ENGLISH/ BẢN TIẾNG ANH
14/5/2010
UBND TP. Hà Nội ra Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND về việc ban hành “Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Quyết định 19 này đã được ban hành theo “Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội”, trong đó khoản 4, Điều 3, nêu rõ: “Việc lựa chọn chủng loại cây xanh.... không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên và dưới mặt đất, trên không, và theo danh mục cây xanh được trồng trong đô thị”.
Quy định cũng có Điều 14 về cắt tỉa, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, Điều 17 nêu các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi “cắt tỉa, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh không đúng quy định, không có giấy phép” (khoản 2) và “trồng cây xanh không theo quy hoạch, không đúng chủng loại quy định” (khoản 8).
11/6/2010
14/5/2010
UBND TP. Hà Nội ra Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND về việc ban hành “Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Quyết định 19 này đã được ban hành theo “Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội”, trong đó khoản 4, Điều 3, nêu rõ: “Việc lựa chọn chủng loại cây xanh.... không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên và dưới mặt đất, trên không, và theo danh mục cây xanh được trồng trong đô thị”.
Quy định cũng có Điều 14 về cắt tỉa, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, Điều 17 nêu các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi “cắt tỉa, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh không đúng quy định, không có giấy phép” (khoản 2) và “trồng cây xanh không theo quy hoạch, không đúng chủng loại quy định” (khoản 8).
Chính phủ ban hành Nghị định 64/2010/NĐ-CP “Về quản lý
cây xanh đô thị”. Điều 14 Nghị định này nêu rõ các trường hợp chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép là: Cây xanh thuộc danh mục bảo tồn;
cây bóng mát trên đường phố; cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số,
treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; cây bóng mát có chiều cao 10 mét trở
lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
Điều 14 cũng quy định chỉ các trường hợp sau đây mới được
miễn giấy phép: chặt hạ ngay do tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc do cây đã
chết, đã đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển, phải có biên bản, ảnh chụp hiện
trạng.
01/11/2013
Sở Xây dựng Hà Nội có Tờ trình 8542/TTr-SXD gửi UBND TP
Hà Nội về việc phê duyệt Đề án “cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường
phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015” (về sau có người gọi tắt là “Đề án 6700 cây
xanh”).
Theo Đề án, tiến độ thực hiện “cải tạo, thay thế” cây sẽ là:
- Năm 2014: 46 tuyến phố quận Ba Đình, 60 tuyến phố quận Hoàn Kiếm, 25 tuyến phố quận Hai Bà Trưng, 16 tuyến phố quận Đống Đa.
- Năm 2015: 07 tuyến phố quận Tây Hồ, 05 tuyến phố quận Thanh Xuân, 16 tuyến phố quận Cầu Giấy, 09 tuyến phố quận Long Biên, 06 tuyến phố quận Hoàng Mai, 06 tuyến phố quận Hà Đông.
Kinh phí dự kiến cho dự án là 73,38 tỷ đồng. Tổng số cây
bị chặt hạ, thay thế trên 190 tuyến phố là 6.708 cây.
11/11/2013
UBND TP Hà Nội ra Quyết định 6816/QĐ-UBND, phê duyệt Tờ
trình và thông qua Đề án nêu trên của Sở Xây dựng.
25/01/2014
Sở Xây dựng Hà Nội có Tờ trình 718/TTr-SXD gửi UBND TP Hà
Nội về việc phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ
thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
18/3/2014
UBND TP Hà Nội ra Quyết định 1495/QĐ-UBND thông qua Tờ
trình nêu trên của Sở Xây dựng và Quy hoạch đi kèm.
20/8/2013
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có Tờ trình số
4585/Ttr-STNMT-CCMT gửi UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học TP Hà Nội đến năm 2030.
24/9/2014
UBND TP Hà Nội có Quyết định 4924/QĐ-UBND phê duyệt Tờ
trình và Quy hoạch nói trên của Sở Tài nguyên và Môi trường.
04-05/11/2014
Hơn 500 cây xà cừ ở đường Nguyễn Trãi bị chặt hạ nhằm phục
vụ dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Nhiều cây lớn, có đường kính từ
50 đến 80cm.
