Wednesday, 24 September 2014

Việt Nam - đất nước thừa mứa lời khuyên

“KHUYÊN

Một số bác trong cộng đồng FB Việt Nam đang ngưỡng mộ cậu sinh viên Joshua Wong 17 tuổi ở Hong Kong, và đặt các câu hỏi như “bao giờ đến sinh viên Việt Nam?”, “bao giờ thanh niên Việt Nam được như thế này?”…

Hình như chúng ta không để ý đấy chứ xung quanh chúng ta, nói rộng ra là ở cả Việt Nam, thể nào chẳng có những thanh niên mà các cụ, các bác khen là “có tố chất”, “có tiềm năng”. Tiếc là cái “tố chất” với “tiềm năng” ấy cứ mãi mãi như thế, không thấy nó phát triển lên một mức cao hơn, có giá trị thực tiễn hơn. (Thì cũng giống như Việt Nam đến giờ vẫn là một đất nước đầy “nội lực” và sẽ còn như thế, không thấy nội lực ấy chuyển hóa thành cái gì khác).

Hình như chúng ta quên mất một chuyện mới đây thôi:

Tôi rất xin lỗi những người chơi của Flappy Bird, tôi sẽ gỡ bỏ Flappy Bird trong vòng 22 tiếng nữa. Tôi đã chịu đựng đủ rồi”. (2h sáng ngày 9/2/2014 trên tài khoản Twitter của Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của trò chơi Flappy Bird).

Câu chuyện của Nguyễn Hà Đông mới xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh-công nghệ thôi đấy. Bây giờ ta nói, giả sử trong lĩnh vực chính trị, một thanh niên nào đấy lại nổi lên như một gương mặt có dáng dấp “lãnh tụ sinh viên” thì sao nhỉ?

Trước mắt là thanh niên ấy sẽ nhận được vô số lời khuyên bảo của các bậc cha chú, kiểu như “nên tập trung vào học đã”, “làm gì thì làm, phải có uy tín, bản lĩnh chính trị, mày chưa là cái gì đâu”, “cứ cố học xong ra trường, có công ăn việc làm, thu nhập ổn định đã”, “nhân sĩ trí thức đầy ra đấy mà còn chưa làm được gì, mày thích làm lãnh tụ hả cháu?”, “bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, lúc này là phải hết sức thận trọng mới được cháu ạ”, v.v. Được khuyên như thế thì chẳng thà bật ti-vi lên nghe phát thanh viên khuyên còn hơn (nhưng bật ti-vi lên thì lại tốn… điện).

Bên cạnh các bậc cha chú mở miệng là khuyên nhủ, các thanh niên còn được hưởng sự ganh ghét, đố kỵ của bạn bè đồng trang lứa hoặc xấp xỉ trang lứa.

Tới chừng thanh niên bắt đầu “tỏ ra nguy hiểm”, thì sẽ được sự chiếu cố của các loại Phòng Công tác Chính trị, Công tác Sinh viên, Giáo vụ… Rồi thì đến công an khu vực, cao nữa là an ninh thành phố, an ninh Bộ.

Ừ, thế thì bao giờ đến sinh viên Việt Nam làm nên một sự kiện như Mùa Xuân Ả-rập hay mùa thu Hong Kong?

Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

TRÁCH AI?

  • Lê Quốc Tuấn

Câu chuyện của Joshua Wong ở Hong Kong là lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh Việt Nam.

Khi chú Joshua Wong ở Hong Kong thử thách Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao người ngưỡng mộ.

Dĩ nhiên Joshua là chú bé tài giỏi khác thường. Nhưng câu chuyện về Joshua cho chúng ta thấy toàn cảnh của một xã hội với hàng trăm ngàn thanh thiếu niên khác cùng suy nghĩ được như Joshua và đàng sau chúng là những phụ huynh. Tất cả cho thấy một xã hội biết bảo nhau cùng đứng lên cho điều đúng. Khung cảnh ấy giờ chỉ là ước mơ của bao người Việt Nam.

Thế là, tuổi trẻ Việt Nam nhìn vào, người lớn cũng nhìn vào. Ai cũng ao ước, so sánh phải chi tuổi trẻ Việt Nam được như chú... Và, giữa những tiếng xuýt xoa khâm phục, ta nghe không thiếu tiếng trách cứ tuổi trẻ Việt Nam chỉ biết ích kỷ, hưởng thụ, vô cảm...v.v...

Tuổi trẻ ở đâu ra? Chúng là từng em, từng cháu đi ra từ mỗi mái gia đình chúng ta. Tuổi trẻ nhiều năng lực, chúng luôn luôn phải làm một điều gì đó, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Nếu không nhìn ra được điều gì đúng, chúng sẽ làm điều khờ dại. Không có cách nào khác.

Một người bạn tôi (ở Việt Nam, mới qua Toronto vài năm nay) có chia sẻ với tôi một điều đáng ngẫm nghĩ: Xã hội Việt Nam hiện có 4 người thầy đều đa phần hỏng cả: thầy tu, thầy dạy học, thầy thuốc và người thầy trong nhà (ông bố trong mỗi gia đình). Mỗi thầy hỏng một kiểu khác nhau.

Chuyện thầy Mạnh Tử khi bé, cứ ở quanh hạng người nào là bắt chước hạng người ấy, hẳn mọi người còn nhớ. Những đứa trẻ lớn lên trong xã hội hỏng từ trong nhà ra ngõ như thế sẽ ra sao? Hỏi là tự trả lời.

Vì những người lớn hèn kém mà tuổi trẻ bị thui chột. Đừng vội trách tuổi trẻ, hãy trách chính chúng ta.

Tôi cho rằng câu chuyện của Joshua là niềm khích lệ cho tuổi trẻ đồng trang lứa nhưng đồng thời là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh.

Chúng ta có lỗi là đã không tạo nên một môi trường tốt cho tuổi trẻ. Các phụ huynh giỏi xoay sở, chỉ tích cực bám vào mọi kẽ hở cả về pháp lý và đạo lý để làm tiền, các phụ huynh kém may mắn hơn, cúi mặt lượm từng đồng bạc lẻ cho bữa ăn, không còn tâm, lực mà lo đến điều gỉ khác hơn.

Ai cũng biết, cũng nhìn thấy xã hội có quá nhiều điều không hay không phải, thậm chí nguy hại nữa nhưng đa phần đều chọn thái độ mũ ni che tai. Không kể đến những phụ huynh vô trách nhiệm, ngay cả những phụ huynh hết lòng vì con em mình: Nhiều người vẫn tưởng mình che chở, nuôi dạy được con, bằng cách cố cách biệt chúng khỏi cái xã hội đổ vỡ ngay ngoài cửa nhà…

Nhưng hãy nghĩ đi sẽ thấy: Chúng ta không bao giờ có thể tách rời được con trẻ ra khỏi xã hội. Khi chỉ phản ứng cục bộ, tiêu cực, thụ động với sai trái, giả dối có hệ thống của xã hội như thế, phụ huynh Việt Nam sẽ không bao giờ tạo nên được một thế hệ trẻ lành mạnh.

