Saturday, 28 March 2015

"Cẩm nang" làm việc với Đoàn trường, ban Giám hiệu


Sau khi tham gia các hoạt động bảo vệ cây xanh, có thể một số bạn sẽ bị an ninh để ý và báo về cho nhà trường. Nhà trường, vì nhiều lý do khác nhau, có thể mời bạn lên nói chuyện với sự tham gia của một số thầy cô giáo, ban cán sự lớp, Đoàn trường, Hội Sinh viên và đôi khi có cả các anh chị an ninh biệt phái ở trường nữa.

Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng. Chúng tôi đã trao đổi với nhiều bạn từng gặp phải chuyện này và tổng kết lại những câu hỏi thông dụng nhất họ từng gặp. Từ đó, chúng tôi có một vài gợi ý nho nhỏ để các bạn có thể hình dung những gì mình sẽ đối diện và cách ứng phó với chúng. Hy vọng cẩm nang này sẽ giúp các bạn tự tin thêm phần nào trong khi làm những việc mà các bạn tin là đúng. 

Theo thiển ý của chúng tôi, các bạn không nên đặt mình vào thế đối đầu với giáo viên, ban cán sự lớp. Nếu thầy cô giáo và bè bạn chưa hiểu vấn đề thì các bạn nên tìm cách giải thích để họ hiểu ra và đứng về phía các bạn, nói đơn giản là “tìm kiếm đồng minh”. Trong hoàn cảnh Việt Nam, nhận thức chính trị của mọi người không phải ai cũng như ai, do đó nếu bạn có “lỡ” đi trước một bộ phận thầy cô giáo thì cũng nên bình tĩnh thuyết phục, hơn là làm cho thầy cô phải bẽ mặt. (Chú ý: Thuyết phục chứ không phải là nhận sai nhận lỗi, vì bạn không sai và bạn chẳng có lỗi gì cả).

* * *

1. Ngày hôm đó, em đã có mặt tại địa điểm abc xyz nào đó phải không? Em đến đó làm gì? Đi cùng với ai? Mục đích em đi để làm gì?

- Thưa thầy/cô, hôm đó có phải buổi học không ạ? Khi ở ngoài không gian trường học thì em cũng như thầy cô, đều là những công dân bình đẳng trước pháp luật, nên em rất tiếc phải từ chối trả lời những câu hỏi mang tính cá nhân như vậy. Mong thầy/cô thông cảm. Em cũng rất cảm ơn nếu thầy và cô chỉ có ý hỏi han.

2. Việc học của em như thế nào? Em xem lại bảng điểm của em đi. Lo học tập trung học hành, lo cho tương lai đi. Bố mẹ vất vả nuôi em ăn học, em thấy sao?

- Thưa thầy/cô, em đủ lớn để biết lo cho mình ạ. Em cảm ơn thầy/ cô vì đã lo lắng cho cả bố mẹ em, dù bố mẹ em là người cho em tiền ăn học ạ. 

3. Em là sinh viên ngành tự nhiên/ kiến trúc/ bách khoa..., tại sao em lại quan tâm các vấn đề xã hội thế nhỉ?

- Thưa thầy/cô, việc quan tâm đến cái gì thì tùy mỗi người. Tuy nhiên, muốn là công dân tốt của xã hội thì phải hiểu và tham gia vào công việc xã hội chứ ạ.

Em nghĩ đáng ra câu hỏi của thầy/cô nên là: “Là công dân của một xã hội mà không quan tâm đến nó và không góp phần làm cho nó tốt lên, thì liệu có chấp nhận được không?”.

4. Em có biết những việc như vậy là vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến an ninh xã hội?

- Em thấy có sự nhầm lẫn tương đối nghiêm trọng ở đây. Nếu hành động của em với tư cách công dân có vi phạm pháp luật, nặng thì công an đã bắt và truy tố ra tòa, nhẹ thì cũng bị phạt hành chính. Trách nhiệm của việc xử lý này là của cơ quan công quyền chứ không phải đến từ các công dân khác như thầy/cô ạ.

Ngoài ra, những việc như vậy có vi phạm pháp luật hay không thì mong thầy/cô dành thời gian tìm hiểu thêm, trên mạng có rất nhiều bài viết phân tích pháp luật có liên quan rồi đấy ạ.

5. Em có biết em chỉ là người bị lợi dụng cho các mục đích đen tối không? Việc làm của em dù tốt nhưng nó sẽ bị các thế lực thù địch xuyên tạc, lợi dụng. Em sẽ gặp nguy hiểm nếu không dừng lại.

- Thưa thầy/cô, em đủ nhận thức để biết mình đang làm việc gì, đúng hay sai. Cảm ơn vì thầy/cô đã lo lắng cho em. Nhưng em nghe Chủ tịch nước nói, “ Tham nhũng ảnh hưởng tới chế độ”. Em nghĩ chả có thể lực thù địch nào ngoài những quan chức, công chức tham nhũng, lạm quyền. Mà thầy/ cô chắc cũng biết đây, bây giờ họ nhiều đến mức nào.

6. Nếu em muốn tham gia hoạt động xã hội, em có thể làm với Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên cơ mà, sao lại tham gia với đám người xấu kia?

- Em nghĩ thầy/cô không nên tự cho mình phán xét người khác là xấu hay tốt. Còn trường mình có quy định sinh viên chỉ được tham gia các phong trào do Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên tổ chức mà không được tham gia hoạt động nào bên ngoài không ạ? Em thấy trong nội quy thì không có.

Vả lại, em nghĩ mình nên tham gia nhiều hoạt động xã hội khác ngoài Đoàn trưởng, Hội Sinh viên, để tích lũy thêm vốn sống và rèn luyện thêm các kỹ năng. “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm”.

7. Những việc em quan tâm (cây xanh, biển đảo, v.v), đã có Đảng và Nhà nước lo, các vị lãnh đạo quan tâm. Em phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chứ?

- Mỗi người từ vai trò, vị trí của mình sẽ có những cách lo khác nhau. Nhà nước có cách lo của nhà nước, thầy cô và em cũng có quyền và có cách lo riêng ạ.

Với lại, em nghĩ có vấn đề về logic ở đây. Chuyện Đảng và Nhà nước lo, và chuyện công dân đi biểu tình hay tuần hành để thể hiện chính kiến là hai chuyện khác nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Đảng và Nhà nước lo không có nghĩa là thanh niên không được lo, không được tham gia biểu tình, tuần hành hay làm các công việc khác có liên quan.

Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
* * *

Còn rất nhiều câu hỏi về gia đình, bạn bè, các mối quan hệ ngoài xã hội nữa. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ: Các bạn có quyền tự do cá nhân, quyền bảo vệ đời tư của mình. Đó là chưa kể, các bạn có có một thứ quyền công dân rất, rất quan trọng, mà lâu nay vẫn bị tảng lờ đi: Quyền tham gia vào chính trị (right to political participation).
Cấm đi bộ trên vỉa hè ư, văn bản luật nào quy định thế? Cấm tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường ư, chắc chả có trường nào ra văn bản như thế cả. Và các bạn nên nhớ thật kỹ nguyên tắc này: Mỗi người dân đều được làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm, như chính Thủ tướng của các bạn đã nói trong Thông điệp đầu năm 2014.
Câu nói ấy của Thủ tướng thật ra xuất phát từ một nguyên tắc kinh điển của pháp luật về chính quyền - nhà nước: Một người dân có thể làm bất cứ điều gì, trừ phi cái đó bị luật pháp cấm. Một quan chức không được làm bất cứ điều gì trừ phi cái đó được luật pháp cho phép.

Monday, 23 March 2015

"Cẩm nang" làm việc với CA - dành cho các bạn trẻ trong chiến dịch bảo vệ cây

Trong chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội những ngày qua, chúng tôi được biết là đã có một vài bạn sinh viên bị công an cản trở, sách nhiễu, hoặc lôi về đồn làm việc.

Số trường hợp sinh viên bị làm việc kiểu này chắc sẽ tăng lên trong những ngày tới. Do đó, chúng tôi xin cung cấp cho các bạn bài viết mang tính chất hướng dẫn pháp lý sau đây. Nó chắc chắn chưa đầy đủ để có thể trở thành một cuốn cẩm nang, tuy nhiên, chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về pháp luật và cách sử dụng pháp luật để bảo vệ mình. 

Bài viết được trình bày dưới dạng câu hỏi và trả lời, dựa trên các nguyên tắc luật pháp phổ quát và “đặc thù” pháp luật Việt Nam. 

* * *

1. Công an có thể “mời” bọn mình về đồn không?

Thực ra, hành động cậy số đông, cậy sức mạnh thể chất và cậy thế công vụ để đưa những sinh viên lẻ loi, không mang vũ khí và không có dấu hiệu tội phạm, vào đồn, là “bắt” chứ không phải “mời”, bất kể công an và/hoặc dân phòng gọi đó là gì.

Cho nên, đề nghị các bạn hãy gọi sự vật hiện tượng bằng đúng tên của nó, thay vì tìm cách bóp méo từ ngữ như thói quen lâu nay của tuyên giáo. Đó là bắt, không phải là mời. Còn nếu là mời thì bạn có quyền từ chối.

2. OK, thì gọi là “bắt”. Vậy công an có thể bắt bọn mình về đồn không?

Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo, hoặc người chưa bị khởi tố nhưng bị bắt khẩn cấp. Mà các bạn thì chẳng ở dạng nào trong số này cả, đúng chưa?

3. Đúng rồi... nhưng “bắt khẩn cấp” là gì, nghe sợ thế? Như kiểu bắt Trang Trần ấy hả?

Ừm, đúng là nếu không hiểu luật pháp thì nghe cụm từ “bắt khẩn cấp” sợ thật. Theo Điều 81 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì có 3 trường hợp công an được phép bắt người khẩn cấp, các bạn thử xem các bạn, hay là o Trang Trần, có thuộc diện nào không nhé?

- Trường hợp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thắt ruy-băng lên cây hoặc đi biểu tình mà là tội rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng hử? Bạn có tự tin về độ nguy hiểm của mình quá không đấy?

- Trường hợp thứ hai: Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Ờ, nếu bạn cho là bằng hành động thắt ruy-băng lên cây hoặc đi biểu tình, bạn đã hại một ai đó, thì có nghĩa là bạn tự cho rằng mình phạm tội. Nhưng kể cả như thế đi nữa thì bạn có định trốn không?

Tuy nhiên, dù sao thì cụm từ “xét thấy cần ngăn chặn” cũng khá mơ hồ. Có khi chúng ta chẳng hề định chạy trốn, nhưng mà cả lô công an vẫn ụp vào bắt, vì họ “xét thấy cần ngăn chặn” chúng ta trốn. Nhưng bạn yên tâm, chỉ có thắt nơ lên cây và đi biểu tình thì bạn chưa đủ độ nguy hiểm để lọt vào diện này đâu.

- Trường hợp thứ ba: Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cớ.

Bạn rõ ràng không thuộc trường hợp này rồi nhé.

4. Ôi phức tạp, phức tạp… Thế bắt khẩn cấp thì khác gì bắt thường?

Thì vừa nói đấy: Bắt là biện pháp ngăn chặn, áp dụng đối với bị can, bị cáo, hoặc người chưa bị khởi tố nhưng bị bắt khẩn cấp.

Nghĩa là, bắt khẩn cấp là dành cho người chưa bị khởi tố (không phải bị can, bị cáo), càng chưa bị kết án. Việc bắt khẩn cấp cho phép công an tiến hành bắt ngay lập tức một người nào đó mà chưa cần làm thủ tục bắt người theo trình tự thủ tục do luật định, tức là không cần phải có lệnh bắt do viện kiểm sát phê chuẩn.

Nói vậy chứ bắt khẩn cấp là cần thiết chứ các bạn, trong trường hợp bắt đối tượng bị truy nã hoặc bắt quả tang tội phạm. Lúc ấy, tình thế khẩn cấp như vậy mà đòi hỏi công an phải có lệnh bắt, xin viện kiểm sát phê chuẩn, thì sao mà kịp. Nhưng các bạn (và, nhân tiện, cả Trang Trần) đều không ở diện đó.

5. Công an có thể ép bọn mình phải làm việc với công an không? Nếu bọn mình từ chối, họ lại bảo “chỉ là làm việc bình thường thôi mà, có gì đâu”.

Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử án hình sự), chẳng có hoạt động nào của công an được gọi là “làm việc” cả. Đấy là họ cứ nói thế để tỏ ra nguy hiểm, để dọa bạn đấy thôi.

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự thì hoạt động của cơ quan điều tra là khởi tố vụ án và điều tra. Mà bạn chỉ đi buộc nơ lên cây hoặc biểu tình thì làm gì có vụ án nào được khởi tố cơ chứ.

Đó là chưa kể điểm này rất quan trọng: Công an phường, an ninh thường phục không có thẩm quyền khởi tố vụ án và điều tra, chỉ an ninh điều tra, cảnh sát điều tra mới có quyền đó.

Tóm lại, mấy chú công an phường và dân phòng chẳng có cơ sở pháp lý nào để “làm việc” với bạn cả.

Ảnh chụp tại sự kiện Tree Hugs, sáng 22/3, Hà Nội.
Nguồn ảnh: FB 6,700 người vì 6,700 cây xanh.

6. Họ hỏi bọn mình về tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, gia đình, họ tên cha, họ tên mẹ, địa chỉ và hộ khẩu… Bọn mình có quyền từ chối trả lời không?