* * *
* * *
2015
14/01
Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị “thay thế cây xanh không đúng
chủng loại cây xanh đô thị, không đảm bảo mỹ quan đô thị, các cây cong,
nghiêng, xấu, sâu mục trên 5 tuyến phố: Tràng Thi, Lý Thường Kiệt, đường Thanh
Niên, Phan Chu Trinh, Hai Bà Trưng, theo phương thức xã hội hóa”.
29/01
150 cây xà cừ trên tuyến đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) nối với
Trần Phú (Hà Đông), có cây cao tới 30 mét, đường kính trên 50cm, bị chặt hạ cấp
tập. Đơn vị trực tiếp triển khai là Công ty Cây xanh Hà Nội, theo đề nghị của Sở
Xây dựng Hà Nội và được sự cho phép của thành phố. Lý do chặt là để lấy không
gian an toàn cho tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Nguồn ảnh: VnExpress
30/01
UBND TP Hà Nội ra văn bản số 695/UBND-XDGT chấp thuận đề
nghị nêu trên (ngày 14/01) của Sở Xây dựng Hà Nội.
10/02
Sở Xây dựng, trên tinh thần “thực hiện ý kiến chỉ đạo của
UBND TP Hà Nội tại văn bản số 695/UBND-XDGT”, bắt đầu gửi văn bản đề nghị các
cơ quan liên quan tiến hành “xã hội hóa thay thế cây xanh không đúng chủng loại
cây xanh đô thị, không đảm bảo tiêu chuẩn”, trên 5 tuyến phố nêu trên. Sở đề
nghị các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện, đảm bảo tiến độ “Xong trong
tháng 3/2015”.
Chiến dịch chặt hạ cây xanh chính thức được lệnh bắt đầu.
Việc chặt cây được tiến hành rải rác từ đầu tháng 3.
14/3
Cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh – nơi từng được bình
chọn là “Con đường đẹp nhất Việt Nam” – bị chặt hạ.
16/3
Nhà báo Trần Đăng Tuấn có thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà
Nội Nguyễn Thế Thảo, kiến nghị tạm dừng chặt cây một thời gian để người dân kiểm
tra.
17/3
Trao đổi bên lề cuộc họp giao ban báo chí (cuộc họp vào
thứ ba hàng tuần của ban Tuyên giáo với báo chí, nhằm “định hướng thông tin
tuyên truyền”), Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long được hỏi về bức thư
ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn. Ông Long đáp: “Ông Trần Đăng Tuấn cũng là một
người dân, thành phố có cả kế hoạch tổng thể và rất nhiều ban ngành tham gia…
Còn anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi.
Còn biết bao nhiêu người dân đồng tình thì sao”.
Phóng viên: “Tức là người dân chưa được hỏi ý kiến?”.
Phó Ban Tuyên giáo Phan Đăng Long: “Cái gì cũng phải hỏi
ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi,
thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì”.
(VietNamNet, 17/3/2015. Nguồn ảnh: Khampha.vn)
18/3
Liên quan tới bức thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn, người
phát ngôn của UBND TP Hà Nội cho biết, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu
Giám đốc Sở Xây dựng “chỉ đạo rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh
trên địa bàn thành phố, đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát
triển đô thị. Đồng thời, Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính
quyền các địa phương, các cơ quan báo chí, thông tin công khai, đầy đủ, tạo đồng
thuận trong quá trình triển khai…”.
19/3
Một số bạn trẻ là sinh viên các trường đại học ở Hà Nội đi
dán slogan vận động bảo vệ cây và thắt ruy-băng xanh trên thân các cây xà cừ dọc
đường Giảng Võ.
Ba luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân và Lê Văn Luân đồng ký tên trong một bức thư khẩn cấp gửi đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị dừng ngay việc chặt hạ cây xanh, xử lý nghiêm người tham mưu và làm trái pháp luật.
20/3
Buổi sáng, một số người dân Hà Nội bắt đầu xuống đường phản
đối việc chặt hạ cây xanh.