Tuổi trẻ Việt Nam, chúng là nạn nhân của mỗi chúng ta. Nếu biết suy nghĩ, chúng sẽ quở trách chúng ta. 

Chính vì thế, Việt Nam sẽ khó có thể có được một Joshua Wong và đó chưa hẳn là do lỗi của lớp trẻ.


Bài liên quan: 

Wednesday, 17 September 2014

Hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng: thừa nhận Việt Nam Cộng hòa

Một trong những cách để hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng là lập luận rằng khi ông Đồng gửi Công hàm đó (ngày 14/9/1958), thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nằm dưới vĩ tuyến 17, thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng hòa chứ không phải thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và do đó “người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có thẩm quyền đối với nó” (GS. Monique Chemillier-Gendreau). Sau năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa, nước Việt Nam thống nhất được hưởng những gì Việt Nam Cộng hòa để lại, trong đó có cả chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Với cách hóa giải này, điểm mấu chốt là chính quyền Việt Nam bây giờ phải thừa nhận rằng trước năm 1975, đã tồn tại hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc, và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Nói cách khác, chính quyền phải công nhận rằng đã có một quốc gia Việt Nam Cộng hòa, với một chính quyền có tính chính danh, chứ đó không phải là một triều đại “ngụy”, “bù nhìn” do Mỹ và tay sai dựng nên.

Vào năm 2005, một học giả người Úc, giáo sư về công pháp quốc tế ở ĐH Cambridge – ông James Crawford – đã viết một cuốn sách nổi tiếng, nhan đề The Creation of States in International Law (Sự hình thành các quốc gia theo luật quốc tế). Trong đó, ở phần liên quan đến Việt Nam, ông đã chứng minh rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa là hai quốc gia riêng biệt và độc lập từ năm 1954 cho đến năm 1975.

Sách được Oxford University Press xuất bản lần đầu năm 2006. Phần Vietnam after 1945 (Việt Nam sau năm 1945) này nằm trong Chương 10, Divided States and Reunification (Các quốc gia bị chia cắt và quá trình thống nhất), trong Phần II, Modes of the Creation of States in International Law (Các hình thức tạo lập quốc gia trong luật quốc tế).

Xin trích dịch để bạn đọc tham khảo. Xin bạn đọc lưu ý rằng thừa nhận hai quốc gia Việt Nam” độc lập và bình đẳng chỉ là một trong những cách hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng, và không có gì khẳng định cách nào sẽ hiệu quả.

Phạm Đoan Trang

* * *

VIỆT NAM SAU NĂM 1945

Lãnh thổ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và thuộc địa ở Nam Kỳ – vốn là một phần của xứ Đông Dương thuộc Pháp – đã bị quân đội Nhật Bản xâm lược vào năm 1940. Chính quyền Vichy của Pháp tiếp tục cai quản nơi đây dưới sự bảo hộ của Nhật Bản cho đến tháng 3/1945, khi nó bị thay thế bởi một chính thể khác dưới quyền Hoàng đế Bảo Đại. Vào ngày 2/9/1945, sau khi Nhật rút quân, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập: Điều này không được cả Pháp lẫn các nước đồng minh khác công nhận. Vào ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ Pháp-Việt và Phụ lục được ký kết, Điều 1 của Hiệp định nêu rõ: “Chính phủ Pháp công nhận nền cộng hòa Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ riêng, quốc hội riêng, quân đội và tài chính riêng, và hình thành nên một phần của Liên minh Đông Dương và Liên hiệp Pháp”.
 
Hiệp định được coi là sơ bộ, trước khi khai cuộc đàm phán đầy đủ về “quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khác (…) địa vị tương lai của Đông Dương, và (…) các lợi ích kinh tế và văn hóa Pháp ở Việt Nam”. Trong một hành động rõ ràng là vi phạm Hiệp định này, chính quyền Pháp dấn tiếp bằng Hiệp ước Pháp-Nam Kỳ ngày 3/6/1946, thiết lập một chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ. VNDCCH phản đối, và vào ngày 14/9/1946, một bản tạm ước (modus vivendi) với mục đích điều tiết các vấn đề giữa VNDCCH và Pháp trên cơ sở bình đẳng [1]. Tuy nhiên, chiến sự đã không được kiểm soát và sẽ còn tiếp tục đến tháng 12/1946. Vào tháng 6/1948, thêm một bên thứ ba tham gia vào xung đột: Pháp thiết lập “Chính phủ Lâm thời Việt Nam” theo Thỏa thuận Vịnh Hạ Long. Điều 1 của Thỏa thuận quy định:

Pháp trân trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam, mà sau đây nhiệm vụ tùy ý thực hiện việc thống nhất đất nước sẽ thuộc về nước Việt Nam đó. Về phần mình, Việt Nam tuyên bố trung thành với Liên hiệp Pháp, với tư cách một quốc gia thuộc Liên hiệp. Nền độc lập của Việt Nam không bị hạn chế gì ngoài những giới hạn mà họ phải chịu vì sự gia nhập Liên hiệp Pháp”.

Người đứng đầu chính phủ được xác lập đó là Hoàng đế Bảo Đại. Chính phủ của ông được trao toàn quyền kiểm soát quốc nội, ít nhất là trên nguyên tắc, nhưng riêng các vấn đề ngoại giao và quân sự thì phải để cho Liên hiệp Pháp quyết định. [Nhưng] Chính quyền này đã không làm được việc thống nhất Việt Nam như dự định. Thay vì thế, VNDCCH được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận vào ngày 18/1/1950, và được Liên Xô công nhận vào ngày 30/1/1950. Ngày 7/2/1950, Liên hiệp Vương quốc Anh quyết định công nhận “địa vị của Việt Nam, Lào và Campuchia, là các quốc gia trực thuộc Liên hiệp Pháp”; và Hoa Kỳ, vào cùng ngày, ban hành bản “công nhận ngoại giao đối với chính quyền của quốc gia Việt Nam, vương quốc Lào và vương quốc Campuchia[2]. Do đó, năm 1950, có tới hai chính quyền Việt Nam cùng tuyên bố và cùng thực thi một mức độ kiểm soát ít nhiều đối với toàn bộ lãnh thổ; mỗi bên đều được công nhận bởi một số nhà nước khác nhau. Vào giao đoạn này, dường như chẳng bên nào có đủ tư cách để làm chính quyền của một nước Việt Nam độc lập. VNDCCH chưa củng cố được quyền kiểm soát thực tế trên toàn lãnh thổ. Việt Nam Cộng hòa (VNCH) không có được sự độc lập về danh nghĩa vì họ trực thuộc Liên hiệp Pháp, và họ cũng không có cả sự độc lập trên thực tế hay độc lập thật sự.