Công an hỏi thế là vi phạm nhân quyền quá lắm. Như đã nói ở trên, họ không có cơ sở pháp lý nào để “làm việc” với bạn, cho nên thẩm vấn bạn đã là sai phạm rồi, nói gì đến chuyện hỏi thông tin cá nhân, thông tin đời tư của bạn.

Chưa kể, khi hỏi như thế, công an cũng vi phạm một nguyên tắc căn bản của pháp luật: Ai làm thì người đó tự chịu trách nhiệm, không liên quan đến gia đình. Chỉ có thời phong kiến mới có kiểu một người bị tội thì cả nhà vạ lây thôi. Đấy, bạn cứ nói vậy với công an. Mà này, bạn có thấy khó chịu không, khi “biên bản làm việc”, “biên bản lời khai” lại nêu cả tên bố, mẹ, anh, chị của bạn như thế?

Quên mất một điều nữa: Theo các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, thì mọi công dân đều có quyền im lặng nữa cơ. Bạn chẳng có nghĩa vụ gì với công an trong quá trình làm việc” của các chú ấy cả, nhất là khi chính công an làm sai.

Quyền im lặng được thể hiện bằng nhiều cách: Bạn có thể chẳng nói gì cả, hoặc đơn giản nói: “Tôi không biết”, “Tôi không có ý kiến”, “Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này”, “Tôi không có quan điểm gì”, v.v. Bạn chỉ cười cũng là một cách thực thi quyền im lặng rồi đấy.

7. Dán khẩu hiệu, thắt ruy-băng lên cây có vi phạm luật gì không?

Không. Các bạn hãy yên tâm: Việc làm đó của các bạn không vi phạm pháp luật về quản lý hành chính, mà càng không vi phạm pháp luật hình sự.

8. Bên công an và dân phòng bảo bọn mình “làm mất mỹ quan đô thị”…

Luyên thuyên, đáng vả cho mấy cái vào mồm! Chẳng có văn bản pháp luật nào quy định thắt nơ lên cây là phạm pháp hay “làm mất mỹ quan đô thị” cả. Có một số nghị định hơi hơi liên quan đến trật tự đô thị, nhưng chỉ toàn nói về chuyện bán hàng rong, xây nhà trái phép, kinh doanh dịch vụ lấn chiếm lòng đường và hè phố.

Chưa kể, trong văn bản luật, cụm từ “mỹ quan đô thị” cũng cần được định nghĩa, được đánh giá bằng các tiêu chuẩn cụ thể. Các chú công an dân phòng nhìn cái gì cũng thấy xấu, còn bọn cháu thấy thắt ruy-băng vàng, xanh, tím, hồng... lên cây là đẹp thì sao? Biết ai có khiếu thẩm mỹ hơn ai, hơ hơ...

Mà cứ giả sử là việc thắt ruy-băng lên cây là làm mất mỹ quan đô thị thật, thì công an hay dân phòng đều không có thẩm quyền xử lý. Thẩm quyền thuộc về cơ quan quản lý đô thị cơ, các chú ạ.

9. Đi tuần hành, biểu tình có vi phạm luật gì không?

Có thể công an sẽ quy kết các bạn “tụ tập đông người trái phép”, vi phạm Nghị định 36/CP. Tuy nhiên, các bạn chú ý này: Nghị định 36/CP vi hiến, vì nó xâm hại quyền tự do hội họp và quyền biểu tình của các bạn, mà quyền ấy đã được quy định tại Điều 25 Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2013.

Hoặc cũng có thể, họ buộc tội bạn “gây rối trật tự công cộng”. Thực ra, họ cố đánh đồng hành động biểu tình với hành vi gây rối trật tự công cộng đó thôi, chứ giữa biểu tình và gây rối, có sự khác biệt chứ. Theo nguyên tắc chung, gây rối trật tự được hiểu là sự phá vỡ một trật tự hợp lý ở không gian công cộng, ví dụ bật nhạc nhảy ở nơi đang yên tĩnh như đền, chùa… Nhưng bạn đi tuần hành ôn hòa chứ đâu có hò hét, mở nhạc lớn ở đền, chùa, phải không?

Công an có muốn đè các bạn ra mà xử phạt hành chính, thì cũng phải cung cấp cho bạn biên bản sự việc hay biên bản vi phạm lập tại hiện trường.

Nếu đủ cứng, bạn cứ nói thẳng vào mặt các chú công an: “Cáo buộc mơ hồ, vô căn cứ, muốn bắt lỗi phải có bằng chứng. Tại sao các chú dám nói cháu gây rối trật tự công cộng? Bằng chứng đâu? Biên bản tại hiện trường đâu?”. (Các bạn chú ý là, biên bản lập ngoài hiện trường không có giá trị, bởi lẽ nó không còn tính trung thực, khách quan và trực tiếp nữa).

10. Công an thường bảo bọn mình là “Ai cho phép biểu tình mà biểu tình? Làm gì đã có luật biểu tình?”.

Các bạn đừng quên: Hiến pháp là luật nguồn, là gốc của mọi loại luật khác. Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền biểu tình, thì công dân đương nhiên có quyền biểu tình. Các đạo luật được làm ra phải nhằm giúp dân chúng thực hiện quyền biểu tình, phải cụ thể hóa, hiện thực hóa quyền ấy, chứ không phải để ngăn cấm dân dưới chiêu bài “quản lý”.

Chưa có luật biểu tình thì chúng ta cứ theo luật nguồn, luật gốc mà làm, tức là tuân theo Hiến pháp. Bất cứ sự cản phá, bắt bớ nào cũng đều là vi hiến và vi phạm luật hình sự (phạm tội bắt giữ người trái phép).

Ngay cả khi có luật biểu tình rồi, nhưng luật ấy không giúp dân chúng thực hiện quyền biểu tình mà chỉ nhằm hạn chế quyền này của dân, thì tức là luật đã vi hiến và phải bị bác bỏ.


Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

11. Khi bị hỏi là ai tổ chức, nếu là mình tổ chức thì có nên nói thật không? Nếu là người khác tổ chức thì có nên nêu tên người đó ra không?

Như đã nói ở trên, về nguyên tắc, các bạn có quyền im lặng, có quyền nói: “Cháu chẳng biết”. Riêng việc công an bắt các bạn về đồn để làm việc đã là sai ngay từ đầu rồi, nên các bạn càng chẳng cần phải hợp tác, cung cấp thông tin gì cho họ. Tốt nhất, nên cương quyết phản đối việc ép cung, mớm cung, dụ dỗ và khiêu khích để bạn phải buột miệng trả lời (kiểu như “thằng cu này hèn thế, dám làm dám nhận chứ, hay là cháu cũng nghĩ việc cháu làm là sai?”).

