Sunday, 27 October 2013

Sự nguy hiểm của Điều 258

  • Trịnh Hữu Long - Phạm Đoan Trang

Lập luận căn bản mà một số người ủng hộ Điều 258 Bộ luật Hình sự đưa ra là: 258 là điều luật bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; kẻ nào xâm phạm những giá trị ấy thì phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, trái với lập luận căn bản này, 258 lại là một điều luật xâm phạm nghiêm trọng các quyền tự do của công dân, chứ không hề bảo vệ.

Nếu chỉ xét về khía cạnh tinh thần và lý tưởng lập pháp, Điều 258 Bộ luật Hình sự tỏ ra rất thuyết phục. Ta hãy xem:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. (1) Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. (2) Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”
Chung quy lại, điều luật này có nội dung là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân trong xã hội trước các hành vi xâm phạm của người khác. Có vẻ đó là một ý chí lương thiện và đầy tính lý tưởng, một thứ không thể phủ nhận và bất cứ kẻ nào phủ nhận đều đáng bị trừng phạt. Tuy vậy, các quyết định lập pháp không cần đến mạch máu nóng chuyên chở những suy nghĩ giản đơn về sự lương thiện như vậy. Nó cần hơn cả là một tư duy lập pháp, kỹ thuật lập pháp dựa trên nền tảng công lý và khoa học.
Mơ hồ, chung chung – điều tối kỵ trong ngôn ngữ lập pháp
Trong ngôn ngữ pháp luật, có ít nhất một điều mà các nhà soạn thảo phải tránh: sự mơ hồ, chung chung (vagueness). Xem xét các điều khoản còn lại của Bộ luật Hình sự, ta nhận thấy hầu hết chúng đều quy định những hành vi rất cụ thể như giết người, gây thương tích, hiếp dâm, trộm cắp, buôn bán ma túy, nhận hối lộ, bắt giữ người trái pháp luật,... Các điều khoản này nhằm bảo vệ những lợi ích cụ thể của tổ chức và cá nhân trong xã hội. Lẽ dĩ nhiên, pháp luật được xây dựng nên để bảo vệ những lợi ích chính đáng của những thành viên trong xã hội. Vậy thì tại sao lại có hẳn một điều luật sinh ra chỉ để nhắc lại nguyên lý đó? Điều này cho chúng ta thấy phạm vi điều chỉnh của Điều 258 rộng đến mức có tính bao trùm lên toàn bộ hệ thống pháp luật chứ không đơn giản là một điều luật đơn lẻ trong một bộ luật đơn lẻ.
Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự, “tội phạm” được định nghĩa là “hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Khoa học hình sự chia hành vi thành hai loại: hành động hoặc không hành động, chỉ những phản ứng biểu hiện ra bên ngoài của một người. Như vậy, tội phạm là những gì rất cụ thể, chứ không phải là những nguyên lý hay lý tưởng.
Giả sử có một nghị định nào đó quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là tạo ra một môi trường Internet lành mạnh ở Việt Nam. Với tính từ “lành mạnh”, nghị định này trở thành mơ hồ, chung chung, vì nó không chỉ ra được một ranh giới cụ thể giữa những trường hợp vi phạm và không vi phạm. Không có tiêu chuẩn cụ thể nào để phân định “lành mạnh” và “không lành mạnh”. Việc xem phim sex chẳng hạn, có thể bị một người coi là đồi bại, không lành mạnh, nhưng lại là hoạt động có tính chất giải trí hoặc chữa bệnh, v.v. đối với người khác.
Một điều khoản hoặc điều luật mơ hồ, chung chung, nghĩa là nó có phạm vi áp dụng rất rộng trong những trường hợp rất cụ thể.
Điều 258 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân) không có tính từ nào phạm lỗi mơ hồ, chung chung, nhưng nó có một động từ (“lợi dụng”) và một số danh từ (“lợi ích của Nhà nước”) phạm lỗi này.
Nó dẫn đến một loạt câu hỏi:
- Thế nào là “lợi dụng”? Tận hưởng quyền tự do của con người đến mức nào thì bị coi là “lợi dụng”? Tại sao việc thực hiện quyền của mình lại bị coi là lợi dụng?
- Sử dụng, hay nói đúng hơn, tận hưởng, quyền tự do dân chủ đến mức nào thì bị Nhà nước coi là “lợi dụng”?
- Có thể sử dụng các quyền tự do dân chủ để làm những việc gì?
- Lợi ích của Nhà nước cụ thể là gì? Ai quy định lợi ích của Nhà nước? Đã từng có công dân nào nhìn thấy bảng danh sách các lợi ích của Nhà nước để biết đường tránh vi phạm chưa?
Ví dụ, hành động in áo phản đối đường lưỡi bò, chống dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, v.v. của một số người, nếu đã xâm phạm lợi ích Nhà nước thì cụ thể là xâm phạm những gì, quy ra thành tiền là bao nhiêu để nếu có thể thì người phạm tội sẽ đền bù thiệt hại? Công dân Việt Nam có được hưởng quyền tự do dân chủ đủ để... in áo không, và nếu in thì in như thế nào là xâm phạm lợi ích Nhà nước, như thế nào là không xâm phạm?
Điều 258 không có câu trả lời cho các câu hỏi đó. Việc diễn giải hoàn toàn tùy thuộc lực lượng công an và hệ thống tòa án, dưới sự lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của Đảng. Và thế là sự tùy tiện và lạm quyền lên ngôi.
Điều 258 đã bảo vệ được ai?
Một số người bảo vệ Điều 258 cho rằng điều luật này bảo vệ tổ chức và công dân khỏi bị “xâm phạm lợi ích hợp pháp”, và họ suy luận thêm: Đó là bảo vệ tổ chức và công dân khỏi bị vu khống, bị xúc phạm danh dự và nhân phẩm.
Nếu vậy thì họ vướng vào một mâu thuẫn: Bộ luật Hình sự đã có các điều khoản quy định về tội làm nhục người khác (Điều 121) và tội vu khống (Điều 122). Hai tác giả bài viết này không hoàn toàn đồng tình với việc xem xét hành vi làm nhục và hành vi vu khống dưới góc độ hình sự, vì ở đây có dấu hiệu hình sự hóa các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, điều này một lần nữa chứng minh sự chồng chéo và bao trùm của Điều 258.
Thông thường, việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm được bảo vệ bằng Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự 2005 có Điều 37 về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Điều 38 bảo vệ quyền bí mật đời tư; và các quy định về bồi thường thiệt hại.
Luật Báo chí cũng cấm việc đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Điều vô duyên nhất sẽ đến khi Nhà nước bắt giữ một người vì cho rằng họ đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích của một người khác, kết luận điều tra được ban ra, Viện Kiểm sát truy tố, khi ra đến tòa thì người bị hại tuyên bố: Tôi không cảm thấy bị xâm phạm gì cả. Khi ấy, Nhà nước sẽ ăn nói ra sao?
Chừng đó quy định, điều khoản của pháp luật xem ra đã quá đủ cho công dân và tổ chức. Vậy thì, Điều 258 ra đời để bảo vệ ai? Câu trả lời: bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Mà lợi ích của Nhà nước là gì thì lại tùy vào sự yêu ghét và diễn giải của bộ máy công quyền.
Nói cho đúng thì năm 2010, nền tư pháp và an ninh Việt Nam đã tạo tiền lệ sử dụng Điều 258 thay cho các điều khoản pháp luật hiện hành khác để xử lý một trường hợp “nói xấu” người khác. Đó là khi blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt theo Điều 258, vì có hành động viết blog động chạm tới gia đình một ông tướng công an. Vụ bắt giam Cô Gái Đồ Long, do đó, khiến chúng ta tưởng như ông tướng công an đó chính là Nhà nước – bởi nếu ông là công dân thì đã có những điều luật khác để bảo vệ quyền và lợi ích, danh dự và nhân phẩm của ông rồi kia mà.
Như vậy, có thể nói ngắn gọn là: Điều 258 đã được vận dụng để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và công an.
Hàng chục người đã bị bắt vì 258
Trên phương diện lập pháp, Điều 258 bất hợp lý, tùy tiện và xâm phạm quyền công dân như thế. Và trên thực tế, điều luật này quả thật đã được chính quyền lợi dụng để bắt giữ, xét xử và bỏ tù ít nhất 32 người, tính từ năm 2006 đến nay. (*) Trong số này, có một số trường hợp bị bắt vì Điều 258, nhưng về sau được/ bị chuyển đổi tội danh. Điều đó cũng cho thấy công dụng bảo vệ chế độ tuyệt vời của 258: Đôi khi nó là cái cớ ban đầu để công an bắt giữ những người nói/viết những gì mà chính quyền không ưa; cứ bắt giam cái đã rồi sẽ điều tra, nghiên cứu để chuyển đổi tội danh cho phù hợp sau.
- Năm 2006: Đoàn Văn Diên (Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam)
- Năm 2007: Trương Minh Đức (nhà báo tự do), Trương Minh Nguyệt (Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo), Nguyễn Văn Ngọc, Trịnh Quốc Thảo (nhóm Người Việt Nam yêu nước)
- Năm 2008: Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên), Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ). Chuyển đổi tội danh thành Điều 281 Bộ luật Hình sự, “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”.
- Năm 2009: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), Bùi Thanh Hiếu (blogger Người Buôn Gió), Phạm Đoan Trang
- Năm 2010: Lê Nguyễn Hương Trà (nhà báo, blogger Cô Gái Đồ Long)
- Năm 2011: Nguyễn Văn Lía (tín đồ Phật giáo Hòa Hảo)
- Năm 2012: Trần Hoài Ân (tín đồ Phật giáo Hòa Hảo), 22 thành viên của Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn. Các trường hợp thuộc Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn sau này đều được/ bị chuyển đổi tội danh thành Điều 79 Bộ luật Hình sự.
- Năm 2013: Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào (nhà báo), Đinh Nhật Uy (blogger)
Điểm chung lớn nhất giữa các trường hợp bị bắt tạm giam, hoặc bị xét xử và chịu án tù này là: Tất cả đều bị bắt vì tội lạm dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích – chủ yếu là của Nhà nước!
Điều 258 xâm phạm quyền công dân là thế, nhưng vẫn có một bộ phận dư luận ủng hộ, vì sao? Có lẽ tinh thần ủng hộ tuyệt đối đó xuất phát từ tư duy “Nhà nước luôn đúng”. Lối tư duy “Nhà nước luôn đúng” này khiến những người đó tin tưởng và ủng hộ đường lối, chủ trương, chính sách bất kể hay dở, và hằn học với tất cả các ý kiến phản bác hay đặt vấn đề trái chiều.
-------
(*) Danh sách trên đây chỉ bao gồm những trường hợp bị bắt vì Điều 258 mà giới truyền thông (báo chí, blog, mạng xã hội) có đề cập. Trên thực tế, ở Việt Nam có thể còn rất nhiều vụ bắt giữ (tạm giam hoặc tù có án) nhân danh “bảo vệ lợi ích Nhà nước” theo Điều 258 mà ít hoặc không được truyền thông biết đến.
Danh sách được cập nhật vào ngày 13/9/2013, dựa theo nguồn: International Society for Human Rights (ISHR), 2012.

