ENGLISH
Dưới đây là toàn văn bài phân tích của Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, trực thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), về căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh giàn khoan dầu Haiyang 981 và tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa.
Dưới đây là toàn văn bài phân tích của Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, trực thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), về căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh giàn khoan dầu Haiyang 981 và tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa.
Bạn đọc lưu ý khẳng định của tác giả: “Vấn đề ai có chủ
quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và “Yêu
sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã
công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và
sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975”.
Quan điểm của người dịch: Nếu thực sự chìa khóa để giải quyết tình hình hiện nay là xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa, thì mọi chuyện không đến nỗi vô vọng. Đã có nhiều bài phân tích, nghiên cứu bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Tuy nhiên, chìa khóa có lẽ nằm ở chỗ khác.
Quan điểm của người dịch: Nếu thực sự chìa khóa để giải quyết tình hình hiện nay là xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa, thì mọi chuyện không đến nỗi vô vọng. Đã có nhiều bài phân tích, nghiên cứu bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Tuy nhiên, chìa khóa có lẽ nằm ở chỗ khác.
Bài viết đăng ngày 15/5/2014 trên Eurasia Review. Trong
nguyên bản tiếng Anh, Biển Đông được gọi là South China Sea (biển Hoa Nam) và
Hoàng Sa được gọi là Paracel.
* * *
AI
CÓ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA?
- Sam Bateman
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông lại bùng lên vào ngày 2/5/2014 khi Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam phản đối hành động này và gửi tàu đến để phá hoạt động của giàn khoan. Trung Quốc đáp lại bằng cách điều thêm tàu đến bảo vệ giàn khoan. Với số lượng tàu đụng độ nhau trong khu vực, bạo lực đã nổ ra như một tất yếu vào ngày 7/5, làm một số thủy thủ Việt Nam bị thương và một vài tàu Việt Nam bị hư hại.
Việt Nam tổ chức một chiến dịch ngoại giao và PR (public
relations – quan hệ công chúng) mạnh mẽ để biện hộ cho lập trường của họ. Có vẻ
như họ đang chiến thắng trong trận chiến PR, với việc có rất nhiều bình luận
trong cộng đồng quốc tế ủng hộ yêu sách của Việt Nam rằng giàn khoan dầu kia
là bất hợp pháp, và xem tình hình như một ví dụ mới nữa cho thấy sự hung hăng của
Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào thực tế, có thể thấy rằng Trung Quốc
có lẽ đang thực hiện đúng quyền của mình khi triển khai giàn khoan. Dù vậy, chắc
chắn là Trung Quốc đã có thể xử lý tình huống một cách ngoại giao hơn thay vì
hành xử đơn phương theo cái cách tất yếu sẽ dẫn đến làm gia tăng xung đột.
Xác
định vị trí giàn khoan
Giàn khoan nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý về
phía đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 180 hải lý về phía nam. Đây là
hai điểm gần nhất trên đất liền để từ đó có thể xác định vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ) và thềm lục địa một cách chắc chắn. Tuy nhiên, có một điều cũng quan trọng
như thế, là giàn khoan nằm ở vị trí chỉ khoảng 14 hải lý tính từ một hòn đảo nhỏ
thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền, và 80 hải lý tính
từ đảo Phú Lâm (Woody Island, thuộc Hoàng Sa), một cấu trúc địa lý lớn, với diện tích khoảng
500 hecta, mà Trung Quốc đang chiếm hữu.
Phú Lâm là một hòn đảo mà, không còn tranh cãi gì nữa, đáp
ứng quy chế về đảo như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS) quy định, và do đó, nó đầy đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa bao quanh. Mặc dù cộng đồng quốc tế có bình luận này khác,
nhưng một đường biên giới hàng hải đã được đàm phán trong khu vực này thì chắc
chắn sẽ xác định rằng giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung
Quốc, ngay cả khi những lập luận của Trung Quốc khẳng định các đặc tính của đảo
có kém sức thuyết phục đi chăng nữa.
Việt Nam tuyên bố rằng, do giàn khoan ở gần đất liền của
họ hơn gần Trung Quốc và nằm hoàn toàn trong khoảng cách 200 hải lý tính từ bờ
biển Việt Nam, cho nên nó rơi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam. Nghe qua thì lập luận này có vẻ thuyết phục, nhưng gần gũi về địa lý không
thôi thì không phải là một cơ sở rõ ràng cho việc ra yêu sách chủ quyền hay quyền
chủ quyền. Trên thế giới, có rất nhiều ví dụ về những nước có chủ quyền đối với
các cấu trúc địa lý nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác,
hoặc có những đường phân định vùng đặc quyền kinh tế được thiết lập gần một quốc
gia nào đó hơn hẳn quốc gia khác.