12. Khi bị hỏi là ai xúi giục, ai cho tiền để làm việc này, mình nên trả lời sao? 

Mắng thẳng vào mặt mấy chú công an, nếu bạn cảm thấy họ đang xúc phạm nhân cách và khả năng tư duy độc lập của bạn.

Cương quyết phản đối việc ép cung, mớm cung, dụ dỗ và khiêu khích: Các chú bỏ cái trò ấy đi nhé, người lớn cả rồi, không phải chơi cái kiểu khích bác ấy”.

13. Công an đưa ra một loạt giấy tờ bắt bọn mình ký la liệt, sợ lắm. Phải làm thế nào?

Các bạn nhớ này: Khi công an đưa cho bạn loại giấy tờ có tên “biên bản lấy lời khai”, bạn từ chối thẳng thừng, không ký. Bạn chẳng phải nghi can, bị can, bị cáo gì mà phải khai báo cả – riêng cái tiêu đề đã thấy xúc phạm rồi.

Chưa kể, “biên bản lấy lời khai” là loại văn bản được sử dụng theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự, dùng cho việc điều tra các vụ án hình sự. Trong khi đó, gây rối trật tự công cộng chỉ là lỗi hành chính mà thôi. Chính công an mới đang phạm luật, chứ không phải bạn! Họ thường lôi loại giấy này ra để hăm dọa bạn, khiến bạn lo sợ vướng vòng lao lý mà thành thật khai nhận hết cả.

Nếu công an lập “biên bản làm việc”, bạn cũng có quyền không ký (bên cạnh những quyền như giữ im lặng, hoặc nêu quan điểm phản đối, hoặc thể hiện lập trường rằng bạn không sai, họ mới sai). Bạn còn có quyền buộc họ phải lập thành hai bản, bạn phải được giữ một bản. Nếu công an không đồng ý, bạn từ chối ký.

14. Công an bắt mình viết cam kết đủ thứ, đại loại “tập trung học tập, không đi gây rối nữa”…

Và trước đó, các chú còn tặng cho bạn cả một bài giáo huấn, rao giảng đạo đức dài phải không, haha…

Nhưng sau tất cả những gì được trình bày ở trên thì các bạn đã thấy ai mới là người làm sai pháp luật, rất thiếu hiểu biết về nhân quyền, và cần được giáo huấn rồi chứ? 


Bài liên quan: 

Hãy biết quyền của mình (1): Chụp ảnh công an

Hãy biết quyền của mình (2): Chống bắt giữ tùy tiện

Monday, 16 March 2015

Một kiểu làm báo đê tiện

Bình thường, dối trá đã là điều khó chấp nhận. Sự dối trá ở nhà báo và/hoặc cơ quan báo chí thì nó chỉ có thể là sự khốn nạn. Và sự dối trá ở môt cơ quan báo chí có tính “chính thống” cao ngất như Thông tấn xã Việt Nam, đại diện cho các quan điểm chính thống nhà nước, thì mức độ đê tiện của nó tăng lên gấp đôi.

Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 12/3/2015, viết như sau về sự kiện “Việt Nam đối thoại văn hóa, tôn giáo tại Hội đồng Nhân quyền”.

“Trong báo cáo cũng như trình bày trước Hội đồng Nhân quyền, Báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo và tín ngưỡng Heiner Beilefeldt đã đánh giá cao sự hợp tác và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng Việt Nam trong suốt thời gian chuyến thăm.

Báo cáo cũng ghi nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc thúc đẩy, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là sự phát triển số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo cũng như các cơ sở thờ tự tại khắp các tỉnh trong những năm vừa qua; đồng thời khuyến nghị Việt Nam tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về tôn giáo và tín ngưỡng, điều tra làm rõ các cáo buộc liên quan đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bày tỏ ý muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong quá trình thực hiện vai trò Báo cáo viên đặc biệt của mình”.

Trong khi đó, trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 10/3 vừa qua, những gì ông Heiner Beilefeldt nói là:

“Tôi đã nhìn thấy những bằng chứng rõ ràng của sự vi phạm nhân quyền, trong đó có việc công an bố ráp, phá hoại nhà thờ, phá đám các nghi lễ tôn giáo, bắt bỏ tù, tấn công tín đồ, thậm chí tra tấn, giết người, và các hình thức bức hại khác. Thật không may là một số người đồng ý gặp tôi đã bị ngăn cản, không cho gặp, bị đặt trong tình trạng thực chất là giam lỏng ở nhà. Những người khác tôi gặp thì sau đó bị trả thù, trong một số trường hợp họ bị đánh đập tàn tệ trong thời gian tôi thăm Việt Nam hoặc ngay sau đó. Hơn nữa, tính chất riêng tư của nhiều cuộc đối thoại bị vi phạm. Tình hình tệ đến mức một số cuộc gặp gỡ và thảo luận đã không thể diễn ra như kế hoạch [ông nhấn mạnh]. Đây là sự vi phạm trắng trợn các điều khoản quy định về hoạt động thăm viếng quốc gia của các Báo cáo viên đặc biệt của LHQ”. (*)

Tháng 7 năm ngoái, báo cáo của ông Heiner Beilefeldt về chuyến thăm Việt Nam cũng nêu rõ như sau:

“Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián đoạn từ ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của tôi cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an” mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến thăm quốc gia nào”.

* * *

Ông Heiner Beilefeldt (sinh năm 1958, quốc tịch Đức) là Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo và tín ngưỡng từ năm 2010. Ông là Giáo sư về nhân quyền và chính trị học nhân quyền tại Đại học Erlangen-Nürnberg, Giáo sư Luật danh dự của Đại học Bielefeld. Ông còn có bằng tiến sĩ và sau tiến sĩ về triết học.

Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7 năm ngoái theo cơ chế country visit (thăm viếng quốc gia) của Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với rất nhiều cá nhân/ tổ chức liên quan đến tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam, chẳng hạn: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Tôn giáo Chính phủ, công an tôn giáo, và cả Ủy ban Nhân quyền trực thuộc… Bộ Công an Việt Nam.

Vào ngày 31/7/2014, ông đã tổ chức họp báo ở Hà Nội để đưa ra những đánh giá sơ bộ về chuyến thăm và tình hình tự do tôn giáo-tín ngưỡng ở Việt Nam. Bản báo cáo dài, đầy đủ, chi tiết và giữ một tinh thần khách quan, xây dựng, đóng góp rất nhiều ý kiến chuyên môn cho chính quyền Việt Nam trong việc “cải thiện các điều kiện pháp lý và hạ tầng nhằm thúc đẩy quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cho tất cả mọi người”.

Căn cứ nội dung báo cáo, nếu nhà nước Việt Nam chịu khó đón nhận những ý kiến chuyên môn, những gợi ý, đề xuất dựa trên các đánh giá và phân tích khoa học, xây dựng của ông Heiner Beilefeldt, thì chắc chắn điều đó chỉ có ích cho Việt Nam – cho cả chính quyền cũng như người dân.