GS. James R. Crawford
Năm 1952, cả VNCH và VNDCCH đều làm đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc. Đơn của VNCH bị Liên Xô phủ quyết; đơn của VNDCCH bị bác, chỉ có mỗi Liên Xô bỏ phiếu ủng hộ. Sau đó, Đại Hội Đồng LHQ ra nghị quyết: “Việt Nam là (…) một quốc gia yêu chuộng hòa bình, theo nghĩa của Điều 4 trong Hiến chương LHQ, Việt Nam có thể và sẵn sàng thực thi các nghĩa vụ của họ theo Hiến chương, và vì vậy, nên được thừa nhận tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc[3]. Vào ngày 7/5/1954, căn cứ của Pháp ở Điện Biên Phủ, miền Bắc Việt Nam, bị quân đội VNDCCH chiếm được. Ngày 4/6/1954, một Hiệp ước về Nền Độc lập của quốc gia Việt Nam và quan hệ giữa quốc gia mới này và Pháp, đã được ký tắt, nhưng chẳng bao giờ được ký kết. Trong khi đó, Điều 1 Hiệp định Ngừng bắn giữa các lực lượng tham chiến Pháp và VNDCCH đã thiết lập một “giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17)… mà ở hai phía của giới tuyến này, quân đội của cả hai bên có thể được tập hợp lại sau khi đã rút lui, Quân đội Nhân dân Việt Nam rút về phía bắc giới tuyến và quân lính Liên hiệp Pháp rút về phía nam. Điều 6 trong Tuyên bố Cuối cùng của Hội nghị Geneva “thừa nhận (…) rằng giới tuyến quân sự đó là tạm thời và không thể được diễn giải bằng bất kỳ cách nào, là nó ‘cấu thành một biên giới chính trị hay lãnh thổ’”.

Tổng tuyển cử được dự kiến tổ chức trước tháng 7/1956 trên toàn Việt Nam. Tuyên bố Cuối cùng được Pháp, Lào, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên hiệp Vương quốc Anh, Liên Xô, Campuchia và VNDCCH chấp nhận tuyệt đối. Chính quyền VNCH không chấp nhận Tuyên bố, tuy rằng căn cứ vào những sắp xếp cho việc thực hiện quan hệ ngoại giao của họ, thì có thể nói là họ bị ràng buộc bởi sự chấp thuận từ phía Pháp. Hoa Kỳ tự lãnh trách nhiệm “kiểm soát việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để phá Hiệp định”. Theo bản Tuyên bố Cuối cùng thì việc tham vấn (lấy ý kiến) trước tuyển cử không được tiến hành, mặc dù VNDCCH có đề nghị. Lý do của việc này không cần phải bàn ở đây: Những gì xảy ra trên thực tế, trong giai đoạn sau năm 1945, đã quá rõ ràng – giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền đã trở thành một đường biên giới giữa hai quốc gia, Bắc và Nam Việt Nam [4]. Việc đó thể hiện, chẳng hạn, trong những điều khoản của Hiệp định Paris về Hòa bình, ngày 27/1/1973 – một hiệp định chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam ở chừng mực mà Mỹ tham gia. Một phần hiệp định nêu rõ:

1. Mỹ và tất cả các nước khác tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, như đã được công nhận trong các Hiệp định Geneva năm 1954 (…) [Hội nghị Geneva tháng 7/1954 cho ra một loạt văn kiện, được gọi chung là Hiệp định Geneva  ND].

2. Mỹ sẽ chấm dứt tất cả các hoạt động quân sự nhằm vào lãnh thổ của VNDCCH (…).

4. Mỹ sẽ không tiếp tục dính líu về mặt quân sự hay can thiệp vào các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam (…).

9. Chính quyền Mỹ và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có trách nhiệm tôn trọng những nguyên tắc sau đây nhằm thực thi quyền tự quyết của người dân miền Nam Việt Nam (…).

15. Việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở thảo luận và thỏa thuận giữa Bắc và Nam Việt Nam, không có sự cưỡng ép hay khống chế của bất kỳ bên nào, và không có can thiệp từ nước ngoài. Thời điểm thống nhất do Bắc và Nam Việt Nam thỏa thuận. Trong khi chờ đến thời điểm thống nhất

(a) Giới tuyến quân sự giữa hai miền, tại vĩ tuyến 17, chỉ là tạm thời và không phải là biên giới chính trị hay biên giới lãnh thổ, như đã được quy định ở Đoạn 6, Tuyên bố Cuối cùng trong Hội nghị Hòa bình 1954…

Hiệp định Paris 1973 tự nó đã không nhất quán. Một mặt, nó gán cho VNDCCH một lãnh thổ, gán cho VNCH quyền tự quyết và quyền tài phán, và cho cả hai bên quyền phủ quyết việc thống nhất. Mặt khác, nó tiếp tục nhắc lại rằng biên giới giữa hai bên không chỉ là “tạm thời” (như chúng ta thấy, điều này là phù hợp với tính quốc gia khác biệt nhau của hai thực thể), mà còn hơn thế nữa, không phải là “biên giới chính trị hay biên giới lãnh thổ”. Nhưng thật khó để nhìn ra người ta muốn hệ quả nào phát sinh từ sự phủ nhận đó, ngoài việc tái khẳng định mục tiêu chính trị của việc thống nhất Việt Nam trong hòa bình. Mỗi thực thể [miền Nam hay miền Bắc Việt Nam] đều là một đơn vị trong việc sử dụng vũ lực, sử dụng quyền tự quyết, các vấn đề đối ngoại và đối nội; và mỗi đơn vị như thế đều có thể được gọi bằng một tên gọi khác, là quốc gia. Hiệp định Paris 1973 dứt khoát, nếu không muốn nói là rõ ràng, đã công nhận sự tồn tại của hai nước Việt Nam. (ND nhấn mạnh)


Tình trạng của Việt Nam trước năm 1975 khá khác với tình trạng của nước Đức, nhưng lại giống Triều Tiên ở mức độ nào đó. Ở cả Triều Tiên và Việt Nam đều có thời gian tồn tại những chính quyền de facto [có trong thực tế, nhưng không chính thức  ND] và đối đầu nhau: Trong cả hai trường hợp, cuối cùng đều có một giới tuyến ngừng bắn được thiết lập, ràng buộc đôi bên, sau thời kỳ xung đột công khai giữa đôi bên. Giới tuyến đó về sau trở thành biên giới thực sự giữa hai quốc gia, trong một quá trình công khai và ngấm ngầm tán thành. Mặc dù hai bên đã từng thống nhất trong thời kỳ tiền thực dân, nhưng Triều Tiên cũng như Việt Nam, trước khi chia cắt, đều chưa có một quốc gia thống nhất, độc lập.

