mình.

Từ “vô chính phủ” ở đây được hiểu là tình trạng hỗn loạn, không có trật tự của thế giới, không có một nhà nước, một siêu chính quyền nào đảm bảo trật tự chung.

(2) BBC, 2009

Saturday, 24 August 2013

Know Your Rights (1): Taking Police's Photographs

  • Translated by Dương Ánh Hồng

In an evening of late August, 2009, I was “urgently arrested” at a café in the central of Hanoi for “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens”, violating Article 258 of the Penal Code.

I still remember the full name of the police officer who read the arrest warrant with a threatening face and suppressive voice. Also, I cannot forget how stuck and helpless I was getting on the following days. I even burst into tears in the interrogation room for I did not know how to prove my innocence, and I could not understand why I was involved in a “national security” issue. I, sometimes, was pale-faced and trembled with fear at the thought of being convicted of so many serious crimes for which how long I would be sentenced in prison…

On those days, I never thought that I would be one of the people signing in Statement 258 of the Network of Vietnamese Bloggers four years later, demanding for the abrogation of Article 258 to demonstrate Vietnam’s Human Rights Council candidacy commitment.

However, there is one matter I have thought about over and over so far, that is, laws must be a tool to protect the right to freedoms of the citizen, not the regime; and, the citizen must understand the basics of laws, meaning understanding his/her own freedom rights or else he/she will be repressed, or in common speech, “bullied” by the State.

The more events in which the police and security officers abusing power for their benefits to put the society and citizens at a disadvantage I witness, the more I realize that background knowledge of politics, laws and concepts such as rule of law, human rights … have been becoming urgent needs for all of us. Know your rights. Know how to apply laws as a device for self-protection. And, know how to reject an defective law system.

To the extent of my knowledge, I have made my best effort to act beyond my ability, that is, to publicize simple writings on laws and human rights, attached to concrete situations in real life, so that we will altogether learn about a broad, complicated and extremely essential field in improving the society.

What I am writing here, for sure, is not a universal truth, so the question remains open for readers’ comments and conclusion.

The story today begins with a recent event in which I have been involved to some extent.

* * *

TAKING PHOTOGRAPHS OF A POLICE OFFICER

Situation

On Friday, 9 August, 2013, a police officer coming to my house as appointed with my mother on phone before. My mother did not know her, whereas I knew her but was not in Vietnam for I was staying in Bangkok to participate in handing Statement 258 to international organizations there.

Despite the rain, she arrived on time. Apart from my mother and her, there were some of my friends who are bloggers in my house. The conversation focused on me and my job. The atmosphere was calm. However, some time later, one more blogger, Nguyen Chi Duc, appeared. He held the camera and shot a picture of this police officer.

Then she got angry and insulted Duc as “being uneducated” for taking photo without any consent. To dissuade her action, my mother said, “Here we are in my house, so who prohibits him from taking a photo of his friends?” Still, the woman kept furious, scolding and eventually left my house. Later she called my mother and said, “If you continue to invite Doan Trang’s friends to your house like this time, you will cause bad problems to your daughter.”

Photo by Nguyen Chi Duc 
(aka. Dong Hai Long Vuong, the Dragon King of the East Sea)

Question

The question is: In this situation, is the behavior that Nguyen Chi Duc took a picture without consent considered as a wrongdoing or not?

My answer is as followed:

Nguyen Chi Duc did not need to ask for permission in advance before taking a picture of the police officer, because Duc was recording images of an officer of a civil authority which receives tax from citizens to perform an official duty, in details, to question a citizen.

Duc’s action lies within scope of supervising activities of a civil authority and an officer of that authority, which is legitimate (regulated in Article 53 of Constitution “The citizen has the right to participate in the administration of the State and management of society”) and in conformity with the spirit of laws “the citizen has the right to take any action which is not prohibited by laws”, “the citizen has the right to supervise the activities of authority officers.”

Supposedly, the police officer argues, “I go to Doan Trang’s house just to visit her family, not to be on my official duty. The action that Nguyen Chi Duc took a picture of me, hence, obviously violated Article 31 of the Civil Law in terms of the right of an individual to his/her own picture”.

My answer is: Security and police officers (referred to as police) have sought to circumvent the phrase “to undertake a mission” by using euphemisms such as “to have an informal meeting” or “to have a coffee and discuss”, meaning nothing serious. To clarify the meaning of “an informal meeting”, however, there are three points as below:

  • First, for an informal meeting, it is required to get agreement as well as goodwill from the citizen. In addition, the conversation must not be related to any information which caused disadvantage to either the citizen’s side or the third party.
  • Second, for an informal meeting, the police officer shall not introduce himself/herself as an authority officer. And, during the conversation, he/she absolutely does not have the right to exploit and use information collected (if any) for any purpose.
  • The last but most important is that, the citizen has the right to refuse such a kind of informal meeting offered by the police officer.

All the information clears up that the police officer’s visiting on that day aimed at conducting her mission; consequently, it is legal to take a picture of her without any consent.

Image courtesy of AFP.