Tuy nhiên, phản ứng của phía Nhà nước Việt Nam, như thường lệ, chỉ là: Bác bỏ các nhận định thiếu khách quan và có tính chọn lọc mà Báo cáo viên nêu trong báo cáo. Ngay từ câu đầu tiên của bài phát biểu “đáp lễ” ông Heiner Beilefeldt, đại diện Chính phủ Phạm Quốc Trụ đã tuyên bố: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc là báo cáo đã không phản ánh chính xác tình hình thực tế ở Việt Nam”. 

Tiến sĩ Heiner Beilefeldt, tháng 7/2014.
Photo by Eskinder Debebe/ UN Photo. Source: International Service for Human Rights (ishr.ch)
Chúng tôi không phải là Ban Tuyên giáo hay Bộ Bốn Tê, nên chúng tôi không phạt tiền Thông tấn xã Việt Nam được. Nhưng sau đây chúng tôi sẽ rất buồn lòng phải gửi bản dịch nguyên văn bản tin này của Thông tấn xã đến Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo Heiner Beilefeldt.
(*) Nguyên văn tiếng Anh: “I personally had seen clear evidence of human rights violations, including police raids, destruction of houses of worship, destruction of religious services, imprisonment and physical attack, even incidences of torture, killing and other forms of persecution. Unfortunately some of the people who agreed to talk to me were physically barred from meeting me, being placed in situations of de facto house arrest. Other people whom I did meet were exposed to reprisals, in some cases it’s even physical attacks - brutal physical attacks - during my visit or immediately afterwards. Moreover, the privacy of some conversations was violated. The situation escalates to such a degree that some planned meetings and discussions could not take place [he emphasized]. This was in blatant violation of the terms of reference for country visit by Special Rapporteurs.” 

Friday, 13 March 2015

Câu chuyện Anh Ba Sàm


Một ngày đầu tháng 5 ở Hà Nội, công an Việt Nam đột ngột ập vào nhà, cũng là công ty, của một blogger nổi tiếng – Nguyễn Hữu Vinh, được biết đến dưới cái tên Anh Ba Sàm. Vinh và trợ lý là cô Nguyễn Thị Minh Thúy – một người mẹ của hai đứa con song sinh 7 tuổi – bị bắt ngay lập tức.

Vụ bắt khẩn cấp rõ ràng nhằm làm Vinh bất ngờ. Tuy nhiên, công an không kiểm soát được trang tin vốn đông người đọc Ba Sàm News, và trang này vẫn tiếp tục hoạt động. Trên thực tế, chỉ 5 ngày sau khi Vinh và Thúy bị bắt, hai cộng sự khác của ông đã ra một tuyên bố đầy thách thức: “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không”. Tuyên bố này hàm ý rằng một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn, viết vì sự thay đổi, sẽ tiếp tục nổi lên ở Việt Nam.

Vụ bắt bớ gây một làn sóng phẫn nộ lớn trong giới đấu tranh. Phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, cũng ra một tuyên bố vào ngày 7/5, nêu rõ: “Việc tiếp tục tước đoạt quyền tự do ngôn luận của các công dân trong nước như ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy và những nhà hoạt động, blogger khác chứng tỏ chính quyền Việt Nam không có thiện tâm hòa giải với chính người dân mình và cương quyết khước từ mọi đóng góp của người dân vào tiến trình giữ nước và dựng nước chung”.

Chính quyền phản công. Sử dụng hệ thống báo chí do công an và quân đội kiểm soát, chính quyền buộc tội Vinh và Thúy “đăng tải các bài viết có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội lên mạng Internet”, vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Trong một bài viết đặc biệt hằn học, một trang mạng của công an buộc tội Vinh: “Y chuyên viết về các vấn đề chính trị xã hội Việt Nam với phong cách bình luận chống đối, luôn tìm cách làm cho mọi thứ của Việt Nam xấu xa, tồi tệ giống với con người của y”.

Anh đã luôn có mặt ở những nơi đó. (Ảnh: No-U Hà Nội)

Người muốn thắp lửa

Nguyễn Hữu Vinh không phải luôn luôn là người được phong trào dân chủ ưa thích. Bản thân vốn là một sĩ quan an ninh, ban đầu ông cũng bị nghi ngờ. Sinh năm 1956 trong một gia đình cán bộ cao cấp, ông có đầy đủ điều kiện để cũng trở thành một quan chức trong hệ thống cấp bậc của nhà nước cộng sản.

Ngay sau khi Vinh bị bắt, các blogger đã tìm lại tiểu sử gia đình ông, để nhắc lại rằng cha của Vinh, cụ Nguyễn Hữu Khiếu, từng làm Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô hai nhiệm kỳ. Vào cái thời mà Liên Xô còn là “ông anh cả” của Việt Nam trong Chiến tranh Lạnh, làm đại sứ là một đặc quyền, và như chính Vinh từng viết trong một hồi ký ngắn vào năm 2012, ông và gia đình hồi đó sống một cuộc sống mà toàn bộ phần còn lại của xã hội chỉ có thể mơ tưởng.

Ngôi nhà nơi ông sinh sống hồi nhỏ bây giờ là nhà của thủ tướng đương nhiệm. “Khi người dân miền Bắc hầu như không biết đến hương vị bơ, sữa, thì mỗi sáng hắn tản bộ vài bước qua số 2 Hoàng Diệu, kế bên dinh thự của Tổng Bí thư Lê Duẩn, để mua những chai sữa tươi còn nóng hổi, những thỏi bơ, pa-tê, ổ bánh mì thơm phức”.

Vinh thậm chí còn được gặp Hồ Chí Minh một lần khi mới lên 5 tuổi – đó được coi là đặc ân đối với người dân miền Bắc Việt Nam hồi ấy.

Quan trọng nhất, nhờ thành phần gia đình, ông được tiếp cận với những cuốn sách mà dân thường hoàn toàn không thể động đến. Một trong số đó, gọi là “tài liệu tham khảo đặc biệt”, gồm những bài viết được Thông Tấn Xã Việt Nam dịch chọn lọc từ báo chí nước ngoài sang tiếng Việt.

Những năm 1960’, loại này có chữ “Mật-Không phổ biến”, chỉ cấp bộ thứ trưởng trở lên được cung cấp, sau này thêm cấp vụ, cục. Rồi khoảng cuối 1990’ thì bán tự do. Dù thế nào thì những tài liệu này cũng đã giúp hắn “tự diễn biến” kha khá trong bao nhiêu năm “theo đảng”” – Vinh viết. Từ những tài liệu này mà ông biết đến sự tàn bạo của chế độ cộng sản Mao Trạch Đông, mà tiếc thay đó lại là lý tưởng mà chính quyền miền Bắc Việt Nam thời ấy cố vươn tới.

