Saturday, 21 September 2013

Trao đổi với Hoàng Thị Nhật Lệ và Đông La về Tuyên bố 258

Trịnh Hữu Long

Tôi đọc các bài viết, bài trả lời phỏng vấn của blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và bài viết “Đoan Trang – tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ” trên blog của tác giả Đông La với nhiều cảm xúc và suy nghĩ đan cài. Bài của Đông La sau đó được đăng trên báo Văn Nghệ ngày 19/9/2013 nhưng tôi chưa được đọc bản này. Thực tiễn sinh hoạt chính trị ở Việt Nam đang ngày càng đa sắc, và tôi chắc sẽ là sự hối tiếc lớn cho bất cứ nhà sử học nào có ý định nghiêm túc về việc lưu giữ lại những tháng ngày sôi động này cho hậu thế.

Tôi là người không phản đối nhóm Tuyên Bố 258 hay nhóm Phản Bác Tuyên Bố 258. Họ đều đang thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình. Ngay cả các dự luật được trình Quốc hội thông qua cũng có người bỏ phiếu thuận, người bỏ phiếu chống, thì việc một tuyên bố chính trị của nhóm 258 bị phản đối là bình thường.

Với tư cách là một người ủng hộ “Mạng lưới blogger Việt Nam” và Tuyên Bố 258, tôi muốn trao đổi lại với blogger Hoàng Thị Nhật Lệ  và tác giả Đông La về một số lập luận của họ mà tôi cho là chưa thỏa đáng, để góp thêm một ý kiến vào cuộc tranh luận sôi nổi này.

Vấn đề mạo danh, tiếm danh và đại diện

Cả Nhật Lệ và Đông La đều cho rằng, một nhóm nhỏ blogger ký vào Tuyên bố 258 đã mạo danh “mạng lưới blogger Việt Nam”, tùy tiện xem mình là đại diện của cộng đồng blogger Việt Nam (trong đó có họ) để làm những việc mà họ cho là sai trái.

a) Trước khi đi vào phân tích lập luận này, chúng ta hãy khảo sát nhanh một số hành vi tương tự với hành vi của nhóm Tuyên bố 258:

- Năm 1921, nhà cách mạng Hồ Chí Minh (có tài liệu nói rằng khi đó tên là Nguyễn Ái Quốc) cùng với một nhóm nhỏ các nhà hoạt động ở các thuộc địa của Pháp đã lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, ra báo “Người cùng khổ” để đấu tranh cho quyền của các dân tộc thuộc địa. Bốn năm sau, ông cùng với, cũng một nhóm nhỏ các nhà hoạt động khác, lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”. Không có dữ liệu lịch sử nào cho thấy nhân dân các dân tộc thuộc địa, dân tộc bị áp bức hay những người cùng khổ phản ứng với các tên gọi này.

- Ngày 11-3-1951, Đảng Lao động Việt Nam, khi đó là một nhóm không nhỏ, khoảng 760.000 đảng viên, trên dân số Việt Nam khi đó là khoảng trên 23 triệu người, lập ra một tờ báo lấy tên là “Nhân Dân” và tự nhận là “tiếng nói của nhân dân Việt Nam”. Hành vi gần tương tự cũng xảy ra với báo Người Hà Nội, Người Cao Tuổi, Phụ Nữ Việt Nam, Doanh Nhân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đài tiếng nói Việt Nam và rất nhiều báo đài khác. Mở rộng ra nước ngoài, chúng ta có báo New Yorker (Người New York), People (Dân chúng/Nhân dân), Playboy (Dân chơi),...

- Và cuối cùng, vào trung tuần tháng 9-2013, Nhật Lệ cùng với một nhóm nhỏ các blogger Việt Nam, lập ra, hoặc tự nhận là “Cộng đồng blogger Việt Nam” để phản bác Tuyên bố 258.

Như vậy, nếu chúng ta đồng ý với lập luận của Nhật Lệ và Đông La, thì nhà cách mạng Hồ Chí Minh, Đảng Lao động/Đảng Cộng sản Việt Nam, Cộng đồng blogger Việt Nam và nhiều cá nhân, tổ chức khác đã thực hiện một loạt các hành vi mạo danh, tiếm danh và đại diện một cách tùy tiện, có hệ thống trong suốt gần một thế kỷ qua.

b) Trong khi đó, TẤT CẢ những người viết blog ở Việt Nam (blogger) chưa từng cùng nhau biểu quyết thành lập ra một tổ chức nào của mình, để quyết định việc sử dụng tư cách “blogger Việt Nam” ra sao. Ở Việt Nam chưa từng có một tổ chức nào đăng ký cái tên “mạng lưới blogger Việt Nam”, nhãn hiệu “Mạng lưới Blogger Việt Nam” cũng chưa từng có ai đăng ký bảo hộ. Vậy nếu nói rằng nhóm 258 mạo danh, tiếm danh và tùy ý đại diện cho blogger Việt Nam, thì ai là người đang nắm cái “danh” ấy?

Nếu như có một nhóm, cũng nhỏ, các blogger Việt Nam khác đứng lên tuyên bố ủng hộ “mạng lưới blogger Việt Nam” thì Nhật Lệ và Đông La sẽ phản ứng thế nào?

Bên cạnh đó, lập luận của Nhật Lệ và Đông La cũng sẽ không thỏa đáng khi đặt vào tình huống sau: Một sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài phát biểu trước toàn trường rằng anh ta đại diện cho sinh viên Việt Nam nói riêng và đồng bào Việt Nam nói chung gửi lời chúc mừng năm mới đến bè bạn quốc tế. Anh ta có tư cách đại diện không? Anh ta có mạo danh, tiếm danh của ai không? Nếu câu trả lời là Có, thì ai là người có tư cách thưa anh ta ra tòa?

Nhóm nhỏ cá nhân không được phép liên hệ với sứ quán?

Blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La cho rằng, một nhóm nhỏ cá nhân không thể tùy tiện liên hệ với đại sứ quán nước ngoài, vì đó là việc “quốc gia đại sự” và phải thông qua Bộ ngoại giao mới được tiến hành.

Bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức nảy ra câu hỏi: Những cá nhân muốn xin visa, học bổng du học và nguồn tài trợ từ các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam có được tự ý thực hiện không? Hay cần phải thông qua Bộ Ngoại giao?

Ngược dòng lịch sử, chúng ta dễ dàng tìm thấy những việc làm tương tự như việc nhóm 258 đã làm:

- Ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành cùng với một nhóm nhỏ những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, đã gửi đến Hội nghị hòa bình Versailles một văn bản có tên là “Yêu sách của nhân dân An Nam” (được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc) gồm 8 điểm, bao gồm các yêu cầu dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Nếu lập luận của Nhật Lệ và Đông La là đúng, thì việc này phải thông qua triều đình Huế và chính phủ bảo hộ ở Đông Dương.