Theo cáo trạng, trong số tang vật của vụ án Đinh Nhật Uy có hai áo thun
ghi dòng chữ "No to U-Line, Yes to UNCLOS". 
Uy chỉ mới tàng trữ, chưa mặc áo, nhưng đã bị khép vào tội 258. Vậy hàng chục người đã từng sản xuất, tàng trữ, mặc loại áo thun nói trên có bị kết tội không?

Thursday, 24 October 2013

Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về cáo trạng và phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy

Ngày 6/9/2013, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Tân An công bố bản cáo trạng đối với Đinh Nhật Uy và sẽ đưa Đinh Nhật Uy ra xét xử vào ngày 29/10/2013. Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) có những nhận định về bản cáo trạng cũng như về phiên tòa sắp sửa diễn ra như sau:

1. Công dân Đinh Nhật Uy đã bị truy tố dựa vào một điều khoản mà nội dung "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" đã:

- Vi phạm Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. 

- Cho phép sự suy diễn tùy tiện, không dựa vào bất kỳ một nền tảng pháp lý, quy định cụ thể nào, với phạm vi áp dụng bao trùm lên bất kỳ sinh hoạt nào của công dân.

- Hình thành một khung cảnh pháp lý trong đó chủ thể bị "xâm phạm lợi ích", tức nhà nước, vừa là bên điều tra, buộc tội (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân), vừa có thẩm quyền xét xử (Tòa án), trong khi chính nhà nước và đảng cầm quyền lại liên tục phủ nhận mô hình nhà nước tam quyền phân lập, duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng trong mọi giai đoạn tố tụng, đồng nghĩa với việc phủ nhận sự độc lập của Tòa án khi tiến hành xét xử.

Một cáo trạng và phiên tòa phán xét dựa trên một điều khoản vi phạm những quy ước quốc tế, đi ngược lại những nguyên lý căn bản của pháp luật, thì không thể kết án bất kỳ một công dân nào. Đối với MLBVN, ngay từ đầu và cả sau phiên tòa xử, Đinh Nhật Uy luôn luôn vô tội.

2. Nếu Tòa án Nhân dân Tân An và hệ thống pháp lý vẫn kết án Đinh Nhật Uy có tội, với nguyên tắc mọi công dân, bao gồm cả đảng viên lẫn lãnh đạo đảng, đều bình đẳng trước pháp luật, Mạng lưới Blogger Việt Nam đề nghị:

- Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố ông Trương Tấn Sang đã "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước" trong việc mạ lỵ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là "đồng chí X", gọi đảng cầm quyền là một bầy sâu...

- Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố ông Nguyễn Phú Trọng đã "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức" trong việc vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam: "Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu. Chạy chỗ nào cũng thấy phải có tiền", trong khi cho đến nay vẫn không có một tập thể lớn nào bị truy tố và chứng minh bởi luật pháp là họ có tội tham nhũng.

- Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố ông Nguyễn Sinh Hùng đã "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước": Ông Hùng nói “Tham nhũng đã len lỏi vào ngay cả lực lượng chống tham nhũng của chúng ta?", trong khi trên thực tế không một ai trong lực lượng chống tham nhũng bị pháp luật kết án.

- Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố tất cả các nhà báo, phóng viên đã "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" khi xuyên tạc, vu khống các tập đoàn kinh tế nhà nước, kết án công dân Việt Nam khi chưa có phán quyết có tội của tòa án, chỉ trích và nói xấu lãnh đạo nhà nước.

- Viện Kiểm sát Nhân dân truy tố tất cả chúng tôi - những blogger Việt Nam đã có những phát biểu, bài viết có nội dung tương tự như những gì Đinh Nhật Uy đã viết, những công dân Việt Nam đã công khai mặc áo thun Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam; No to U-Line! Yes to UNCLOS!; Xóa “đường lưỡi bò” bảo vệ biển đảo Việt Nam... mà hiện đang được xem là những tang chứng về việc Đinh Nhật Uy phạm tội.

3. Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc coi sự kiện truy tố và xét xử Đinh Nhật Uy là một trong những vấn đề cần xem xét trong việc Việt Nam ứng cử để trở thành thành viên của Hội đồng.