Quotes

“The behavior of filming or taking pictures lies within scope of the citizen’s rights in terms of supervising the activities of the police. Accordingly, using camera to record images of the police is a completely legitimate action” (as per Senior Lieutenant-General Le The Tiem’s answer in an interview conducted by Tuoi Tre Newspapers, article dated 4 December, 2010, available at: http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/414203/quay-phim-chup-anh-la-quyen-cua-dan.html)

“Pressurizing/ Putting relatives and friends under psychological crisis is a basic and familiar tactic of the police, especially applied to people who are supposed to be political dissidents. Ironically, there are very few citizens who know how to cope with such “underworld” trickeries employed by forces under the green cloak. Sometimes, people are so fearful to be aware that they are not involved in the issue at all, so there’s no reason to report the police about their children or friends. As a matter of fact, the more they are nervous, the more information the police exploit from them” (as per jurist cum journalist Trinh Huu Long).


Sunday, 18 August 2013

9X ơi!

Hai 9X Nguyễn Thu Trang và Vũ Thuỳ Linh. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Ở tuổi 21, đứng trước toà án của Đảng (tôi nói thế, vì ông/bà chánh án nào ở nước ta mà chẳng là đảng viên), cô gái Nguyễn Phương Uyên dõng dạc: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xét xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!”. Đố ông bà chánh án nào cãi được lập luận này đấy.

Cách đấy mới nửa tháng, một 9x khác, Nguyễn Anh Tuấn, đã đến gặp Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Nhân quyền để trao bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam, kêu gọi Nhà nước sửa đổi luật pháp để chứng tỏ cam kết cải thiện nhân quyền. Cũng 9X đó, tháng 4/2011 đã làm một sự kiện “động trời” gây khó chịu cho Bộ Công an: làm đơn tự thú để “được” đi tù vì vi phạm Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).

Một 9X nữa, Nguyễn Thu Trang, đàng hoàng và tươi tắn xuất hiện tại Đại sứ quán Mỹ và Thuỵ Điển để trao Tuyên bố 258 và trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam với quan chức hai toà đại sứ. Em là bạn của một loạt 9X khác, những người đã đứng ra tổ chức lớp học tiếng Anh, chính trị, xã hội dân sự… các đề tài mà không bao giờ các em nhận được sự giáo dục-đào tạo thoả đáng ở nhà trường XHCN. Có phải vì tính chất “nổi loạn” tiềm ẩn, hay nói cách khác, sự khao khát tự do đó ở các em, mà công an vừa mới đây đã phải tổ chức một cuộc bố ráp bất thình lình vào phòng học của các em?

Đã, đang, và sẽ có những 9X như thế. Trẻ trung, phơi phới, thông minh, tràn đầy nhiệt tình và ước mơ đóng góp vào sự thay đổi, tạo sự thay đổi. Họ làm tôi tin tưởng vào tương lai của Việt Nam lắm. “Đất nước bên bờ sóng” này chẳng thể nào sụp đổ được nếu vẫn còn có những con người như họ. Ít nhất, họ đã dám đứng lên đòi quyền của mình – quyền được cất lên tiếng nói, quyền được tham gia, quyền có thông tin. Họ không chờ tới khi bạc đầu mới lớn tiếng khẳng định trước Đảng các giá trị dân chủ, tự do…

Ai đó có thể than thở rằng thế hệ trẻ ngày nay sao mà vô cảm, ích kỷ, tàn nhẫn, bạc bẽo. Có thể số đông là như vậy. Nhưng vẫn còn có một thiểu số 9X sẽ làm nên tương lai của dân tộc.

Từng có những dư luận viên và những nhân viên an ninh nhún vai, mai mỉa: “Chỉ là một nhúm người hằn học và bất mãn, chống phá. Chẳng làm được cái gì”. Ồ, cái nhúm người này là thiểu số thật đấy, nhưng chúng ta hãy thử nhìn xem, có sự thay đổi nào, có cuộc cách mạng nào mà không bắt đầu từ một thiểu số?

Yêu các bạn lắm, các bạn 9X “thiểu số” ạ.



Born in 1990s

Before the communist court (thus I wrote because every chief justice in this country must be a member of the ruling Communist Party), 21-year-old female student Nguyen Phuong Uyen said firmly, “I don’t need commutation. I just need the court to judge and place guilt correctly. I strongly believe that that opposing the Communist Party does not mean opposing the country and the people. You can’t identify the former with the latter.” It must be a big challenge for any jugde to reject her arguments.

Just two weeks before, another “born in the 1990s” youth, Nguyen Anh Tuan, visited the United Nations High Commissioner for Human Rights to submit Statement 258, signed by a network of Vietnamese bloggers, urging the Vietnamese government to amend laws to demonstrate its commitment in improving human rights. It was this young man who, in a shake-up for the Ministry of Public Security in April 2011, sent a “confession” to the Ministry, requesting them to arrest him for his having violated Article 88 of the Vietnamese Penal Code, on “propagating against the state.”

Another “born in the 1990s”, Nguyen Thu Trang, made her trip to both the United States Embassy and the Swedish Embassy to hand in Statement 258 and discuss human rights issues in Vietnam. Her friends, also born in the 1990s, held classes in English, politics and civil society studies, subject matter on which they never receive adequate education in the system of communist schools. Was it their potential rebellious spirit, or their inherent desire for freedom, that caused the police to recently launch a raid against their classroom?

There have been and will be such “born in the 1990s” people. Young, brilliant, full of life and of aspiration to change or help change, they make me confident of the future of Vietnam. This country will not collapse as long as it has people like them. At least, they stood up for their rights – to express, to participate, and to access information. They will not wait until their hair turns grey to be vocal about democracy and freedom rights.