Tuy nhiên, bối cảnh Việt Nam có một số điểm đặc thù. Cụ thể, việc thành lập sớm và thực chất chính quyền VNDCCH vào năm 1945 và sau đó chính quyền này được Pháp thừa nhận, dù chỉ một phần, là hoàn toàn không giống như ở Triều Tiên. Trường hợp Triều Tiên, sự ra đời của chính thể ở miền bắc rõ ràng là một sự vi phạm những điều ước liên quan, khiến cho phán quyết cho rằng “Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc, được thành lập dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và được chính thể có chủ quyền lãnh thổ trước đó công nhận, là chính quyền de jure [chính thức trong pháp lý] của cả nước Triều Tiên” trở nên hợp lý, ít nhất cho đến năm 1954. Còn với Việt Nam, VNDCCH đã ra đời trước đối thủ của họ là VNCH; trên bình diện quốc tế, sự ra đời ấy không phải là bất hợp pháp theo bất kỳ nghĩa nào; họ cũng được công nhận ở mức độ nào đấy, và họ đã có thể tuyên bố một cách chính đáng rằng họ là đại diện của người dân Việt Nam. Nhưng phải coi việc xác lập hai miền riêng biệt ở Việt Nam sau đó là việc làm đánh dấu sự ra đời của hai quốc gia riêng biệt, mà chẳng bên nào – dù trong luật pháp hay trên thực tế – mở rộng được ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, tính hợp pháp của mọi can thiệp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1973 đều dựa vào tiền đề cho rằng tồn tại hai nước Việt Nam riêng biệt.

Bất chấp quy định của Điều 15 Hiệp định Paris 1973, hoạt động quân sự vẫn tiếp tục nhằm vào VNCH, và đến ngày 30/4/1975, chính quyền VNCH sụp đổ. Ngày 1/5/1975, một Chính phủ Cách mạng Lâm thời tuyên xưng ở Sài Gòn – đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Một Quốc hội bao gồm đại diện của cả miền Bắc và miền Nam được bầu cử vào tháng 4/1976. Ngày 2/7/1976, miền Nam Việt Nam hợp nhất với miền Bắc Việt Nam, đưa lại kết quả là “Việt Nam Cộng hòa không phải chỉ suy tàn; nó đã chết”. Một nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tuyên bố sự trung thành của toàn thể nhân dân Việt Nam, được công nhận là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc vào năm 1977.

Kết luận

Việt Nam có lẽ chưa bao giờ là một quốc gia độc lập thống nhất trong thời kỳ hậu thuộc địa. Nếu có khi nào Việt Nam có được một sự thống nhất trên hình thức, thì đó là vào giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1956, do kết quả của Hiệp định Geneva và do VNDCCH không có tuyên bố nào đòi là một quốc gia khác. Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973, mặc dù mơ hồ, nước đôi, nhưng cũng đã công nhận sự chia cắt Việt Nam trên thực tiễn thành hai quốc gia riêng biệt – tuy rằng điều chắc chắn là, sự chia cắt đó đã chỉ là tạm thời. 

----------

Chú thích:

[1] Cameron, Vietnam Crisis, tập I, trang 85-89. Điều 1 quy định: “Công dân Việt Nam ở Pháp và công dân Pháp ở Việt Nam hưởng các quyền cư trú bình đẳng ở cả hai nước”.

[2] Cameron, Vietnam Crisis, tập I, trang 146-147. Sự công nhận của Hoa Kỳ mang tính dè dặt và nước đôi một cách cố ý: Xem thêm O’Brien và Goebel, “U.S. Recognition Policy” [Chính sách công nhận của Hoa Kỳ], trang 147-151.

[3] Tuy nhiên, đơn của Việt Nam Cộng hòa lại tiếp tục bị phủ quyết vào năm 1955 và 1957.

[4] Cộng hòa (miền Nam) Việt Nam được thành lập ngày 28/10/1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý và sau khi Bảo Đại bị phế truất. Hoa Kỳ ngay lập tức công nhận chính quyền mới này.

----------

Bài liên quan:

Một học giả Trung Quốc tiết lộ thêm về Công hàm Phạm Văn Đồng
Công hàm Phạm Văn Đông làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam 

Monday, 15 September 2014

Blogging for a Future Democracy: The Story of Anh Ba Sam

On a late spring day in Hanoi, officers from the Vietnamese Ministry of Public Security launched a sudden raid on the home and business of well-known blogger, Nguyen Huu Vinh, better known as Anh Ba Sam (Vietnamese for “Brother Gossiper”). Vinh and his assistant Nguyen Thi Minh Thuy were detained immediately.

A sudden raid–and the “urgent arrest,” as the police put it– is a technique regularly practiced by the security forces in Vietnam in order to suppress political dissent. In Vinh’s case, they have achieved this–for now. Two of the websites that he was reportedly managing at the time, Chep Su Viet (Writing Viet History) and Dan Quyen (Citizens’ Rights), were shut down shortly after his arrest, which indicated that the police were able to gain control of the sites and their passwords. The other blogs, notably Ba Sam News, however, have stayed out of police control and continue their daily work.

Vinh is currently held with no access to a lawyer, and is denied family visits. He is one of the latest of at least 300 prisoners of conscience in Vietnam in the past five years.

The Vietnamese press is state-owned, and the People’s Police as well as the People’s Army both have dozens of printed and broadcasting agencies of their own. They portray Vinh as a blogger who specializes in “reporting and commenting on current social and political issues of Vietnam with a deliberately critical tone” and “trying to uglify Vietnam to make her as bad and ugly as he is.”

So who is Nguyen Huu Vinh? He was born in 1956 into the family of a high-ranking communist official. Vinh’s father, Nguyen Huu Khieu, was twice the ambassador to the Soviet Union, between 1974 and 1980. As the Soviets were Vietnam’s “Big Brother” in Cold War time, this was an enormous privilege, and as Vinh himself admitted in a short memoir in 2012, he and his family led a life of which other Vietnamese could only dream.

As a brilliant “princeling,” Vinh became a student at the Academy of Public Security, then became a public security officer before taking a position in the Department of the Overseas Vietnamese. His experience working with Vietnamese intellectuals in foreign countries made him obsessed with “how much social capital was wasted as a result of bad policies.”

As a man full of ideas, Vinh was possibly one of the first people to see the potential power of the Internet in reaching people’s minds and opening their eyes in Vietnam. In 2005, when Yahoo! 360° came to Vietnam, he soon found himself “blogging” like any teenager in urban cities.