Declaration by the Network of Vietnamese Bloggers on the prosecution and trial of Đinh Nhật Uy

Whereas the People's Procuratorate of Tân An City on September 6, 2013 released the indictment against Đinh Nhật Uy and is going to put Uy on trial on October 29, 2013, the Network of Vietnamese Bloggers asserts and declares the following, on the prosecution as well as the forthcoming trial of Uy:

1. Citizen Đinh Nhật Uy is being charged under a law which, by providing for punishment upon “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens”, has:

- violated Article 19 of the Universal Declaration of Human Rights, which stipulates that “Everyone has the right to freedom of opinion and expression. This right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers”;

- allowed an arbitrary interpretation which is not based on any legal framework or any specific regulation and can be applied to any civic action;

- created a legal context in which the alleged victim whose interest is “trespassed on”, ie. the State, is acting as the investigator and the prosecutor (the investigating body and the People's Procuratorate), as well as the judge and jury (as the court), while at the same time this same State and the ruling Party have always rejected principles of separation of power and maintained the monopoly of the Communist Party dictating every stage of the legal proceeding process. This means no independent judiciary during the trial process.

Such a prosecution and trial based on a law that violates international obligations and runs counter to basic principles of law cannot legitimately convict any citizen. The Network of Vietnamese Bloggers, before, during and after the trial, holds the opinion that Đinh Nhật Uy is innocent.

2. If the Tan An People's Court and the entire legal system of Vietnam keep convicting Uy, then the Network of Vietnamese Bloggers, based on the principle that all citizens, including both leaders and members of the Party, are equal before the law, according to Article 52 of the Vietnamese Constitution, requests:

- The People's Procuratorate to charge citizen Trương Tấn Sang, who has “abused democratic freedoms to infringe upon the interests of the State” by offensively calling Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng as “comrade X” and labelling the ruling Party as “a bunch of insects.”

- The People's Procuratorate to charge citizen Nguyễn Phú Trọng, who has “abused democratic freedoms to infringe upon the interests of the State” by defaming the Vietnamese Communist Party, “There are cases of macro corruption; there are also cases of petty corruption which are as annoying as scabies. No matter where you go, you must have money on you,” although to date there has not any organization to be charged and proved guilty of corruption.

- The People's Procuratorate to charge citizen Nguyễn Sinh Hùng, who has “abused democratic freedoms to infringe upon the interests of the State” by saying, “Corruption has penetrated into even our anti-corruption forces,” despite the fact that there has not been anyone in the anti-corruption forces convicted of corruption.

- The People's Procuratorate to charge all journalists who have “abused democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals” by committing libel against state owned corporations, convicting Vietnamese citizens even when there has not yet been any verdict by the court, criticizing and smearing the State's leaders.

- The People's Procuratorate to charge all of us, Vietnamese bloggers who have raised opinions and published articles similar to what Đinh Nhật Uy wrote, Vietnamese bloggers who publicly wear advocacy T-shirts, “Paracels-Spratlys-Vietnam”; “No to U-Line! Yes to UNCLOS”, “Abolish 'the ox-tongue line', defend Vietnam's islands and seas”, all of which have been alleged as evidence of Đinh Nhật Uy's wrong-doings.

3. We urge the United Nations Human Rights Council to deem the prosecution and trial of Đinh Nhật Uy as one of the issues that need considering with regard to Vietnam's candidacy for membership in the United Nations Human Rights Council.

October 24, 2013

The Network of Vietnamese Bloggers



Wednesday, 16 October 2013

Bá quyền văn hóa đe dọa Việt Nam

17/5/2009

Nhìn vào độ chiếm sóng của phim Trung Quốc trên các đài truyền hình ở Việt Nam, nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam bị “đồng hóa” bởi anh bạn láng giềng. Khả năng đó có thật, và nó là biểu hiện của một hình thức bá quyền tinh vi: bá quyền văn hóa - một phần quan trọng trong chính sách bá quyền của nước lớn, một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ.

Giai điệu chủ

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1987...

Tháng 3-1987, Bộ Phát thanh - Truyền hình Trung Quốc triệu tập một hội nghị gồm đại diện của tất cả các đơn vị sản xuất truyền hình khắp cả nước. Tại đây, Bộ cảnh báo về xu hướng "giải trí hóa" phim ảnh trên sóng truyền hình, đồng thời đưa ra chính sách mới: tích cực, chủ động dồn lực sản xuất những bộ phim "giai điệu chủ" nhằm mục đích truyền bá lịch sử, văn hóa, tư tưởng và thẩm mỹ của Trung Hoa tới mỗi người dân Trung Quốc và thế giới.

Chính sách này phân loại phim truyền hình thành một số thể loại chính, nằm trong một khái niệm chung mà Chủ tịch Giang Trạch Dân gọi là "giai điệu chủ":

• Dòng phim về những đề tài mang tính thực tiễn, ca ngợi người tốt việc tốt - gọi chung là phim "thần tượng tuổi trẻ";
• Dòng phim cổ trang, gồm phim lịch sử ("Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Vương triều Ung Chính", "Khang Hy", "Thái Bình Thiên Quốc"…), dã sử ("Tể tướng Lưu Gù", "Hoàn Châu Cách Cách"...)
• Dòng phim gia tộc luân lý ("Mùa quít chín", "Gia tộc Kim Phần"…)
• Dòng phim cách mạng, dựng lại ngữ cảnh thời xưa ("Khát vọng", "Câu chuyện Thượng Hải"…) hoặc tái hiện chân dung những nhân vật nổi tiếng (Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình…)
• Dòng phim hình sự, chống tham nhũng ("Xứng danh anh hùng", "Khống chế tuyệt đối"…)

Những phim này được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt, chẳng hạn ưu tiên chiếu ở các đài địa phương lớn vào giờ vàng.

Đặc biệt, chúng nằm trong kế hoạch tuyên truyền của Nhà nước: Tất cả các phim, chỉ trừ dòng hình sự, chống tham nhũng, đều được hỗ trợ xuất khẩu, nhằm mục đích cao nhất là phổ biến "giá trị Trung Hoa" tới các quốc gia trong khu vực.

Trong số những nước mà Trung Quốc hướng tới, Việt Nam nổi lên như một tiền đồn, bởi "đây là nước Đông Nam Á duy nhất chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thay vì văn hóa Ấn Độ", như lời tác giả Hạo Kiện viết trong cuốn "Phim truyền hình Trung Quốc - nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu loại hình" (NXB Điện ảnh Trung Quốc, 2008).

Phần lớn các phim "giai điệu chủ" đã được giới thiệu ở Việt Nam, khán giả nước ta chẳng xa lạ gì với chúng. Các phim đều được xuất khấu với giá hết sức ưu đãi sang Việt Nam, thậm chí một số phim cho không (như "Khát vọng", "Tây du ký", "Vương triều Ung Chính") theo thỏa thuận hợp tác giữa các đài truyền hình hai nước.

Ồ ạt "xâm lăng văn hóa"

Song song với việc xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, nhất là phim truyền hình, sang các nước trong khu vực mà đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc cũng tiến hành "Trung Hoa hóa" các sản phẩm của những nước này.

Bất chấp việc giới truyền thông Việt Nam đưa tin đậm về những phim hợp tác giữa hai nước như "Hà Nội Hà Nội" hay "Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong", các bộ phim này chưa bao giờ được ưu tiên chiếu giờ vàng trên sóng truyền hình của bất cứ đài nào ở Trung Quốc. Ví dụ, "Hà Nội Hà Nội" chỉ được phát trên đài tỉnh Quảng Tây, Nam Ninh vào lúc… đêm khuya thanh vắng.