Some people may complain how apathetic, selfish, heartless and ungrateful the young generation today are. They may possibly be so. But there is still a minority of the “born in the 1990s” who will build the future of this nation.

Some Party-hired cyber warriors and security officers may scoff with a shrug, “Those young people are just a handful of discontented, hostile and resistant losers. They cannot do anything significant.” Well, admittedly this handful of people may account for a small minority. But let us look back on history and see whether there has ever been any change, reform or revolution that did not originate from a minority.

Love you so, my minority of the “born in the 1990s.” 

Wednesday, 14 August 2013

Hãy biết quyền của mình (2): Chống bắt giữ tùy tiện

Tình huống

Vào 19h30 ngày thứ ba, 13/8/2013, một nhóm 6 bạn trẻ đang cùng học tiếng Anh ở một căn hộ trong ngõ Giếng Mứt (phố Bạch Mai, Hà Nội), thì chủ nhà gọi điện cho bạn Trần Quang Trung (là người thuê nhà), bảo xuống mở cửa. Trung xuống nhà, vừa mở cửa thì có hai người lạ mặt ập vào, một trong hai kẻ này bóp cổ Trung để khống chế, kẻ còn lại giật điện thoại của Trung.

Sau đó, có khoảng 20 người – dáng vẻ như dân phòng, công an mặc thường phục – xông vào nhà, kéo lên gác, bắt mọi người xuất trình giấy tờ và bỏ hết điện thoại đặt lên bàn. Trong số đó, chỉ có một người mặc đồ công an. Họ cầm theo ba máy quay phim, chĩa vào mặt nhóm bạn trẻ, ghi hình liên tục.

Một bạn trẻ, tên là Thùy Linh, lên tiếng yêu cầu toán người xuất trình giấy tờ và dừng quay phim, nếu không họ có thể bị kiện về tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Song, không ai trong số những kẻ đột nhập xuất trình giấy tờ. Một bạn trẻ khác, Hồ Đức Thanh, rút điện thoại định gọi cho bạn thì trong số người đột nhập, một kẻ hét lên: “Tôi là dân phòng ở đây, hôm nay tôi đến kiểm tra tạm trú tạm vắng, yêu cầu anh ngồi im”. Do Thanh không chịu “ngồi im”, nên đồng chí “dân phòng” này xông vào giật điện thoại của Thanh, xô đẩy và làm vỡ một tấm kính trong nhà.

Tới 20h30, tất cả nhóm bạn trẻ bị áp giải về công an phường Trương Định. Tới nơi, công an phường yêu cầu mọi người bỏ điện thoại và máy tính ra để niêm phong, “tạm thời thu giữ, làm việc xong sẽ trả”. Mỗi chiếc điện thoại đều được đựng trong phong bì niêm phong, lấy chữ ký giáp lai của mọi người. Mỗi máy tính cũng đều được dán băng dính niêm phong và lấy chữ ký giáp lai.

Một người mặc thường phục bảo công an phường lập biên bản tạm giữ số đồ đạc, có người giao, người nhận và người làm chứng. Công an phường làm theo. Các bạn trẻ không biết biên bản ghi những gì, không ký và cũng không được giữ bản nào.

Sau đó, toàn bộ máy tính, điện thoại, biên bản đều bị mang đi. (Biên bản không có chữ ký của người bị thu đồ mà chỉ có chữ ký của công an và người làm chứng của phía công an). Còn cả nhóm thì bị chia nhỏ để “làm việc”: Người bị đưa về công an quận Hai Bà Trưng, người bị thẩm vấn ngay tại công an phường Trương Định. Các câu hỏi xoay quanh: nhân thân, tại sao biết lớp học tiếng Anh này, tham gia lâu chưa, ai tổ chức, giáo trình ai soạn, nội dung có liên quan gì đến chính trị-pháp luật không, mọi người có tham gia tổ chức chính trị nào không, có biết anh A, chị B… không, v.v.

Cuối cùng mọi người được thả ra, nhưng một số máy tính và điện thoại vẫn bị giữ.

Nguồn ảnh: ẩn danh

Vấn đề

Câu hỏi đặt ra là: Việc làm của cơ quan công quyền (nếu thực đó là cơ quan công quyền) có gì sai luật?

Câu trả lời: Đây là một trường hợp điển hình của việc “bắt giữ tùy tiện”.

Bắt giữ tùy tiện là hành vi bắt giữ người mà không có chứng cớ về việc người đó phạm tội, và/ hoặc hành vi bắt giữ người được tiến hành không đảm bảo trình tự, thủ tục pháp lý.

Việc nhóm người tự xưng là công an (trong đó chỉ có một người mặc đồ công an, và không ai xuất trình giấy tờ chứng minh thân phận của họ) ập vào nhà bắt nhóm bạn trẻ về đồn, vào ban đêm, mà không có lệnh bắt, chính là “bắt giữ tùy tiện”, vì không kèm theo chứng cứ phạm tội mà cũng không đảm bảo thủ tục pháp lý, chẳng hạn, thiếu lệnh bắt.

Theo Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự:
  • Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
  • Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. (…)
  • Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã (…).

