Sunday, 27 July 2014

Media Censorship in Vietnam

Despite suppression by extrajudicial punishment, social media continue to grow.

Although the Vietnamese Ministry of Information and Communications says media agencies are steadily increasing, the hidden fact is that all of these media outlets are controlled by the government in various forms. But they are fighting a losing battle against hundreds of people who are using social media to defy authority.

Vietnam Right Now, just launched on March 24 this year, is the first alternative news site in English, whose mission is to report human rights violations in Vietnam to the world. Civil society media organizations have been trying to advocate for human rights and democracy in Vietnam despite the challenges they face.

In addition to alternative media, growing numbers are now turning to their Facebook pages or blogs as a medium to voice their opinions in defiance of all political repressions. While the Vietnamese government may not loosen its grip on mainstream media in the near term, it can hardly quell the growing voices of disaffection on the Internet.

But they are trying at a multiple. The government tightly controls the mainstream media through a system of propaganda offices working at both the national and provincial levels, holding regular meetings with the press to mould them into the ruling Communist Party line, although propagandists often euphemistically mention these meetings as “discussions to guide public opinion.”

It is understandable that the party, although trying to control the press via these “guiding discussions,” doesn’t want the international community to know about them. So on the one hand it orders editors-in-chief to convey the party’s editorial direction to subordinate journalists while on the other it wants the press to keep extremely secret its control via such meetings. Unsurprisingly, there is an unwritten law that editors-in-chief must be party members, which ensures that they act on behalf of the party rather than the people.

One of the most effective tools to control the press, small as it seems, is the press card. A small badge, it appears to no different from an ordinary press card you might find in any nation, except that it is issued by the Vietnamese government rather than a professional, civil society organization.

Article 14 of the Vietnamese Press Law defines a journalist as someone “who meets political, ethical and professional standards set by the State” and “is granted a press card.” And a press card is granted by the Ministry of Information and Communication to a reporter only when he or she meets a set of requirements. Unfortunately all of those requirements are hard to meet, especially for reporters who tend to criticize the party.

Worse, by rejecting independent journalists, the government denies the obligation to protect both journalists and freedom of information. It gives the green light for police forces and thugs to persecute bloggers. A 2012 report by RED Communication pointed out that dozens of journalists without press cards have fallen victim to various forms of obstruction, including physical assault.

At the same time, any potential cooperation between mainstream media and alternative media is inhibited. On February 26, 2013, Nguyen Dac Kien, a reporter for Gia Dinh & Xa Hoi (Family and Society), openly criticized the General Secretary as being too judgmental and having committed libel in considering freedom of expression as moral deterioration. The article was published on the popular political blog Anh Ba Sam in the morning, and early that afternoon the newspaper’s leaders held a meeting with Kien and fired him.

In 2013, as Asia Sentinel reported, the authorities also arrested and sentenced three bloggers, two of whom are famous journalists: Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy.

As an example of attempts to control the growing army of online activists, on Jan. 2013, the head of the Hanoi Party Committee’s Propaganda Department, Ho Quang Loi, in a meeting to review the press’s activities in 2012, said the Department had set up a force of 900 “rumormongers” across the city “to fully exploit the power of propagandists.” At the same time, the City’s press, “in obedience to the orders from the superiors in dealing with sensitive cases,” has founded teams of “button-pressing, rapid response journalists”.

“Rumormongers” and “rapid response journalists” have since become popular terms to mean those who are paid by the party to shape public opinions online, the Vietnam version of China’s “50-centers” or the “50-Cent Party,” as in China they are said to be paid 50 cents for every post that steers a discussion away from anti-party content or that advances the Communist Party line.

In 2013, the cyber troops have gone beyond being just “rumormongers” to becoming a real specter to bloggers who use social media as a medium to raise and disseminate their views and to mainstream journalists who tend to be progressive. No one knows the exact number of cyber troops but, given the fact that there are dozens of blogs and thousands of comments attacking democracy supporters each day, and Hanoi alone has 900 rumormongers, there must be thousands of cyber troops nationwide.

These hidden troops browse the blogosphere every day, hastily producing articles in favor of the government’s new policies and against any critic. They also closely follow prominent bloggers and journalists to shape public opinions via those “hubs” by using crude language to intimidate and quell dissident voices.

Not just individual journalists and bloggers, even mainstream newspapers such as the widely-circulated Tuoi Tre (Youth) Daily, Thanh Nien, and the emerging Mot The Gioi (One World) were targeted by the cyber troops, alleged to have “disseminated wrongful and misleading information”, “smeared the image of the party and the state”, even “committed high treason.” In many cases, cyber troops even went further by intruding into netizens’ privacy and producing slanderous information about their “enemies” including bloggers, human rights activists and political dissidents.

Thus today bloggers and journalists do not just have to protect themselves from propagandists, police and thugs, but they must also “survive” massive denunciations by cyber troops. They have to write with the specter of cyber troops looming over their head.

Any light at the end of the tunnel?

Vietnam became a member of the United Nations Human Rights Council for 2014-2016. Human rights activists hope they can take advantage of the UN human rights mechanisms to protect and promote rights in Vietnam, with freedom of opinion and expression seemingly the most widespread violated rights.

The good news is also that in the past five years, some alternative media have emerged, including Dan Luan and Bauxite Vietnam, which were established in 2009, Nhat Ky Yeu Nuoc or the Patriotic Diary, and Dan Lam Bao (Citizen Journalism), est. 2010, the Dien Dan Xa Hoi Dan Su (Civil Society Forum), est. 2013.

Pham Doan Trang is a journalist and blogger from Hanoi, Vietnam


Sunday, 20 July 2014

Hy sinh lợi ích nước nhỏ

(Bài viết tháng 7/2009 nhân 55 năm Hiệp định Geneva)

Mặc dù là những cuộc họp bàn về vấn đề Đông Dương, nhưng Hội nghị Geneva ban đầu không hề có tên các nước Đông Dương trong thành phần tham dự. Bước vào Hội nghị, nhiều cuộc đàm phán cũng được tách khỏi diễn đàn đa phương, để rồi một số quyết định được đưa ra trong các cuộc họp kín đó mà không có sự tham gia của bên có số phận liên quan.

Căng thẳng, đàm phán và thỏa hiệp

4h chiều ngày 8/5/1954, gần một ngày sau khi tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Geneva khai mạc. Phái đoàn Pháp mặc đồ đen tang tóc. Đoàn Việt Nam DCCH đến dự với tư thế người vừa thắng trận vẻ vang.