Chiến tranh leo thang, Vinh sơ tán về quê, nơi ông chứng kiến cuộc sống nghèo đói của những người dân ở dưới trong bậc thang xã hội. Nhưng niềm tin của ông vào lý tưởng cộng sản chỉ thật sự đảo lộn khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, và ông có có cơ hội nhìn thấy khoảng cách phân chia sâu sắc giữa “miền Nam tư bản” và “miền Bắc cộng sản”. Ông không mất nhiều thời gian để đi đến kết luận rằng đời sống dưới chế độ tư bản, bất chấp những hạn chế của nó, vẫn thịnh vượng hơn và khác hẳn cái cuộc sống được mô tả trong các tài liệu tuyên truyền của người cộng sản.

Hắn được “mở mắt” thêm nhiều nữa” – Vinh viết. “Rồi thêm một thứ “diễn biến” khác là hắn đã liều bỏ không biết bao thời gian và tiền túi để lọ mọ học tiếng Anh và vi tính từ lúc mọi người còn coi là thứ xa lạ”.

Để nhóm lên ngọn lửa

Luôn quyết liệt, đam mê, và can đảm” – Phạm Xuân Cần, bạn học cũ của Vinh ở Học viện An ninh, viết, hòa thêm vào cơn phẫn nộ của cộng đồng blogger sau vụ bắt giữ Vinh. Ông Cần nhớ lại Vinh đã là một sinh viên của Học viện như thế nào, sau đó trở thành một sĩ quan an ninh, rồi làm việc ở Ban Việt kiều. Kinh nghiệm làm việc của Vinh với các trí thức Việt Nam ở nước ngoài – một số trong đó đã lưu vong từ năm 1975 – bổ sung thêm vào những hiểu biết của ông về “miền Nam tư bản”, khiến ông bị ám ảnh bởi cái ý nghĩ: “Bao nhiêu con người với những bộ óc tài ba đã bị phung phí”.

Năm 1999, gần như ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Doanh nghiệp, Vinh ra khỏi biên chế Nhà nước và thành lập công ty riêng, VPI, công ty thám tử tư đầu tiên ở Việt Nam. Công việc làm ăn của Vinh tiến triển tốt, và lợi nhuận của nó đủ làm Vinh nghĩ đến chuyện theo đuổi những sự nghiệp khác.

Năm 2005, khi mạng xã hội 360 (mà giờ đây đã sập) của Yahoo! xuất hiện, Vinh cũng tham gia làm blog như bất kỳ thanh thiếu niên Việt Nam nào. Ông tạo ra trang blog Anh Ba Sàm trên nền Yahoo, ban đầu chỉ đăng tải các bài mà ông viết cho báo chí nhà nước, cho đến khi ông nhận ra nhu cầu của những người dân Việt Nam, muốn biết “thế giới nghĩ gì về chúng ta”.

Thế là Vinh bắt đầu dịch các tin bài trên báo chí nước ngoài về Việt Nam sang tiếng Việt, và lượng độc giả tăng dần. Blog Anh Ba Sàm cũng cung cấp cả những tài liệu về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, mà cho đến tận bây giờ vẫn còn là một vấn đề chính trị nhạy cảm.

Mặc dù trang Anh Ba Sàm thu hút được một số lượng độc giả khá lớn (đối với một website chính trị), nhưng Vinh không dừng lại ở đó. Ông đi xa hơn trong sự nghiệp “khai dân trí” với sáng kiến xuất bản một bản tổng hợp những tin tức quan trọng nhất mỗi ngày. Vinh cũng thêm vào đó các comment (lời bình luận) – kết hợp giữa những suy nghĩ sâu sắc của một trí thức với văn phong dí dỏm, sắc sảo. Và các comment đã nhanh chóng trở thành đặc thù của trang Anh Ba Sàm, thu hút sự quan tâm của hàng trăm nghìn người đọc tiếng Việt trên khắp thế giới. Đó là một con số khá cao, đặc biệt khi mà lượng phát hành của tờ báo lớn Tuổi Trẻ chỉ đạt trung bình khoảng 200.000 bản.

Tin tức được cập nhật 24/7. Đúng như kỳ vọng của độc giả, blog dành sự chú ý đặc biệt cho những câu chuyện mà nền báo chí quốc doanh của Việt Nam không được phép đưa tin. Món điểm tin hàng ngày này đã thu hút tới 100.000 độc giả thường xuyên” – David Brown, một nhà cựu ngoại giao người Mỹ thường có các bài viết được dịch đăng trên Anh Ba Sàm, đã viết như thế về trang mạng này vào tháng 3/2013, khi nó chịu một đợt tấn công nặng nề của các hacker “ủng hộ chính quyền”.

Luôn đúng giờ, tuân thủ đạo đức báo chí, tức là chính xác, trung lập và bảo vệ nguồn tin, tôn trọng bản quyền. Đó là những nguyên tắc mà chúng tôi tuân theo trong suốt những năm qua” – Đinh Ngọc Thu, hiện là biên tập viên chính của trang Anh Ba Sàm, nói. Thu tham gia “điểm tin” cùng Vinh vào năm 2009, và lý do duy nhất khiến cô không bị bắt cùng Vinh và Thúy là vì cô đang sống ở California.

Quan hệ của Vinh với một số người trong bộ máy Nhà nước, xuất phát từ cương vị trước đây của ông trong các cơ quan nhà nước, cũng là những nguồn tin hữu ích. Tuy nhiên, đồng thời, chúng cũng gây nghi ngờ rằng ông là “an ninh trá hình”. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao Nguyễn Hữu Vinh mãi không bị bắt? Làm sao ông có thể “sống sót” qua rất nhiều đợt công an đàn áp blogger?

Bây giờ thì câu trả lời đã rõ ràng: Đó chỉ là vấn đề thời gian.

Hà Nội mùa xuân năm 2014. Ảnh: No-U Hà Nội

Công an vào cuộc

Chính quyền Việt Nam, với phần lớn là những gương mặt già nua, có lẽ không để ý nhiều đến sức mạnh của Internet, nhưng bộ máy an ninh của họ thì đã lưu tâm rất nhanh chóng. Bất kỳ người nào viết blog về các vấn đề chính trị sớm muộn cũng thấy có vấn đề với mạng lưới công an dày đặc ở Việt Nam. Vì thế, thật dễ hiểu khi Anh Ba Sàm được công an chú ý rất sớm, coi như một điểm tập kết của các lực lượng “phản động”.

Và dù sao thì đấy cũng là một niềm tin có cơ sở. Trang web đối kháng nào ở Việt Nam, hay nói đúng hơn là bằng tiếng Việt, cũng có lượng độc giả trung thành riêng của nó. Bạn đọc của Ba Sàm, như ông mô tả, có rất nhiều trí thức và đảng viên Đảng Cộng sản. Một tỷ lệ lớn trong số họ có thể vẫn còn trung thành với ý thức hệ cộng sản đã lạc hậu, và cái mà họ cần là “sự thật như nó vốn có” – trung lập và chính xác, không có sự kiểm duyệt của nhà nước.