Anh Ba Sam, his first Yahoo! 360° blog created in September 2007, was initially filled with articles he wrote for the state-owned media. However, Vinh soon realized the demand within the country for information about Vietnam from a foreign perspective. People wanted to know “what the world is thinking of us.” He then focused on translating foreign articles into Vietnamese for his blog readers.

Eventually, he began to provide not only articles about Vietnam but also materials about China-Vietnam relations, which even today remains a highly politically sensitive issue.

Vinh’s connections with some people in the state apparatus provided helpful news sources. However, at the same time, they raised suspicions about him being an undercover policeman. A question for many was why Nguyen Huu Vinh, who published material that the ruling party did not want the public to see, was spared from  arrest?

It was just a matter of time.

Ba Sam was identified by the police as a rallying point of “anti-state” forces in and outside Vietnam earlier this year. The site was subject to continuous attacks. Five days after Vinh and Thuy’s arrest, two of their colleagues published a defiant statement, “Nguyen Huu Vinh was arrested, yes, but Anh Ba Sam will never be.” The statement hints at the birth of an even more powerful blogging and writing movement for change in Vietnam, with bloggers following Ba Sam’s path of enlightening Vietnamese citizens on the values of democracy and freedom. There are reasons to believe that it will not be easy for the Vietnamese government to silence bloggers forever.

Happy birthday and freedom for you, anh Ba Sam!
(Photo courtesy of Minh Van Duong's FB page)

Tuesday, 9 September 2014

Đêm Trung thu, "đốt" Đèn Cù

Về ý nghĩa chính trị của cuốn Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh, nhiều người đã đề cập: Ít nhất đó là một cái nhìn vào lịch sử, vào những góc khuất mà các sử gia quốc doanh ở Việt Nam chưa bao giờ công bố (có ai trong số họ đã lặng lẽ nghiên cứu không thì tôi không biết). Đèn Cù khai thác nhiều những chi tiết mà tác giả là người duy nhất trực tiếp chứng kiến và trải nghiệm, như phong cách làm việc, thậm chí đời tư và cả đời sống tình cảm/tình dục của các nhà chính trị cộng sản thế hệ đầu. Từ đó, Đèn Cù là một sự giải thiêng cả Đảng Cộng sản Việt Nam, lẫn những người cộng sản thế hệ đầu, và đặc biệt, giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, bên cạnh ý nghĩa chính trị như là ưu điểm, cuốn sách cũng bộc lộ một số nhược điểm mà độc giả, nhất là các bạn trẻ hoặc những người có ít thời gian, nên cân nhắc trước, trong và sau khi đọc:

1. Cuốn sách có vấn đề nghiêm trọng về cách hành văn tiếng Việt. Nếu bạn là người rất yêu tiếng Việt, hoặc nếu bạn chưa/ không vững về ngữ pháp và chính tả tiếng Việt lắm, bạn nên thận trọng khi quyết định có đọc Đèn Cù hay không. Trong văn phong của Đèn Cù, rất khó phân biệt đâu là trích dẫn trực tiếp, đâu là trích dẫn gián tiếp, đâu là văn nói, đâu là văn viết, thậm chí, đâu là ý kiến và quan điểm của các cá nhân, kể cả tác giả (opinion), đâu là dữ kiện thực tế (fact). Nhiều từ địa phương, từ cổ, từ cũ, tiếng lóng (cổ) không được giải thích; nên khó hiểu ngay cả với người đọc ở miền Bắc (coi như “đồng hương” với tác giả), chứ chưa nói với độc giả miền Trung, miền Nam và người Việt ở nước ngoài.

2. Cuốn sách tuy rất nhiều thông tin nhưng ít tính khoa học. Nhiều câu chuyện được kể thiếu câu trả lời cho các câu hỏi căn bản: Ai, cái gì, bao giờ, ở đâu, tại sao, như thế nào. Chẳng hạn, thiếu ngày tháng chính xác cho các sự kiện, thiếu những tựa đề bài báo, tác phẩm, tư liệu nói chung, những thông tin khả tín về các cá nhân liên quan. Tất cả những cái thiếu đó làm giảm đáng kể độ tin cậy của thông tin và đồng thời, cũng gây khó khăn cho độc giả nào có mong muốn kiểm chứng.

3. Cuốn sách không có một cấu trúc rõ ràng (các bạn có thể thấy ngay là nó không có… mục lục), nên có thể nói là nó được trình bày một cách thiếu tính hệ thống, khiến người đọc khó theo dõi.

Dù sao, như tác giả đã có đề cập, Đèn Cù là “truyện tôi”. Có thể hiểu “truyện tôi” là một thể loại sách mới, không phải sách lịch sử, cũng không hẳn là hồi ký. Nhưng cũng chính vì vậy mà độc giả có lẽ chỉ nên đọc Đèn Cù như đọc một tập hợp giai thoại để tham khảo, và lấy cái tinh thần “giải thiêng lịch sử” của cuốn sách làm trọng.

Nói cách khác, vì Đèn Cù không phải là một cuốn sách lịch sử – và chính tác giả Trần Đĩnh cũng bảo thế – nên một mặt, sẽ là vô lý nếu người đọc chúng ta đòi hỏi cao ở tính xác thực của nó. Mặt khác, chúng ta cũng chẳng nên coi nó như một tác phẩm tầm cỡ, có khả năng khai dân trí, sẽ mở mắt cho hàng triệu độc giả Việt Nam, v.v.


Đoạn trích (Chương 5) của Đèn Cù được đọc với sự đồng ý của Nhà xuất bản Người Việt Books.

Đôi lời nói thêm:

Như nguyên tắc vẫn giữ từ trước đến nay, tôi chỉ nhận xét tác phẩm, không nhận xét tác giả và tuyệt đối không tấn công cá nhân (chỉ trừ phi cá nhân đó là các vị lãnh đạo). Cũng rất mong bạn đọc, nếu có ai không đồng ý với ý kiến của tôi thì cứ tự do phê phán nhưng vui lòng đừng chỉ trích cá nhân: Xin hiểu là tôi không có bất kỳ động cơ gì để đả kích một tác giả như nhà báo Trần Đĩnh cả.

Một tác phẩm, bất kể thể loại gì, có khen có chê là chuyện bình thường. Việc khen ngợi, đánh giá cao Đèn Cù, nhiều người đã làm rồi, nếu góp thêm một tiếng nói ca ngợi cũng là thừa. Trong khi đó, nhận xét, điểm sách một cách nghiêm túc, công bằng, khách quan thì thật sự chưa có ai làm (kể cả tôi với mấy đoạn viết trên đây), mà đấy lại là việc cần thiết để độc giả có thể đọc sách một cách tỉnh táo và thu được nhiều giá trị nhất.