Suốt một tháng đầu, Trưởng đoàn Việt Nam DCCH, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cương quyết yêu cầu Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam và để nhân dân Việt Nam tự giải quyết các mâu thuẫn. Phía Pháp từ chối, ông Phạm Văn Đồng không nhượng bộ. Hội nghị sa vào bế tắc.

Ngày 20/6, Thủ tướng mới của Pháp Mendès-France nhậm chức, tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong thời hạn 1 tháng, nếu không nội các sẽ từ chức. Và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chứng tỏ mình là một trong những nhà ngoại giao xuất sắc của thế kỷ 20 khi ngay lập tức nhận về cho Trung Quốc vai trò đàm phán đại diện cho các nước Đông Dương, nhằm phá vỡ thế bế tắc ở hội nghị.

Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng - trưởng đoàn Việt Nam DCCH tại Hội nghị Geneva. 
Ảnh: Freddy Bertrand. Đăng trong cuốn Genève Ville de Paix, 2004

Chu Ân Lai và Mendès-France đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm kín, mà những phát biểu, diễn văn chính thức tại Hội nghị sau đó đều chỉ còn mang tính chất “trình diễn”. Ngày 23/6, Chu Ân Lai bí mật thu xếp gặp Mendès-France tại ĐSQ Pháp ở Thụy Sĩ. Chu thay bộ quân phục màu xám thường lệ để mặc Âu phục complet. Ông nói với người đồng nhiệm Pháp rằng Trung Quốc muốn trước hết là ngừng bắn ở Đông Dương, sau đó mới bàn đến giải pháp chính trị cho khu vực này. (Đây là luận điểm hoàn toàn khác với mong muốn độc lập cho toàn Việt Nam của cả Việt Nam DCCH lẫn Việt Nam Quốc gia).

Chu Ân Lai tán thành khả năng có “hai nước Việt Nam”, và nhấn mạnh mục tiêu duy nhất của Trung Quốc là hòa bình trong khu vực, Trung Quốc “không có tham vọng gì hơn và không áp đặt điều kiện nào khác”. Chia cắt Việt Nam chỉ là tạm thời trước khi có hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất hai miền.

Các cuộc đàm phán bắt đầu biến chuyển theo hướng thương lượng để xác định giới tuyến phân cách Việt Nam và thời điểm tiến hành tổng tuyển cử. 3h30 sáng 21/7/1954, Hội nghị Geneva kết thúc với một bản tuyên bố cuối cùng chia cắt Việt Nam tại vùng vĩ tuyến 17, thời hạn tổng tuyển cử là hai năm kể từ ngày ký. 

Tối 22/7/1954, Chu Ân Lai tổ chức dạ tiệc chia tay các đoàn. Trong số khách mời có cả Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng lẫn Ngô Đình Luyện, em trai Thủ tướng Ngô Đình Diệm của phía Việt Nam Quốc gia. Trong bữa tiệc, Chu làm như ngẫu nhiên, đề nghị chính quyền Sài Gòn mở cơ quan đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh: “Tất nhiên, về mặt ý thức hệ thì Phạm Văn Đồng gần gũi chúng tôi hơn, nhưng điều đó không loại bỏ việc có đại diện từ miền Nam. Suy cho cùng, chẳng phải tất cả các đồng chí đều là người Việt Nam, và chẳng phải tất cả chúng ta đều là người châu Á hay sao?”.

Đông Dương hay “chiến trường ý thức hệ”

Hội nghị Geneva 1954 được tổ chức theo quyết nghị giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tại Hội nghị tứ cường ở Berlin đầu năm 1954. Sau đó Liên Xô đã thuyết phục phương Tây để CHDCND Trung Hoa cũng được tham dự. 5 nước đã họp tại Geneva từ ngày 26/4/1954 để bàn về các vấn đề tranh chấp trên thế giới, trong đó Đông Dương chỉ là một nội dung trong chương trình nghị sự, và các nước nhỏ có quyền lợi liên quan đều không được mời dự.

Mãi đến ngày 2/5/1954, Hội nghị mới chấp thuận đề nghị của Liên Xô mời thêm các phe lâm chiến tại Đông Dương (Việt Nam DCCH, Việt Nam Quốc gia, Lào, Campuchia). Như vậy, xuất phát điểm Hội nghị Geneva đã chỉ là cuộc họp của các nước lớn.

Trước đó, cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng dân tộc của Việt Nam đã bị quốc tế hóa: Từ năm 1950 (tức là ngay sau năm 1949 thành lập nước CHDCND Trung Hoa), quân đội và nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và viện trợ từ Trung Quốc và Liên Xô. 

Trong khi đó, phía Pháp cũng được Mỹ cung cấp tài chính và vũ khí. Viện trợ từ năm 1950 là 10 triệu USD, đến năm 1954 đã tăng lên trên 2 tỷ USD, chiếm 70% chi tiêu quân sự của Pháp ở Đông Dương. Nghĩa là chiến trường ở Việt Nam tuy không có sự giao tranh trực tiếp giữa quân Trung Quốc và quân Mỹ như ở bán đảo Triều Tiên, nhưng cuộc chiến cũng đã bị quốc tế hóa. Và hội nghị bàn về nó – Hội nghị Geneva – là nơi các nước lớn gặp nhau để mặc cả và kiếm phần lợi nhất về cho mình.

Mỹ đến với Hội nghị Geneva nhằm ngăn cản một giải pháp có lợi cho “phe cộng sản”. Chiến tranh Lạnh đang dâng cao: ở châu Âu, Mỹ chống Liên Xô; ở châu Á, Mỹ phải bằng mọi cách kiềm tỏa Trung Quốc và Việt Nam DCCH.

Liên Xô mặc dù đã thuyết phục phương Tây chấp thuận đưa Trung Quốc và các nước nhỏ ở Đông Dương vào bàn đàm phán, nhưng đằng sau tinh thần quốc tế vô sản, Liên Xô cũng mong muốn ngăn cản Mỹ và cả Trung Quốc có ảnh hưởng tại Đông Dương, nhất là không để Mỹ và Trung Quốc biến nơi đây thành căn cứ quân sự.

Pháp lúng túng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phong trào phản chiến trong công luận Pháp đang dâng lên. Sau thất thủ tại Điện Biên Phủ, tướng Navarre xin thêm hai sư đoàn viện binh nhưng bị từ chối. Đối với Pháp, Hội nghị Geneva là một diễn đàn đa phương để Pháp tìm cách rút lui khỏi Việt Nam trong danh dự, tránh phải đàm phán trực tiếp với Việt Nam DCCH.

Anh lo duy trì quyền lợi ở Hong Kong và đại lục nên muốn duy trì quan hệ bình thường ở mức độ nào đó với CHDCND Trung Hoa. Tuy nhiên, là đồng minh của Mỹ, Anh cũng lo ngại ảnh hưởng lan rộng của “phe cộng sản” tại châu Á.

