Thursday 10 October 2013

Ca trù – “Thời vang bóng” đã xa / Ca tru - Those Were the Days

Nét mặt hiền từ, cử chỉ lịch lãm và phong cách ăn mặc nền nã, đặc biệt giọng nói ấm và vang dù đã ngoài 80 tuổi, bà gợi cho người ta thấy ngay hình ảnh một đào nương ca trù Hà Nội xưa. Bà là Phó Kim Đức, đào nương nổi tiếng ở phố Khâm Thiên thời kỳ 1943-1945.

Khi  được hỏi về “sinh hoạt cô đầu ở phố Khâm Thiên” những năm thuộc Pháp, bà Kim Đức tỏ vẻ không vui. Khâm Thiên thời ấy nổi tiếng là khu phố cô đầu, tối tối đỏ đèn với các canh hát ả đào, nơi cả cô đầu hát  lẫn cô đầu rượu cùng phục vụ khách – người thì bằng tiếng hát, người thì bằng nhan sắc…

Sinh năm 1931, bà Kim Đức hồi đó mới chỉ là một cô bé 12-13 tuổi, nhưng đã là một đào nương có tiếng, nói theo ngôn ngữ thời nay là rất “đắt sô”. Nhà bà ở số 89 Khâm Thiên, nghĩa là ngay giữa con phố cô đầu đặc trưng của Hà Nội. Bà sinh ra trong một gia đình có nòi ca trù (bố là nghệ nhân Phó Đình Ôn, từng là quản giáp của một giáo phường danh tiếng), được bố dạy hát dạy đàn từ năm lên 7. Thêm năng khiếu trời cho, 12 tuổi bà đã cùng anh trai Phó Đình Kỳ đi biểu diễn ở khắp các nhà hát trong phố. Tiếng hát, giọng phách trong vắt, đầy mê hoặc của bà nhanh chóng chinh phục được quan khách nên chẳng bao lâu sau, “cô Đức cậu Kỳ” đã được mời đi hát ở khắp các nhà hát tại Hà Nội và cả các tỉnh lân cận. Nhà văn tài tử Nguyễn Tuân, bạn của ông Phó Đình Ôn, mê giọng ca của bà lắm, thường tấm tắc: “Con bé này sau này sẽ có tương lai lắm đây”.

“Tôi sống với bố mẹ. Ban ngày ở nhà trông em, đi học khâu, học thêu, học may, gia chánh, tối thì đi hát cho những nhà mời mình. Người ta cho xe tay đến đưa đi. Nhiều nhà hồi ấy giàu lắm, có ô-tô riêng, thì họ đưa mình đi bằng ô-tô. Hát từ độ 7-8h tới 11h, hôm nào khuya thì 12h đêm” – bà Kim Đức nhớ lại. Hà Nội ngày ấy ca quán ca trù nhiều như nấm sau mưa. Không có thống kê chính thức, chỉ biết ký giả Hồng Lam trong một bài phóng sự điều tra trên báo Trung Bắc chủ nhật có viết rằng, riêng năm 1938, ngoại ô Hà Nội có 216 nhà hát và gần 2000 cô đầu, trong khi dân số toàn Hà Nội thời ấy chỉ khoảng 25 vạn.

Bà Kim Đức hồi tưởng: “Hà Nội ngày ấy nhiều nhà hát ca trù lắm, tôi đi hát suốt. Khâm Thiên, Vạn Thái, Ngã Tư Sở, Vĩnh Hồ, đường Láng, các cửa ô Đồng Lầm, Đông Mác, Gia Lâm, Gia Quất, Gia Thượng… chỗ nào cũng có ca trù. Không như bây giờ, thì chỗ nào cũng không có”.

Cô đầu hát, cô đầu rượu

Theo bà Phó Kim Đức, ca trù là một nghệ  thuật rất cao: “Không chỉ  là nghệ  thuật ca hát mà nó còn là văn học nữa, người nào hiểu văn sẽ yêu ca trù, sẽ thấy nó cao cấp, hàn lâm, khoa học”. Bà cho rằng, chỉ từ khi chính quyền thực dân cấp môn bài bừa bãi, nhiều nhà giàu thừa tiền mở nhà hát lung tung, thì cô đầu rượu mới xuất hiện và ca trù rước tiếng xấu từ đó. Bà nói một cách bức xúc: “Khổ thế chứ. Người ta có tiền mở nhà hát, mình có nghề mà không có tiền thì phải đi hát thuê, thế rồi đến lúc mang tiếng thì mình là người hát, mình chịu cả. Cho dù có nghề, tài ba đến mấy thì mình vẫn bị gọi là “cô đầu” với nghĩa rất xấu. Thật ra cô đầu đúng nghĩa phải là những đào nương tài hoa, có nghề ca trù vững vàng. Nhưng ai hiểu đâu. Mấy bà ghen tuông vớ vẩn còn bảo “chồng tôi toàn đi chơi cô đầu”. Cô đầu thì chơi thế nào được? Phải nghe hát chứ sao lại đi chơi cô đầu?”.

Tuy vậy, giai đoạn trước năm 1945, thực sự là ca quán ca trù nào cũng có cả cô đầu hát (đào nương) và cô đầu rượu. Suốt chầu ca trù, cô đầu hát thì cứ hát mà cô đầu rượu thì cứ tiếp rượu,  tiếp  trà cho khách. Ngày ấy, báo chí cũng có nhiều hí họa, nhiều phóng sự phản ánh về khu phố Khâm Thiên, Vạn Thái,  trong đó cả đào rượu  lẫn đào nương đều bị gọi ráo là cô đầu. Thêm nhiều vụ các bà ghen tuông vì các ông đi “chơi cô đầu”, thế là tiếng xấu càng dày thêm. Nhắc đến hát ả đào, người ta nghĩ đến một thú ăn chơi trác táng, còn cô đầu là loại người “lấy khách – khách bỏ về Tàu, lấy nhà giàu – nhà giàu hết của”.

Hỏi bà Kim Đức về chuyện đó, bà bực bội: “Nhà nào mà chẳng có cô đầu rượu. Tôi làm nghề, tôi chỉ biết hát thôi, kệ người ta. Hát xong thì tôi về, chứ biết đâu chuyện “công đoạn ba”. Chắc là cũng có những cô không nghề nghiệp gì, nhưng có sắc, xin vào làm  cô đầu rượu… vớ vẩn lại vớ được ông chồng giàu!”. Tuy thế bà cũng khẳng định, vẫn có nhiều nhà hát mà khách đến vì muốn được thưởng thức ca trù thật sự, “nghe sạch, nghe hay”, chứ không phải vì muốn tìm kiếm “món  lạ”. Và bà nhấn mạnh: “Ngày  xưa, nghe ca trù, phải tới 70-80% khách hiểu và yêu ca trù, không phải như bây giờ, mấy ai hiểu về cái hay, cái đẹp của nó”.

Không gian ca trù xưa

Thời xa xưa, ca trù diễn ra chủ yếu trong không gian đình (đền) làng, nên nó còn được gọi là hát cửa đình. Thời Pháp thuộc, khi việc mở nhà hát trở thành một nghề kinh doanh, được cấp môn bài và phải đóng thuế, thì chầu hát được tổ chức trong nhà. Trong căn phòng (đã có đèn điện bóng tròn chiếu sáng), người ta kê vài bộ ghế ngựa, một tấm phản. Đào nương và kép (người gảy đàn) ngồi xếp bằng tròn trên phản, hát  theo yêu cầu của khách. Bà Kim Đức kể: “Một chầu hát chỉ có hai anh em tôi thôi, họ đã mời mình rồi thì không mời người khác nữa. Hát nhiều lắm, tới mấy tiếng đồng hồ, người ta yêu cầu bài gì thì mình hát bài đó, đủ cả: thơ Nguyễn Công Trứ, thơ Cao Bá Quát, Thét nhạc, Bắc phản… Tất nhiên người nghe cũng biết ý, mình hát xong, họ cho nghỉ một lát, rồi mới đề nghị tiếp. Quan viên cầm trống, bảo tôi: “Cháu hát Thiên Thai nhé”, thế là tôi hát, ông anh tôi đàn. Người nghe ngồi im phăng phắc, lịch sự, tôn trọng lắm”.

Đào nương hát hay sẽ được quan khách thưởng bằng tiền, bỏ phong bì đặt cẩn thận vào đĩa (thời ấy chưa có vỗ tay, tặng hoa, ném xu lên sân khấu). Bà Kim Đức và ông Phó Đình Kỳ đều  là “sao”, được thưởng  rất nhiều: “Hồi ấy 500 đồng tiền Đông Dương là lớn lắm, mà hai anh em tôi có khi mỗi tối cũng kiếm tới 4-500 đồng bạc”.  

12 tuổi, cô bé Kim Đức, tóc búi, áo dài quần trắng giản dị, không son phấn, đã đi hát ca trù hàng đêm như thế. Rất nhiều người đã nghe và say tiếng hát của “cô Đức”, trong số ấy, có những gương mặt mà mãi về sau, bà mới biết họ là các trí thức – đảng viên cộng sản, như các ông Vũ Đình Tụng, Phạm Lưu Bổng, Nguyễn Đăng Quốc, Nguyễn Công Truyền…

Sau Cách mạng tháng Tám, ca trù, với những tiếng xấu đang phải gánh chịu, bị gộp chung vào với “các tàn dư của chế  độ  phong  kiến” và bị xóa bỏ dần theo hướng “để cho chết”. Tất cả đào nương đều lặng lẽ chôn vùi thân phận, giấu phách, bỏ đàn. Bà Kim Đức tản cư, sau đó về thành làm nghề sản xuất và buôn đồ nhựa một thời gian. Năm 1962, bà được nhận vào công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam với công việc hát chèo, ngâm thơ. Năm 1993, bà được phong danh hiệu NSƯT, cũng với chức danh nghệ sĩ chèo.

Giờ đây, nhớ về những năm tháng làm “đào nương nhí” trước 1945, nghệ sĩ Kim Đức vẫn bồi hồi nghĩ đến một thời vang bóng của ca trù, khi người ta lắng nghe ca trù với tất cả sự hiểu biết và tôn trọng. Đồng thời, bà cũng không khỏi bức xúc khi xã hội vẫn tò mò, kỳ thị về hai tiếng “cô đầu”...

Nghệ nhân ca trù Phó Kim Đức. 
Nguồn ảnh: M.Linh (Đại Đoàn Kết)

CA TRU – GOLDEN DAYS ARE GONE

A gentle face, decent behavior and elegant fashion style, especially her sweet and resonant voice despite her eighties, all tempts people to find in her the image of a ca tru singer of ancient Hanoi. She is Pho Kim Duc, a famous ca tru vocalist in Kham Thien street between 1943 and 1945.

Ask her about the stage life of ca tru in the years under colonial French rule, and she would react unpleasantly. In the old days the quarter of Kham Thien was famous for being “the street of co dau” (Vietnamese for a geisha-form artist). Every night the street was lighted with ca tru performances where both dao hat (singing maidens) and dao ruou (wine maidens) were serving audience with their singing and beauty respectively.

Born in 1931, Kim Duc was then only a child of 12 or 13, but she was a brilliant dao nuong, or, to speak in modern language, a very hot songstress. Her home was in number 89 of Kham Thien street, meaning at the middle of the Hanoi’s typical street of co dau. She was born into a family with the tradition of ca tru performance. Her father was Pho Dinh On, the leader of a famous ca tru group, who taught her to sing since she was only 7. Born talent, she would, at the age of 12, sing in all private theatres in the street, together with her brother Pho Dinh Ky. Her beautiful singing voice and phach (small wooden sticks beaten on a small bamboo platform to serve as percussion) were so enchanting that they soon won the heart of spectators, and very soon later “sister Duc, brother Ky” would be invited to perform in every ca tru theatre in Hanoi and its peripheral towns. Nguyen Tuan, a writer who is Pho Dinh On’s friend, allured by her voice, often said, “in the future, this girl will be much heard of.”

“I lived with my parents. In the daytime, I stayed at home to take care of my little brothers and sisters, or went to classes of embroidery, tailoring, and cooking. In the evening I went to sing at invitations,” recollected Kim Duc. “They picked me up by rickshaw. There were many wealthy people then who took me to the theatre in their own car. Our performance often lasted from 7pm until 11pm, even 12pm sometimes.”

In Hanoi those days, ca tru inns were mushrooming. There were not any official statistic figures except when Hong Lam, a journalist, wrote in an investigative reportage on the Trung Bac Chu Nhat (Centre and South Sunday) that in 1993 alone, the suburbs of Hanoi saw 216 ca tru inns and nearly 2,000 co dau, while the whole Hanoi population at that time was just around 250,000.

Kim Duc said, “Hanoi in those days had so many ca tru inns that I could sing all the time. Kham Thien, Van Thai, Nga Tu So, Vinh Ho, Lang, gates of Dong Lam, Dong Mac, Gia Lam, Gia Quat, Gia Thuong, etc., ca tru inns could be found everywhere. It’s unlike today when no inns can be found anywhere.”

Dao hat and dao ruou

Kim Duc said ca tru is a very noble form of art. “It’s is not just singing but also poetry. Whoever with a taste for poetry will love ca tru to find it highly developed, elegant, and court.” She said only since the colonial administration became lavish in granting licenses, allowing a rash of new inns owned by wealthy people, did dao ruou appear and tarnish the reputation of ca tru.

She said angrily, “Poor us! They had money, they set up ca tru theatre. We did not have money, we were hired to sing. Then we, as artists, bore all the disputation. No matter how talented or devoted we were, we still were considered to be co dau in its worst meaning. While a true co dau must be a talented, highly skilled artist, very few understood that. Some jealous women even said, “My husband often flirts with co dau.” How could one flirt with co dau? Co dau could only be listened to.”

Nonetheless, the fact was that in the years prior to 1945, every ca tru inn hired both dao hat and dao ruou. During a ca tru performance, dao hat kept singing, and dao ruou kept serving tea and drink. The press published features and caricatures of Kham Thien or Van Thai streets, denominating both dao ruou and dao hat as co dau. Many cases of women jealous of husbands “flirting with co dau” added more bad reputation to ca tru. The word “ca tru performance”, whenever referred to, only reminded people of a debauched habit, with co dau described as the kind of person who would make her Chinese husband leave Vietnam if she got married with a Chinese, and make her Vietnamese bankrupt if she got married with a Vietnamese man.”

Kim Duc got angry when asked about the veracity of that legend. “Every inn had dao ruou. But I, as a professional vocalist, just took care of singing and let them alone. Then the show ended and I left without caring about “the third phase”,” said she. “But it was likely that there were beautiful but jobless girls asking to be dao ruou… in the hope that she could someday marry a rich man.” However, Kim Duc insisted that there were inns where people visited just to enjoy a true ca tru, clear and beautiful, rather than to take pleasure in “something new.” She stressed that in the past, “there must be up to 70 or 80 percent of the spectators were aware of and attracted by ca tru’s beauty; unlike today when there is scarcely anybody who is aware of the elegance of ca tru.”

The old space of ca tru

In the old times, ca tru was mostly performed in communal houses, thus it was also called hat cua dinh (Vietnamese for “singing in communal houses”). During the colonial French rule, as setting up ca tru inns became a form of business that required license and tax payment, ca tru was also performed in private homes. In the room typically lighted by bulb-lamps, there would be some plank-beds and chairs. Dao nuong, the female singer, and kep, the lute player, were sitting on one plank-bed, and performing ca tru at spectators’ wish. “A typical team of ca tru performers included just me and my brother. Once we were invited to perform, the host would not invite any other artists,” said Kim Duc.

“For hours, we sang upon request a lot of songs: pieces by Nguyen Cong Tru, Cao Ba Quat (the two classical 19th Century poets whose works were set music to), Thet nhac, Bac phan (famous ca tru tunes), etc. The audience was very polite. Once we finished a song, they would allow time for us to take a break before requesting another piece. The leading spectator who stroke the trong chau (praise drum, which was used in praise of the singer) told me, “Sing Thien Thai (Shangri-la), little girl,” and I sang it, and my brother accompanied me on his dan day (moonlute). The admirers would listen in silence and deference of us.”

In those days, people did not have the habit of clapping hands, whistling or throwing coins to the stage. A good dao nuong would be awarded by audience with an envelop of cash which was put neatly on a plate. Kim Duc and her brother Pho Dinh Ky were both stars and often generously awarded. “500 Indochinese piastres were a huge amount of cash then, and we sometimes could earn up to 400 or 500 piastres for one night performance,” said Kim Duc.

Such was Kim Duc, as a girl of 12, with her chignon, plainly dressed without make-up, who went to ca tru performance every night. So many people became admirers of “miss Duc”, among which there were men who only a long time later did she know were Communist intellectuals: Vu Dinh Tung, Pham Luu Bong, Nguyen Dang Quoc, Nguyen Cong Truyen, etc.

After August Revolution in 1945, ca tru, with its allegedly blackened reputation, was identified with “legacies of feudalism” and was abolished in the form of “being let die”. All dao nuong had to quietly efface their past life, hiding away musical instruments. Kim Duc evacuated, then returned to Hanoi to run a small business in producing and trading plastic household stuff. In 1962 she was admitted into the Voice of Vietnam Radio, where she would perform cheo (another form of Vietnam’s musical theatre) and ngam tho (Vietnamese for setting music to and singing poems). In 1993, she was honored as Eminent Artist in cheo of Vietnam.

Now, whenever looking back on her time as a little dao nuong before 1945, Kim Duc finds in herself a reminiscence of the distant golden time of ca tru, when people would enjoy ca tru in their highest deference and perception. And she cannot help feeling annoyed to witness the society’s prejudice against co dau, the symbol of an elegant genre of Vietnam’s chamber music.

Nguồn ảnh: Ca trù Thăng Long