Với nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình nổi tiếng đến từ các nước khác, Trung Quốc thực hiện làm mờ tính nước ngoài của chúng. "Vua Kungfu" (Forbidden Kingdom) dù là phim của Mỹ và từ đạo diễn đến quay phim, phục trang đều là người Mỹ, nhưng khi đến đại lục, phim mặc nhiên được giới truyền thông nhào nặn thành sản phẩm Trung Hoa.

Lý Mỹ Kỳ (Maggie Q), mẹ là người Việt, cha mang quốc tịch Mỹ, sinh tại Hawaii, nhưng vẫn bị đa số khán giả Trung Quốc nghĩ là người Hoa

Các ngôi sao châu Á của Hollywood cũng bị "Trung Hoa hóa" tương tự. Khán giả Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung dễ lầm tưởng rằng Dương Tử Quỳnh, Maggie Q. (Lý Mỹ Kỳ - mẹ là người Việt Nam) là người đại lục.

Trung Quốc cũng khéo léo lờ đi chuyện quốc tịch của nhiều diễn viên nổi tiếng trong nước họ: Hầu như rất ít người biết rằng ngôi sao Trương Thiết Lâm mang quốc tịch Anh, Tư Cầm Cao Oa là người Thụy Sĩ, Ninh Tĩnh là người Pháp, còn mỹ nhân Chương Tử Di gốc gác Hong Kong.

Lý Mỹ Kỳ (Maggie Q.), mẹ là người Việt, cha quốc tịch Mỹ, sinh tại Hawaii,
nhưng vẫn bị đa số khán giả Trung Quốc nghĩ là người Hoa.

Đằng sau chiến lược xuất khẩu văn hóa của Trung Quốc

Một nước lớn với dân số hùng hậu như Trung Quốc khó mà chấp nhận tầm ảnh hưởng ít ỏi ở thế giới. Và trên con đường "trỗi dậy hòa bình" để trở thành bá quyền ít nhất là trong khu vực, Trung Quốc mau chóng nhận thấy sức mạnh của văn hóa - thứ "quyền lực mềm" đầy quyến rũ.

Chẳng riêng Trung Quốc biết điều đó. Như một nhà nghiên cứu người Hungary, Márkus Péter, đã viết: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, thoạt tiên, khi không có sự khác biệt đáng kể trong kỹ thuật, sức mạnh chân tay - quân sự thô kệch còn chiếm vai trò chế ngự. Thế kỷ 16-19, những mối quan hệ kỹ thuật - kinh tế từng bước chiếm ưu thế. Từ thế kỷ 20, văn hóa và truyền thông bắt đầu lên ngôi.

Bên cạnh kinh tế và quân sự, các quốc gia sẽ thực hiện cả tham vọng gây ảnh hưởng và lấn át các nước khác trên bình diện văn hóa, tư tưởng. Sau Chiến tranh Lạnh, ở châu Âu, bên cạnh ngoại giao về chính trị và kinh tế, thì ngoại giao văn hóa ngày càng nở rộ, và dần dần sẽ trở thành hình thức bá quyền chủ yếu.

Pháp và Đức là hai quốc gia rất chú trọng tới vấn đề "bá quyền văn hóa" này. Các hoạt động “xuất khẩu văn hóa” của họ được tiến hành mạnh mẽ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó ngay tại Việt Nam: Chương trình hoạt động thường niên của Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace) và Viện Goethe sôi nổi hơn hẳn so với Hội đồng Anh (British Council) hay Viện Cervantes của Tây Ban Nha.

Và đến đây thì chúng ta cũng có thể nhận thấy những hình thức ngoại giao văn hóa mà Trung Quốc đang tiến hành đối với Việt Nam, trong nhiều ví dụ thực tế. Phim truyền hình Trung Quốc chiếm sóng các đài ở Việt Nam, cả trung ương lẫn địa phương. Khán giả thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam. Các ca sĩ thời thượng rành rẽ về trang phục của đời Thanh và chắc chắn là sẽ không trả lời được câu hỏi vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa ăn mặc như thế nào.

Ngay trong giới trí thức, tâm lý sùng bái văn hóa Trung Hoa đã rất nặng. Một số đông trí thức Việt Nam có thể dễ dàng trích dẫn các điển tích, điển cố của Trung Hoa thay vì của phương Tây hay thậm chí của chính nước mình. Nói tới văn hóa Trung Hoa là nói tới một nền văn học với những tác phẩm vĩ đại, tới triết học thâm sâu, tới sân khấu kinh kịch có sức sống trường tồn, tới điện ảnh với những nhân tài mà ngay cả Hollywood cũng phải kiêng nể.

Điều này không sai, tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là nhiều trí thức Việt Nam luôn vị nể quá mức thay vì đặt văn hóa Trung Hoa vào tương quan đúng mực với các nền văn hóa khác trên thế giới - cũng rực rỡ và vĩ đại như thế.

Khái niệm bá quyền văn hóa - tư tưởng mãi tới thập niên 30 của thế kỷ 20 mới ra đời. Trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện bá quyền văn hóa - tư tưởng với láng giềng Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, dường như cuộc "xâm lăng văn hóa" này diễn ra một cách mạnh mẽ và rõ ràng hơn bao giờ hết.

Hai thủ tướng chứng kiến lễ ký các văn kiện quan trọng, 
gồm cả thỏa thuận thành lập Học viện Khổng Tử tại Việt Nam. 
Ảnh: VGP (bariavungtau.com)

Vấn đề đến từ phía những kẻ bị “xâm lăng”

Bá quyền không đơn thuần là sức mạnh bạo lực, vì vậy, để có được bá quyền, không thể thiếu được cách cư xử mang tính đồng thuận, chấp nhận và góp phần của những kẻ bị bá quyền.

Riêng trên địa hạt văn hóa - tư tưởng, các học giả nghiên cứu về bá quyền văn hóa đều cho rằng bá quyền văn hóa, nếu được thực hiện, không thể thiếu sự đồng thuận một phần hoặc toàn thể của kẻ bị bá quyền.

Như thế, việc Trung Quốc tiến hành bá quyền văn hóa thành công còn phụ thuộc cả vào cách cư xử của nước bị bá quyền, ở đây là Việt Nam.

Điều đó nghĩa là Việt Nam cần có thái độ và ứng xử phù hợp. Chẳng hạn, nên có sự trao đổi văn hóa song phương với Trung Quốc một cách tương xứng.

Việt Nam có thể thỏa thuận các chương trình trao đổi văn hóa với Trung Quốc, theo đó, đồng thời với việc nhập khẩu các sản phẩm văn hóa của nước láng giềng, Việt Nam sẽ xuất khẩu văn hóa theo hướng ngược lại, xuất bản sách, tổ chức những ngày văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam... tại Trung Quốc.

Theo một thống kê được công bố trên tờ "China Daily", năm 2004, Trung Quốc nhập khẩu 4.000 đầu sách từ Mỹ, nhưng chỉ xuất khẩu 14 đầu sách sang nước này; nhập 2.000 đầu sách từ Anh, nhưng chỉ xuất sang đây 16 đầu sách.

Từ năm 1999 đến năm 2002, hơn 280 đoàn nghệ thuật Nga biểu diễn ở Trung Quốc, trong khi chỉ có 30 đoàn nghệ thuật Trung Quốc sang biểu diễn tại Nga. Giai đoạn 2000-2004, Trung Quốc nhập khẩu trên 4.000 phim và chương trình truyền hình, nhưng xuất khẩu không đáng kể. Dòng phim "giai điệu chủ" hầu hết chỉ tiêu thụ được ở khu vực Đông Nam Á mà trong đó Việt Nam là "tiền đồn".

Đã đành Nga, Mỹ và Anh là ba nước lớn nên Trung Quốc không dễ tiến hành bá quyền văn hóa như với Việt Nam. Nhưng ngay cả một quốc gia nhỏ bé ở Đông Âu là Hungary - diện tích chỉ bằng một phần ba Việt Nam, dân số 10 triệu - thì cũng từng tổ chức Năm Văn hóa Hungary tại Trung Quốc (2007-2008), và dựng tượng đại thi hào dân tộc Petőfi Sándor ở Thượng Hải.