- Trong suốt quãng thời gian từ 1920 đến 1941, Nguyễn Ái Quốc đã liên tục tự ý liên hệ với các tổ chức nước ngoài như Đảng xã hội Pháp, Đảng cộng sản Pháp, Quốc tế II, Quốc tế III; hoặc với chính phủ nước ngoài như Liên Xô, mà không thông qua triều đình Huế hay chính phủ bảo hộ Pháp ở Đông Dương. Đến đầu năm 1945, trước khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã liên hệ với chính phủ Mỹ và nước này đã cử 8 nhân viên tình báo nhảy dù xuống Việt Bắc để huấn luyện cho Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

(Xin nói rõ, tôi không đánh giá Hồ Chí Minh và những việc làm của ông cách đây cả thế kỷ là chuẩn mực hay không là chuẩn mực cho việc làm của người Việt Nam ngày nay, mà chỉ có ý liệt kê những sự việc cùng tính chất để so sánh và tranh luận)

Điều lớn nhất tôi băn khoăn là văn bản pháp luật nào quy định công dân Việt Nam muốn liên hệ với đại sứ quán nước ngoài để trao tuyên bố về việc cải cách pháp luật ở Việt Nam lại cần phải thông qua Bộ Ngoại giao? Văn bản nào cấm công dân Việt Nam tự ý làm việc đó?

Trao Tuyên bố 258 cho sứ quán nước ngoài là cầu viện nước ngoài?

Cả blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La đều cho rằng, việc nhóm 258 trao Tuyên bố 258 cho các sứ quán và tổ chức nước ngoài là hành động cầu viện nước ngoài.

Riêng điều này, tôi đồng tình với Nhật Lệ và Đông La. Hành động trao Tuyên bố 258 cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài chính là hành động kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của Mạng lưới Blogger Việt Nam, như chính trong tuyên bố này họ đã đề cập. Trong một thế giới toàn cầu hóa, việc tranh thủ sự ủng hộ quốc tế phục vụ cho mục đích của mình là hoàn toàn bình thường.

Hãy đọc thêm những tư liệu sau đây để biết rõ hơn về hoạt động “cầu viện nước ngoài” mà Việt Nam đã từng tiến hành trong lịch sử:

- “...Chúng tôi yêu cầu Hợp Chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi” (Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman ngày 16-2-1946).

-  “Mọi thắng lợi của Đảng ta và nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc…” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.10).

-  “Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tiếp nhận từ năm 1965 đến 1972, các nước XHCN đã giúp Việt Nam khoảng hơn 7.000 quả đạn tên lửa SA-75 và 180 Hồng Kỳ, gần 5.000 khẩu pháo cao xạ các loại, gần năm triệu viên đạn pháo cao xạ, hơn 400 máy bay chiến đấu MIG-17, 19, 21, K6, hàng trăm ra-đa tiên tiến, hiện đại; gần 4.000 chuyên gia quân sự phòng không của Liên Xô”  (Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam  - Nguyễn Văn Quyền – Báo Nhân Dân điện tử, đăng ngày 3-12-2012).

Hơn nữa, nhóm 258 trao tuyên bố cho Liên Hợp Quốc – nơi Việt Nam là thành viên đầy đủ, và các đại sứ quán của các nước mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao, chứ không trao cho Al-Qaeda. Đây là những tổ chức và quốc gia mà chính phủ Việt Nam thường xuyên “cầu viện” bằng những đề nghị tài trợ, hỗ trợ lên tới hàng chục tỷ USD và vô số hoạt động hỗ trợ khác, trong đó có cả hoạt động hỗ trợ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền – tương tự như nhóm 258 đã làm.

Cầu viện nước ngoài không phải là việc xấu, trừ khi nó được sử dụng cho mục đích xấu, ví dụ: tham nhũng.

Trao Tuyên bố 258 cho sứ quán nước ngoài là sự sỉ nhục quốc gia?

Blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La đều bày tỏ sự bức xúc với việc Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho các đại sứ quán nước ngoài và cho rằng đây là hành động sỉ nhục quốc gia.

Sự bức xúc này là có thể hiểu được và trong một chừng mực nào đó, chúng ta nên đồng ý với nhau rằng, có một sự khác biệt lớn trong hệ giá trị quốc gia của chúng ta, nhất là trong buổi giao thời, quá độ này của lịch sử Việt Nam. Cách chúng ta hiểu về quốc gia, cách chúng ta tự hào về quốc gia là rất khác nhau. Điều này không chỉ do sự khác biệt giữa các cá nhân, mà còn do sự xô đẩy của nhiều xu hướng chính trị khiến cho cách chúng ta hiểu về lịch sử và hiện tại bị méo mó và thiên lệch theo nhiều hướng.

Tuy vậy, chúng ta cần phân biệt giữa khái niệm quốc gia và khái niệm chính quyền. Tuyên bố 258 nhắm tới việc vận động quốc tế gây sức ép để chính quyền Việt Nam bãi bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự, mà họ cho là gây tổn hại đến quyền con người của người dân Việt Nam. Đây không phải là tuyên bố phê phán quốc gia Việt Nam, mà là phê phán chính quyền Việt Nam.

Vậy phê phán chính quyền Việt Nam là sỉ nhục quốc gia? Nếu lập luận này là đúng, thì căn cứ vào những dữ liệu tôi đã nêu ở các phần trên, Hồ Chí Minh đã sỉ nhục quốc gia trong ít nhất một nửa cuộc đời mình, kể từ khi ông tham gia cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908 và bị đuổi học. Ngày nay, nhiều người Việt Nam tự hào vì Hồ Chí Minh đã đấu tranh cho niềm kiêu hãnh của dân tộc, chứ không phải là sỉ nhục quốc gia. Nhiều người khác, dù đồng tình hay phản đối Hồ Chí Minh, đều không thể phủ nhận rằng Hồ Chí Minh, bằng cách phê phán chính quyền Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, đã đấu tranh cho một Việt Nam tốt hơn, chứ không phải là sỉ nhục Việt Nam. Lý do nào khiến cho Hồ Chí Minh được coi là niềm tự hào, còn nhóm 258 bị coi là một sự sỉ nhục?

Nhóm 258 đã chống lại pháp luật Việt Nam, chống lại Quốc hội?

Trong bài viết “Đoan Trang – tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ”, tác giả Đông La cho rằng: “... nhóm Đoan Trang đã sai và chống lại luật pháp Việt Nam, bởi Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy bị bắt vì phạm pháp chứ không phải vì họ ‘đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ’”.

Đến đây chúng ta cần phải xem xét lại khái niệm “bị bắt vì phạm pháp”. Hồ Chí Minh đã từng bị bắt ít nhất hai lần vào năm 1931 ở Hồng Kông và năm 1942 ở Quảng Châu – Trung Quốc, đều với lý do “phạm pháp”. Các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Văn Kiệt đều từng bị bắt và tống giam với lý do tương tự.

Chúng ta hẳn cũng từng nghe qua câu nói của mục sư Martin Luther King: “Đừng bao giờ quên rằng, tất cả những gì Hitler đã làm ở Đức đều là hợp pháp” (nguyên văn: “Never forget that everything Hitler did in Germany was legal”). Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là hàng triệu cái chết của người Do Thái và hàng triệu tù nhân của chế độ phát xít Đức đều được Hitler biện minh bằng công cụ pháp luật do chính ông ta đặt ra. Nếu như một người lính của Hitler từ chối thi hành lệnh thảm sát người Do Thái, anh ta có bị coi là “phạm pháp” không? Nếu như một công dân Đức viết bài phê phán chế độ phát xít Đức, ông ta có bị bắt vì tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” không?