Lợi ích quốc gia là trên hết

Cuối cùng là Trung Quốc. Theo ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, “việc giải quyết vấn đề Đông Dương không phải là mục tiêu duy nhất mà Chu Ân Lai theo đuổi ở Geneva. Trung Quốc còn có hai mục tiêu khác không kém quan trọng”. Đó là đi tới thiết lập quan hệ với các nước Tây Âu để có một nước CHDCND Trung Hoa được công nhận như một trong các cường quốc thế giới; trấn an và gây ảnh hưởng chính trị đối với các nước châu Á.

Từ góc độ của người Mỹ, nhà báo - sử gia Stanley Karnow cho rằng mục tiêu chính của Trung Quốc là gạt bỏ mọi cớ để Mỹ can thiệp vào Đông Dương và một lần nữa đe dọa Trung Quốc. Vì thế, Chu Ân Lai phải tìm ra một giải pháp giúp Pháp ít nhất là duy trì được một phần chỗ đứng ở Đông Dương, ngăn cản khả năng Mỹ can thiệp ồ ạt vào khu vực. Để làm như thế, không thể không hy sinh mục tiêu giành độc lập hoàn toàn của Việt Nam DCCH. “Nhưng Chu đã đặt các ưu tiên của Trung Quốc lên trước” – Stanley Karnow nhận định. “Chính sách ngoại giao của Trung Quốc, qua hàng thế kỷ, luôn là chia nhỏ Đông Nam Á để có thể gây ảnh hưởng lên từng nước… Một nước Việt Nam chia cắt sẽ tốt cho Trung Quốc hơn là một quốc gia láng giềng thống nhất”.

Nhìn lại lịch sử, nhiều người có thể có thái độ trách móc khi nghĩ về một nền độc lập, thống nhất bị đổ vỡ; họ cho rằng khả năng thống nhất được hai miền Việt Nam là khả thi nếu không có sự can thiệp của những nước lớn. Bản thân Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người đã chứng kiến việc Chu Ân Lai mời đại diện chính quyền Sài Gòn tới dự tiệc và gợi ý mở cơ quan ngoại giao tại Bắc Kinh – cũng đã cay đắng nói với một trợ lý về sự “hai mặt” của Chu Ân Lai.

Nhưng suy cho cùng, mỗi nước lớn đều đã đến dự Hội nghị Geneva với toan tính riêng của họ (chỉ có một điểm chung là sự cần thiết phải ngừng bắn ở Đông Dương). “Tất cả đều đã lấy những lợi ích quốc gia của họ làm phương hướng chỉ đạo hoạt động ngoại giao khi đến Hội nghị” – ông Trần Quang Cơ nhận định. “Tính chất và những giới hạn của chủ nghĩa quốc tế vô sản là một trong những điều có thể rút ra từ đó”.

Hội nghị Geneva thực chất đã là cuộc đàm phán của các nước lớn, và là nơi chứng minh một sự thật: Nước nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của chính họ và luôn đặt lợi ích đó lên hàng đầu khi cần thương thảo. Như Talleyrand đã nói một câu nổi tiếng, các quốc gia không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu. (*)

* * *

Tài liệu tham khảo: 

Vietnam: A History, Stanley Karnow, 1983
Genève Ville de Paix, 2004
Hiệp định Geneva 50 năm nhìn lại (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004)

(*) Cho đến giờ tôi vẫn không xác định được ai là người đầu tiên nói câu này, Talleyrand, Winston Churchill hay William Clay.



Friday, 18 July 2014

Vai trò của nước lớn trong Hội nghị Geneva

(Bài viết tháng 7/2009 nhân 55 năm Hội nghị Geneva) 

“Tôi chưa từng biết tới một hội nghị nào như thế. Các bên tham gia đều không liên hệ trực tiếp, và tất cả chúng tôi đều luôn luôn ở trong tình trạng có thể một bên nào đó sẽ sập cửa bỏ về” - cựu Ngoại trưởng Anh Anthony Eden (1), chủ tọa các phiên họp tại Hội nghị Geneva 1954, hồi tưởng về một trong những hội nghị lịch sử của thế kỷ 20.

Ông Eden không nói quá, vì hội nghị mà ông làm Chủ tịch đó thật sự là một hội nghị “ba bè bảy mối”, diễn ra trong một bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp: Chiến tranh Lạnh đang ở thời kỳ đầu, chiến tranh Triều Tiên - hay là cuộc đụng đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc trên bán đảo này - vừa kết thúc. Thế giới đã thực sự chia thành hai phe, và bản thân mỗi phe cũng không đồng nhất.

Các nhà ngoại giao và chính trị Mỹ được lệnh phải giữ khoảng cách với Trung Quốc, đề phòng một nụ cười cũng có thể bị diễn giải thành một sự thừa nhận chính thức. Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles thậm chí còn từ chối bắt tay với Thủ tướng Chu Ân Lai, và giễu cợt rằng họ có thể gặp nhau khi chẳng may đụng xe ngoài đường. Nhà báo, sử gia Mỹ Stanley Karnow (2), người từng có mặt ở miền Nam Việt Nam từ tháng 7/1959, cũng nhận xét rằng “phái đoàn của Việt Nam DCCH tránh gặp các đại diện của Bảo Đại” (tức phái đoàn Quốc gia Việt Nam – NV), và tỏ thái độ tẩy chay Pháp.

Không khí đó khiến Hội nghị được Stanley Karnow mô tả như “một căn nhà xây bằng các lá bài”, và khiến cựu Ngoại trưởng Anh Anthony Dulles phải thốt lên rằng ông “chưa từng biết tới một hội nghị nào như thế”.(3)

Để mô tả sự căng thẳng trong cuộc đàm phán lịch sử này, xin trích lời ông Trần Văn Tuyên (4) - một trong những người từng tham gia Hội nghị, thành viên phái đoàn của chính quyền Bảo Đại: “16h chiều ngày 8/5, Hội nghị chính thức khai mạc. Bầu không khí nặng nề tang tóc vì Điện Biên Phủ vừa thất thủ được 24 giờ. Những phái đoàn các nước tự do lục tục tới, hỗn độn tới. Kẻ đến trước, người đến sau, không có trật tự, không có hàng ngũ, không có thể thức.