Những thông tin này có gợi cho chúng ta một suy nghĩ gì chăng?

*****

Bài đăng trên Nhịp Cầu Thế Giới, 17/5/2009


Monday, 14 October 2013

Để tưởng nhớ Đại tướng của nhân dân

Mình không có cái may mắn của một số đồng nghiệp được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần, thậm chí lúc nào muốn gặp cụ cũng được (có vài đồng nghiệp tạo cho mình cảm giác như thế). Ấn tượng mạnh về cụ, ở mình, là một lần là vào sinh nhật cụ, 25/8/2008, khi đại diện tỉnh Thanh Hóa tổ chức buổi chúc mừng và dâng tặng Đại tướng trống đồng và kiếm lệnh lưu niệm. Hôm ấy chiều hè, trời Hà Nội nắng to, mấy gian phòng trong ngôi nhà của cụ ở số 30 Hoàng Diệu chật ních quan khách, phóng viên. Đèn flash máy ảnh nháy lia lịa. Mình thấp quá nên không chụp gì được, chỉ toàn thấy gáy và lưng người khác. Khó khăn lắm mình mới thấy Tướng Giáp ngồi bên bàn, đầu tóc bạc trắng, má hóp vào, người như nhỏ bé hẳn đi, xung quanh là bao nhiêu trợ tá, trợ lý… Đại diện Hội này, cơ quan kia đọc diễn văn chúc mừng, cụ ngồi yên lắng nghe. Không hiểu sao lúc đó mình cứ có cảm giác cụ cũng mệt mỏi lắm rồi – trời thì nóng mà nhà thì đông người như thế – nhưng cụ cố gắng chịu đựng, vì lịch sự, cái lịch sự của một người từng thừa hưởng nền giáo dục phương Tây. (Nói thế không có nghĩa là những người không “Tây học” thì không lịch sự, tuy nhiên, hai kiểu khác nhau và mình thích kiểu “Tây” của cụ Giáp).

Nhưng ấn tượng mạnh hơn cả là khi Đại tướng gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (5/1/2009), Hội thảo toàn quốc về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên (9/4/2009), Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam (20/5/2009). Ba lần gửi thư cảnh báo về “một vấn đề cực kỳ hệ trọng”, đầu tiên kiến nghị “đánh giá lại” đại dự án, tiếp theo khuyên “không nên khai thác” bauxite ở Tây Nguyên và cuối cùng là đề nghị dừng tất cả các dự án, kể cả khai thác thí điểm – việc làm của Tướng Giáp gợi cho mình nhớ đến những tuồng tích xưa, gắn với hình ảnh những lão tướng râu tóc bạc phơ rập đầu can gián vua đừng làm điều xấu.

Tất nhiên mình không được nhìn tận mắt cảnh Tướng Giáp thảo thư kiến nghị. Thậm chí có người còn cảnh giác, bảo: “Có khi cụ chả viết đâu, lúc ấy thì còn sức đâu mà viết. Chắc thằng nào nó viết, nó ép/lừa cụ ký rồi nó bảo đấy là thư của cụ, mượn oai cụ đấy thôi”. Nhưng mình vẫn hình dung cảnh một lão tướng gần trăm tuổi, nằm trên giường bệnh, thống thiết can “triều đình”, rằng “đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác bauxite sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng”. Hình ảnh ấy thật là bi tráng. Nó đủ xóa hết những “gợn” suy nghĩ tiêu cực về Tướng Giáp, như cụ là người “nhẫn nhục”, “nhu nhược” trước đồng chí của mình hay là “cứng rắn”, “nóng nảy”, “tàn bạo” với quân nhân.

Cũng như là, qua những câu chuyện kể của một vài người thân cận với Tướng Giáp, mình thường hình dung cảnh cụ, trong những năm tháng bị cô lập, vẫn lặng lẽ học, nghiên cứu và suy nghĩ ở ngôi nhà rợp bóng cây bên đường Hoàng Diệu. Không biết xác thực đến đâu, nhưng mình nghe kể có những ngày cụ ở trong tình trạng bị bao vây, phong tỏa về thông tin. Cụ rất khó “được” tiếp xúc với ai, không còn “được” nghe báo cáo thường xuyên, và thời đó cũng chẳng có Internet để cụ tiếp cận thế giới bên ngoài. Nhưng mình hình dung cảnh cụ ngồi nghiêng nghiêng đầu bên một chiếc radio… (có phải thế không?), hay trước chồng báo giấy (lúc đó, không biết cụ còn được “hưởng” chế độ báo chí hàng ngày không?), trước cuốn sổ ghi chép và cây bút…  

Mình chẳng bao giờ thích thứ lịch sử hay báo chí mang đầy màu sắc giai thoại, kiểu “một người bạn tôi kể thế này”, “ông tôi kể thế kia”, “hàng xóm tôi bảo chắc chắn là…”. Nhưng, trong hoàn cảnh Việt Nam, kiểm chứng thông tin mới khó khăn làm sao, và rất nhiều khi, mình chỉ có thể cố sức tưởng tượng, hình dung, đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật, hy vọng hiểu được một chút về thời ấy, đời sống ấy, xã hội ấy.

Mình không thần tượng cụ, cũng như chưa từng thần tượng ai trong đời. Nhưng những hình dung về cụ luôn làm mình thấy bùi ngùi, và mình nghĩ rằng, điều tốt nhất chính quyền của những người còn đang sống bây giờ có thể làm lúc này để tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là hãy quan tâm đến những điều mà sinh thời cụ vẫn trăn trở… mà chắc là những điều ấy, cụ đã ghi lại, cũng như đã viết bài, đã gửi thư… nhiều lắm…

Lễ trao trống đồng và kiếm lệnh mừng sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hà Nội, 25/8/2008. 
Ảnh: Đỗ Trường Sơn

Thursday, 10 October 2013

Ca trù – “Thời vang bóng” đã xa / Ca tru - Those Were the Days

Nét mặt hiền từ, cử chỉ lịch lãm và phong cách ăn mặc nền nã, đặc biệt giọng nói ấm và vang dù đã ngoài 80 tuổi, bà gợi cho người ta thấy ngay hình ảnh một đào nương ca trù Hà Nội xưa. Bà là Phó Kim Đức, đào nương nổi tiếng ở phố Khâm Thiên thời kỳ 1943-1945.

Khi  được hỏi về “sinh hoạt cô đầu ở phố Khâm Thiên” những năm thuộc Pháp, bà Kim Đức tỏ vẻ không vui. Khâm Thiên thời ấy nổi tiếng là khu phố cô đầu, tối tối đỏ đèn với các canh hát ả đào, nơi cả cô đầu hát  lẫn cô đầu rượu cùng phục vụ khách – người thì bằng tiếng hát, người thì bằng nhan sắc…

Sinh năm 1931, bà Kim Đức hồi đó mới chỉ là một cô bé 12-13 tuổi, nhưng đã là một đào nương có tiếng, nói theo ngôn ngữ thời nay là rất “đắt sô”. Nhà bà ở số 89 Khâm Thiên, nghĩa là ngay giữa con phố cô đầu đặc trưng của Hà Nội. Bà sinh ra trong một gia đình có nòi ca trù (bố là nghệ nhân Phó Đình Ôn, từng là quản giáp của một giáo phường danh tiếng), được bố dạy hát dạy đàn từ năm lên 7. Thêm năng khiếu trời cho, 12 tuổi bà đã cùng anh trai Phó Đình Kỳ đi biểu diễn ở khắp các nhà hát trong phố. Tiếng hát, giọng phách trong vắt, đầy mê hoặc của bà nhanh chóng chinh phục được quan khách nên chẳng bao lâu sau, “cô Đức cậu Kỳ” đã được mời đi hát ở khắp các nhà hát tại Hà Nội và cả các tỉnh lân cận. Nhà văn tài tử Nguyễn Tuân, bạn của ông Phó Đình Ôn, mê giọng ca của bà lắm, thường tấm tắc: “Con bé này sau này sẽ có tương lai lắm đây”.