Trở lại với Việt Nam, nếu một nhóm blogger Việt Nam ra tuyên bố yêu cầu chính quyền bãi bỏ chế độ độc quyền trên thị trường xăng dầu và điện, hoặc bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người đồng tính, liệu họ có bị coi là “phạm pháp” và bị bắt không?

Cần thiết phải hình dung về khái niệm “bị bắt vì phạm pháp” và khái niệm “pháp luật” một cách đầy đủ trước khi kết luận bất cứ một vấn đề pháp lý nào. Để làm được việc đó, một người nghiên cứu nghiêm túc nhất thiết không thể bỏ qua thông tin sau đây của Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp):

Trong 10 năm, các cơ quan kiểm tra văn bản cả nước đã tiếp nhận, kiểm tra trên 1,7 triệu văn bản, phát hiện trên 50 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau. Riêng Cục Kiểm tra văn bản đã tiếp nhận, kiểm tra trên 27 nghìn văn bản, phát hiện trên 4,8 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.” – Quyết định số 214/QĐ-KtrVB, ngày 23/8/2013.

Nếu nói rằng, hành vi ra tuyên bố yêu cầu bãi bỏ một điều luật là hành vi chống lại pháp luật Việt Nam, thì Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đại biểu Quốc hội là những người chống lại pháp luật Việt Nam một cách thường xuyên, lâu dài, có hệ thống và có tổ chức nhất.

Nếu nói như tác giả Đông La, rằng “việc làm của nhóm Đoan Trang thực sự là hành động chống lại việc thi hành công vụ của không chỉ một cá nhân, một cơ quan mà là Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân Việt Nam!” thì hẳn Đông La đang tát những cú đầy cay nghiệt vào mặt các đại biểu Quốc hội, vốn thường xuyên tiếp nhận ý kiến đóng góp của cử tri về việc thi hành, sửa đổi luật, kể cả trực tiếp tại địa phương lẫn gián tiếp trên báo chí và môi trường mạng.

Lời kết

Khi đọc các bài viết, bài phỏng vấn của blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La, tôi có một sự so sánh tự nhiên giữa hai nhân vật này. Không thể phủ nhận là tôi dành nhiều thiện cảm cho blogger Nhật Lệ, bởi blogger trẻ tuổi này tỏ ra tôn trọng người khác và ít phạm lỗi ngụy biện hơn nhiều so với Đông La. Trong khi Đông La dùng phép ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) đối với nhà báo Đoan Trang và nhóm 258, cũng như viện dẫn những vấn đề không liên quan đến Tuyên bố 258 như vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đắc Kiên để kết luận vấn đề, thì blogger Nhật Lệ đã cố gắng tỏ ra lý lẽ, nhã nhặn và lịch sự.

Tôi không ngạc nhiên khi nhiều người quy kết Nhật Lệ là dư luận viên, nhận tiền của chính quyền để tấn công nhóm 258. Cũng có rất nhiều người tấn công cá nhân đối với Nhật Lệ bằng cách chế giễu giọng nói của cô. Cá nhân tôi cho rằng điều này không thực sự công bằng với Nhật Lệ. Không ai đáng bị chế giễu chỉ vì giọng nói của mình, và tôi cũng không muốn trong xã hội hình thành một định kiến rằng những ai phản đối cải cách đều là kẻ xấu. Nếu phải thú nhận một điều gì đó, tôi sẽ thú nhận rằng nhiều năm về trước, bản thân tôi có nhiều suy nghĩ gần giống như Nhật Lệ, với một thái độ khá tương đồng, và tôi tin là nhiều người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam hiện nay cũng từng mang những đặc điểm của một dư luận viên thứ thiệt. Chúng ta không có lỗi với một thứ nhận thức bị nhồi sọ của mình, chúng ta chỉ có lỗi nếu không chân thành và cầu tiến lắng nghe.

Việc phản đối đôi khi chỉ phản ánh sự khác biệt thuần túy về mặt quan điểm, mà không nhất thiết phải đi kèm với động cơ xấu. Chúng ta muốn có một xã hội đa nguyên và tôn trọng quan điểm cá nhân thì không thể không tôn trọng việc làm của Nhật Lệ và nhóm Phản Đối Tuyên Bố 258, cũng như coi đó như một biểu hiện bình thường của việc thực thi quyền tự do ngôn luận. Bên cạnh đó, nếu nhóm 258 và các cá nhân, tổ chức khác phản đối việc làm của nhóm Nhật Lệ, đó cũng là một việc bình thường nữa.

Mặc dù không đồng tình với nhiều lập luận và thái độ tranh luận mà Nhật Lệ và nhóm của cô thể hiện, tôi không loại trừ khả năng Nhật Lệ là một người trẻ đang có những cố gắng chân thành trong việc bảo vệ những điều mà cô cho là đúng. Đọc bài của Nhật Lệ, tôi không cảm thấy sự ác ý, và thậm chí cảm nhận được nhiều thiện chí của blogger này. Việc làm của cô đã mở ra một diễn đàn có chất lượng đối thoại công khai hiếm hoi mà tôi chứng kiến được sau nhiều năm, giữa những người chỉ trích và những người bảo vệ chính quyền. Đó là một tín hiệu mà tôi nghĩ rằng, cả hai phe đều nên vui mừng. Xã hội chúng ta không cần thêm bất kỳ một “bên thắng cuộc” nào nữa, mà đang khát khao sự hòa giải và yêu thương.

Tôi không có ý định kết luận điều gì qua bài viết này, mà chỉ gợi mở một hướng tranh luận vấn đề, trong vô số các hướng tranh luận xoay quanh Tuyên bố 258. Điều này cố nhiên không có nghĩa là tôi không có lập trường gì trong cuộc tranh luận này, mà chỉ vì tôi nghĩ đôi khi có thể tranh luận theo một cách khác./.


Tác giả Trịnh Hữu Long. 
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Tuesday, 17 September 2013

Gửi một tờ báo

17/9/1990 là ngày thành lập báo Pháp luật TP.HCM.

Tôi may mắn được đến với Pháp luật TP.HCM trong những ngày rất khó khăn của mình, khi mà “di chứng” của thời gian ở trong trại tạm giam vẫn còn đè nặng, khi tôi sống trong tâm lý của một người làm bất kỳ cái gì cũng bị nghi ngờ, và khi bản thân tôi cũng không tin ai được.

Có lẽ chỉ đến khi vào Pháp luật TP.HCM làm phóng viên, tôi mới thấy mình trở lại “là người bình thường”. Tôi nhớ tôi đã sửng sốt và cảm động đến suýt khóc, khi được giao “trực tòa soạn”: “Em ấy à? Em cũng “được” trực à?”. Tôi cũng nhớ tôi đã sung sướng như thế nào khi được phân công đi đưa tin về kỳ họp của Quốc hội, đi phỏng vấn đại biểu Quốc hội. Không ai đề cập đến “quá khứ phản động” (oan) của tôi. Không ai coi tôi như “thành phần phức tạp” trong tòa soạn. Không ai nghi ngờ tôi.

