Thursday, 28 November 2013

Độc tài và sở thích “đồng thuận cao” - Crazy about "High Consensus"

Một trong các biểu hiện bên ngoài giúp ta dễ nhận ra chế độ độc tài, đó là: Trong một chính thể độc tài, tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ (lãnh đạo hoặc chủ trương, chính sách của lãnh đạo) bao giờ cũng cao ngất.

Độc tài đúng là rất thích các con số, thích lượng hóa, kiểu như “ba xây, bốn chống”, “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “ba dòng thác cách mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Độc tài cũng thích những con số thống kê có lợi cho họ, tức là phải rất cao, ít nhất là trên 90%, còn thì càng gần sát mức tuyệt đối càng tốt.

Lịch sử thế giới thế kỷ XX và XXI đã có rất nhiều thành viên của “câu lạc bộ 90 phần trăm”, mà sau đây chỉ là một vài ví dụ:

- Năm 1973, Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố thông qua Hiến pháp mới với tỷ lệ 95% đại biểu Hội đồng Nhân dân ủng hộ. Cũng năm đó, Philippines tiến hành trưng cầu dân ý với câu hỏi “có muốn Tổng thống Marcos tiếp tục tại vị không”, và 90,67% câu trả lời là có.

- Năm 1979, cuộc trưng cầu dân ý của Giáo chủ Khomeini ở Iran thu được kết quả 98% người bỏ phiếu tán thành việc xây dựng nước cộng hòa Hồi giáo Iran.

- Năm 2002, Tổng thống Iraq Saddam Hussein tái đắc cử, được 100% phiếu bầu.

- Năm 2012 Tổng thống Turkmenistan (Turkmenia) Gurbanguly Berdimuhamedov tái đắc cử với tỷ lệ 97% số phiếu ủng hộ. Trước đó, năm 1992, người tiền nhiệm của ông này, Saparmurat Niyazov, còn được “tín nhiệm” cao hơn thế nữa: 99,5%.

- Anh em nhà Tổng thống Cuba, Fidel và Raul Castro, thường xuyên được 99% phiếu bầu.

-Các cuộc bầu cử ở Liên Xô ngày trước, tỷ lệ trúng cử của đảng viên cộng sản vào các xô viết địa phương trung bình là 99%.

Và hôm nay, 28/11/2013, là ngày Quốc hội Việt Nam (với 95% thành viên là đảng viên cộng sản, số còn lại là không tham gia đảng phái nào hoặc (có lẽ) sắp được kết nạp vào Đảng Cộng sản) bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi với kết quả như trong hình.

Ảnh chụp màn hình/ Screen capture by Facebooker Anh Chí
* * *

CRAZY ABOUT 'HIGH CONSENSUS'

Photo: Voting results: How the Vietnamese National Assembly deputies adopted revisions to the Party's Constitution

Attendants: 488 deputies - - - - - - - - - - - - - - - - - - 97.99%
Approval: 486 deputies - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 97.59%
Disapproval: 0 deputies - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 0.00%
No voting (abstention?) 2 deputies - - - – - - -- - - - 0.40%

One of the apparent traits that distinguish a dictatorial regime from democratic ones is the very high turnout and percentage of approval.

This may be traced back to a common psychological trait of dictators, particularly the communists, that is, they are very fond of numbers and quantification. In Vietnam's wartime, for instance, communist propagandists even quantified and shortened many terms unrelated to numbers such as “three sides, four conflicts” to describe the world’s political situation, “three preparations” to describe three qualities required from youths and “three responsibilities” to mean the same for women.

Dictators are also crazy about statistical figures in favor of their rule, at least ones that can get them in the 90-percent club.

- In 1973, Philippine President Ferdinand Marcos proclaimed the new Constitution with 95% of the barangays' votes. In that same year, a referendum was held whose ballot question was whether the people wanted President Marcos to continue his rule. 90.67% of the voters said yes.

- In 1979, Khomeini's referendum in Iran won 98% of the votes, reinforcing the ruler's will to build an Islamic republic.

- In 2002, Iraqi president Saddam Hussein was re-elected with an absolute triumph: 100% of the votes.

- In 2012 Turkmen President Gurbanguly Berdimuhamedov was re-elected with 97% of the votes. Ten years before that, his predecessor Saparmurat Niyazov won even larger confidence of 99.5%.

- The Castro rulers in Cuba very often received 99% of the votes.

- Elections in the Soviet Union saw the average percentage of votes for communist candidates in local soviets reached 99%.

Today, Thursday, November 28, 2013, is the day the Vietnamese National Assembly voted on adopting the amendments of the 1992 Constitution as drafted by the ruling Communist Party. Further, what is worth noting is that 95% of its deputies are members of the Communist Party; the remaining five percentage are either non-partisan or going to be sworn in as communists.

And the result is what we must have foreseen.