Giờ họp đã sắp tới, dãy ghế khu cộng sản vẫn trống, không thấy một bóng người nào. Đúng 4 giờ kém 2 phút, người ta thấy Ngoại trưởng Liên Xô Molotov bước vào phòng họp, sau ông là phái đoàn Nga trịnh trọng nghiêm trang… 4 giờ đúng, Chủ tịch phiên họp là Ngoại trưởng Eden tuyên bố khai mạc”. (5)

Quang cảnh phòng họp Hội nghị Geneva. Ảnh: Freddy Bertrand. 
Đăng trong cuốn Genève Ville de Paix, 2004

Chuyện ăn ở và ý đồ chính trị

Sự căng thẳng đã bắt đầu từ trước khi Hội nghị bắt đầu. Tại Hội nghị Geneva, mỗi nước lớn đều coi trọng từng hành vi ứng xử của mình, xem đó như thông điệp ngầm gửi tới đối phương và công luận.

Điều này thể hiện ngay trong chuyện ăn ở. Trong khi tất cả các đoàn đến dự Hội nghị Geneva đều thuê biệt thự, thì phái đoàn Mỹ lại thuê khách sạn (L’Hôtel du Rhône) và đăng ký ở chỉ một tuần. Hành động của của Ngoại trưởng Foster Dulles tất nhiên không nhằm “chơi trội”, mà nó cho thấy thái độ mà họ muốn thể hiện: không cam kết gì với Hội nghị, sẵn sàng đến và đi bất cứ lúc nào.

Ngược với tâm thế đó của Mỹ, phái đoàn Trung Quốc do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn, kéo tới Geneva với hơn 200 người, gồm cả đầu bếp riêng. Họ ngụ tại một biệt thự lớn, cực kỳ sang trọng, Grand Mont-Fleuri, và mang theo đến đây cả đèn lồng, thảm, đồ cổ Trung Hoa để trang trí.

Điều gì nằm sau sự lựa chọn xa hoa ấy? Đó là hàm ý: Trung Quốc sẵn sàng ở lại Geneva thật lâu để theo đuổi hội nghị đến cùng. Thêm nữa, dẫu sao đây cũng là lần đầu tiên những đại diện cho chính quyền Trung Hoa của Mao Trạch Đông xuất hiện tại một hội nghị quốc tế lớn, ngang hàng với tứ cường Mỹ, Nga, Anh, Pháp. (Với tâm cảm của một nước lần đầu ra mắt thế giới, thậm chí phái đoàn Trung Quốc còn mang cả… chuột bạch theo để thử thức ăn. Chuyện này được tài liệu của chính phía Trung Quốc ghi lại).

Anthony Eden cũng xa hoa không kém khi thuê Reposoir, biệt thự thế kỷ 18, nằm trong công viên. Nga thuê một biệt thự khá lớn bên hồ là Village Blange. Trưởng đoàn Pháp Georges Bidault ngụ tại biệt thự Joli-Port, kế bên nơi ở của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đoàn Việt Nam DCCH thuê một villa nhỏ xinh là Le Cèdres. (6)

Nhưng “74 ngày ở gần nhau trong cái thành phố Thụy Sĩ yên ả này không làm cho các nhà ngoại giao phá bỏ được không khí căng thẳng và nghi kỵ lẫn nhau” – Stanley Karnow viết. (7)

Ông Karnow còn chưa đề cập tới khía cạnh ngược lại, đó là sự tin cậy và phụ thuộc quá mức đối với đồng minh, trong một số trường hợp.

* * *

(1) Anthony Eden (1897-1977), Ngoại trưởng Anh ba nhiệm kỳ từ 1935 đến 1955, Thủ tướng Anh từ 1955 đến 1957.

(2) Stanley Karnow (1925-2013): nhà báo nổi tiếng, phóng viên chiến trường Việt Nam, tác giả cuốn Vietnam: A History (1983) được tái bản nhiều lần, tác giả kịch bản bộ phim tài liệu Vietnam: A Television History (Việt Nam, một thiên lịch sử truyền hình).

(3) Trích dịch từ cuốn Vietnam: A History, Stanley Karnow, 1983

(4) Trần Văn Tuyên (1913-1976), một trong các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, thành viên phái đoàn Việt Nam Quốc gia dự Hội nghị Geneva, từng là Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Bị bắt gần như ngay lập tức sau ngày 30/4/1975 và chết trong trại cải tạo.

(5), (6) Người viết không nhớ nguồn, có lẽ từ cuốn Genève Ville de Paix, 2004

(7) Trích dịch từ cuốn Vietnam: A History, Stanley Karnow, 1983

Ngoài ra, tác giả có tham khảo tư liệu từ cuốn Hiệp định Geneva 50 năm nhìn lại (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004).

* * *



Tuesday, 15 July 2014

Phản đối TPP, nếu không bảo đảm được quyền của người lao động


Washington DC   Sáng 9/7/2014, tại Quốc hội Hoa Kỳ, một nhóm 5 dân biểu của đảng Dân chủ đã tổ chức họp báo để bày tỏ quan điểm phản đối Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cho rằng TPP không thể thành công.

5 vị dân biểu, gồm Loretta Sanchez và George Miller (bang California), Rosa DeLauro (bang Connecticut), Louise Slaughter (bang New York), và Donna Edwards (bang Maryland), nêu những lý do họ phản đối TPP. Những lý do này xoay quanh các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, bất bình đẳng về thương mại, quyền của người lao động, quyền của phụ nữ và cộng đồng LGBT, và thủ tục ký gấp (fast-track) mà theo đó, Quốc hội Mỹ sẽ bị hạn chế khả năng can thiệp vào tiến trình TPP.

TPP là một hiệp định mậu dịch lớn mà hiện nay Mỹ, Việt Nam, và 10 quốc gia khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đàm phán gia nhập (chưa có Trung Quốc). Nếu thành công, TPP hứa hẹn sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn (12 nước) với kim ngạch mậu dịch hàng nghìn tỷ USD, thúc đẩy phát triển và hội nhập về kinh tế, tạo công ăn việc làm, v.v. Tuy nhiên, đó mới là tham vọng mà các chính phủ đặt vào TPP. Trên thực tế, hiệp định này bị giới hoạt động bảo vệ nhân quyền, môi trường ở nhiều nước phản đối gay gắt, vì các lý do như: quá trình đàm phán không minh bạch, có những điều khoản không bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ trong TPP, giá thuốc có thể sẽ đắt hơn, kể cả thuốc trị AIDS)…

Nhân quyền, đặc biệt quyền của người lao động (labour rights), là vấn đề mà nhiều cá nhân và NGO bảo vệ quyền con người đặt ra cho các nhà nước khi đàm phán về TPP. Tại cuộc họp báo phản đối TPP, dân biểu Loretta Sanchez tuyên bố: “Đã 8 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hưởng Quy chế Mậu dịch Bình thường Vĩnh viễn (PNTR), nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Vẫn còn những người dân Việt Nam bị ép phải lao động trong điều kiện tồi tệ, phải sống trong nhà ổ chuột và không đảm bảo vệ sinh. Họ làm việc 12-15 tiếng mỗi ngày và chỉ được trả công trung bình 70 đôla một tháng, và có nhiều trường hợp không được trả xu nào. Họ không có bảo hiểm y tế và đặc biệt, không được hưởng quyền của người lao động. Bộ Lao động Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách bốn nước, nơi có bằng chứng cho thấy hàng may mặc được sản xuất bởi nạn lao động cưỡng bức và lao động trẻ em”.