Cho đến giờ, với tư cách một độc giả, tôi vẫn thành thật mong có người sẽ phân tích, bình luận một cách chuyên nghiệp, không cảm tính, không định kiến về những cuốn sách thuộc dòng “giải độc, giải thiêng”, có đề tài lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử, ở Việt Nam. Với tư cách cá nhân, tôi muốn được biết sự thật, chứ không phải là giai thoại, vì các giai thoại về lãnh tụ, lãnh đạo… người dân Việt Nam chúng ta phải nghe nhiều quá rồi.

Saturday, 6 September 2014

Nút “báo cáo lạm dụng” của Facebook đã trở thành công cụ đàn áp toàn cầu


Một công cụ được thiết kế nhằm chống quấy nhiễu mạng (troll) đang được sử dụng để đàn áp giới bất đồng chính kiến

"Toàn quân trong doanh trại và ngoài doanh trại tập hợp". Đó là một dòng đăng tải được đọc thấy trên Facebook. "Đọc kĩ điều lệnh trước khi xuất quân". Một vài dòng sau đó. "Không comment. Không chửi. Chỉ report".

Lối nói chuyện là theo kiểu nhà binh, nhưng họ không phải là những người lính. Đó là một cuộc tấn công trên Facebook, được tiến hành vào ngày 12 tháng 7 nhằm chống lại một trang mạng tin tức độc lập Việt ngữ mang tên là Tin Khmer Krom. Phía dưới dòng tải trên, hàng chục ý kiến tham gia ủng hộ: "Chết mẹ chúng nó đi. Chúng ta hãy dứt điểm nó" và "Mình đã thiết lập hàng chục tài khoản cho việc này", "Không comment. Không chửi. Chỉ report".

Thì ra, tờ báo đã phê phán chính phủ quá gay gắt, và mặc dù hầu hết những người bình luận là dân thường, nhưng họ đã sẵn sàng tập hợp lại để đảm bảo là tờ báo không thể tiếp tục đưa ra các quan điểm phê phán nữa. Chiến lược thật đơn giản - chỉ cần dồn đủ các báo cáo lạm dụng để tháo trang mạng đó ra khỏi Facebook, cắt đứt một cách hiệu quả nó với người đọc. Đó là một chiến thuật đáng ngạc nhiên, nhưng có kết quả. Các nhóm người Việt đã đếm được đến 44 nhà báo và nhà hoạt động khác nhau bị đánh sập tài khoản trong những tháng gần đây. Đối với nhiều người, như facebooker Libety Melinh đã gặp phải: Việc đóng tài khoản của cô trở thành một gián đoạn vĩnh viễn.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà hoạt động gặp phải những rắc rối trên Facebook. Mặc dù dịch vụ này có vai trò rất được hoan nghênh trong Mùa Xuân Ả Rập, nhưng đấy cũng là nơi mà các chế độ thù nghịch và những người ủng hộ họ có thể dùng để truy đuổi các nhân vật đối lập, dù đó là tin tặc thân Assad ở Syria hay những kẻ quấy rối (troll) thân Putin ở Nga. Tuy nhiên, Việt Nam là nơi đầu tiên mà chính sách của chính Facebook được chọn làm môi trường cho các cuộc tấn công - đặc biệt, nút "Báo cáo lạm dụng" của dịch vụ đã được sử dụng để cảnh báo rằng nội dung ấy là "kích động hận thù" hoặc "không thích hợp". Nút này được thiết kế để bảo vệ người sử dụng Facebook khỏi các lạm dụng và đe dọa tương tự thường diễn ra tràn lan trên Twitter và Tumblr, nhưng như cuộc tấn công đã cho thấy, việc bảo vệ ấy cũng có thể được tận dụng như một công cụ để bóp nghẹt những chính kiến bất đồng.

Facebook cho biết nút "báo cáo lạm dụng" chỉ là một trong nhiều công cụ mà công ty dùng để xem xét khi loại bỏ nội dung. "Thuyết phục nhiều người báo cáo một điều gì đó sẽ không khiến các thông tin bị gỡ xuống hoặc bị ẩn đi trừ khi có điều gì vi phạm đến chính sách của chúng tôi", người đại diện FB nói. Nhưng thật không rõ là Trang và các nhà báo khác đã vi phạm gì, đặc biệt khi hầu hết các trang facebook ấy đều được phục hồi sau đó. Và, Facebook từ chối không bình luận gì về các trường hợp cụ thể tại Việt Nam.

Tuy nhiên, mô thức phá hoại đã trở nên rõ ràng sau hàng chục trường hợp. Nếu nhiều người xúm vào một trang hoặc một cá nhân nào đó để báo cáo đủ số lượng, họ có thể đá người ấy ra khỏi Facebook. Đội quân ủng hộ chính quyền ở Việt Nam biết được điều đó và họ đã sử dụng nó để phá hoại.

"Hiện nay, cả trăm trang đã bị đánh sập"

Đối với nhà báo Phạm Đoan Trang, điều ấy có nghĩa là không gian tự do của Facebook đã trở nên bị kiểm soát hiệu quả bởi các đối thủ chính trị của cô. "Họ gia tăng việc báo cáo này từ giữa tháng sáu," Trang nói, "hiện nay, cả trăm trang đã bị đánh sập", cả trang cá nhân và các trang báo lớn hơn. Nói chung, những trang mạng ấy đã bị tháo gỡ khỏi trực tuyến vì các cuộc tấn công trên Facebook giống như cuộc tấn công đã nhắm vào Trang - nghĩa là một nhóm đông tất cả mọi người cùng lúc đều nhấn nút báo cáo lạm dụng. Thế là bất cứ thông tin gì từng được nỗ lực hiển thị đều bị triệt tiêu một cách hiệu quả, dù là các tin tức nóng sốt hay tường thuật về một cuộc biểu tình.

Vì tính chất nửa ẩn danh của Facebook, khó có thể biết được chính xác ai đang vận hành những tài khoản đang tổ chức các cuộc tấn công. Ban Tuyên giáo của Việt Nam sử dụng hàng nghìn "dư luận viên" có nhiệm vụ gây tác động có lợi cho chính phủ trong môi trường mạng, nhưng nhiều người can dự trong các cuộc tấn công này cho biết họ chỉ là những người ủng hộ chính phủ. Khi được trang mạng The Verge tiếp xúc, một người cho biết mình không làm việc cho chính phủ, nhưng "tôi bảo vệ họ mà không nhận bất kỳ lợi ích hay tiền bạc gì". Hậu quả là rất khó để chứng minh với Facebook rằng cuộc tấn công là một chiến dịch do chính phủ tài trợ chứ không phải chỉ là một “cuộc chiến trên mạng” tầm thường giữa hai bên.