Nhóm công an (cứ giả sử họ là công an thật) bắt các bạn sinh viên về đồn vào ban đêm, tịch thu tài sản (điện thoại và máy tính) mà không có lệnh bắt, trong khi đó, tất cả các bạn đều hoàn toàn không phạm tội quả tang, không thuộc diện truy nã. 

Như vậy, đã đúng là “bắt giữ tùy tiện” chưa, thưa cái gọi là cơ quan công quyền? Các vị có nhận thức được sai phạm của mình không?

Các sai phạm khác của CA

Trong vụ bắt người tùy tiện tối 13/8, cơ quan công an còn vi phạm Điều 31 Bộ luật Dân sự về “quyền của cá nhân đối với hình ảnh” khi họ dùng camera ghi hình các bạn trẻ: Công dân có quyền đối với hình ảnh của mình; việc sử dụng hình ảnh của công dân phải được công dân đồng ý. 

Tham chiếu với bài trước (“Chụp ảnh công an”), chúng ta thấy nổi lên một nguyên tắc: Công dân có quyền quay phim, chụp ảnh nhân viên công lực; nhưng ngược lại thì không! Ở đây, phía công an đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tóm lại là lạm dụng sức mạnh của họ để ghi hình các công dân.

Cơ quan công an vi phạm cả Điều 142, 143 và 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự khi họ khám xét, tạm giữ đồ đạc của nhóm bạn trẻ mà không hề có lệnh khám xét, lệnh bắt hay quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can. (Trình tự pháp luật là: Phải có “khởi tố” thì mới có “vụ án”, và phải có “vụ án” thì mới có bị can và việc thu giữ các đồ vật là “vật chứng và tài liệu có liên quan đến vụ án”).

Cuối cùng, cơ quan công an còn có dấu hiệu vi phạm Điều 124 Bộ luật Hình sự, “Tội xâm phạm chỗ ở của công dân”: Họ đã khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; phạm tội một cách có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… Tội này có thể bị phạt tù từ một đến ba năm.  


Kỳ 1: Chụp ảnh công an

Còn tiếp

Monday, 12 August 2013

Hãy biết quyền của mình (1): Chụp ảnh công an

BẢN TIẾNG ANH/ ENGLISH

Bốn năm về trước, vào một buổi tối cuối tháng 8, tôi bị “bắt khẩn cấp” tại một quán café ở trung tâm Hà Nội, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Tôi vẫn nhớ rõ họ tên, vẻ mặt hầm hầm đe dọa và giọng trấn áp của viên sĩ quan an ninh đọc lệnh bắt ngày hôm đó. Tôi cũng nhớ tôi đã như thế nào những ngày sau đó: ngơ ngác, ngây ngô, và bất lực. Đã có lúc tôi bật khóc trong phòng hỏi cung vì không biết phải làm sao để cơ quan an ninh điều tra tin rằng mình không làm gì thật, không liên quan gì, và không hiểu tại sao đây lại là vấn đề an ninh quốc gia. Đã có nhiều lúc tôi tái mặt, run lẩy bẩy, vì không biết… tội đâu ra mà lắm thế, sao tôi phạm những tội nghiêm trọng thế, như thế này phải ngồi tù bao nhiêu năm đây…

Vào những ngày ấy, tôi không bao giờ nghĩ rằng bốn năm sau, tôi sẽ là một trong những người ký tên vào bản Tuyên bố 258 của Mạng lưới blogger Việt Nam, yêu cầu Nhà nước xoá bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự để chứng tỏ cam kết khi chạy đua vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Nhưng có một điều tôi vẫn nghĩ suốt từ đó đến nay, và ngày càng nghĩ nhiều hơn: Luật pháp phải là công cụ bảo vệ quyền tự do của người dân, chứ không phải bảo vệ chế độ; và người dân phải hiểu luật pháp ở mức tối thiểu – tức là hiểu các quyền tự do của mình, nếu không họ sẽ bị Nhà nước lợi dụng, trấn áp, nói nôm na là “bắt nạt”.

Càng chứng kiến những vụ việc công an, an ninh lạm quyền để “được việc mình” mà gây thiệt hại cho xã hội, cho người dân, tôi càng thấy những hiểu biết căn bản về chính trị, về luật pháp, các khái niệm như nhà nước pháp quyền, tinh thần thượng tôn pháp luật, nhân quyền, v.v. đã trở thành nhu cầu khẩn thiết đối với chúng ta. Hãy biết quyền của mình. Hãy biết cách sử dụng pháp luật như công cụ để tự bảo vệ. Và khi hệ thống pháp luật đó bất ổn, hãy biết tìm cách bác bỏ nó.

Trong chừng mực trình độ rất hạn chế của mình, tôi sẽ cố gắng, cả gan làm một việc vượt quá sức, là viết những bài viết rất đơn giản về luật pháp và nhân quyền, gắn với các tình huống cụ thể trong đời thực, để chúng ta cùng tìm hiểu về lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và đang cực kỳ cần thiết trong việc cải tạo xã hội này.

Những điều tôi viết chắc chắn không phải là chân lý, và xin để ngỏ mọi khả năng khác để độc giả thảo luận và kết luận.

Câu chuyện hôm nay bắt đầu bằng một tình huống xảy ra mới đây mà tôi có dự phần.