2h chiều, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo về Đề án 6700
cây xanh. Phóng viên đến dự và đưa ra hàng chục câu hỏi, thể hiện sự bức xúc và
lo lắng của công luận về nạn chặt hạ cây xanh ồ ạt trong vài ngày. Tuy nhiên,
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng không trả lời câu hỏi nào.
Ông Nguyễn Quốc Hùng nói Đề án 6700 cây xanh là chủ
trương đúng, chỉ có điều, “sự nôn nóng của các nhà tài trợ, thông tin thiếu
minh bạch của các đơn vị triển khai khiến dư luận chưa đồng tình”.
Tất cả các phóng viên đều phải có thẻ nhà báo chính thức
và giấy mời mới được vào họp, song lại có một cá nhân tự xưng là “người dân”
cũng vào họp báo và đứng lên phát biểu ca ngợi chủ trương thay thế cây xanh của
thành phố. Người này cũng nói rằng không nên đặt ra những vấn đề như các câu hỏi
báo chí đã nêu.
21/3
Đại diện Ngân hàng VPBank khẳng định VPBank chỉ tham gia
tài trợ cho trồng cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh chứ không tài trợ cho việc
chặt cây. Đại diện của Vingroup cũng nói họ ủng hộ dự án này là do có sự
kêu gọi của Hà Nội.
Nhiều bạn trẻ ở thủ đô bắt đầu tham gia dự án “Phủ vàng
6700 cây xanh”, bằng cách “thắt một dải ruy-băng vàng quanh mỗi thân cây”. Các
ruy-băng được thắt đến đâu, dân phòng và công an đi theo gỡ và “tịch thu” đến đấy.
22/3
Buổi sáng, nhiều người dân và một số tổ chức xã hội dân sự
ở Hà Nội tổ chức sự kiện Tree Hugs tại hồ Thiền Quang. Mọi người tham dự chụp
hình với cây, ca hát, giơ cao biểu ngữ và mặc áo T-shirt vận động ngừng chặt
phá cây xanh, bảo vệ môi trường.
Chiều tối, một nhóm người dân đã đến đường Nguyễn Chí
Thanh, nơi có những cây vừa bị chặt bỏ chỉ còn trơ hố đất, để làm lễ tế cây, với
quan niệm rằng “cây cỏ cũng có hồn”, cần làm lễ tế để những vong hồn cây bị chặt
sẽ được bình an và siêu thoát.
23/03
Buổi tọa đàm chủ đề “Từ đề án 6700 cây xanh nhìn lại vấn
đề quy hoạch Hà Nội” do MEC và PanNature tổ chức tại khách sạn Cầu Giấy đã bất
ngờ bị cúp điện đúng giờ khai mạc. Tuy nhiên, buổi tọa đàm vẫn diễn ra sau đó,
rất nhiều ý kiến được đưa ra. Một số ý kiến của các nhà khoa học khẳng định những
cây mới được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ, chứ không phải
vàng tâm như phía chính quyền Hà Nội nói.
Thêm nữa, GS-TS. Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ
tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, khằng định: “Trong đề án đường
sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông không nói tới việc phải chặt hạ hàng cây xà cừ dọc
hai bên đường Nguyễn Trãi”.
Ngoài ra, theo luật sư Trần Vũ Hải, việc chặt hạ 6700 cây
xanh và chặt 500 cây xà cừ ở đường Nguyễn Trãi vi phạm Luật Thủ đô (ban hành năm
2012) và Nghị định 64/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
25/3
Đại học Lâm nghiệp ra thông báo số 373/TB-ĐHLN-HCTH chấn chỉnh việc phát ngôn liên quan đến dự án chặt cây xanh ở Hà Nội. Theo đó, trường yêu cầu tất cả các cán bộ, viên chức, sinh viên... của trường phải nghiêm chỉnh thực hiện quy chế phát ngôn, ngăn chặn việc phát ngôn “ngoài luồng”. Trường viện dẫn cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA38), song cơ quan này sau đó đã phủ nhận mọi sự liên quan.