Trước đó, vào ngày 29/5, 153 dân biểu của đảng Dân chủ cũng gửi một lá thư đến Đại diện Thương mại Michael Froman, yêu cầu ông này phải đảm bảo rằng cải thiện quyền của người lao động là một điều kiện của quá trình đàm phán gia nhập TPP, đặc biệt đối với các nước có cả một lịch sử dài vi phạm quyền công nhân như Việt Nam, Malaysia, Brunei và Mexico, mà cụ thể hơn nữa là Việt Nam. Lá thư nêu rõ: “Tất cả các quốc gia thành viên của TPP, kể cả Việt Nam, phải thực thi triệt để các nghĩa vụ về quyền lao động, quy định trong TPP, bao gồm cả các quyền liên quan đến việc lập hội (công đoàn độc lập – NV) và đàm phán tập thể (giữa chủ lao động và người lao động – NV)”.

“Luật pháp Việt Nam quy định tất cả các công đoàn đều phải trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – cơ quan tự giới thiệu họ là “thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” (Điều 1, Luật Công đoàn – NV chú thích)” – và như vậy đã vi phạm quyền của người lao động là được thành lập và tham gia các công đoàn độc lập do chính mình tự lựa chọn” – lá thư của 153 dân biểu nêu rõ.

Bà Loretta Sanchez (bang California) phát biểu tại cuộc họp báo.
Ảnh: Lilly Nguyen 

* * *

Dưới đây là bài trình bày của tôi tại cuộc họp báo ngày 9/7/2014 (bản tiếng Anh)

TẠI SAO TPP KHÔNG NÊN ĐƯỢC KÝ KẾT

Cảm ơn các quý vị đã mời tôi đến đây để trình bày về những vi phạm quyền lao động ở Việt Nam, và tại sao TPP không nên được ký kết với một nước thành viên như vậy.

Vào ngày 26/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh, 29 tuổi, nhà hoạt động về quyền công nhân, đã được trả tự do, và đây là một tin tốt. Nhưng tin tốt ấy không làm thay đổi sự thật là quyền của người lao động, cùng với các quyền đất đai và quyền tự do biểu đạt, có lẽ đang là ba thứ quyền bị vi phạm trên diện rộng nhất và nghiêm trọng nhất ở Việt Nam hiện nay.

Mỗi năm ở Việt Nam xảy ra hằng trăm vụ đình công của công nhân, và 95% trong số này bị coi là bất hợp pháp. Vì sao vậy? Bởi vì, căn cứ Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn hiện hành – vốn vẫn không công nhận công đoàn độc lập – thì các cuộc đình công ấy không thể nào mà hợp pháp được.

Sự thật là tất cả các công đoàn đều bất hợp pháp, chỉ trừ công đoàn độc quyền của nhà nước là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chủ sở hữu công đoàn này là Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo công đoàn là cán bộ của Đảng, và điều lệ của công đoàn là nhằm bảo vệ quyền lợi của Đảng. Thậm chí chúng tôi còn có một tài liệu lưu hành nội bộ trong Tổng Liên đoàn, theo đó, Tổng Liên đoàn đề nghị cơ quan công an bắt giữ, xử lý các công nhân tổ chức đình công.

Tất cả các công đoàn, muốn hoạt động, đều phải đăng ký với Tổng Liên đoàn. Và theo quy định của pháp luật thì chỉ có các công đoàn có đăng ký đó mới được phép tổ chức đình công. Bộ luật Lao động cũng bắt buộc công nhân phải thực hiện quá trình hòa giải trước rồi mới được tiến hành đình công. Với những đòi hỏi khắc nghiệt như vậy, có thể hiểu ngay tại sao 95% đình công ở Việt Nam lại là bất hợp pháp.

Tương tự, 95% các cuộc đình công mỗi năm liên quan đến vấn đề tiền lương. Kể từ năm 2008 khi Việt Nam bắt đầu sa vào suy thoái kinh tế, công nhân là tầng lớp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ phải sống với mức thu nhập thấp kém, phải làm việc ngoài giờ không được bù đắp, nhiều người không có bảo hiểm, nhất là ở khu vực tư. Điều kiện lao động cũng sa sút và nạn ngộ độc tập thể diễn ra ở nhiều nơi.

Cách đây mới hơn một tuần, 200 công nhân ở một công ty tại TP.HCM đã bị ngộ độc. Trước đó, vào ngày 15/5/2014, hơn 500 công nhân ở Thanh Hóa cũng bị ngộ độc vì dùng nước uống nhiễm độc do công ty cung cấp. Và đấy chỉ là những vụ việc được dư luận biết đến. Chắc hẳn phải có rất nhiều vụ tương tự xảy ra ở Việt Nam mà không ai hay biết và cũng chẳng ai phải chịu trách nhiệm.

Cưỡng bức lao động cũng là một sự vi phạm quyền lao động khác nữa. Chúng tôi được nghe các tù nhân lương tâm phản ánh về tình trạng tù nhân bị bóc lột, bị sử dụng cho việc sản xuất hàng may mặc, đồ mộc, bóc hạt điều…

Thưa quý vị,

Chúng tôi biết rằng, nếu bị phát hiện vi phạm quyền lao động, nhà nước Việt Nam có xu hướng muốn nộp tiền phạt (và tiền phạt đó lại đổ lên đầu doanh nghiệp) thay vì chịu tăng thuế suất.

Chúng tôi cũng hiểu rằng với việc trả tự do sớm cho Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà nước Việt Nam chỉ muốn thể hiện với thế giới rằng họ tôn trọng quyền của người lao động.

Thưa quý vị,

Tôi đã nói nhiều về những vi phạm quyền lao động, còn bây giờ tôi muốn kết thúc bài trình bày của mình bằng cách lưu ý quý vị rằng vẫn có ánh sáng cuối đường hầm. Facebook hiện rất phổ biến ở Việt Nam, giúp kết nối mọi người, và có hàng chục NGO “không đăng ký” đang tích cực hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người (*).