Tháng 9/2010, tôi đã có những ngày rất vui ở Sài Gòn, khi phóng viên ba miền gặp nhau để kỷ niệm 20 năm thành lập báo. Cái cảm giác về tình đồng đội, tình bạn bè, yêu thương nhau như một gia đình, đã trở lại – đó có lẽ là giá trị lớn nhất và niềm an ủi lớn nhất đối với một nhà báo trong hoàn cảnh Việt Nam.

Tất nhiên, sự bình yên là điều không bao giờ một kẻ đã bị coi là “có vết” như tôi có được, hay nói đúng hơn, nó trôi đi quá nhanh. Cũng như bây giờ đây, có lẽ tôi không còn cách nào trở lại báo Pháp luật TP.HCM được nữa. Nhưng không bao giờ tôi có một mảy may nghĩ khác về tòa soạn. Không có Pháp luật TP.HCM, sẽ không có loạt bài về Văn Giang mà tôi đứng tên, cùng những bài viết về Biển Đông, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ Việt - Mỹ, lịch sử Việt Nam, v.v. Tôi vẫn thường nói – điều mà nhiều người có thể nghĩ là tôi khiêm tốn giả vờ, nhưng đó là sự thật: “Chỉ đến khi làm ở Pháp luật TP.HCM, em mới thực sự làm báo và thực hiểu nghề báo ở Việt Nam”.

Những tiếng xì xào, những lời đàm tiếu, thị phi vẫn còn đó. “Mày mà là nhà báo à con mặt l. kia?”, “Cô tốt nghiệp báo chí ngày nào mà tự xưng là nhà báo? Thẻ của cô đâu?”, “Em từ hàng ngon của VietNamNet, giờ bưng bô cho phản động rồi ra nông nỗi này à?”, “Thứ mày xin đi làm CTV còn không đáng, dám tự nhận là nhà báo, không biết ngượng”, v.v. Với tất cả sự nhịn nhục từ lâu nay, xin trả lời những dư luận đó rằng: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (cụ thể là theo Luật Báo chí), tôi không phải nhà báo, vì không có thẻ. Nhưng tôi đã là phóng viên của báo Pháp luật TP.HCM, đã là một thành viên trong ngôi nhà ấy trong những năm tháng “mạt” của báo chí Việt Nam, và tôi đã cảm động đến mức nào khi một bạn đồng nghiệp nói (chat) với tôi rằng: “Cho dù có thế nào, mọi người vẫn coi Trang là thành viên của báo Pháp luật TP.HCM”.

Ngày hôm nay tôi không đến tòa soạn được. Nỗi nhớ mọi người, nhớ quá khứ, nhớ buổi chiều nắng vàng ở Sài Gòn ba năm về trước, nhớ những đêm “nhậu bờ kè” ba năm qua, làm tôi ứa nước mắt. Bao giờ tôi sẽ có lại những ngày đó? Bao giờ “thời mạt” mới trôi qua, để những đồng nghiệp yêu dấu của tôi được sống vì nghề, sống bằng nghề, sống trong sự tự do, thoát khỏi mọi ức chế, ám ảnh về cơm áo gạo tiền, kiểm duyệt?

Bao giờ tôi gặp em lần nữa.
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa…


Hãy biết quyền của mình (3): Ngắn gọn về nhân quyền

Thế giới không phẳng. Các quốc gia đều khác nhau về trình độ phát triển. Cho nên, ở thời hội nhập, trong lúc Mỹ và Tây Âu đã nghĩ sang những vấn đề như bảo vệ môi trường, nguồn gốc loài người, đời sống sau khi chết, sự sống ngoài vũ trụ, v.v. thì Việt Nam và một số nước khác vẫn còn loay hoay với chuyện ý thức hệ, chế độ chính trị, con đường phát triển. Mối “băn khoăn” này được cụ thể hóa, chẳng hạn, thành các loạt bài xã luận “đấu tranh chống diễn biến hòa bình”, “kiên định đường lối xã hội chủ nghĩa”…

Tuy nhiên, điều an ủi là vài năm trở lại đây, trong các lĩnh vực được đề cập, trao đổi, tranh luận ở Việt Nam, đã xuất hiện một chủ đề có tính phổ quát, là nhân quyền. Thế giới thời toàn cầu hóa có rất nhiều vấn đề thuộc diện quan tâm chung, như bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, giữ gìn an ninh, và bảo đảm nhân quyền cho mọi người. Vậy nên, khi có những blogger tham gia dã ngoại để phát Tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ, hay ra bản Tuyên bố 258 yêu cầu Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện pháp luật để chứng tỏ cam kết cải thiện nhân quyền, chúng ta nên coi đó là một sự tiến bộ về nhận thức ở người dân Việt Nam: Cách đây chỉ 4-5 năm thôi, đã có ai có ý thức về khái niệm này đâu.

Tiếc thay, ý thức về nhân quyền chỉ vừa mới được nhen nhóm thì đã vấp phải tầng tầng lớp lớp những ngụy biện, những phát biểu hằn học, những bài xã luận phản động (kiểu như bài “Hãy hiểu cho đúng về nhân quyền” của tướng Nguyễn Văn Hưởng), và hơn tất cả, là hành động nhồi sọ, trấn áp, cốt để mọi người hiểu sai về khái niệm nhân quyền.

Trong khi đó, nhân quyền là khái niệm có thể được định nghĩa một cách đơn giản, rõ ràng, và không ai có thể hiểu khác đi được.

Bạn là người, nên bạn có nhân quyền

Nhân quyền là những quyền mà chúng ta có được bởi vì chúng ta sinh ra là người, dù là người châu Á, châu Phi hay Mỹ Latin cũng vậy.

Nhân quyền không thể được ban cho hay bị lấy đi, nó là của bạn vĩnh viễn từ khi bạn ra đời cho đến khi bạn chết. Chỉ khi nào chết, người ta mới không còn nhân quyền. Cũng không có chính quyền, nhà nước nào “ban” nhân quyền cho bạn được. Nếu có ai “ban” nhân quyền cho bạn thì đó là cha mẹ bạn, hoặc “siêu hình” hơn thế, là tạo hóa.

Nhân quyền không thể bị chia nhỏ. Nó là một tập hợp quyền đi cùng nhau, không có chuyện quyền này ít quan trọng hơn quyền kia, ít thiết yếu hơn quyền kia cho nên có thể “để sau cũng được”. Không có chuyện bạn có quyền sống, ăn no ngủ kỹ, nhưng không có quyền ngôn luận vì lẽ Nhà nước cho rằng tự do ngôn luận thời điểm này chưa cần thiết. Cũng vậy, quyền tự do ngôn luận không thể bị chia nhỏ theo kiểu “anh/ chị nói gì cũng được, phát biểu gì cũng OK, miễn là không cấu kết với ai, không thành tổ chức”.