25/3
Đại học Lâm nghiệp ra thông báo số 373/TB-ĐHLN-HCTH chấn chỉnh việc phát ngôn liên quan đến dự án chặt cây xanh ở Hà Nội. Theo đó, trường yêu cầu tất cả các cán bộ, viên chức, sinh viên... của trường phải nghiêm chỉnh thực hiện quy chế phát ngôn, ngăn chặn việc phát ngôn “ngoài luồng”. Trường viện dẫn cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA38), song cơ quan này sau đó đã phủ nhận mọi sự liên quan.
29/03
Một cuộc tuần hành mang tên Green Walk (Hành trình xanh) diễn
ra tại khu vực Hồ Gươm. Hàng trăm người đã đi bộ xung quanh bờ hồ, giương cao
biểu ngữ phản đối chặt cây và yêu cầu minh bạch, công khai trong đề án “6700
cây xanh”.
02/04
Nhóm các luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân, Trần Thu
Nam, Lê Văn Luân và Trương Chí Công gửi văn bản đến UBND TP Hà Nội và Sở Xây dựng TP yêu cầu giải
trình về việc chặt hạ hàng xà cừ ở đường Nguyễn Trãi và việc chặt hạ cây trên
đường Nguyễn Chí Thanh, thay bằng cây vàng tâm (hay cây mỡ?).
05/04
Giữa vòng vây an ninh, cảnh sát, dân phòng, khoảng 50 người
dân đã tổ chức một buổi đạp xe xung quanh Hồ Tây về Hồ Gươm để vận động bảo vệ
môi trường, phản đối việc chặt hạ cây xanh ở thủ đô. Đoàn xe bị cản phá nhiều
và buộc phải chia thành các nhóm nhỏ tập trung về điểm cuối ở Hồ Gươm, tại đây
họ cũng bị dân phòng và an ninh thành phố gây sự, phá rối.
An ninh thành phố phưỡn bụng "tác nghiệp" tại cuộc đạp xe sáng 05/4/2015.
09/4
Một nhóm gần 20 bạn trẻ - sinh viên một số trường đại học
ở Hà Nội - đã đạp xe khoảng 10km vòng Hồ Gươm - Hồ Tây trong màu áo "Tôi
yêu cây", dưới trời Hà Nội mưa lạnh.
Đây là một phần trong các hoạt động thuộc phong trào
"Hành trình vì màu xanh" của bạn trẻ ở thủ đô nhằm vận động cộng đồng
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cây xanh, yêu cầu chính quyền phải
minh bạch và có trách nhiệm giải trình.
12/4
Khoảng 200 người dân ở Hà Nội, thành phần chủ yếu là nhân viên văn phòng, công chức, sinh viên, học sinh, đã tuần hành quanh Bờ Hồ, hô vang khẩu hiệu yêu cầu dừng chặt cây, bảo vệ môi trường, chính quyền phải minh bạch và trả lời dân, v.v. Cuộc tuần hành hoàn toàn do khối xã hội dân sự bị xem là "phản động" (vì không được pháp luật thừa nhận) tổ chức, cụ thể là do nhóm Facebook Vì Một Hà Nội Xanh đứng ra kêu gọi và vận động thực hiện.
15/4
Tại cuộc họp báo về công tác thanh tra quý I/2015, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Lượng cho biết, trước đó hai hôm, vào ngày 13/4, UBND TP. Hà Nội đã báo cáo Thanh tra Chính phủ về kết quả xử lý các sai phạm liên quan đến dự án Cải tạo, thay thế cây xanh tại Hà Nội.
Tuy nhiên, ai sai phạm và xử lý cụ thể như thế nào thì không thấy cả UBND lẫn Thanh tra nói đến. Ông Nguyễn Đức Lượng tiếp tục hô khẩu hiệu về việc phải "thanh tra vụ này quyết liệt" và nói rằng Hà Nội vẫn đang làm việc đó.
19/4
Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh tiếp tục tổ chức cuộc tuần hành vì màu xanh lần thứ hai.
Nguồn ảnh: RFA
22/4
Blogger Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang), một trong các admin của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, bị công an thường phục hành hung gây thương tích. Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh kêu gọi tuần hành bảo vệ cây xanh, yêu cầu chính quyền minh bạch, phản đối bạo lực và sách nhiễu.