"Đây là một cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam"

Sự việc đã đưa đến việc nhiều người, đặc biệt là những nhà hoạt động mạng, phải đặt câu hỏi về cách giải quyết của Facebook. "Tôi cho rằng các công ty không kiểm soát nội dung," Jillian C. York, giám đốc Electronic Frontier Foundation, nói. "Nhưng nếu có, họ cần phải rõ ràng trong các quy định của họ, và tôi không nghĩ là họ có lý do gì để báo cáo các thành phần chính trị đối lập." Đồng thời, địa vị toàn cầu của Facebook có nghĩa là họ phải có một bộ quy tắc cho các hoạt động của mình trên khắp thế giới. Ở các nước khác, các quy định của họ bị chỉ trích là hạn chế nội dung không đủ, như khi các nhóm như ISIS cố gắng sử dụng Facebook như một nền tảng công nghệ để truyền bá thông điệp của họ.

Ở các nước như Việt Nam, cũng có một nguy cơ có thật là nếu đứng về phía đối lập với chính quyền thì sẽ gây nguy hiểm đến tất cả khả năng hoạt động của Facebook. Ở đất nước này, hơn hai phần ba dân số - tổng cộng đến 25 triệu người - sử dụng dịch vụ, nhưng đến năm 2011, Facebook phải đối mặt với một cuộc ngăn chặn trên cả nước ở Việt Nam vì nỗi lo sợ sự lan truyền các ý kiến bất mãn, và cũng dễ thấy sự ngăn chặn ấy sẽ ngừng nếu chế độ thay đổi quan điểm. Hiện tại, căn cứ vào các hiển thị cập nhật trên Facebook, nhiều nhà hoạt động đã bị truy tố về tội "lạm dụng tự do dân chủ" và có khuynh hướng là bất cứ điều gì được đăng trên các trang mạng đều có thể nhanh chóng trở thành bằng chứng kết tội. "Ở Việt Nam, có một câu nói," Trang cho biết, "chúng ta có tự do ngôn luận nhưng chúng ta không có tự do sau ngôn luận".

Những rắc rối này vẫn không khiến Trang phẫn nộ với Facebook. Cô nói rằng: "Nếu không có Facebook, có lẽ sẽ không có các nhóm bất đồng chính kiến ở Việt Nam." Nhưng trong suy nghĩ, cô cũng có một vài đề nghị thay đổi cụ thể: Hãy xem xét kỹ hơn về quy trình báo cáo lạm dụng, đòi hỏi danh tính nguồn gốc nhiều hơn đối với những người sử dụng chính sách báo cáo, và có hình phạt cho bất cứ ai thực hiện những báo cáo sai sự thật. Đấy là những thay đổi đơn giản, nhưng khi dàn trải ra trên một tỷ người sử dụng, chúng sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Với nhiều tự do hơn cho cả các nhà hoạt động lẫn những nhóm thù địch với họ, Facebook sẽ là một mớ hỗn độn. Câu hỏi lớn hơn là liệu ba năm sau cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, Facebook có sẵn sàng nới lỏng các hạn chế của mình, và liệu các blogger dễ bị tổn thương có còn tồn tại được chăng nếu FB không thực hiện được điều ấy.

"Tôi chỉ muốn Facebook giúp đỡ họ", Trang nói. "Đây là một cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam".

Nguồn ảnh: The Quiltoonist

Thursday, 4 September 2014

Sự minh bạch và độc lập của các hội đoàn dân sự


Vụ Hội Nhà Báo Độc Lập đặt ra mấy vấn đề đáng suy nghĩ:

Về sự minh bạch

Tác giả Trịnh Hữu Long
Một số người đòi hỏi Ban lãnh đạo Hội phải công khai những ai đã biểu quyết thông qua Thông báo số 5 về Facebook VNTB và ông Ngô Nhật Đăng. Lập luận của họ là hoạt động của Hội phải minh bạch. Điều này chỉ hợp lý nếu những người đòi hỏi là thành viên của Hội và Hội có quy chế minh bạch trong những vấn đề như thế này. Nếu là người ngoài thì việc đòi hỏi Hội phải minh bạch là không hợp lý.

Một số người khác đòi hỏi tờ Việt Nam Thời báo phải công khai tác giả Liên Sơn là ai, cũng vẫn với lý do "cần sự minh bạch", "phê phán người khác thì phải công khai tên tuổi". Đòi hỏi này là dễ hiểu, nhưng không hợp lý. Danh tính của tác giả bài báo là việc của tòa báo với tác giả chứ không phải là của độc giả. Tòa báo có quyền giữ bí mật danh tính tác giả, đôi khi còn để bảo vệ tác giả khỏi sự tấn công từ chính quyền và từ chính độc giả. Tác giả cũng có quyền thỏa thuận với tòa báo về việc giữ bí mật danh tính thì họ mới gửi bài.

Giới hạn của sự minh bạch dừng lại ở cái gọi là "sự liên quan". Nếu anh không liên quan đến vụ việc thì anh không có quyền đòi hỏi người khác phải minh bạch.

Có sự khác nhau giữa sự minh bạch của nhà nước và sự minh bạch của một tổ chức dân sự hay doanh nghiệp tư nhân. Lấy tiêu chí minh bạch của nhà nước để đòi hỏi tổ chức dân sự, doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thì không hợp lý.

Về sự độc lập

Khi lập các các hội đoàn lấy tên có đuôi là "độc lập", có lẽ những người sáng lập muốn nói rằng chúng tôi tự lập ra hội đoàn này, chứ không phải nhà nước lập ra như các hội đoàn "quốc doanh" khác. Hàm ý thực sự của họ là "phi nhà nước", chứ không phải "độc lập".

Từ "độc lập" có nhiều lớp nghĩa. Ngay cả khi anh là "phi nhà nước", anh vẫn có thể độc lập hoặc không độc lập. Ví dụ khi anh tự đặt mình dưới sự quản lý của một cái hội nào đó lớn hơn, anh đã từ bỏ bớt sự độc lập của mình, mặc dù anh vẫn không liên quan gì đến nhà nước.

Việc sử dụng cái đuôi "độc lập" tạo ra những cuộc tranh cãi không đáng có. Một số người cho rằng độc lập là không được liên quan đến nhà nước, đảng phái hay nhóm lợi ích nào. Điều này vô hình chung hạn chế hoạt động của các hội đoàn, vì về bản chất hoạt động của xã hội dân sự là sự hợp tác tự nguyện dựa trên phương pháp chính là thuyết phục thông qua đối thoại để đạt được sứ mệnh mà nó đặt ra mà không có sự hạn chế nào về đối tác.

Tự gọi mình là độc lập thực ra là tự hạn chế mình, vì làm gì có ai độc lập trên đời. Khi nói đến sự độc lập, người ta phải đặt nó vào một mối quan hệ cụ thể, tức là độc lập với cái gì.