Tôi muốn nói với quý vị rằng: Không thể có hiệp định thương mại nào được ký kết nếu quyền của người lao động không được thực thi. Hãy coi việc thực thi quyền ấy như là điều kiện tiên quyết của bất kỳ hiệp định thương mại nào. Người dân Việt Nam chúng tôi mong muốn kinh tế thịnh vượng, nhưng phát triển kinh tế phải đi đôi với các quyền tự do. Xin quý vị hãy đồng hành cùng chúng tôi trên con đường này.




(*) VOICE, Liên đoàn Lao động Việt Tự do, v.v.

Why TPP Should Be A Nonstarter

BẢN TIẾNG VIỆT/ VIETNAMESE

As negotiations for the Trans-Pacific Partnership free trade agreement continue, several members of the U.S. Congress held a press conference on July 9 on the steps of the Capitol, setting forth numerous objections to the Obama administration’s approach to the TPP.

In addition to opposing the President’s fast track authority, the members of the House of Representatives (Rosa DeLauro (D-CT), George Miller (D-CA), Louise Slaughter (D-NY), Loretta Sanchez (D-CA) and Donna Edwards (D-MD) also demanded that TPP addresses trade imbalances and upholds standards of food safety, workers’ rights and LGBT and women’s rights.

Below is the full text of my address.



TPP FREE TRADE AGREEMENT IS NONSTARTER FOR WORKERS’ RIGHTS

Thank you, ladies and gentlemen, for inviting me here to speak about labour rights violations in Viet Nam, and why the TPP should be a non-starter.

On June 26, labour right activist Do Thi Minh Hanh, 29, was released from prison, and this is good news. However, it does not change the fact that labour rights, together with land rights and the right to expression, may be the three most widespread and seriously violated rights in Viet Nam.

Every year in Viet Nam, there are hundreds of workers strikes; and 95% of them are considered to be illegal. Why illegal? Because, no way can they be lawful under the Labour Code and Trade Union Law, which still deny the existence of independent labour unions.

The fact is that all unions are outlawed, except the monopoly state-run, the Viet Nam General Confederation of Labour, VGCL. Its owners are the ruling party, its officials are party officials, and its charter is to serve the party. We even have an internal VGCL document showing that VGCL asked police to arrest and punish strike leaders.

Every union must register with this Confederation to be recognized. And under law, strikes must be held by those recognized unions. The Labour Code also requires a process of conciliation and arbitration before the workers can conduct a strike. So, it is understandable that under such harsh requirements, 95% of the strikes are deemed illegal.

Also, 95% of the hundreds of strikes each year are related to wages, or the low incomes. As Viet Nam has undergone economic recession since 2008, workers are among the worst impacted victims. They suffer from low incomes, working overtime without being paid; many are denied insurance or heath care programs, especially in private sector. Working conditions have been lowered, and collective food poisoning has been widespread.

Just over a week ago, two hundreds of workers had been poisoned after having dinner in a company located in Ho Chi Minh City. Before that, on May 15, five hundred workers in Thanh Hoa province were poisoned as well because of drinking water provided by their employer. And these are just the known cases. Many similar cases must have happened in Viet Nam without being known and no one has been charged for that. The health and the lives of workers have been continuously threatened without any significant protection, especially from the Vietnamese government.

Forced labour is another violation of labour rights. There are reports from former political prisoners on the exploitation of prisoners, using them to produce garments, furniture, and cashew nuts.

Ladies and gentlemen,

We understand that when found to be violating labour rights, Vietnam’s ruling party wants to pay fines rather than enduring increased tariffs.

We also understand that by releasing Do Thi Minh Hanh early, the Vietnamese government just wants to pretend to the world that they are respecting labour rights.

Ladies and gentlemen,

I’ve been talking about bad faith and rights violations, but I’d like to end by noting that there is some hope. Facebook is hugely popular in Vietnam, connecting people; and there are dozens of "unregistered" NGOs who are actively protecting and promoting human rights. 

So I would love to say: Don’t have a trade agreement in which labour rights are not enforceable. My people aspire to economic prosperity, but it must go hand in hand with liberty. Please be with us on our journey.

Sunday, 13 July 2014

Niềm mong

(thơ anh trai tôi)

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi..." (ảnh: Ếch Ao)

tôi cứ ước ao một ngày
những thứ lăng nhăng xin đừng vào facebook
đất nước tôi, mẹ Việt Nam đang sôi sục
trước một kẻ hung tàn, thù truyền kiếp ngàn năm

tôi bàng hoàng trước những tím đỏ lam vàng chiều nghĩa trang
ánh sen xanh trên tà áo dài thôn nữ Hồ Tây hay sắc chiến bào của người nằm xuống
những ly rượu, những cốc bia tự thưởng
hóa hồn ma người ngã xuống chiều qua
vì đất nước
vì quốc gia
từng tấc đất 
từng mét nước 
của cha ông tiên tổ

thôi cho tôi xin
xin người tin một đức tin 
một khi xã tắc điêu linh
Brazil vô địch hay đội nào quan trọng gì đâu
mùa này sen đẹp (hay chưa đẹp) quan trọng gì đâu
thứ trưởng bộ trưởng (hay dân thường) học (hay vẹt) 1 ngoại ngữ (hay n ngoại ngữ), quan trọng gì đâu
những vần thơ (mẹ hát con khen hay, dù chưa hay) quan trọng gì đâu
những vợ đẹp, con ngoan, trường điểm... quan trọng gì đâu
cho tôi xin

90 triệu dân Nam hãy kết liên là một
không phân biệt giàu sang, phú quý, nghèo hèn
thét lên câu Sát Thát của thế kỷ Rồng Tiên
- khẳng định với nhân loại 
rằng
Việt Nam tuy nghèo, song không hèn
- trừng mắt nói với Tập Cận Bình
và giống người phương Bắc
rằng
nghìn năm lũ chúng mày
trước và sau
vẫn vậy
- dặn cháu con, ngàn đời 
rằng
kẻ thù truyền kiếp của dân Việt
là bè lũ bá quyền bành trướng Bắc Kinh./.

21/6/2014


Friday, 4 July 2014

Nước Mỹ với thứ vũ khí hơn 200 năm

(Bài viết năm 2009 nhân Ngày Độc Lập 4/7 của nước Mỹ)

“… Khi tôi nhìn lá cờ Mỹ bay trong gió, tôi bỗng ý thức được tất cả những gì ông Bell dạy tôi về Hoa Kỳ, tất cả những gì tôi biết về ý nghĩa làm công dân Hoa Kỳ, tất cả những cái đó nằm trong lá cờ.