* * *

CHỤP ẢNH CÔNG AN

Tình huống

Vào ngày thứ sáu, 9/8/2013, một nhân viên an ninh đến nhà tôi, như đã hẹn với mẹ tôi trước đó qua điện thoại, gọi là “đến chơi, nói chuyện”. Mẹ tôi không quen biết cô ấy, còn tôi thì biết nhưng lại không có nhà, nói đúng hơn, không ở Việt Nam: Tôi đang ở Bangkok (Thái Lan) để tham gia việc trao Tuyên bố 258 cho một số tổ chức quốc tế đóng tại Bangkok.

Hôm đó trời Hà Nội mưa gió, và cô ấy đã đến nhà tôi đúng hẹn. Ngoài mẹ tôi và cô nhân viên an ninh, trong nhà còn có thêm một số bạn bè của tôi, đều là blogger. Cuộc trò chuyện, tất nhiên, chủ yếu xoay quanh tôi và công việc tôi làm. Không khí hòa nhã. Tuy nhiên, giữa chừng thì thêm một blogger xuất hiện: anh Nguyễn Chí Đức. Anh giơ máy ảnh nhằm vào nhân viên an ninh, bấm “tách”.

Nhân viên an ninh tái mét mặt, nổi giận, mắng anh Chí Đức là “vô văn hoá”, tự ý chụp ảnh mà không xin phép. Mẹ tôi can, nói rằng “đây là nhà tôi kia mà”, “anh ấy thích chụp ảnh bạn anh ấy thì có sao”. Nhưng cô nhân viên an ninh vẫn cực kỳ giận dữ, to tiếng và bỏ về, sau đó gọi điện lại nói với mẹ tôi: “Nếu bác còn mời bạn bè của Đoan Trang đến nữa thì chỉ làm khổ con bác thôi”.

Ảnh: Nguyễn Chí Đức (blogger Đông Hải Long Vương)

Vấn đề

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Hành động chụp ảnh khi chưa xin phép người được/bị chụp của anh Nguyễn Chí Đức có sai không?

Đây là câu trả lời của tôi:

Việc anh Nguyễn Chí Đức chụp ảnh nhân viên an ninh là việc không phải xin phép, và đúng luật. Bởi vì anh Đức đang ghi hình một nhân viên công quyền, nhận tiền thuế của dân để tiến hành một công vụ, cụ thể là đi làm việc với một người dân thường (công dân).

Hành động của anh Đức nằm trong phạm trù giám sát cơ quan công quyền và nhân viên công lực. Nó hợp hiến (Điều 53 Hiến pháp, “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”), và phù hợp với tinh thần pháp luật “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, “công dân có quyền giám sát nhân viên công quyền”.

Nhân viên an ninh có thể lập luận (giả định): “Nhưng tôi chỉ đến nhà bà mẹ của Đoan Trang để chơi, thăm hỏi, nói chuyện cho vui, chứ tôi không làm công vụ. Công dân Nguyễn Chí Đức chụp ảnh tôi là vi phạm Điều 31 Bộ luật Dân sự về quyền của cá nhân đối với hình ảnh”.

Câu trả lời của tôi là: Các nhân viên an ninh, công an (gọi chung là công an) lâu nay thường né tránh yếu tố “công vụ” bằng cách nói rằng họ chỉ “tiếp xúc thân tình”, “mời café, trao đổi” với “đối tượng” mà thôi, không có gì nghiêm trọng. Nhưng có 3 vấn đề ở đây:
  1. Nếu đề nghị gặp gỡ thân mật, vui vẻ, họ phải được sự đồng ý và hưởng ứng cũng vui vẻ như thế của bên kia; và câu chuyện không được liên quan tới những thông tin có thể gây bất lợi cho bên kia hoặc cho một bên thứ ba.
  2. Nếu đề nghị gặp gỡ thân mật, công an không được tự giới thiệu rằng họ là nhân viên công quyền; trong thời gian gặp, tuyệt đối không được khai thác thông tin và không được sử dụng thông tin thu được (nếu có) vào bất kỳ mục đích gì.
  3. Và, quan trọng nhất, khi được/bị công an “mời café, trao đổi”, “tiếp xúc thân tình”, công dân có quyền từ chối.
Toàn bộ thông tin đều cho thấy buổi thăm hỏi hôm đó của nhân viên an ninh chính xác là thi hành một công vụ, và do vậy, nhân viên công quyền hoàn toàn có thể bị công dân chụp ảnh và đưa lên mạng sau đó mà không được hỏi ý kiến trước.

Ảnh: AFP

Trích dẫn

“Việc thực hiện quay phim, chụp ảnh là quyền của người dân và đó là hoạt động thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của người dân đối với hoạt động của cơ quan công an. Do đó người dân sử dụng máy quay phim, chụp ảnh đối với công an không phải là sai phạm” (Thượng tướng Lê Thế Tiệm trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, bài đăng ngày 4/12/2010 tại: http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/414203/quay-phim-chup-anh-la-quyen-cua-dan.html)

“Khủng bố tinh thần người thân và bạn bè là "nghiệp vụ" cơ bản và quen thuộc của những viên an ninh điều tra, nhất là với những người được/bị cho là bất đồng chính kiến với chính quyền. Tiếc rằng không mấy người dân hiền lành nào biết cách đối phó với những thủ đoạn có tính chất "bụi đời chợ Lớn" nhưng khoác trên mình tấm vỏ bọc màu xanh. Đôi khi sự sợ hãi làm cho nhiều người quên mất một điều cơ bản rằng: mình liên quan gì đến việc này mà phải khai báo với mấy ông công an về chuyện của con mình, bạn mình? Hậu quả là, họ càng sợ hãi bao nhiêu, công an càng khai thác họ nhiều bấy nhiêu” (Luật gia - nhà báo Trịnh Hữu Long)

Saturday, 10 August 2013

Tự do báo chí kiểu Việt Nam (Asia Sentinel)


Làm báo ở Việt Nam là một công việc nguy hiểm, chắc chắn vậy. 