“Tôi sống với bố mẹ. Ban ngày ở nhà trông em, đi học khâu, học thêu, học may, gia chánh, tối thì đi hát cho những nhà mời mình. Người ta cho xe tay đến đưa đi. Nhiều nhà hồi ấy giàu lắm, có ô-tô riêng, thì họ đưa mình đi bằng ô-tô. Hát từ độ 7-8h tới 11h, hôm nào khuya thì 12h đêm” – bà Kim Đức nhớ lại. Hà Nội ngày ấy ca quán ca trù nhiều như nấm sau mưa. Không có thống kê chính thức, chỉ biết ký giả Hồng Lam trong một bài phóng sự điều tra trên báo Trung Bắc chủ nhật có viết rằng, riêng năm 1938, ngoại ô Hà Nội có 216 nhà hát và gần 2000 cô đầu, trong khi dân số toàn Hà Nội thời ấy chỉ khoảng 25 vạn.

Bà Kim Đức hồi tưởng: “Hà Nội ngày ấy nhiều nhà hát ca trù lắm, tôi đi hát suốt. Khâm Thiên, Vạn Thái, Ngã Tư Sở, Vĩnh Hồ, đường Láng, các cửa ô Đồng Lầm, Đông Mác, Gia Lâm, Gia Quất, Gia Thượng… chỗ nào cũng có ca trù. Không như bây giờ, thì chỗ nào cũng không có”.

Cô đầu hát, cô đầu rượu

Theo bà Phó Kim Đức, ca trù là một nghệ  thuật rất cao: “Không chỉ  là nghệ  thuật ca hát mà nó còn là văn học nữa, người nào hiểu văn sẽ yêu ca trù, sẽ thấy nó cao cấp, hàn lâm, khoa học”. Bà cho rằng, chỉ từ khi chính quyền thực dân cấp môn bài bừa bãi, nhiều nhà giàu thừa tiền mở nhà hát lung tung, thì cô đầu rượu mới xuất hiện và ca trù rước tiếng xấu từ đó. Bà nói một cách bức xúc: “Khổ thế chứ. Người ta có tiền mở nhà hát, mình có nghề mà không có tiền thì phải đi hát thuê, thế rồi đến lúc mang tiếng thì mình là người hát, mình chịu cả. Cho dù có nghề, tài ba đến mấy thì mình vẫn bị gọi là “cô đầu” với nghĩa rất xấu. Thật ra cô đầu đúng nghĩa phải là những đào nương tài hoa, có nghề ca trù vững vàng. Nhưng ai hiểu đâu. Mấy bà ghen tuông vớ vẩn còn bảo “chồng tôi toàn đi chơi cô đầu”. Cô đầu thì chơi thế nào được? Phải nghe hát chứ sao lại đi chơi cô đầu?”.

Tuy vậy, giai đoạn trước năm 1945, thực sự là ca quán ca trù nào cũng có cả cô đầu hát (đào nương) và cô đầu rượu. Suốt chầu ca trù, cô đầu hát thì cứ hát mà cô đầu rượu thì cứ tiếp rượu,  tiếp  trà cho khách. Ngày ấy, báo chí cũng có nhiều hí họa, nhiều phóng sự phản ánh về khu phố Khâm Thiên, Vạn Thái,  trong đó cả đào rượu  lẫn đào nương đều bị gọi ráo là cô đầu. Thêm nhiều vụ các bà ghen tuông vì các ông đi “chơi cô đầu”, thế là tiếng xấu càng dày thêm. Nhắc đến hát ả đào, người ta nghĩ đến một thú ăn chơi trác táng, còn cô đầu là loại người “lấy khách – khách bỏ về Tàu, lấy nhà giàu – nhà giàu hết của”.

Hỏi bà Kim Đức về chuyện đó, bà bực bội: “Nhà nào mà chẳng có cô đầu rượu. Tôi làm nghề, tôi chỉ biết hát thôi, kệ người ta. Hát xong thì tôi về, chứ biết đâu chuyện “công đoạn ba”. Chắc là cũng có những cô không nghề nghiệp gì, nhưng có sắc, xin vào làm  cô đầu rượu… vớ vẩn lại vớ được ông chồng giàu!”. Tuy thế bà cũng khẳng định, vẫn có nhiều nhà hát mà khách đến vì muốn được thưởng thức ca trù thật sự, “nghe sạch, nghe hay”, chứ không phải vì muốn tìm kiếm “món  lạ”. Và bà nhấn mạnh: “Ngày  xưa, nghe ca trù, phải tới 70-80% khách hiểu và yêu ca trù, không phải như bây giờ, mấy ai hiểu về cái hay, cái đẹp của nó”.

Không gian ca trù xưa

Thời xa xưa, ca trù diễn ra chủ yếu trong không gian đình (đền) làng, nên nó còn được gọi là hát cửa đình. Thời Pháp thuộc, khi việc mở nhà hát trở thành một nghề kinh doanh, được cấp môn bài và phải đóng thuế, thì chầu hát được tổ chức trong nhà. Trong căn phòng (đã có đèn điện bóng tròn chiếu sáng), người ta kê vài bộ ghế ngựa, một tấm phản. Đào nương và kép (người gảy đàn) ngồi xếp bằng tròn trên phản, hát  theo yêu cầu của khách. Bà Kim Đức kể: “Một chầu hát chỉ có hai anh em tôi thôi, họ đã mời mình rồi thì không mời người khác nữa. Hát nhiều lắm, tới mấy tiếng đồng hồ, người ta yêu cầu bài gì thì mình hát bài đó, đủ cả: thơ Nguyễn Công Trứ, thơ Cao Bá Quát, Thét nhạc, Bắc phản… Tất nhiên người nghe cũng biết ý, mình hát xong, họ cho nghỉ một lát, rồi mới đề nghị tiếp. Quan viên cầm trống, bảo tôi: “Cháu hát Thiên Thai nhé”, thế là tôi hát, ông anh tôi đàn. Người nghe ngồi im phăng phắc, lịch sự, tôn trọng lắm”.

Đào nương hát hay sẽ được quan khách thưởng bằng tiền, bỏ phong bì đặt cẩn thận vào đĩa (thời ấy chưa có vỗ tay, tặng hoa, ném xu lên sân khấu). Bà Kim Đức và ông Phó Đình Kỳ đều  là “sao”, được thưởng  rất nhiều: “Hồi ấy 500 đồng tiền Đông Dương là lớn lắm, mà hai anh em tôi có khi mỗi tối cũng kiếm tới 4-500 đồng bạc”.  

12 tuổi, cô bé Kim Đức, tóc búi, áo dài quần trắng giản dị, không son phấn, đã đi hát ca trù hàng đêm như thế. Rất nhiều người đã nghe và say tiếng hát của “cô Đức”, trong số ấy, có những gương mặt mà mãi về sau, bà mới biết họ là các trí thức – đảng viên cộng sản, như các ông Vũ Đình Tụng, Phạm Lưu Bổng, Nguyễn Đăng Quốc, Nguyễn Công Truyền…

Sau Cách mạng tháng Tám, ca trù, với những tiếng xấu đang phải gánh chịu, bị gộp chung vào với “các tàn dư của chế  độ  phong  kiến” và bị xóa bỏ dần theo hướng “để cho chết”. Tất cả đào nương đều lặng lẽ chôn vùi thân phận, giấu phách, bỏ đàn. Bà Kim Đức tản cư, sau đó về thành làm nghề sản xuất và buôn đồ nhựa một thời gian. Năm 1962, bà được nhận vào công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam với công việc hát chèo, ngâm thơ. Năm 1993, bà được phong danh hiệu NSƯT, cũng với chức danh nghệ sĩ chèo.