Vấn
đề chủ quyền
Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng
tâm của tình hình hiện nay. Nếu Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa
thì chẳng còn gì phải tranh cãi. Tuy nhiên, mặc dù cộng đồng quốc tế có nhiều ý
kiến cho rằng Việt Nam có hồ sơ bảo vệ cho yêu sách chủ quyền của mình, nhưng
những phân tích sâu hơn về lịch sử cuộc tranh chấp lại cho thấy một thực tế
khác.
Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay
nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo
Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến
năm 1975. Chính quyền một số nước, gồm cả Hoa Kỳ, đã thừa nhận – công khai hoặc
ngấm ngầm – chủ quyền của Trung Quốc đối với một số hoặc toàn bộ các hòn đảo
trong quần đảo này. Trung Quốc đã chiếm hữu đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa từ cuối Thế chiến II. (Nếu
Bắc Việt chiếm được hòn đảo lớn này thì) Sự chiếm đóng của Bắc Việt có thể đã
có tác động đáng kể đến các chiến dịch của quân Mỹ nhằm vào Bắc Việt trong thời
kỳ chiến tranh ở Việt Nam.
Chính quyền Mỹ đã yêu cầu các bên có yêu sách chủ quyền
phải quan tâm và kiềm chế trước tình hình. Tuy nhiên, lâu nay Mỹ vốn chấp nhận
chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Phú Lâm, cho nên sẽ là rất đạo đức giả nếu
giờ đây Washington ra một tuyên bố nào đó mạnh mẽ hơn và được coi như ủng hộ lập
trường của Việt Nam.
Rồi
sẽ đi đến đâu?
Các sự cố trước đây xoay quanh quần đảo Hoàng Sa chủ yếu
liên quan đến vấn đề kiểm soát ngư trường và việc Trung Quốc bắt giữ các tàu cá
Việt Nam hoạt động giữa hoặc gần các đảo thuộc Hoàng Sa. Chắc chắn là Việt Nam
có thể tuyên bố mạnh mẽ rằng ngư dân của họ có truyền thống đánh bắt cá ở vùng
biển này – cũng hoàn toàn giống như Trung Quốc lập luận ngư dân Trung Quốc có
quyền đánh bắt cá truyền thống ở nơi nào đó khác trên Biển Đông.
Có lẽ sẽ tốt hơn cho Việt Nam nếu họ chấp nhận chủ quyền
của Trung Quốc đối với Hoàng Sa; đổi lại, Trung Quốc nhân nhượng quyền đánh bắt
cá truyền thống trong khu vực cho ngư dân Việt Nam và đồng ý khai thác chung
nguồn lợi hải sản trong vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam.
Tuy nhiên, không may là dường như cả hai nước đều đã đi đến cái điểm không thể
quay trở lại được nữa để mà có thể thỏa thuận một sự dàn xếp. Việt Nam đang dốc
sức cho một cơ hội mong manh, bằng việc cố gắng vận động quốc tế và khu vực ủng
hộ lập trường của họ; nhưng trên thực tế, họ có thể kết thúc trắng tay.
Quan điểm cứng rắn của tất cả các bên trong tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông đều là những quan điểm thiển cận và không tránh khỏi việc làm
gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định khu vực. Cứ theo hướng này, sẽ có “kẻ bại
trận”, trong khi lẽ ra tất cả đều có khả năng là “người chiến thắng” nếu các
bên đều thừa nhận nhu cầu phải hợp tác phụ thuộc lẫn nhau trong việc quản lý biển
và nguồn lợi từ biển. Về mặt địa lý, sự thực là ở một số vùng biển, sẽ không thể
có được những đường biên giới hàng hải thẳng nét, và do đó độc quyền sở hữu nguồn
lực ở đó là điều không thể.
Cái trớ trêu của tình hình hiện nay là, hợp tác phụ thuộc
không chỉ là một việc tốt cần làm mà còn là một nghĩa vụ thực sự, theo Phần IX
trong UNCLOS về các vùng biển nửa kín (bán nội hải, semi-enclosed waters) như
Biển Đông. Nghĩa vụ đó đã bị quên lãng, trong khi các nước vẫn tiếp tục khẳng định
yêu sách chủ quyền đơn phương của họ và có nguy cơ sẽ phải lãnh kết cục “người
thắng-kẻ thua”.
Nguồn: http://www.eurasiareview.com/15052014-new-tensions-south-china-sea-whose-sovereignty-paracels-analysis/
Bài phản biện: Chủ quyền đối với Hoàng Sa: Về một bài báo thiên vị Trung Quốc
Bài phản biện: Chủ quyền đối với Hoàng Sa: Về một bài báo thiên vị Trung Quốc