Cứ mỗi tuần, ở Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, và ở TP.HCM thì bộ phận phía nam của ban này, lại tổ chức các cuộc họp “định hướng” với lãnh đạo của những tờ báo lớn trong nước.

Không phải là ngẫu nhiên khi tất cả các lãnh đạo báo đều là đảng viên. Quan chức Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an cũng có mặt. Những cuộc họp tương tự diễn ra ở tất cả các tỉnh, và là những cuộc họp điển hình cho thấy hoạt động quản lý báo chí ở Việt Nam hoàn hảo tới mức nào. Tại các cuộc họp này, ai đó ở Ban Tuyên giáo sẽ đánh giá hoạt động của các báo trong tuần vừa qua, biểu dương tờ nào biết phục tùng, khiển trách và đôi khi phạt những tờ nào đi chệch hướng.

Theo kiểu “đứa đập đứa xoa”, hoạt động giám sát của đảng là sự pha trộn giữa khuyên nhủ và thuyết phục với đe dọa và một chút trấn áp. Mặc dù chẳng có cơ sở pháp lý nào, nhưng đảng vẫn xem báo chí như là “lực lượng tuyên truyền”, phải chịu sự hướng dẫn và chỉ đạo của đảng. Có lẽ bản thân đảng cũng hiểu cái sự vô lý của hành động nô dịch hóa này, vốn giẫm đạp lên các nguyên tắc pháp luật và báo chí.

Một mặt, Ban Tuyên giáo chỉ đạo “các đồng chí biên tập, lãnh đạo báo chí” phải đảm bảo rằng các phóng viên ở tòa soạn “được định hướng đầy đủ”, trong khi một mặt khác, đảng lại muốn tất cả mọi người giữ bí mật tuyệt đối về các chỉ đạo của đảng.

Thông tin về sự tồn tại của những cuộc họp hàng tuần như thế, và nội dung của chúng, đôi khi cũng bị rò rỉ ra giới blog – diễn đàn trên mạng nằm ngoài tầm kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2011, hình như các nhà báo đã được chỉ thị là không được đưa tin về chuyện diễn viên Hồng Ánh độc lập tranh cử đại biểu Quốc hội; không được gọi nhà hoạt động bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ là “Tiến sĩ Vũ” – ông Vũ khi đó đang sắp bị xét xử vì tội tuyên truyền chống nhà nước; hạn chế đưa tin về sự cố 9 khách du lịch nước ngoài chết trong một vụ chìm tàu ở Hạ Long, và tránh có các bài điều tra về quyết định xây nhà máy điện hạt nhân của chính phủ.

Phiên xử ông Vũ đã là đối tượng của sự định hướng đặc biệt chặt chẽ. Các nhà báo viết về đề tài này ở các báo lớn đều nhận được một văn bản không con dấu, không chữ ký, ra lệnh cho họ phải ca ngợi tính công minh của tòa án và sự đúng đắn của bản án, và không được mở rộng bình luận, phân tích sâu.

Còn có những cú điện thoại và chỉ thị miệng định hướng cụ thể đến các tổng biên tập về các chủ đề nhạy cảm. Đừng đưa tin về vụ này – họ được dặn như thế; không làm đậm vụ kia, hạn chế viết về các đề tài đó. Do không có bằng chứng vật chất nào về những định hướng như thế, cho nên khi bị chỉ trích là bịt miệng báo chí về chuyện này chuyện nọ, các quan chức của Bộ Thông tin Truyền thông có thể trả lời một cách rất nghiêm túc rằng Việt Nam bị “các thế lực thù địch” vu khống, bôi nhọ.

Trong một đoạn băng ghi âm bí mật, được lan truyền ngay sau một cuộc họp định hướng vào tháng 12 năm 2012, Phó Ban Tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ bị ghi âm là đang chỉ trích báo chí vì đã đưa tin về vụ tàu Trung Quốc cắt cáp địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Các báo có trích nguồn từ tập đoàn dầu khí quốc doanh lẫn Bộ Ngoại giao thì cũng vậy thôi. “Các đồng chí phải làm rõ là tàu Trung Quốc chỉ vô tình gây đứt cáp” – ông Kỷ nói – “chứ không phải là cắt cáp, không chủ ý phá hoại chúng ta”.

Bản ghi âm ngay lập tức bị tung lên các blog bất đồng chính kiến và sau đó lên trang tiếng Việt của BBC. Được đề nghị bình luận, ông Kỷ nói với BBC rằng ông chỉ “trao đổi nghiệp vụ” với các báo thôi.

Rõ ràng Ban Tuyên giáo rất bối rối vì vụ rò rỉ này. Nghe nói vào cuộc họp định hướng tuần sau đó, các nhà báo gần như bị khám người để tìm thiết bị ghi âm lén.