Giờ đây, nhớ về những năm tháng làm “đào nương nhí” trước 1945, nghệ sĩ Kim Đức vẫn bồi hồi nghĩ đến một thời vang bóng của ca trù, khi người ta lắng nghe ca trù với tất cả sự hiểu biết và tôn trọng. Đồng thời, bà cũng không khỏi bức xúc khi xã hội vẫn tò mò, kỳ thị về hai tiếng “cô đầu”...

Nghệ nhân ca trù Phó Kim Đức. 
Nguồn ảnh: M.Linh (Đại Đoàn Kết)

CA TRU – GOLDEN DAYS ARE GONE

A gentle face, decent behavior and elegant fashion style, especially her sweet and resonant voice despite her eighties, all tempts people to find in her the image of a ca tru singer of ancient Hanoi. She is Pho Kim Duc, a famous ca tru vocalist in Kham Thien street between 1943 and 1945.

Ask her about the stage life of ca tru in the years under colonial French rule, and she would react unpleasantly. In the old days the quarter of Kham Thien was famous for being “the street of co dau” (Vietnamese for a geisha-form artist). Every night the street was lighted with ca tru performances where both dao hat (singing maidens) and dao ruou (wine maidens) were serving audience with their singing and beauty respectively.

Born in 1931, Kim Duc was then only a child of 12 or 13, but she was a brilliant dao nuong, or, to speak in modern language, a very hot songstress. Her home was in number 89 of Kham Thien street, meaning at the middle of the Hanoi’s typical street of co dau. She was born into a family with the tradition of ca tru performance. Her father was Pho Dinh On, the leader of a famous ca tru group, who taught her to sing since she was only 7. Born talent, she would, at the age of 12, sing in all private theatres in the street, together with her brother Pho Dinh Ky. Her beautiful singing voice and phach (small wooden sticks beaten on a small bamboo platform to serve as percussion) were so enchanting that they soon won the heart of spectators, and very soon later “sister Duc, brother Ky” would be invited to perform in every ca tru theatre in Hanoi and its peripheral towns. Nguyen Tuan, a writer who is Pho Dinh On’s friend, allured by her voice, often said, “in the future, this girl will be much heard of.”

“I lived with my parents. In the daytime, I stayed at home to take care of my little brothers and sisters, or went to classes of embroidery, tailoring, and cooking. In the evening I went to sing at invitations,” recollected Kim Duc. “They picked me up by rickshaw. There were many wealthy people then who took me to the theatre in their own car. Our performance often lasted from 7pm until 11pm, even 12pm sometimes.”

In Hanoi those days, ca tru inns were mushrooming. There were not any official statistic figures except when Hong Lam, a journalist, wrote in an investigative reportage on the Trung Bac Chu Nhat (Centre and South Sunday) that in 1993 alone, the suburbs of Hanoi saw 216 ca tru inns and nearly 2,000 co dau, while the whole Hanoi population at that time was just around 250,000.

Kim Duc said, “Hanoi in those days had so many ca tru inns that I could sing all the time. Kham Thien, Van Thai, Nga Tu So, Vinh Ho, Lang, gates of Dong Lam, Dong Mac, Gia Lam, Gia Quat, Gia Thuong, etc., ca tru inns could be found everywhere. It’s unlike today when no inns can be found anywhere.”

Dao hat and dao ruou

Kim Duc said ca tru is a very noble form of art. “It’s is not just singing but also poetry. Whoever with a taste for poetry will love ca tru to find it highly developed, elegant, and court.” She said only since the colonial administration became lavish in granting licenses, allowing a rash of new inns owned by wealthy people, did dao ruou appear and tarnish the reputation of ca tru.

She said angrily, “Poor us! They had money, they set up ca tru theatre. We did not have money, we were hired to sing. Then we, as artists, bore all the disputation. No matter how talented or devoted we were, we still were considered to be co dau in its worst meaning. While a true co dau must be a talented, highly skilled artist, very few understood that. Some jealous women even said, “My husband often flirts with co dau.” How could one flirt with co dau? Co dau could only be listened to.”

Nonetheless, the fact was that in the years prior to 1945, every ca tru inn hired both dao hat and dao ruou. During a ca tru performance, dao hat kept singing, and dao ruou kept serving tea and drink. The press published features and caricatures of Kham Thien or Van Thai streets, denominating both dao ruou and dao hat as co dau. Many cases of women jealous of husbands “flirting with co dau” added more bad reputation to ca tru. The word “ca tru performance”, whenever referred to, only reminded people of a debauched habit, with co dau described as the kind of person who would make her Chinese husband leave Vietnam if she got married with a Chinese, and make her Vietnamese bankrupt if she got married with a Vietnamese man.”

Kim Duc got angry when asked about the veracity of that legend. “Every inn had dao ruou. But I, as a professional vocalist, just took care of singing and let them alone. Then the show ended and I left without caring about “the third phase”,” said she. “But it was likely that there were beautiful but jobless girls asking to be dao ruou… in the hope that she could someday marry a rich man.” However, Kim Duc insisted that there were inns where people visited just to enjoy a true ca tru, clear and beautiful, rather than to take pleasure in “something new.” She stressed that in the past, “there must be up to 70 or 80 percent of the spectators were aware of and attracted by ca tru’s beauty; unlike today when there is scarcely anybody who is aware of the elegance of ca tru.”

The old space of ca tru

In the old times, ca tru was mostly performed in communal houses, thus it was also called hat cua dinh (Vietnamese for “singing in communal houses”). During the colonial French rule, as setting up ca tru inns became a form of business that required license and tax payment, ca tru was also performed in private homes. In the room typically lighted by bulb-lamps, there would be some plank-beds and chairs. Dao nuong, the female singer, and kep, the lute player, were sitting on one plank-bed, and performing ca tru at spectators’ wish. “A typical team of ca tru performers included just me and my brother. Once we were invited to perform, the host would not invite any other artists,” said Kim Duc.

“For hours, we sang upon request a lot of songs: pieces by Nguyen Cong Tru, Cao Ba Quat (the two classical 19th Century poets whose works were set music to), Thet nhac, Bac phan (famous ca tru tunes), etc. The audience was very polite. Once we finished a song, they would allow time for us to take a break before requesting another piece. The leading spectator who stroke the trong chau (praise drum, which was used in praise of the singer) told me, “Sing Thien Thai (Shangri-la), little girl,” and I sang it, and my brother accompanied me on his dan day (moonlute). The admirers would listen in silence and deference of us.”

In those days, people did not have the habit of clapping hands, whistling or throwing coins to the stage. A good dao nuong would be awarded by audience with an envelop of cash which was put neatly on a plate. Kim Duc and her brother Pho Dinh Ky were both stars and often generously awarded. “500 Indochinese piastres were a huge amount of cash then, and we sometimes could earn up to 400 or 500 piastres for one night performance,” said Kim Duc.

Such was Kim Duc, as a girl of 12, with her chignon, plainly dressed without make-up, who went to ca tru performance every night. So many people became admirers of “miss Duc”, among which there were men who only a long time later did she know were Communist intellectuals: Vu Dinh Tung, Pham Luu Bong, Nguyen Dang Quoc, Nguyen Cong Truyen, etc.