Độc giả quả thật đã tạo thành một cộng đồng gắn kết, và bản thân độc giả cũng có người đọc của chính họ – có nhiều người vào Anh Ba Sàm chủ yếu để đọc các comment của Vinh và các blogger (“còm sĩ”) khác dưới mỗi bài. Rất nhiều còm sĩ đã trở nên nổi tiếng trong “đại gia đình bạn đọc Anh Ba Sàm”.

Chỉ có một đội ngũ rất ít người vừa lo nội dung vừa lo bảo mật, nên trang mạng thường xuyên bị tấn công. Ông Brown, nhà cựu ngoại giao, viết:

… ngày 9/3, blog Ba Sàm bị tấn công triệt để. Bài vở, comment của mấy năm trời mất sạch. Tài khoản email của đội ngũ biên tập viên cũng mất. Nhóm Ba Sàm cho đến giờ vẫn chưa lấy lại được quyền kiểm soát trang anhbasam.wordpress.com. Tuy nhiên, đó vẫn còn là một bi kịch có thể xử lý được. Một ít nội dung đã được sao lưu dự phòng trên các máy chủ đặt ở nước ngoài”.

… Một độc giả ngây thơ có thể kết luận rằng nhóm Anh Ba Sàm là một lũ phản động bất mãn, sống ở Mỹ, mưu lật đổ chính quyền Hà Nội”.

Sự thật là Vinh và cộng sự của ông chẳng nhận khoản trợ giúp tài chính nào từ bất cứ ai. Trên thực tế, khi nền kinh tế sa sút, công ty thám tử tư của Vinh cũng gặp khó khăn và đã gần trên bờ vực phá sản khi Vinh và Thúy bị bắt.

Một bạn đọc từng có đôi lần gặp Vinh kể lại một cuộc trò chuyện của chị với Vinh. Một cách nghi ngờ, bạn đọc đó hỏi: “Tại sao anh làm tất cả những việc này?”.

Ông đáp: “Bởi vì tôi ở vị thế tốt hơn bất cứ ai để làm việc này, cho nên nếu không làm, tôi sẽ cảm thấy có tội”.

Và ông bảo: “Bởi vì tôi đáp ứng đủ ba điều kiện. Thứ nhất, điều kiện kinh tế của tôi đủ tốt. Tôi có VPI, tôi không đến nỗi nghèo đói. Thứ hai, tôi có kiến thức về mạng. Và thứ ba, quan trọng nhất, là tôi hiểu họ – công an. Tôi đã từng ở trong họ, tôi hiểu họ”.

Tuy nhiên, có vẻ như cuối cùng ông đã thua. Người cựu sĩ quan an ninh đã không nghĩ rằng những đồng nghiệp cũ của ông có thể bắt ông, và ông bị bắt vào lúc không ngờ nhất.

Bản án đối với ông được dự đoán là sẽ nặng nề, bởi vì các tòa án của công an luôn xử nghiêm những người bị coi là “phản bội” nguồn gốc cộng sản của họ. Như Cù Huy Hà Vũ, con của một quan chức cộng sản cấp cao khác, cũng đã bị kết án 7 năm tù vào năm 2011.

Nhưng nói một cách lạc quan, chẳng phải đây là lúc để Vinh nghỉ ngơi hay sao? Ông đã làm việc quá nhiều, đấu tranh quá kiên trì trong suốt 7 năm qua, làm kiệt quệ cả bản thân ông lẫn các cộng sự. Và mặc dù ông có rất nhiều độc giả, cuối cùng, về cơ bản đó vẫn là một cuộc chiến đấu trong cô đơn.

Nhưng ông vẫn cứ blog.

California, 4/7/2014

ANH BA SAM’S NEWS BLOG MARCHES ON DESPITE HIS ARREST


One day last May in Hanoi, Vietnamese police launched a sudden raid into the house and business of a long-famous blogger, Nguyen Huu Vinh, better known as Anh Ba Sam (meaning Brother Gossiper). Vinh and his assistant Nguyen Thi Minh Thuy, a mother of seven-year-old twin children, were detained immediately.

The sudden raid and arrests apparently caught Vinh by surprise. The very high-traffic Ba Sam News at basam.info, however, stayed out of police control and kept on running. In fact, just five days after Vinh and Thuy’s arrest, his colleagues published a defiant statement, “Nguyen Huu Vinh was arrested, yes, but Anh Ba Sam will never be.” The statement carried implications of an even more powerful blogging and writing movement for change in Vietnam.

The arrest prompted a huge outcry among dissidents. The Vietnam Path Movement, a civil society organization that works to promote human rights inside of Vietnam, released a statement on May 7, stating, “By depriving Mr. Nguyen Huu Vinh, Mrs. Nguyen Thi Minh Thuy, and other activists’ rights to freedom of expression, the Vietnam government adamantly refuses all contributions from the people toward building a stronger nation.”

The government hit back. Using media owned by the police and the army, the government accused Vinh and Thuy of “publishing online articles with bad contents and misleading information to lower the prestige and create public distrust of government offices, social organizations and citizens” under Article 258 of the Vietnamese Penal Code.

In one particular colorful posting, the police-owned newspaper accused Vinh of “reporting and commenting on current social and political issues of Vietnam with a deliberately critical tone”, “trying to make Vietnam look as bad and ugly as he is.”

Somewhere in the crowd, there was always him - the citizen journalist. 
Photo courtesy of No-U Hanoi.

The man who wanted to light the candle

Nguyen Huu Vinh was not always the darling of the democracy movement. A former public security officer himself, Vinh was mistrusted at first. Born in 1956 to a high-ranking communist official, he had all the good reasons to himself become a high-ranking official, too, in the hierarchy of the communist state.

Right when Vinh was arrested, bloggers looked up his family background to be reminded that his father, Nguyen Huu Khieu, was twice the Vietnamese ambassador to the Soviet Union. As the Soviets were Vietnam’s “Big Brother” in the Cold War, being ambassador there was an enormous privilege, and as Vinh himself admitted in a short memoir in 2012, he and his family led a life that all the other parts of the society then could just dream of.

The house where he grew up is now the residence of the prime minister. “While butter, milk and the like were still unknown to people in Northern Vietnam, I just needed to take half a mile walk to number 2 Hoang Dieu street [a store dedicated to the upper echelon of the VCP] to get hot fresh milk, butter, pâté and bread.”

Vinh even met Ho Chi Minh once as a child of five, considered a special favor for Vietnamese in the North.