Hệ thống thẻ nhà báo là một biện pháp tinh vi để kiểm soát các phóng viên. Không có thẻ thì không được tiếp cận thông tin. Không có thẻ, phóng viên có thể phỏng vấn thường dân, nhưng đừng hy vọng được gặp quan chức cấp cao, tiếp xúc với đầu mối thông tin ở các cơ quan nhà nước hay đưa tin về các hội nghị, hội thảo chính thống.

Hệ thống này đã vận hành từ lâu. Vào năm 2007 nó được luật hóa bằng một thông tư của chính phủ. Thông tư này chỉ thị cho các quan chức cấp thẻ báo chí phải chứng nhận – như là một trong các điều kiện – rằng người được cấp thẻ nhà báo đã được tờ báo, tạp chí hay cơ quan phát thanh, truyền hình nơi người đó công tác, Sở Văn hóa-Thông tin địa phương và Hội nhà báo chi nhánh địa phương cùng đề nghị cấp thẻ, và “không bị xử lý kỷ luật trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm cấp thẻ”.

Hệ thống thẻ nhà báo minh họa cái ranh giới rất mờ nhạt giữa khu vực nhà nước, đảng cầm quyền và xã hội dân sự của Việt Nam. Bề ngoài báo chí là một định chế xã hội dân sự, và báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình không phải cơ quan công vụ.

Nói theo ngôn ngữ pháp lý, căn cứ Điều 69 Hiến pháp Việt Nam, công dân có quyền “tự do ngôn luận, tự do báo chí; [và] có quyền được thông tin”, nhà nước không có cơ sở nào để quy định việc ai là nhà báo, ai không phải nhà báo, tất nhiên chỉ trừ phi lời hứa đó bị đè bẹp bởi nghĩa vụ của nhà nước ở Điều 33, rằng nhà nước “nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia...”.

Trong mọi trường hợp, Ban Tuyên giáo đều vơ lấy cho mình cái quyền đó, và họ mặc định báo chí Việt Nam là “cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội”. Luật Báo chí Việt Nam còn buộc các nhà báo phải “tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí”.

Kết quả là rất nhiều nhà báo phải chịu sự định hướng của một lực lượng công chức mà năng lực truyền thông dứt khoát là thua xa họ.

Đồng nghiệp cố gắng ghi hình nhà báo Hoàng Khương sau phiên xử.
Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ (?)

Không có thẻ nhà báo, người ta không được coi là nhà báo và có thể bị cấm tiệt khỏi việc tham dự các sự kiện, mà không cần lời giải thích nào và chỉ theo yêu cầu bất chợt của ban tổ chức, cơ quan công an, cơ quan nhà nước.

Chính quyền Việt Nam cố ý tận dụng điều đó. Họ tìm cách gây đối đầu giữa “lề phải” (nhà báo có thẻ) và “lề trái” (phóng viên tự do, bao gồm cả blogger). Không phải lúc nào họ cũng thành công. Bộ máy tuyên truyền và an ninh của đảng biết rõ hơn ai hết về sức mạnh của sự bí mật. Công khai và minh bạch là kẻ thù. Tuy nhiên giờ đây những kẻ kiểm soát thông tin đang phải đối đầu với một mối nguy mới: các nhà báo có thẻ rò rỉ thông tin – những đề tài bị cấm đoán – ra cho các đồng nghiệp của họ ở môi trường blog.

Vào ngày 30-10 năm ngoái, Huyền Trang bị bắt và thẩm vấn trong một đồn công an ở TP.HCM. Khi cô nói rằng cô là phóng viên của Dòng Chúa Cứu Thế, một trang tin của nhà thờ Công giáo, nhân viên công an quát vào mặt cô: “Ai công nhận chúng mày là nhà báo hả? Thẻ tác nghiệp của chúng mày đâu? Một lũ ăn không ngồi rồi, rồi rủ nhau phản động hả?”.

Trang không phải trường hợp duy nhất. Các nhà báo tự do thường bị hạch sách quấy nhiễu, thậm chí hành hung bởi công an hoặc côn đồ. Đơn thư tố cáo, khiếu nại của họ bị phớt lờ bởi vì họ không phải là “nhà báo đang thi hành công vụ” trong mắt chính quyền. Điếu Cày và Tạ Phong Tần hiện đang phải chịu án tù dài dài, chủ yếu bởi vì họ đã thành lập ra “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do”.

Trương Duy Nhất bỏ nghề báo chính thống để làm blogger. Ông bị bắt vào ngày 26-5 vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Nghe tin Nhất bị bắt tạm giam, nhà báo chính thống Đức Hiển bình luận trên trang Facebook cá nhân rằng “vấn đề của một nhà báo là phải có thông tin. Khi thiếu khả năng hoặc cơ hội tiếp cận thông tin thì góc nhìn nếu khác là chửi đổng mà nếu giống là a dua…”.

Bình luận của ông Hiển là không chấp nhận được đối với các blogger bất đồng chính kiến, nhưng phải thừa nhận rằng nhìn từ giác độ chính quyền thì ông đúng. Khả năng tiếp cận thông tin làm nên sự khác biệt lớn giữa nhà báo và blogger, giữa nhà báo có thẻ và nhà báo tự do.