Tổ chức Human Rights Watch có thể độc lập về tài chính với chính phủ Mỹ, nhưng nó không độc lập với tỷ phú George Soros, vì họ đã nhận 100 triệu đô tiền tài trợ của ông này và đương nhiên trong hợp đồng tài trợ của họ có những sự ràng buộc nhất định.

Freedom House có thể độc lập về tài chính với rất nhiều chính phủ nhưng nó vẫn nhận tiền tài trợ từ chính phủ Mỹ. Sự độc lập của Freedom House là ở chỗ, tuy nhận tiền từ chính phủ Mỹ, nó vẫn là một trong những kẻ phê phán chính phủ Mỹ một cách rất quyết liệt.

Nếu ai cũng giữ sự độc lập tuyệt đối thì đã không sinh ra cái gọi là xã hội dân sự, là cái xã hội mà người ta phải hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề xã hội. Vậy nên hãy cứ là một tổ chức dân sự bình thường, làm việc cần làm, hợp tác với đối tác có thể hợp tác, đạt được cái mình muốn và bỏ qua một bên mối bận tâm về sự độc lập.

Mai sau sẽ có những hội đoàn dân sự từng có cái đuôi "độc lập" nhận tiền tài trợ từ chính phủ Việt Nam, ngồi họp với chính phủ Việt Nam. Đó là việc bình thường và là tương lai có thể biết trước.

------

Tác giả bài này không liên quan gì đến Hội Nhà Báo Độc Lập cũng như những người đang đòi hỏi nó phải minh bạch, nên không có quyền đòi hỏi Hội và hay những người chỉ trích phải làm gì. Chỉ đơn giản là góp tiếng nói thảo luận trên tinh thần xây dựng về vấn đề xây dựng các hội đoàn dân sự. Bài này chưa nói đến những giới hạn cụ thể của sự minh bạch, ví dụ quan hệ giữa sự minh bạch và an ninh quốc gia. (THL)

Bài liên quan: XHDS ở Việt Nam: Đang nổi lên nhưng cần... gần dân hơn

Wednesday, 3 September 2014

Facebook’s Report Abuse button has become a tool of global oppression


BẢN TIẾNG VIỆT/ VIETNAMESE

"All the army forces inside and outside the barracks, assemble," the Facebook post reads. "Read our commands carefully before the raid." A few lines later. "Don't comment. Don't curse. Just report them."

It's military talk, but they're not soldiers. It's a Facebook raid, conducted on July 12th against an independent Vietnamese news site called the Khmer Krom News. Below the post, dozens of comments weigh in with support: "Damn them, let’s finish them off," and "I set up dozens of accounts for this =))"

The publication had been too critical of the government, it turns out, and even though most of the commentators are civilians, they’re ready to suit up to make sure the paper can’t keep publishing its critical views. The strategy is simple — rack up enough abuse reports to knock the site off Facebook, effectively cutting it off from its audience. It's a surprising tactic, but it works. Vietnamese groups have counted 44 different journalists and activists who have had their accounts taken down in recent months, including countless more publications. For many, like the journalist Liberty Melinh, the shutdown turns into a permanent hiatus.

This isn't the first time activists have run into trouble on Facebook. Despite the service's much-feted role in the Arab Spring, it's also been a place where hostile regimes and their supporters can chase down opposition figures, whether it's Assad-friendly hackers in Syria or Putin-friendly trolls in Russia. But Vietnam is the first place where Facebook’s own policies have been singled out for enabling attacks — in particular, the service's "Report Abuse" button, which is used to flag content that's hostile or inappropriate. The button is designed to protect Facebook users from the same threats and abuse that often run rampant on Twitter and Tumblr, but as the raid shows, that protection can also be used as a tool for stifling dissent.

Facebook says the "report abuse" button is just one of many tools the company looks at when removing content. "Convincing lots of people to report something won’t cause the information to be taken down or hidden unless there’s something else about it that violates our policies," the rep told us. But it's unclear which policy Trang and the other journalists might have violated, particularly since most of the sites were later reinstated. Facebook declined to comment on particular cases in Vietnam.

But after dozens of cases, the pattern is clear enough. If you swarm a page or a person with enough abuse reports, you can kick them off Facebook. Pro-government forces in Vietnam have learned how to do it, and they’re using it to devastating effect.

For journalist Pham Doan Trang, it's meant that the free space of Facebook has become effectively controlled by her political opponents. "They have been escalating since mid-June," Trang says, "by now, it’s hundreds of pages that have been knocked down," both from individuals and larger publications. Generally, the pages were taken offline through Facebook raids like the one that targeted Trang — a large group of people all pressing the Report Abuse button at once. Anything they were trying to say is effectively silenced, whether it’s breaking news or reports from a protest.

Because of Facebook’s semi-anonymous nature, it’s also difficult to say exactly who is running the accounts that organize the raids. Vietnam's propaganda office employs almost 1,000 "opinion shapers," tasked with influencing online opinion in the government’s favor, but many of the people involved in the attack say they are simply supporters of the government. Reached by The Verge, one said he didn’t work for the government, but that "I protect them without receiving any benefit or money." As a result, it's hard to prove to Facebook that the raid was a government-sponsored attack rather than a garden-variety flame war.

The problems have led many to question Facebook's approach, particularly among web activists. "I would prefer that companies not regulate content," says Jillian C. York, a director at the Electronic Frontier Foundation. "But if they have to, they need to be clear about their rules, and I don't think there's ever a reason they should report political opposition parties." At the same time, Facebook's global status means it has to find a single set of rules for its operations all across the world. In other countries, the rules come under fire for not restricting enough content, as when groups like ISIS try to use Facebook as a platform to spread their message.

In countries like Vietnam, there's also the real risk that ending up on the wrong side of the government will endanger Facebook's ability to operate in the country at all. More than two-thirds of the country use the service — a full 25 million in all — but until 2011, Facebook faced a countrywide block in Vietnam over concerns of spreading discontent, and it's easy to imagine the block returning if the regime has a change of heart. Already, activists have been prosecuted for "abusing democratic freedoms" based on status updates, and there's a sense that anything posted on the site could quickly turn into evidence. "In Vietnam, there's a saying," Trang says, "we have freedom of expression but we don't have freedom after expression."

Trang still isn't angry at Facebook for the troubles. She says that "without Facebook there would be almost no dissident groups in Vietnam." But she also has a few specific changes in mind: add more review to the Report Abuse process, require more background on users who report, and institute penalties for anyone making a report that's found to be phony. They're simple changes, but spread across a billion users, they could have a huge effect. It would be a messier Facebook, with more freedom for activists and more freedom for hostile groups too. The bigger question is whether, three years after the Arab Spring, Facebook is willing to loosen its restrictions, and whether vulnerable bloggers can survive if it doesn’t. "I just want Facebook to help these people," Trang says. "This is a fight for democracy in Vietnam."

Image courtesy of The Quiltoonist