Nhân quyền là phổ quát và như nhau ở tất cả mọi người. Không có “nhân quyền kiểu phương Tây”, “nhân quyền của nước Việt Nam XHCN”. Nhân quyền là nhân quyền, là những quyền căn bản của con người, ở đâu thì cũng vậy. Nếu nói ở Việt Nam dân trí thấp cho nên phải hạn chế quyền tự do ngôn luận chứ không để thoải mái “như Tây” được, nghĩa là mặc định rằng người Việt Nam thấp kém hơn người phương Tây hay thậm chí không phải là người. Đó chính là thứ tư duy chà đạp nhân quyền. Từ tư duy này, sẽ dẫn đến hành động vi phạm nhân quyền.

Mọi con người đều được hưởng nhân quyền, và song song với đó, đều có nghĩa vụ không xâm phạm nhân quyền của người khác.

Bức ảnh lịch sử: Cưỡng chế đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Nguồn ảnh: báo Hải Phòng và Người Lao Động.

Thế nào là vi phạm nhân quyền?

Vi phạm nhân quyền rất dễ xảy ra, nhất là ở những xã hội mà người dân không có ý thức về quyền của mình như Việt Nam.

Có thể bạn không biết, hoặc không hình dung được rằng rất nhiều hành động xung quanh, trong đời sống của chúng ta, lại chính là sự vi phạm nhân quyền. Ví dụ, cha mẹ hoặc giáo viên đánh một đứa trẻ tức là đã vi phạm quyền của nó. Chúng ta học đại học, nhưng số giờ triết học Mác-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh hay CNXH khoa học quá nhiều so với số giờ các môn chuyên ngành, dẫn đến tình trạng chúng ta không được trang bị đầy đủ kiến thức để hành nghề tốt sau khi ra trường, tức là quyền của chúng ta đã bị vi phạm – quyền được giáo dục thỏa đáng.

Một chuyện trong quá khứ: Năm 2013 này “kỷ niệm” tròn 30 năm chiến dịch Z.30, là chiến dịch khám xét và tịch thu những ngôi nhà hai tầng trở lên bị hàng xóm tố cáo là khá giả, có dấu hiệu làm ăn bất chính. Khởi nguồn từ một chỉ thị mật, không thành văn bản và chẳng căn cứ vào điều luật nào, Z.30 được thực hiện vào năm 1983 tại Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh khác, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh khốn khó. Đó là một trường hợp điển hình vi phạm nhân quyền – quyền sở hữu tài sản – ở Việt Nam.

Những năm gần đây, lịch sử có vẻ tiếp tục lặp lại khi cưỡng chế đất đai xảy ra trên toàn quốc, xuất phát từ việc đền bù không thỏa đáng, nông dân từ chối giao đất và thế là chính quyền huy động nhân viên công lực vào cuộc cưỡng chế. Quyền sở hữu – một trong các quyền con người – đã bị vi phạm.

Còn nhiều, nhiều lắm những vụ vi phạm nhân quyền Việt Nam: từ bắt giữ tùy tiện, cấm xuất cảnh, cấm báo chí tư nhân, đến chính sách công khai phân biệt đối xử (ví dụ, nhà tuyển dụng tuyên bố ưu tiên người có hộ khẩu Hà Nội, ưu tiên ngoại hình đẹp…), v.v. Nhân quyền của một người bị vi phạm, có nghĩa là người ấy không được đối xử như một cá nhân với đầy đủ phẩm giá.

Treat people with respect – “Hãy đối xử với mọi người một cách tôn trọng”. Khi nào chính quyền ý thức được điều đó thì quốc gia mới có dân chủ, và khi nào tất cả người dân đều ý thức được điều đó thì đất nước mới có tự do.

Wednesday, 11 September 2013

Về “Tuyên bố phản bác Tuyên bố 258” – On the “Anti-Statement 258” Statement

Gửi “một bộ phận không nhỏ” các bạn dùng Facebook đang kêu gọi ký tên vào bản “phản bác Tuyên bố 258”.

Các bạn thân mến, với tư cách là một trong những người ký Tuyên bố 258 (nhưng không đại diện cho Mạng lưới), mình xin nói ngay là mình không phản đối việc các bạn làm. Nói đơn giản là, một số công dân có quyền đề xuất Tuyên bố 258, thì một số công dân khác có quyền phản đối, đó chính là thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Nếu các bạn muốn tập trung nhau lại để cất lên tiếng nói của mình với cộng đồng quốc tế, điều đó cũng rất tốt, và cũng là quyền của các bạn.

Chỉ xin các bạn lưu ý một điều: Mong các bạn điềm tĩnh trong việc sử dụng câu từ, đừng chụp mũ “phản động”, “bán nước” cho những người có chính kiến/ quan điểm/ khuynh hướng chính trị khác các bạn, nhất là đừng cổ vũ bạo lực, bắn giết, “đập chết”, nghe… hung hãn và khát máu lắm!

Thực thi tự do ngôn luận khác xa với việc vu khống, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, kích động bạo lực, mong các bạn lưu ý giùm.


* * *

To the group of bloggers who are collecting signatures for the “Anti-Statement 258”

Dear friends,

As a member of the Network of Vietnamese Bloggers, who signed Statement 258, I would like to explicitly state that I am not against you or what you are doing. Simply put, when some citizens have the right to give their statement, some other citizens have the right to protest at it, and that is how we all exercise freedom of expression.

Also, if you want to gather in groups to voice your opinions to the international community, you can certainly do so. It is your right, and it is good, too.

However, I would much appreciate you using language in a peaceful and polite way rather than libeling as “anti-state”, “traitor” those who do not share your political views. Please do not ever incite violence or call on people to “kill those treasonous bloggers” as it sounds so savage and bloodthirsty.

Just you know that exercising freedom of expression is totally different from committing libel or inciting violence.

Tuesday, 10 September 2013

Know Your Rights (2): Say No to Arbitrary Arrest and Detention

  • Translated by Dương Ánh Hồng

Situation


At 19.30 Tuesday, August 13, 2013, while a group of six young persons were studying English in an apartment at Gieng Mut Alley, Bach Mai District, Hanoi, the landlord called Tran Quang Trung, a tenant, asking him to open the door. Right after that, two strangers stormed into the house. One of them strangled Trung’s neck whereas the other snatched the cell phone out of his hand.

Later there were about twenty persons looking like plainclothes civil defenders and police officers burst into the house, going upstairs, checking ID cards, and demanding the youth group to put their cell phones on the table. There was only one person in police uniform. They brought three camcorders, pointing them at the young people and continuously recorded their images.

Thuy Linh, a young girl of the class, asked those officers to show their ID cards and stop filming, or else they would be sued for illegally raiding the citizen’s house. Nevertheless, no one of them showed their ID cards. When Ho Duc Thanh, another young person, withdrew his cell phone and intended to call his friend, an officer screamed out, “I am a civil defense officer and I am here to check your residence card. Sit still!” Since Thanh did not “sit still” as required, this person snatched his cell phone, pushing him and making a piece of glass in the house broken.