Mẹ tôi có lý. Nước Mỹ không phải là áo săng-đai, đĩa hát Johny Mathis hay xe ôtô bóng loáng. Nước Mỹ là đất của tự do, của thời cơ đối với mọi người. Mẹ cảm thấy bằng bản năng là ở Mỹ không gì hạn chế điều mình có thể làm được – mà như vậy, không cần thiết từ bỏ gia tài văn hóa cũ của mình. Hồi đó, khi sắp đỗ tiến sĩ, tôi mới bắt đầu hiểu điều mà mẹ - người không có văn bằng – dự cảm ngay khi bước chân từ trên tàu xuống”. (1)

Trên đây là những dòng mà Constantin Galskoy, một người Nga, đã viết khi kể lại quá trình anh cùng gia đình nhập cư lên đất Mỹ, lao động kiếm sống và trở thành công dân Mỹ. Nó là câu chuyện khá điển hình cho “giấc mơ Mỹ” (American dream) – niềm tin rằng ở nước Mỹ, có ý chí vươn lên và chăm chỉ làm việc, sẽ được trả công bằng một cuộc sống khá hơn.

“Giấc mơ Mỹ” có lẽ là một trong những giá trị khiến nước Mỹ được chú ý. Những giá trị ấy cũng được kỳ vọng là lực đẩy để đưa Mỹ ra khỏi cơn suy thoái hiện nay, trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thời 1929-1930.

Nhà Trắng, nơi ở và làm việc của các đời tổng thống Mỹ từ năm 1800.

Lá cờ điểm sao luôn vẫy gọi…

So với “Lục địa già” châu Âu, Mỹ được đánh giá là cởi mở hơn hẳn về mọi mặt: chính trị - xã hội – kinh tế.

Chị H, một người Việt Nam từng du học nhiều năm ở Mỹ, hiện vẫn nghiên cứu và viết khá nhiều sách về Mỹ, kể: “Ngay từ khi đặt chân lên nước Mỹ lần đầu tiên vào năm 1992, tôi đã cảm thấy nơi đây có một sự cởi mở đối với mọi người thuộc tất cả các sắc tộc. Không ai để ý tới màu tóc đen, da vàng của tôi. Đến cả nhân viên sân bay cũng hết sức cởi mở và tận tình.

Tôi từng ở Nga, Đông Âu, Pháp… Châu Âu văn minh nhưng cách đối xử với người thuộc chủng tộc khác vẫn có phần kỳ thị. Không ai nói ra miệng đâu, nhưng thỉnh thoảng tôi lại cảm giác có ai đó nhìn mình. Ở Mỹ không thế. Các sinh viên ngoại quốc vừa nhập học, đã được nhiều gia đình Mỹ cho ở nhờ theo kiểu “home-stay”, nhận làm con nuôi”.

Chị H. kể, chị được một gia đình Mỹ cho ở cùng. Gia chủ chân thật và cởi mở. Mọi dịp lễ, tiệc trong nhà, từ Lễ Tạ ơn đến Giáng sinh, Phục sinh… chị đều được mời tham dự như một thành viên của gia đình.

Sự cởi mở đó, nhiều người giải thích, có thể bắt nguồn từ văn hóa cộng đồng (community culture), cái đã hình thành ở Mỹ từ thời lập quốc. Thời đó, những người nhập cư đầu tiên đã phải dựa vào nhau mà sống, người cũ đón nhận người mới, giúp đỡ nhau khai hoang, làm nông nghiệp, chống chọi với các kẻ thù chung, v.v... Cho nên văn hóa cộng đồng ở Mỹ phát triển mạnh. Dân Mỹ nói chung chan hòa, dễ gần. Tất nhiên là để trở thành thân thiết hơn mức xã giao thì khó. Chị H. cho biết ở Mỹ, người ta khó giữ được các mối quan hệ lâu dài trong đời, thường chỉ quen biết một thời gian rồi một trong hai người chuyển nhà sang thành phố khác và không nối lại liên lạc nữa. Mà thay đổi nơi ở, chỗ làm thì là chuyện rất phổ biến ở Mỹ. Điều đó làm thành một đặc điểm, một nét văn hóa di chuyển (moving culture). Sự di chuyển này cũng góp phần tạo nên tính cởi mở của người Mỹ.

Từ cởi mở trong tính cách dân tộc dẫn đến một xã hội mở cửa, chào đón người nhập cư. Một học giả Mỹ kiêm nhà báo nổi tiếng, Fareed Zakaria, cho biết: “Nếu không có người nhập cư, tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong một phần tư thế kỷ vừa qua ắt hẳn cũng chỉ ngang với châu Âu... Đến phân nửa các công ty khởi nghiệp ở Silicon Valley có một nhà sáng lập là người nhập cư hoặc người Mỹ thế hệ đầu tiên”.

Theo ông Zakaria, nhập cư mang lại cho nước Mỹ một phẩm chất vốn hiếm hoi đối với một đất nước giàu mạnh, đó là nghị lực và sự khát khao. Thường thường khi một quốc gia giàu có hơn, động lực vươn lên bị yếu đi, nhưng với Mỹ thì khác, bởi luôn có hàng trăm nghìn người nhập cư đến với đất nước này để mong xây dựng một cuộc sống mới.

Chính trị như một sở thích

Dường như sự cởi mở trong tính cách khiến người Mỹ không cảm thấy có những rào cản khi nói về những chuyện “to tát” như chính trị. TS kinh tế Vũ Hoàng Linh kể, chuyện sinh viên Mỹ viết các bài phân tích, bình luận đăng trên báo trường, hoặc tổ chức hội thảo về chính trị, là chuyện bình thường. Chính trị là mục lớn và luôn thu hút người đọc trên các báo.

“Nếu một người muốn nói lên quan điểm của anh ta về một vấn đề chính trị - xã hội nào đó chẳng hạn, anh ta luôn có thể viết bài gửi đi các nơi. Bài gửi tới một tòa soạn, có thể được đăng hoặc không đăng, nhưng nói chung bạn luôn có thể nói hoặc viết về bất kỳ điều gì bạn muốn” – TS Linh cho biết.

“Tôi à? Thời gian ở Mỹ, tôi chưa thử viết báo bao giờ. Nhưng tôi đọc báo bên đó thì luôn có thể thấy có ý kiến giống mình – nghĩa là tòa soạn họ đăng tải các ý kiến đại diện cho những trường phái quan điểm khác nhau trong xã hội”.

Một điều thú vị mà anh sinh viên Vũ Hoàng Linh nhận thấy trong thời gian ở Mỹ, đó là hệ thống “tin vịt” rất kém phát triển. Không có chuyện người dân ngồi ở Starbucks hay McDonald’s mà bàn thảo về thu nhập của ông Bush hay chuyện tình ái của ông Clinton. “Nói chung, đọc tin chính thức trên báo đã đủ mệt và thiếu thời gian rồi, còn ai quan tâm tới tin đồn nữa” – TS Linh kể lại.