Most importantly, thanks to his family origin, he benefited from books that were totally inaccessible to ordinary people. One of such things, referred to as “special documents for reference,” were selected articles from foreign media translated by the Vietnam News Agency into Vietnamese. Vinh wrote:

“In the 1960s, these documents were labeled as ‘Confidential. No circulation,’ and only officials from ministerial level upward could access them. They would later on be provided also for lower administrative levels, and be sold at the end of the 1990s. No matter what, these documents helped to change me substantially during my years of ‘following the Party.’”

It was from those documents that he learned about the brutality of Mao’s China, which, ironically, was the ideal that the Vietnamese government at that time was trying to reach.

The Vietnam War escalated, and Vinh was evacuated to the countryside, where he saw the poverty for people in the lower rungs of the social. But his belief in the communist ideology only truly turned upside-down after the war ended in 1975, and he was able to view the deep rift between the “capitalist South” and the “communist North” of Vietnam. It did not take him much time to conclude that life in a capitalist system, with all its faults, was much more prosperous than and different from the one described in communist propaganda materials.

“My eyes were opened,” wrote Vinh, “and more than that, I ventured to spend a lot of time and money learning English and computer skills right from the days those things were strange to most people.”

To build a fire

“He was always determined, enthusiastic, and brave,” said Pham Xuan Can, a former classmate of Vinh’s at the Academy of Public Security who joined the public outcry online following Vinh’s arrest. Can recalled how Vinh became a student at the Academy, then became a public security officer before working at the Department of the Overseas Vietnamese. His experience of working with Vietnamese intellectuals in foreign countries, some almost in exile since 1975, added up with his past knowledge of “the capital South” to keep him obsessed by an idea, “how much social capital were wasted as a result of bad policies.”

In 1999, almost immediately after Vietnam’s adoption of the Enterprise Law, Vinh quit his government position and set up his own business, VPI, the very first private detective agency in Vietnam. Vinh’s business went well and its profits were enough for him to pursue other interests.

In 2005, when Yahoo!’s now extinct 360 blogging platform arrived, Vinh found blogging like any Vietnamese teenager. He created his Anh Ba Sam Yahoo blog in 2007 and initially filled it with articles he wrote for the state-owned media, until he realized the demand of Vietnamese people who want to know “what the world is thinking of us.”

So Vinh began translating foreign news stories about Vietnam, and his readership grew. Anh Ba Sam’s blog also provided source materials about China-Vietnam relations, which even until this day remains a politically sensitive issue.

Though Ba Sam won a relatively large readership for a political website, Vinh did not stop there. He went further in the cause of “enlightening the people” with the initiative of publishing a daily digest of the most important news items. Vinh also added his own comments, a mix of profound intellectual thoughts with cute, witty humor, and the comments became the characteristic of Ba Sam, winning the attention of hundreds of thousands Vietnamese speakers around the world. This was a quite high number, especially when the widely circulated Tuoi Tre Daily could only reach 200,000 copies or so.

“It’s up with the news 24/7. As might be expected, the blog has given particular emphasis to the stories that Vietnam’s state-supervised media has been unable to report. Its daily digest is the hook that has caught the attention of 100,000-plus regular readers,” David Brown, a former U.S. diplomat and an author whose articles were often translated and posted by Ba Sam, wrote on Asia Sentinel about the site in March 2013 when it was under a serious attack by “pro-government” hackers.

“Being on time, adhering to ethical codes of accuracy, neutrality and confidentiality of sources, and respecting copyrights, those are the principles that we kept to during the recent years,” said Dinh Ngoc Thu, now the main editor of Basam.info. Thu joined with Vinh in “news reviewing” in 2009, and the only reason why she was not arrested with Vinh and Thuy was because she lives in California.

Vinh’s connections with some people in the state apparatus, resulting from his previous positions in public offices, were also helpful news sources. However, at the same time, they raised suspicions about him being an “undercover police”. A haunting question for many was why Nguyen Huu Vinh was not arrested after such a long time? How could he “survive” many police suppressions of bloggers?

Now the answer is clear: It was just a matter of time.

Photo courtesy of No-U Hanoi, early 2014.

Police came in

The Vietnamese government, with mostly old faces, may not have noticed the power of the Internet, but its police machinery did so quickly. Anyone blogging about political issues will sooner or later found him/herself in trouble with the extensive network of police in Vietnam. So it was understandable that Ba Sam was identified very soon by the police as a rallying point of “anti-state” forces.

And it was a well-founded belief, anyway. Every dissident site in Vietnam, or in Vietnamese to be exact, has its own loyal readers. Ba Sam’s readers, as he described, incorporated many intellectuals and members of the Communist Party. A large proportion of them may still be loyal to the obsolete ideology of communism, and what they need is “fact as it is”, neutral and accurate without any state censorship.

Readers made up a close-knit community indeed, and readers themselves had readers – there were people who accessed Ba Sam mostly to read the comments by Vinh and other bloggers below each post. Many of such online commentators became famous to the “great family” of Ba Sam’s readers.

With only a small team in charge of both content providing and security ensuring, the site was subject to continuous attacks. Brown, the diplomat, wrote in sympathy:

“… on March 8, when the Ba Sam blog was thoroughly hacked. Several years’ reportage and commentary were deleted. The e-mail accounts of the blog’s editorial team were also compromised. The Ba Sam team has so far been unable to regain control of anhbasam.wordpress.com. That’s a manageable tragedy, however. All but a few days’ content was backed up on offshore servers.”

“… A naive reader might conclude that the Anh Ba Sam team are in fact renegades and grudge-bearing reactionaries based in the United States and dedicated to the overthrow of the Hanoi regime.”

The truth was that Vinh and his colleagues did not receive any financial assistance from anybody. In fact, as the economy went south, Vinh’s private detective agency also floundered and was almost on the brink of bankruptcy when Vinh and Thuy were detained.

One reader who met Vinh several times related her conversation with Vinh. Suspicious, the reader asked Vinh, “Why do you keep doing all these things?”

He replied, “Because I’m in a better position to do this than anyone else. So if I don’t do, I’ll feel guilty”.

And he explained, “Because I meet three conditions. First, my financial conditions are good enough. With VPI, I am not indigent. Second, I have Internet knowledge; and third, most importantly, I know them – the police – well. I was among them and I understand them.”

Yet, it seems he lost the battle in the end. The former public security officer did not expect his former colleagues to arrest him and was caught off-guard.

The sentence against him is expected to be harsh, as the police-dominated courts are always tough on those considered to have “betrayed” of their Communist Party origins. Cu Huy Ha Vu, another son of a cabinet-level Communist leader, was sentenced up to seven years of imprisonment in 2011. Vu, however, was released early and arrived in the U.S. in April, a month before Vinh’s arrest.

Optimistically, is it not a time for him to rest? He has worked too hard, struggled for too long in the past seven years, and exhausted himself as well as his colleagues. Despite the many readers he had, in the end, it was basically a fight in solitude.

But he kept blogging.

California, July 4, 2014