At 20.30, the youth group was escorted to the police station of Truong Dinh ward, where all detainees’ cell phones and laptops were sealed off, as said, “for temporary confiscation and would be returned after investigation”. Each cell phone and laptop was separately sealed off and had the owner’ signature on it.

As requested by a plainclothes officer, a policeman took the property confiscation minutes which included deliverer, receiver and witness. However, the detainees totally did not know what was written in the minutes. They even did not sign and keep any copy of the minutes.

Afterwards, all the laptops, cell phones and minutes (included signature of police and witness of the police side only, not detainees’ signature) were taken away. The youth group was separated for interrogation. Some were escorted to Hai Ba Trung District, some in custody in Truong Dinh District. The interrogation mainly focused on questions as follows: how their personal record was, the reason why they got to know the English class, how long they had been participating in the class, who organized the class, who designed the program, whether the program was related to politics/laws or not, whether they joined in any political organization or not, whether they know Mr. A / Ms. B or not…

The young persons were finally released. Yet, some laptops and cell phones were still kept by the police.



Question

The question is: Is there anything wrong with the public authority body’s action? (assuming that they belong to a public authority body).

The answer is: This is a typical case of “arbitrary arrest and detention”.

Arbitrary arrest and detention are the arrest or detention of an individual without any criminal evidence, and/or the arrest or detention in which there is no proper due legal process.

The behavior that a group of people calling themselves “police” whereas there was only one person in police uniform and no one showed ID card raided the house at night and escorted the young persons to the police station without any proof or even an arrest warrant is exactly a typical case of “arbitrary arrest and detention”.

As pursuant to Article 80 of the Criminal Procedure Code:
  • “An arrest warrant must be clearly inscribed with the date, full name and post of the warrant issuers, the full name, address of the arrestee and the reason for the arrest. Arrest warrants must be signed by the issuers and stamped.
  • The executors of arrest warrants must read the warrants, explain the warrants, rights and obligations of the arrestees, and make minutes of the arrests.”
  • “It is forbidden to arrest persons at night, except for cases of urgent arrest, arrest of offenders red-handed or arrest of wanted persons.”
The police officers (supposing that they are police officers) arrested the youth group at night and confiscated their properties (laptops and cell phones) without an arrest warrant although they are neither offenders red-handed nor wanted persons.

For all the above-mentioned reasons, it is exactly “arbitrary arrest and detention”, isn’t it?

Other wrongdoings made by the police officers

In the incident of arbitrary arrest and detention in the evening of August 13, the police officers violated Article 31 of the Civil Law in terms of “the right of an individual with respect to his/her picture” when using camcorder to record images of the young persons. An individual has rights with respect to his/her own picture. The use of a picture of an individual must have the consent of such person.

With reference to the previous article (Taking Police’s Photographs), we got to know that the citizen has the right to take photographs of a public authority; but the opposite is not true, or a public authority is not allowed to take photographs of the citizen.

In this story, ironically, the police abused their position and power to record personal images of citizens.

Furthermore, the policemen infringed Article 142, 143 and 145 of the Criminal Procedure Code when they raided and confiscated the young persons’ properties without an arrest warrant or even a prosecution decision. (The legal procedure is: “a prosecution” must be followed by “a criminal case”, and a “criminal case” must be followed by the action of confiscating properties which is “evidence relevant to the criminal case”).

In addition, there is a sign of the police officers’ violating Article 124 of the Penal Code as regards “infringement upon citizens’ places of residence”. Indeed, they illegally raided the citizen’s house and abused their position and power to contravene the law in an organized manner, which shall be subject to a sentence of between one to three years of imprisonment.

Bản tiếng Việt 

To be continued

Saturday, 7 September 2013

Về Tuyên bố 258 - On Statement 258

Liên quan đến Tuyên bố 258 (do Mạng lưới Blogger Việt Nam đưa ra ngày 18/7/2013) và bài viết gần đây của nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước (Giới trẻ blogger Việt không cúi đầu trước bạo quyền, đăng ngày 2/9/2013 trên trang web của nhóm), xin được phát biểu – hoàn toàn với tư cách cá nhân, không đại diện cho bất kỳ ai khác – như sau:

1. Theo chỗ tôi biết, Tuyên bố 258 là sáng kiến của một tập thể các blogger Việt Nam, không phải là sáng kiến của cá nhân ai. Tập thể này vẫn đang tiếp tục mở rộng thông qua việc tiếp tục nhận thêm chữ ký vào Tuyên bố.

2. Cho đến giờ, những gì Mạng lưới Blogger Việt Nam đã làm, theo đánh giá chủ quan của tôi, đều là việc hoàn toàn bình thường, không có gì gọi là “công trạng”, “thành tích” ở đây, cho nên với tôi, không tồn tại khái niệm “cướp công”. Nói đơn giản là: Đã có công gì đâu mà cướp?

3. Riêng với tin đồn rằng đảng Việt Tân đứng sau Tuyên bố 258, thì theo tôi đó là tin thất thiệt do cơ quan an ninh tạo ra để gán một hình ảnh tiêu cực cho các blogger chính trị Việt Nam, khiến mọi người sợ hãi và xa lánh Tuyên bố 258, Mạng lưới Blogger Việt Nam nói riêng, cũng như những người viết trên mạng nói chung.

Viết như vậy, tôi cũng không có ý đánh giá đảng Việt Tân, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng việc chụp mũ "Việt Tân" vốn là một chiêu mà an ninh Việt Nam vẫn hay sử dụng để trấn áp.

4. Cuối cùng, nếu có bất kỳ blogger nào cảm thấy muốn, hoặc thực tế là đã tham gia vào Mạng lưới Blogger Việt Nam, đã/ đang/ sắp ký Tuyên bố 258…, cá nhân tôi rất mong những blogger như thế hay tham gia thật thoải mái, vui vẻ.

Bạn thân mến, bạn hãy tin rằng đó là việc làm bình thường và tốt đẹp. Nó không phải là một “công lao to lớn”, một “chiến thắng hoàng tráng”, nhưng cũng chẳng phải hành động “vi phạm pháp luật”, “làm phản”, “chống đối Nhà nước”, “phá hoại đất nước”, v.v.

Tuyên bố 258 là sự thể hiện mong muốn Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện pháp luật theo hướng tôn trọng nhân quyền, và cải thiện nhân quyền trên thực tế, để xứng đáng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016. Việc đem Tuyên bố 258 đến các tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao các nước ở Việt Nam là sự lên tiếng của Mạng lưới Blogger Việt Nam, bày tỏ mong muốn đó và phản ánh tình hình nhân quyền Việt Nam đến cộng đồng quốc tế.

Và nếu bạn thật sự tin và có nhu cầu muốn nói rằng “tôi chính là người đã làm việc đó”, “tôi là người khởi xướng/ thực hiện”, “tôi đã có đóng góp”… thì bạn hãy cứ nói như vậy đi.