After August Revolution in 1945, ca tru, with its allegedly blackened reputation, was identified with “legacies of feudalism” and was abolished in the form of “being let die”. All dao nuong had to quietly efface their past life, hiding away musical instruments. Kim Duc evacuated, then returned to Hanoi to run a small business in producing and trading plastic household stuff. In 1962 she was admitted into the Voice of Vietnam Radio, where she would perform cheo (another form of Vietnam’s musical theatre) and ngam tho (Vietnamese for setting music to and singing poems). In 1993, she was honored as Eminent Artist in cheo of Vietnam.

Now, whenever looking back on her time as a little dao nuong before 1945, Kim Duc finds in herself a reminiscence of the distant golden time of ca tru, when people would enjoy ca tru in their highest deference and perception. And she cannot help feeling annoyed to witness the society’s prejudice against co dau, the symbol of an elegant genre of Vietnam’s chamber music.

Nguồn ảnh: Ca trù Thăng Long


Tuesday, 8 October 2013

Ai hiểu nỗi lòng dân oan?

Khi bức ảnh “dân oan Phàng Sao Vàng” xuất hiện trên mạng xã hội cùng với hình “người cựu chiến binh Phàng Sao Vàng”, câu hỏi được đặt ra là:

1) Dành cho giới truyền thông: Khi người lính già ấy giương khẩu hiệu kêu oan ở vườn hoa Dân Oan (tức vườn hoa Lý Tự Trọng) ngay bên Hồ Tây lộng gió thì các bạn ở đâu, sao không đưa tin và ảnh lên?

2) Dành cho giới chức cầm quyền Việt Nam: Thế lực nào đã đẩy ông ra nông nỗi như vậy: Người Pháp, người Mỹ hay bọn “phản động”?

(Facebooker Anh Chí - người đầu tiên công bố bức ảnh “dân oan Phàng Sao Vàng)

Ngay sau đó, những người có xu hướng “bênh chính quyền” đã đưa ra các phản bác. Chẳng hạn, các ý kiến này xoáy vào chuyện ông Phàng Sao Vàng “không biết có phải cựu chiến binh thật không”, “có vấn đề về thần kinh”, “tâm thần, hoang tưởng”, “là đối tượng có tiền án”, “bản án phúc thẩm xử ông là đúng người đúng tội; việc đòi bồi thường oan sai của ông mới là vô căn cứ” (trích báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 17/10/2012 trong mục Ghi ở phòng tiếp dân), v.v.

Một số người cho rằng bản thân ông Phàng Sao Vàng hoặc “thế lực thù địch” đã chủ động âm mưu chụp ông ở hai vai trò khác nhau (cựu chiến binh và dân oan) để tung lên mạng nhằm lợi dụng bôi nhọ chính quyền, và nhà báo nào “trót” ca ngợi hình ảnh người cựu chiến binh đến viếng Tướng Giáp là đã mất cảnh giác, thiếu nhạy cảm chính trị, sa vào cái bẫy của thế lực thù địch, gây hậu quả này khác. Ý kiến khác lại đặt vấn đề quan trọng về việc có đúng ông Phàng Sao Vàng đã đi hàng trăm kilomet từ Sơn La về Hà Nội để viếng Tướng Giáp không, hay ông đang sẵn ở Hà Nội, tranh thủ ghé qua nhà Đại tướng, không xa xôi gì lắm.


Chúng ta thấy gì qua hai bức ảnh?

Nếu quan tâm đến dân oan hơn một chút, bạn sẽ biết họ không sống ở Hà Nội, TP.HCM hàng ngày, mà thường “vạ vật” dài ngày, sau đó hết tiền hết bạc thì lại về quê, được ít lâu lại lên thành phố để tiếp tục con đường khiếu kiện, đòi công lý đầy mệt mỏi và vô vọng. Ông Phàng Sao Vàng chỉ là một trong số đó. Ông có vượt hàng trăm cây số từ Sơn La về Hà Nội thật không, hay đang ở Hà Nội, tiện thể ghé nhà Đại tướng, điều đó không ảnh hưởng đến việc bản chất ông là một dân oan, tức là người cho rằng mình bị oan ức, bị đối xử không công bằng trước pháp luật, và đang tìm đủ cách để đòi công lý.

Nếu hiểu về báo chí hơn một chút, bạn cũng có thể thấy rằng về nguyên tắc làm truyền thông, nhà báo chỉ đưa những thông tin mới, những điều ít ai biết, gọi chung là “có giá trị tin tức”, và những câu chuyện thú vị, hấp dẫn hoặc cảm động (nhưng cũng phải mới mẻ). Và như vậy, việc báo chí không đề cập đến dân oan – bất chấp sự tồn tại vật vờ của hàng chục, hàng trăm dân oan ở các thành phố lớn – chính là do chuyện đó không còn mới và có lẽ cũng không gây xúc động lòng người nữa. Trên thực tế, cảnh dân oan chầu chực ở cổng cơ quan nhà nước, vạ vật nơi vườn hoa, công viên, giương khẩu hiệu đòi công lý, đã thành “chuyện thường ngày ở đô thị” nhiều năm nay.

Nếu quan tâm đến hệ thống tư pháp ở Việt Nam hơn một chút, bạn sẽ biết tỷ lệ án oan sai ở Việt Nam rất cao, tỷ lệ giải quyết các vụ án tồn đọng rất thấp, và năng lực của các tòa án cũng như đội ngũ cán bộ tư pháp, đặc biệt ở địa phương, là rất “có vấn đề”. Cho nên, trong số hàng trăm dân oan kia, người nào là oan thật, người nào không oan, ta không thể biết được vì có ai điều tra đâu, và làm sao giải quyết cho xuể?

Nếu quan tâm đến dân oan và tiếp xúc với họ hơn một chút, bạn cũng có thể thấy rằng dường như một số người có biểu hiện không bình thường về tâm lý. Tại sao họ lại như thế, cũng như tại sao tỷ lệ mắc chứng trầm cảm, hoang tưởng… ở Việt Nam lại có vẻ tăng cao trong những năm vừa qua, thì không khẳng định được. Chưa có nghiên cứu xã hội nào về sức khỏe tâm thần của người dân Việt Nam như thế nào, hiện trạng xã hội tác động tới tâm lý người dân ra sao, khủng hoảng kinh tế-chính trị có mối liên hệ gì đến tỷ lệ trầm cảm hay không, v.v. Nói chung, chẳng có cái đề tài nghiên cứu nào kiểu ấy cả.


Lời kết

Vậy, điều đọng lại sau hai bức ảnh là gì? Đầu tiên là mọi công dân – từ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, đến người dân oan Phàng Sao Vàng, đến Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – đều có thể đến viếng một người đã khuất với sự cho phép của tang quyến. Các cách đặt vấn đề như “không rõ có phải cựu chiến binh không”, “có tiền án”, “có tội, không oan”, “có biểu hiện tâm thần”, v.v. đều chỉ là một lối tấn công cá nhân tồi tệ.

Quan điểm cho rằng bản thân ông Phàng Sao Vàng đã lợi dụng lễ viếng Tướng Giáp để gây chú ý, hoặc “thế lực thù địch” âm mưu giăng bẫy, lợi dụng chuyện dân oan để bôi nhọ chính quyền, thì lại càng đáng phê phán hơn. Bởi lẽ, khi nghĩ như thế, người ta đã nghiễm nhiên đặt dân oan vào vị thế đối lập với chính quyền, thay vì nhìn nhận rằng: 1. Dân oan khiếu kiện là một vấn đề nghiêm trọng của hệ thống tư pháp và của xã hội, nhưng lại đang bị biến thành chuyện bình thường, không có gì mới, không có giá trị tin tức để báo chí phải quan tâm. 2. Xã hội của chúng ta đang đẩy nhiều người, đặc biệt là những người dân thấp cổ bé họng, đến cuộc sống bất thường, bất ổn và không lối thoát.