26/4
Cuộc tuần hành của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh bị hàng trăm công an, dân phòng phối hợp dập tắt. Một cảnh chặn đường, xô đẩy, giằng giật rất khó coi diễn ra giữa nhân viên công lực và người tuần hành, trong đó có 5 cô gái trong tà áo dài truyền thống. Công an bắt 22 người, chủ yếu là phụ nữ, lên xe buýt, đưa về đồn quận Long Biên thẩm vấn và cố khép họ vào tội gây rối trật tự công cộng. Khoảng 40 người khác kéo đến trước cổng đồn, hô to khẩu hiệu chống bắt giữ trái phép. Đến chiều, tất cả đã được thả.
6/5
Các bạn trẻ đại diện của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh tới trụ sở UBND TP. Hà Nội trao thư ngỏ do các luật sư biên soạn ngày 02/4 yêu cầu chính quyền Hà Nội giải trình những câu hỏi còn bỏ ngỏ trong vụ chặt hạ hàng loạt cây xanh.
8/5
Thành viên trẻ của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đến trụ sở UBND-HĐND quận Hoàn Kiếm nhằm chuyển tới các đại biểu quốc hội TP. Hà Nội văn bản đề nghị giám sát chủ trương và quá trình chặt hạ cây xanh ở thủ đô.
Trước đó, đã có thông báo rằng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội sẽ tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm vào ngày 8/5, và quận Ba Đình và Tây Hồ vào ngày 9/5. Vì Một Hà Nội Xanh tin rằng đây sẽ là cơ hội để nhóm thực hiện quyền công dân bằng cách truyền đạt nguyện vọng của mình tới các đại biểu quốc hội.
Tuy nhiên, các cử tri trẻ bị chặn ngay bên ngoài hội trường. Hàng chục cảnh sát, an ninh thường phục và dân phòng được huy động để ngăn không cho các bạn trẻ vào phía trong.
11/5
Một thành viên tích cực của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh, anh
Nguyễn Chí Tuyến (nickname Anh Chí), một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, bị
5 kẻ đeo khẩu trang tấn công dã man vào đầu bằng các tuýp sắt trong một vụ việc
giống như côn đồ do an ninh bảo kê gây ra. Vụ tấn công dã man đó đã khiến cư
dân mạng dậy sóng vì giận dữ. Hàng trăm facebooker trong và ngoài nước đã thay
avatar của mình bằng hình ảnh khuôn mặt đầy máu của anh Tuyến.
Các nhà ngoại giao phương Tây ở Hà Nội đã tới thăm Nguyễn
Chí Tuyến và bày tỏ sự quan ngại của mình về tình trạng lạm dụng bạo lực như một
chiến thuật dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến ở Việt Nam, trong khi đó
chính quyền sở tại hoàn toàn im lặng.
17/5
Gần 100 thành viên nhóm Vì Một Hà Nội Xanh tới thăm quê
nhà anh Nguyễn Chí Tuyến ở Chùa Hương, một thắng cảnh ở ngoại thành Hà Nội, bất
chấp sự đe dọa và ngăn cản của cảnh sát.
28/5
Gần 22 người bị bắt trong cuộc tuần hành vì cây xanh hôm 26/4
đã đưa đơn tới Công an Tp. Hà Nội, tố cáo an ninh và lực lượng dân phòng bắt giữ
trái phép những người tuần hành ôn hòa. Đây là lần đầu tiên những người đi biểu
tình ở Việt Nam quyết tâm cùng nhau kiện lực lượng đã trấn áp họ, cho dù khả
năng chính quyền xét đơn của họ là rất thấp.
Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đưa văn bản yêu cầu giải trình cho UBND TP. Hà Nội để nhắc nhở họ lần thứ hai.
Mùa hè năm nay Hà Nội trải qua một đợt nóng đầu tiên với
nhiệt đô lên tới gần 42 độ C. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Giám
đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là đợt nắng nóng kỷ lục ở miền Bắc
và Trung Việt Nam trong vòng 15 năm qua.