ON STATEMENT 258

Personal comments regarding Statement 258, released by the Network of Vietnamese Bloggers on July 18, 2013, and the article “Young Vietnamese Bloggers Don’t Submit to Oppressive Regime”, published on September 2, 2013 by the Young Patriots of Vietnam group

Firstly, as far as I am concerned, Statement 258 was initiated by a network of Vietnamese bloggers rather than any individual. This network has been expanding by continuing to receive more bloggers’ signatures to the Statement.

Secondly, what the Network of Vietnamese Bloggers has been doing so far, in my personal assessments, is very ordinary. There is nothing made that should be called “merit” or “achievement”, so to me, there is nothing made that could be “hijacked”. Simply put, there has been not any revolution to hijack.

Thirdly, regarding the rumours that Viet Tan, the political party in exile, stood behind Statement 258, I believe this baseless rumour is created by communist public security forces for the purpose of discrediting and alienating Statement 258 and the Network of Vietnamese Bloggers in particular, and net writers in general.

I do not mean to give any jugdement or comment on the Viet Tan, rather I just wish to stress that linking dissidents with Viet Tan or libeling them as Viet Tan is a tactic most often used by Vietnamese security forces to justify their suppression.

To the best of my knowledge, the Network of Vietnamese Bloggers aims to advocate freedom rights in Vietnam via civil campaigns. For this reason, they are independent and have no formal connection with any political party inside or outside of Vietnam.

Lastly, should any blogger feel the need to, or have actually been involved in the Network, or be going to sign Statement 258, I would much appreciate that blogger being truly involved in a cheerful and joyful way.

My friends, you should believe that the issuance of Statement 258 is a good deed, and the Statement itself is an ordinary thing. It is not “a great achievement”, or “merit”, or “glorious victory”, or “heroic deed by the Vietnamese bloggers”. Neither it is an “illegal”, “perfidious”, “high treason”, or “anti-state” act.

Statement 258 is the expression of the wish that the Vietnamese government would amend laws for more human rights and work to promote human rights in Vietnam so as to deserve the membership of the United Nations Human Rights Council. The submission of Statement 258 to international organizations and diplomatic missions in Hanoi is how Vietnamese bloggers voice their opinions and report human rights issues in Vietnam to the international community.

So, if you truly believe and feel the demand to say, “I am the one who did that,” “I am the initiator,” “I have contributed,” etc., feel free to speak that out. 

Monday, 2 September 2013

"Nói với mình và các bạn": Ta đi bầu cử tự do

Chúng ta đã nghe nói nhiều về giá trị của dân chủ, nhân quyền, tự do. Nhưng, đánh giá như thế nào là dân chủ, “chấm điểm” một nền dân chủ, thì lại đòi hỏi phải có những tiêu chí nhất định, trong đó có một tiêu chí quan trọng là bầu cử tự do tới mức nào. Và đánh giá, “chấm điểm” một cuộc bầu cử, lại cũng đòi hỏi các tiêu chí cụ thể.

Dưới đây là bài thứ 11 trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị. Bài này sẽ bàn về một vấn đề hết sức cụ thể, căn bản của chính trị, nhưng lại là điều mà hầu như không người dân Việt Nam nào hiểu rõ (kể cả người viết bài này) vì chưa từng được trải nghiệm: Thế nào là bầu cử tự do?

* * *

Kỳ 11

TA ĐI BẦU CỬ TỰ DO…


“Ta đi bầu cử tự do
Tìm người xứng đáng mà cho vào hòm”

Câu thơ bút tre này tuy đùa cợt nhưng về mặt chính trị thì nó đúng: Bầu cử tự do nghĩa là người đi bầu (cử tri) có quyền, bằng lá phiếu của mình, đưa người mà họ cho là xứng đáng vào cương vị phù hợp để đại diện cho họ làm một việc gì đấy. Đồng thời, điều đó cũng hàm nghĩa là họ có quyền sử dụng lá phiếu của mình để tống cổ người mà họ cho là không xứng đáng, hoặc không còn xứng đáng, khỏi cương vị nọ.

Bất kỳ nền chính trị nào trong đó người dân có quyền bầu cử tự do – bầu và cách chức lãnh đạo – thì tức là đã đạt một trong các tiêu chí của dân chủ. Xin bạn lưu ý cụm từ “một trong các”: Chỉ bầu cử tự do mà thôi, không đảm bảo dân chủ. Nhưng chắc chắn một nền chính trị không có bầu cử tự do thì không phải là dân chủ. Nói cách khác, bầu cử tự do là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ, của dân chủ.

Mở rộng ra, bạn cũng có thể thấy điều tương tự: Đa đảng không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài, là không có tự do.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn về chuyện đảng phái trong một kỳ khác của loạt bài này. Còn bây giờ trở lại với câu hỏi: Thế nào là bầu cử tự do? Bạn biết không, về cơ bản, có vài tiêu chí sau đây để đánh giá chế độ bầu cử nói chung ở một quốc gia, hoặc một cuộc bầu cử cụ thể nào đó, có tự do hay không. (*)

Bầu cử phải thường xuyên

Các cuộc bầu cử phải diễn ra thường xuyên, định kỳ (và có thể có cả bầu cử bất thường), trong một khoảng thời gian nhất định – khoảng thời gian này dĩ nhiên không được kéo dài, chẳng hạn, nhất định là không thể tới “10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa” và càng không thể là vô thời hạn như ở Bắc Triều Tiên.

Cử tri phải có sự lựa chọn

Với mỗi cương vị cần nhân sự, cử tri phải có ít nhất hai lựa chọn khác biệt. Bạn hãy chú ý cụm từ “ít nhất hai”, “khác biệt”. Bởi vì sẽ là vô nghĩa nếu cử tri chỉ có một lựa chọn duy nhất, hoặc hai lựa chọn na ná nhau.

Nhà khoa học chính trị Austin Ranney đưa ra một ví dụ về sự vi phạm tiêu chí thứ hai này: Suốt 72 năm (1917-1989), Liên Xô thường xuyên tổ chức bầu cử nhân sự vào rất nhiều cơ quan chính quyền, và thường là có tới hơn 90% dân số trưởng thành đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, cử tri không có sự lựa chọn. Trong mỗi cuộc bầu cử vào mỗi cơ quan chính quyền, danh sách đều chỉ có một ứng viên, và cử tri chỉ có thể hoặc là chọn ứng viên đó hoặc là không bỏ phiếu.

Sau khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991) thì nước Nga đã tổ chức được bầu cử “hai ứng viên trở lên”. Ông Ranney cũng viết thêm rằng, hiện “chỉ còn một vài nước vẫn còn bám lấy chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô Viết, đáng chú ý nhất là Cuba, Bắc Triều Tiên, và Việt Nam, là vẫn còn tổ chức bầu cử một-ứng-viên-một-ghế”.

Mở rộng ra, bạn sẽ thấy cái nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên” này hiển nhiên áp dụng cho tất cả các quyết định liên quan tới việc lựa chọn chứ không chỉ trong chuyện bầu cử. Đã gọi là tự do lựa chọn, đương nhiên phải có từ hai phương án trở lên, nếu không thì còn gì là tự do. Thi hoa hậu gia đình giữa bố, mẹ và hai con trai thì còn ai đoạt vương miện vào đây nữa.