Từ những “hiện tượng” như sinh viên viết bài và thảo luận về chính trị, báo chí coi trọng mục tin chính trị… có thể suy ra “bản chất” dân chúng Mỹ là thích chính trị. Những người nào có tham vọng chính trường và tự thấy ở mình chút khả năng, thì có thể bắt đầu sự nghiệp bằng cách xin làm trợ lý, thư ký, giúp việc cho một nghị sĩ nào đó, để học hỏi dần dần kinh nghiệm chính trường. 

“Nhưng chớ có nghĩ rằng nước Mỹ “loạn” vì những kẻ hăng say chính trị” – chị H. nhận xét. “Ví dụ, tôi để ý, Quốc hội của bên họ thường tranh luận rất ghê gớm, nhưng cứ vào các thời điểm quan trọng, có tính sống còn, đối với cả đất nước, thì họ đạt được sự nhất trí cao. Như thế chứng tỏ dân chúng cũng đồng thuận, vì Quốc hội là dân chứ là gì. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận đó là do chính trị gia có tài “múa mép”, nói cách khác là họ hùng biện, thuyết phục dân chúng giỏi lắm”.

Chuyện “chính trị gia hùng biện giỏi” thì người dân Mỹ hẳn có nhiều kinh nghiệm chứng kiến. Mới đây nhất là ứng cử viên Phó Tổng thống Sarah Palin. Xinh đẹp, sành điệu, và không chỉ thế, bà Palin luôn cố gắng tạo cho công luận ấn tượng về một nhà chính trị hòa đồng, gần dân, với các phát biểu nặng tính dân túy, ngôn từ dân dã.

Thị trường tự do khiến nhà sản xuất có thể thương mại hóa đủ thứ, kể cả chân dung lãnh tụ, lãnh đạo.

Sức sống Mỹ

Tất nhiên, Mỹ không phải là một quốc gia hoàn mỹ. Nói tới Mỹ là những người có quan điểm bài Mỹ có thể viện ra hàng loạt tính xấu của dân xứ cờ hoa: ngạo mạn, ít hiểu biết về thế giới bên ngoài (mà một trong các biểu hiện là người Mỹ nói chung kém ngoại ngữ), thực dụng đến mức phũ phàng.

Tuy thế, chẳng ai phủ nhận được một điều: Xét trên bình diện quốc gia, nước Mỹ có cơ chế tự đổi mới rất tốt, bởi họ luôn biết tự đánh giá và sàng lọc. Nền văn hóa của châu Á và một số nơi ở châu Âu khiến người ta có mặc cảm khi phải thừa nhận mình sai lầm và thay đổi. Nhưng Mỹ thì không. Như Fareed Zakaria nói, “nền văn hóa Mỹ ngợi ca và thúc đẩy giải quyết vấn đề, đặt nghi vấn trước uy quyền và tư duy khác biệt. Nó cho phép con người ta vấp ngã và rồi mang đến cơ hội thứ hai, thứ ba. Nó tưởng thưởng cho những người tự thân dựng nghiệp và những ai lập dị…”.

Giáo dục và công nghệ là những lĩnh vực cho thấy rất rõ ràng khả năng tự đổi mới của người dân một quốc gia. Nước Mỹ chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cao hơn toàn châu Âu, còn về giáo dục, Zakaria viết: “Trong khi nước Mỹ kinh ngạc trước kỹ năng thi cử của châu Á, thì các nước châu Á lại lặn lội đến Mỹ để tìm hiểu cách làm thế nào để khiến con cái mình tư duy cho tốt”. (2)

“Giấc mơ Mỹ” có tàn trong cơn khủng hoảng kinh tế?

Trở lại với “giấc mơ Mỹ” – thứ đã thu hút hàng trăm nghìn người trên khắp thế giới đổ về nước Mỹ hàng năm. Người ta đang tự hỏi, nước Mỹ sẽ vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế này như thế nào? Khi mà thất nghiệp gia tăng (tháng 5/2009, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng lên mức 9,4%, mức cao nhất từ năm 1983) và đồng tiền chảy ra khỏi túi những người Mỹ trung lưu. Khi mà nước Mỹ là con nợ lớn của thế giới, và muốn trả nợ, Mỹ phải tăng trưởng nhanh để có khả năng tài chính, tăng cường xuất khẩu, giảm thâm hụt thương mại, v.v... Nhưng tăng trưởng nhanh sao được trong cơn khủng hoảng thế kỷ này? “Giấc mơ Mỹ” liệu có trở thành huyền thoại một thời không? Sau 233 năm lập quốc (4/7/1776), sau gần một thế kỷ đứng ở vị trí siêu cường của thế giới, giờ đây nước Mỹ đang lao đao.

Nhưng nếu cho rằng Mỹ vẫn sẽ giương cao lá cờ điểm sao của một siêu cường, trong nhiều năm nữa, thì cũng không phải quá lạc quan. Bởi vì nước Mỹ có trong tay thứ “vũ khí” hùng mạnh mà họ đã sử dụng suốt hơn 200 năm qua.

Đó là tinh thần cởi mở - cái đã giúp họ đón nhận mọi sự đổi thay, chuyển dịch, cải cách, các sáng kiến công nghệ, những người nhập cư. Nước Mỹ luôn sẵn sàng đổi mới và vực dậy sau khủng hoảng, như họ đã từng nhanh chóng phục hồi sau các thảm họa - khủng bố 11/9 hay bão Katrina.

Đó là sự gắn kết của cộng đồng trong nhiều giá trị chung: một niềm tin lạc quan vào sức mạnh của đất nước (nhiều khi khiến người Mỹ bị coi là ngạo mạn, lúc nào cũng “mình là số 1”), ý thức chính trị (sự quan tâm đối với chính trị của người dân Mỹ là gì nếu không phải biểu hiện của ý thức về trách nhiệm công dân?).

Lòng tự hào của người Mỹ ánh lên trong chính Quốc ca của họ:

Này bạn, lá cờ điểm sao vẫn còn bay đấy chứ?
Trên mảnh đất của những người tự do và xứ sở của những kẻ can trường.

-------

(1) trích cuốn “Hồ sơ văn hóa Mỹ”, Hữu Ngọc, NXB Thế Giới, 2009

(2) trích cuốn “Thế giới hậu Mỹ”, Fareed Zakaria, NXB Tri Thức, 2009


Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/nuoc-my-voi-thu-vu-khi-hon-200-nam