Việt Nam không nằm trong số các nước nguy hiểm đối với nhà báo. Nhà nước không cần phải giết nhà báo để có thể kiểm soát truyền thông, bởi vì nói chung, các nhà báo có thẻ của Việt Nam không được phép làm việc gì để đến mức phải bị giết. Các phóng viên hầu như không độc lập, không điều tra; không có cái gì tương tự như báo chí chống tham nhũng, và do đó, báo chí chẳng gây được mối nguy hiểm nào đối với các nhóm lợi ích.

Một bình luận gần đây trên Anh Ba Sàm – một trang blog đối kháng – cho rằng “Trên đất nước xã hội chủ nghĩa tươi đẹp này, có hai nơi được giữ bí mật như cung cấm. Đó là phòng họp Ban Chấp hành Trung ương/ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, và… nhà tù”. Bình luận hoàn toàn chính xác.

Mọi vấn đề có khả năng làm suy mòn tính chính danh của chính quyền, hoặc đe dọa sự tồn tại của đảng, đều được coi là bí mật quốc gia hoặc được xem như “trường hơp đặc biệt”. Mấy năm gần đây, nổi bật trong các chủ đề này là chuyện quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Báo chí sẽ không bao giờ tìm thấy một văn bản nào cho biết lập trường của đảng đối với các đồng chí Trung Quốc của họ, hoặc một tài liệu nào hướng dẫn việc quản lý báo chí trong vấn đề này. Giỏi nhất thì dư luận cũng chỉ có thể đoán rằng đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, thể hiện qua những vụ xử lý các cơ quan báo chí đi chệch một sợi chỉ đỏ vô hình nào đó, hoặc thể hiện qua công sức các nhà tổ chức bỏ ra để ngăn chặn phóng viên tiếp cận các hội thảo khoa học quốc tế về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, hoặc qua những quy định rằng tin bài liên quan đến biểu tình chống Trung Quốc phải “vạch trần âm mưu của các thế lực phản động lợi dụng lòng yêu nước”.

Báo chí chính thống có thể nhìn thấy rõ hơn sự bất an của chính quyền. Tâm lý bất an đó bộc lộ trong vô số những cú điện thoại gọi tới các tổng biên tập, chủ bút, thậm chí cả tới các phóng viên thường, để nhắc nhở họ mỗi khi có diễn biến mới. Báo chí bị cấm truyền tải sự bất an này tới công chúng, cho dù các độc giả có thèm khát được biết nhiều hơn – về cuộc khủng hoảng đang ngày càng sâu sắc với Trung Quốc – đến mức nào chăng nữa.

Khi cung về thông tin không đáp ứng được cầu, các hậu quả sau đây là tất yếu:

Tin vỉa hè, tin đồn thống trị các diễn đàn. Thuyết âm mưu tràn ngập, chẳng hạn chuyện thường được người ta rỉ tai nhau rằng “đảng đã bán nước cho Tàu”. Phóng viên nào cố gắng duy lý và cởi mở đều muốn có thông tin để họ sử dụng nhằm bác bỏ các tin đồn đó. Quả thật, khi mà báo chí bị cấm đưa tin, viết bài về tất cả những gì họ biết, cùng với việc báo chí bị dội bom “định hướng” bằng hàng loạt tin nhắn, điện thoại gọi đến và các chỉ thị mơ hồ, thì một nhà báo thật sự duy lý sẽ khó mà không tự hỏi mình: “Thật sự thì chính quyền đang làm gì?”.

Việc đưa tin, viết bài về tranh chấp Biển Đông trở thành một thứ trái cấm hấp dẫn đến mức một số báo và nhà báo bị cám dỗ phải vượt qua ranh giới để viết, mặc dù họ có thể chưa chuẩn bị kỹ càng. Tranh chấp chủ quyền vốn dĩ là một chủ đề khó, mà báo chí lại chỉ có rất ít chuyên gia và tài liệu đáng tin cậy để tham khảo.

Do đó, cũng đúng thôi khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, phàn nàn rằng “một số tờ báo có vẻ như xem chủ quyền quốc gia là chủ đề nóng để câu kéo độc giả và tăng doanh số quảng cáo”.

Tít giật gân, những giai thoại không thể kiểm chứng, cùng các “dữ kiện” sai lệch át đi các bài viết có chất lượng. Phóng viên đi tìm các nguồn nhân vật có định kiến nặng chống Trung Quốc. Chất lượng tồi tệ của báo chí chính thống khiến cho chính quyền càng có thêm lý do để bao biện cho việc họ duy trì kiểm soát chặt chẽ báo chí, đặc biệt trong vấn đề khủng hoảng Biển Đông.

Những người bảo vệ chế độ thường lập luận rằng người nào thật sự muốn có thông tin thì đều sẽ có được những câu trả lời rõ ràng, tức là, nếu ai thật lòng lo lắng về khuynh hướng quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc thì phải chăm chỉ học tập hơn. Nói như thế thì chế độ không còn nghĩa vụ nào là phải minh bạch, công khai thông tin trong quan hệ của họ với công luận hay với báo chí quốc gia nữa.

(Tác giả Phạm Đoan Trang là phóng viên không có thẻ nhà báo. Một phiên bản dài hơn của bài viết này đã được đăng tải làm ba phần trên blog của cô, www.phamdoantrang.com vào tháng 6 năm 2013.)