Một ví dụ gần đây về sự vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”, là bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp” mà Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân đưa ra. Nó chỉ có một dự thảo duy nhất, trong khi lẽ ra người dân phải có quyền lựa chọn từ ít nhất hai dự thảo hiến pháp trở lên, do ít nhất hai lực lượng khác nhau trong xã hội đưa ra.


Mặt khác, cứ chấp nhận rằng đây là phiếu lấy ý kiến nhân dân về chỉ một bản dự thảo mà thôi, do Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (với các thành viên toàn là đảng viên ĐCSVN) lập ra, thì phiếu này cũng vẫn vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”. Bởi vì nó chỉ đưa ra hai phương án na ná nhau: 1. Đồng ý (hoàn toàn) với nội dung Dự thảo. 2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo (đề nghị ghi rõ…) và có ý kiến góp ý (đề nghị ghi rõ).

Cuối cùng, áp dụng nguyên tắc này vào nền chính trị của chúng ta, bạn có thể thấy ngay: Đa đảng không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài, là không có tự do.

Người dân phải được tự do tiến cử ứng viên

Đây là một tiêu chí quan trọng của bầu cử tự do, và nó đòi hỏi một điều kiện bắt buộc đi trước: Mọi công dân đều phải có quyền thành lập và/ hoặc tham gia đảng phái, để từ đó, có quyền được người khác tiến cử, quyền tiến cử người khác, hoặc quyền tự mình ứng cử mà không cần thông qua đảng phái nào.

Nhìn vào Việt Nam, bạn thấy điều này là bất khả thi. Cho dù bạn có quý và tin tưởng ông hàng xóm của bạn đến mấy đi chăng nữa, cho dù ông ấy có tài đức và ham hoạt động xã hội đến mấy, bạn cũng chẳng biết làm cách nào để đưa ông ấy vào chính trường, làm lãnh đạo, hoặc thấp nhất là vào Quốc hội, “cho thiên hạ nhờ”.

Và cả bạn nữa, giả sử bạn muốn tham gia chính trường Việt Nam, bạn có thể làm gì? Tranh cử đại biểu Quốc hội chăng? Xin bạn vui lòng lưu ý: Ngay cả khi luật pháp cho phép bạn tự ứng cử đại biểu quốc hội, cũng có vô vàn rào cản vô hình khiến bạn không thể đứng ra “chường mặt” với thiên hạ. Bạn có nguy cơ bị gắn nhãn “hoang tưởng”, “háo danh”, “tham vọng hão huyền”…

Các bên phải được tự do cạnh tranh

Có nghĩa là: Các ứng viên phải được tự do vận động tranh cử, còn các cử tri phải được tự do tìm hiểu về ứng viên và tự do thể hiện quan điểm. Tiêu chí này đòi hỏi một điều kiện bắt buộc đi trước: tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Nếu có bầu cử giữa đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, đảng Bia của ông Từ Anh Tú (đạt tiêu chí “hai ứng viên trở lên”), nhưng 700 tờ báo, đặc biệt các cơ quan truyền thông quan trọng như VTV, VOV, hay các báo mà trong tên có từ “nhân dân”, đều chỉ đăng bài ca ngợi “Đảng ta” và/hoặc cương lĩnh của ứng viên “Đảng ta”, thì bầu cử không còn là tự do nữa.

Bush và Al Gore trong cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên, ngày 3/10/2000.
Ảnh: Don Emmert, AFP.

Tương tự, cử tri phải được cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ, về các ứng viên, chẳng hạn họ có quyền biết ông Nguyễn Phú Trọng – ứng viên của đảng Cộng sản Việt Nam – có những năng lực gì, chương trình hành động thế nào, gia cảnh ra sao, thu nhập bao nhiêu, v.v.

Bên cạnh tất cả những cái đó, nếu lực lượng công an cứ sốt sắng nhằm người nào có xu hướng ủng hộ đảng Bia, đảng Dân chủ Xã hội mà đến “thăm hỏi”, “trao đổi”, “vận động”, thì bầu cử cũng không còn ý nghĩa. 

Phổ thông đầu phiếu

Mọi công dân đều có quyền bỏ phiếu, bất kể giới tính, khuynh hướng tình dục (đồng/dị tính luyến ái), sắc tộc, tôn giáo/ tín ngưỡng, thành phần xã hội, v.v. Và, bạn hãy lưu ý là công dân cũng có quyền không bỏ phiếu, không đi bầu. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng người dân lười đi bỏ phiếu đến mức ở một số nước, ví dụ như Úc, chính phủ đã phải áp luật phạt tiền người không chịu tham gia bầu cử.

Việc bỏ phiếu cũng phải xuất phát từ sự lựa chọn sáng suốt và tự nguyện của cử tri, không phải là kết quả của việc họ bị đe dọa, ép buộc hay lừa đảo. Ở ta lâu nay có câu đùa, nhưng cũng đúng sự thật, là: “Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận nhưng không bảo đảm quyền tự do sau ngôn luận”.

“Rút kinh nghiệm” từ đó, bầu cử tự do nghĩa là công dân phải có quyền tự do bỏ phiếu và cả quyền tự do sau khi bỏ phiếu. Giả sử đảng Bia của ông Từ Anh Tú được bình đẳng với đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đi vận động, nhưng cử tri nào ủng hộ đảng Bia cũng nơm nớp lo bị “xử lý” sau bầu cử và do đó họ không dám bầu cho người của đảng Bia, thì bầu cử mất ý nghĩa.

Mọi lá phiếu đều quan trọng như nhau

Điều đó tức là lá phiếu của công dân Từ Anh Tú cũng quan trọng và có ý nghĩa hệt như lá phiếu của công dân Nguyễn Phú Trọng hay công dân Lê Hiếu Đằng. Lá phiếu của ông Trọng không thể được tính ngang giá với hai, ba hoặc nhiều hơn lá phiếu khác.

Chính xác, trung thực, độc lập, minh bạch…

Một điều kiện quan trọng nữa để đảm bảo bầu cử tự do là toàn bộ quá trình hiệp thương (tức là chốt danh sách ứng viên, bố trí ứng viên nào về đơn vị bầu cử nào), kiểm phiếu, công bố kết quả, phải diễn ra chính xác, trung thực. Muốn vậy, hội đồng bầu cử phải độc lập, các thủ tục phân bổ ứng viên, tổ chức bầu cử, kiểm phiếu phải công khai, minh bạch.

Như ở ta, Mặt trận Tổ quốc – cánh tay nối dài của đảng Cộng sản Việt Nam – đứng ra đảm nhận công tác hiệp thương. Và kết quả là một nhà sử học sinh sống ở Hà Nội lại trở thành đại biểu của tỉnh Đồng Nai, hay ông giáo trường Tổng hợp lại làm đại diện của Lạng Sơn… 

----

(*) Cách xác định tiêu chí này dựa theo cuốn Governing (xuất bản lần đầu năm 1958, lần thứ 8 năm 2000, NXB Prentice Hall, Mỹ) của Austin Ranney (1920-2006)


Kỳ 1: Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta