- Nguyễn Anh Tuấn
Thời gian qua, xôn xao vụ các sinh viên Học viện Ngân hàng khi chụp ảnh trong Hoàng Thành Thăng Long đã đứng xếp hàng chữ SEX. Cũng không quá ngạc nhiên khi sau đó, dư luận của đất nước vốn tìm kiếm từ khóa “sex” nhiều nhất thế giới này đã ném một núi đá lên đầu các bạn sinh viên. Luận điểm chủ yếu của những người phê phán là (a) Hoàng Thành là nơi linh thiêng, biểu trưng của hồn thiêng sông núi vậy mà (b) các bạn sinh viên lại có hành vi đi ngược lại thuần phong mỹ tục dân tộc gây phản cảm.
Chúng
ta hãy thử tìm hiểu lần lượt từng phần nhỏ a, b của
luận điểm này.
Hoàng Thành là nơi linh thiêng…
Hoàng Thành là nơi sinh sống của vua chúa trong các vương triều
xưa cũ, là biểu tượng quyền lực của chế độ quân
chủ chuyên chế trước đây.
Tính
cách linh thiêng của Hoàng Thành gắn liền với tính cách
linh thiêng của hoàng gia, là một thứ được tạo dựng
trong ý đồ củng cố quyền lực của lực lượng nắm
quyền bằng cách biến nơi sinh sống của mình thành nơi
bái vọng của dân chúng.
Cùng
với sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Việt Nam, Hoàng Thành chỉ còn là một di tích lịch sử, không hơn
không kém.Tiếp tục gán ghép tính cách linh thiêng cho nó
không khác gì công nhận tính cách linh thiêng của hoàng
gia, đồng nghĩa với mong muốn quay trở về nền quân chủ
vốn dĩ chỉ còn là quá vãng ở Việt Nam.
Xếp
hình từ SEX đi ngược lại thuần phong mỹ tục dân tộc
?
Nhiều
người lập luận rằng có một cách dịch khác của từ
sex là “giới tính”, do đó hành vi của các bạn sinh
viên là có thể chấp nhận được. Hẳn họ cũng cảm
thấy có ít nhiều ngụy biện trong lập luận này; và có
lẽ nó phù hợp khi nằm trong phần tranh tụng của một
luật sư ma mãnh nào đó trước tòa, hơn là trong các cuộc
tranh luận chính trị-xã hội nghiêm túc.
Việc
né tránh vấn đề như vậy còn tạo cảm giác là họ
đồng ý với phe phê phán rằng hành vi xếp hình từ SEX
với nghĩa “quan hệ tình dục” trong Hoàng Thành là
không thể chấp nhận được.
Vậy
vấn đề ở đây là, biểu tượng hóa hành vi tính giao
[trong trường hợp này là xếp hình từ SEX] ngược lại
“thuần phong mỹ tục dân tộc” ở chỗ nào?
Việt
Nam là một quốc gia nông nghiệp, nơi mà tín ngưỡng phồn
thực xuất hiện dày đặc từ bắc chí nam. Tín ngưỡng
phồn thực (fertility rite) với các hiện tượng thờ bộ
phân sinh dục nam, nữ (phallicism) và các nghi lễ tái hiện
hành vi tính giao có mặt từ Lễ Linh tinh tình phộc ở
Phú Thọ đến tượng thờ Yoni-Linga (âm hộ, dương vật)
trong các đền đài Chăm ở Thánh địa Mỹ Sơn và các
nhà mồ phơi bày hàng loạt hành vi tính giao của các sắc
dân Tây Nguyên.
Dẫu
không sinh động bằng ông cha, việc xếp hình từ SEX về
bản chất cũng gợi nhắc đến hành vi tính giao; do đó,
cái mà hành vi này không phù hợp không phải là thuần
phong mỹ tục của Việt Nam (quá phù hợp, là đằng khác)
mà là những cái đầu định kiến Nho giáo chẳng biết
từ lúc nào và bằng cách nào ngang nhiên chiếm giữ cái
lệnh bài “văn hóa dân tộc” để phán xét người
khác.
Những
người hay nhân danh “thuần phong mỹ tục dân tộc”
thừa hiểu rằng “thuần phong mỹ tục” không thể lên
tiếng để cãi lại họ. Khi quy cho hành vi của ai đó đi
ngược lại “thuần phong mỹ tục của dân tộc”, họ
ngầm ý rằng quan điểm của họ đại diện cho cái gọi
là “thuần phong mỹ tục” ấy. Từ đó, tiếng nói cá
nhân của họ biến thành tiếng nói dân tộc. Họ trở
thành dân tộc.
Ngôn
ngữ phản ánh tư duy. Ngôn ngữ toàn trị phản ánh tư
duy toàn trị. Có một nhà độc tài tiềm ẩn trong những
người hay nhân danh “thuần phong mỹ tục”, “bản sắc
văn hóa dân tộc”.
Vì
sao PA83 vào cuộc?
Lẽ
thường, vụ việc này chỉ gây ra những tranh cãi trong dư
luận với những khen chê từ góc nhìn của mỗi người
đối với việc biểu tượng hóa hành vi tính giao nơi
công cộng. Tuy nhiên, sự vào cuộc của PA83-Phòng An ninh
Chính trị nội bộ, chỉ dấu những phản ứng của lực
lượng nắm quyền với hiện tượng này.
Đảng
Cộng sản Việt Nam nắm quyền hiện nay luôn tỏ thái độ
“hai mặt” với di sản của chế độ quân chủ trước
đây.
Một
mặt, từ quan điểm giai cấp họ phê phán kịch liệt chế
độ quân chủ, nhằm biện minh cho việc “cướp chính
quyền” (chữ dùng của người cộng sản) năm 1945, từ
đó khẳng định tính chính danh của họ trong việc nắm
giữ quyền lực nhà nước.
Mặt
khác, khi đã có quyền lực trong tay, vì muốn duy trì tâm
lý bái vọng quyền lực nhà nước của người dân (tâm
lý thần dân), họ duy trì tính cách thiêng liêng của các
biểu tượng vương triều xưa cũ. Họ khẳng định Hoàng
Thành, nơi cư trú của giai cấp thống trị mà họ muốn
xóa bỏ, là chốn tôn nghiêm. Họ đóng vai vua cử hành lễ
Tế trời ở Đàn Xã tắc. Họ cầu khấn Thần Nông rồi
xuống ruộng kéo cày trong lễ Tịch điền.
“Hà
Nội là trái tim của cả nước, Ba Đình là trái tim của
Hà Nội”. Ý chí tập trung quyền lực này được củng
cố bằng (1) tạo cảm giác về sự kế thừa quyền lực
từ Hoàng Thành đến Hội trường Ba Đình, Phủ Chủ
tịch, Phủ Thủ tướng cùng nằm trong quần thế Ba Đình
và (2) khẳng định tính tôn nghiêm của các biểu tượng
quyền lực trên.
Do
đó, một cách vô tình, bằng hành vi của mình, các bạn
sinh viên đã giải thiêng một biểu tượng quyền lực và
qua đó thách thức một trong những yếu tố khẳng định
tính chính danh của lực lượng nắm quyền đương thời.
Đó là lý do chính mà cơ quan an ninh chính trị nội địa
phải nhanh chóng vào cuộc, ngăn chặn khả năng lan rộng
của hành vi giải thiêng này.
“Phải
chặn đứng ngay!!! Hôm nay để chúng nó SEX trước Hoàng Thành Thăng Long thì nay mai không biết chừng chúng sẽ
FUCK trước Phủ Chủ tịch, Phủ Thủ tướng, Quốc hội”.
Không quá khó hiểu nếu như có một quan chức tuyên giáo
cấp cao nào đó có suy nghĩ như vậy.
Phản
ứng của Học viện Ngân hàng
Ngay
sau khi vụ việc trở nên ồn ào, Ban Giám hiệu Học viên
Ngân hàng đã lập tức tiến hành kiểm điểm các sinh
viên. Không có thông tin gì về việc liệu có sinh viên
nào chối từ việc kiểm điểm này không?
Tìm
mỏi mắt nhiều lần trong Luật Giáo dục Đại học hiện
hành vẫn không thấy quy định nào để có thể dựa vào
đó cho rằng hành vi của các sinh viên này là sai trái.
Vậy căn cứ vào đâu Học viên này tiến hành kiểm điểm
sinh viên?
Đại
diện nhà trường cho biết: “Nhà trường sẽ có quy chế
xử phạt với sinh viên làm ảnh hưởng uy tín thương
hiệu của Học viện Ngân hàng”.
Phát
biểu trên cho thấy rằng căn cứ hành xử của Học viện
này là dư luận xã hội. Rõ ràng, trong bối cảnh tinh
thần tự trị vẫn còn là một giá trị xa lạ đối với
đại học Việt Nam, Học viện này tỏ ra không chỉ là
con rối của quyền lực chính trị mà tệ hại hơn, còn
bị giật dây bởi dư luận.
Một
trường đại học hành xử tùy tiện vô luật, sẵn sàng
hùa theo dư luận “ném đá” sinh viên của mình thì hẳn
tấm bằng của nó không đáng để các bạn sinh viên chờ
đợi.
Nếu
các bạn sinh viên kể trên đọc được những dòng này,
hi vọng các bạn nghĩ đến khả năng xếp thêm chữ
FUCK, dành tặng cho tất cả, nhất là cho cái phòng PA83
đang muốn đè bẹp quyền tự do biểu đạt của các bạn.
Hỉnh ảnh sinh viên Học viện Ngân hàng tại Hoàng thành Thăng Long