29/5
Vào lúc 5 giờ chiều, trong đợt nóng đỉnh điểm, một người
phụ nữ được phát hiện đã chết ở vườn hoa công viên Đường Thành, trung tâm Hà Nội.
Nạn nhân sau đó được xác định là bà Phạm Thị B., 60 tuổi, vô gia cư, quê quán Hưng
Yên. Có nhiều khả năng bà chết do say nắng.
13/6
Tại phiên họp buổi sáng của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13, trả lời chất vấn của Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "Việc chặt cây xanh ở Hà Nội có sơ suất, nhưng chỉ ở mức độ sai sót, và điều quan trọng là Hà Nội đã rút ra kết luận, đã báo cáo Chính phủ và Trung ương về việc kiểm điểm nghiêm túc tổ chức, cá nhân có vi phạm trong quá trình chỉnh sửa, nâng cấp cây xanh. Chính phủ hoan nghênh thái độ nghiêm túc của Hà Nội".
Buổi chiều tối, một cơn giông lốc dữ dội bất ngờ đã khiên
hai người chết, 5 người bị thương, 140 ngôi nhà bị tốc mái, 21 cột điện đổ và
hơn 1000 cây xanh bị bật rễ. Lợi dụng trận thiên tai, nhóm người chống những
người phản đối dự án chặt hạ hàng loạt cây xanh của chính quyền trước đó công
kích ngược lại, chỉ trích các nhà hoạt động môi trường Hà Nội đã ngăn cản một
chủ trương đúng của chính quyền, từ đó gây ra những cái chết và thiệt hại do
cây đổ.
Tuy nhiên, hầu hết các cây cổ thụ nằm trong kế hoạch bị
chặt hạ thì vẫn đứng vững trong khi các cây bật rễ lại là những cây mới trồng.
Người ta phát hiện các cây bật gốc vẫn còn nguyên túi bọc bầu nylon, chứng tỏ
quá trình trồng cây đã diễn ra hết sức cẩu thả.
23/6
Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đến UBND TP theo lời mời trong lá thư hỏa tốc của Ủy ban, "mời đến trao đổi về nội dung đơn ngày 28/5 liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên địa bàn Hà Nội".
Câu kết luận của các cán bộ, mà đại diện là Phó Chánh Văn phòng UBND Phạm Chí Công, là, trong vụ cây xanh, công dân không có quyền yêu cầu Nhà nước giải trình và quan chức Nhà nước không có nghĩa vụ giải trình cho dân.
2-3/7
Trong cao trào của đợt nắng nóng thứ hai tại Hà Nội, một nhóm thành viên trẻ của Vì Một Hà Nội Xanh đã xuống đường, đi phát tờ rơi với nội dung phòng tránh say nắng cho người dân ở thủ đô.
23/9
Đại diện nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đến trụ sở tiếp dân Trung ương (số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội) để đưa văn bản đề nghị cơ quan Thanh tra Chính phủ vào cuộc, do bản kết luận thanh tra của Hà Nội không đủ khách quan và chính xác.
27/11
Tại một cuộc họp báo, Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội cho biết ông Nguyễn Thế Thảo, đương nhiệm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đã có đơn xin từ chức và đã được Trung ương đồng ý.
17/12
Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đến Ban Tiếp Công dân, Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội, để trao yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc chặt hạ 30 cây cổ thụ trên đường Láng và đường Bưởi.
23/6
Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đến UBND TP theo lời mời trong lá thư hỏa tốc của Ủy ban, "mời đến trao đổi về nội dung đơn ngày 28/5 liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên địa bàn Hà Nội".
Câu kết luận của các cán bộ, mà đại diện là Phó Chánh Văn phòng UBND Phạm Chí Công, là, trong vụ cây xanh, công dân không có quyền yêu cầu Nhà nước giải trình và quan chức Nhà nước không có nghĩa vụ giải trình cho dân.
2-3/7
Trong cao trào của đợt nắng nóng thứ hai tại Hà Nội, một nhóm thành viên trẻ của Vì Một Hà Nội Xanh đã xuống đường, đi phát tờ rơi với nội dung phòng tránh say nắng cho người dân ở thủ đô.
23/9
Đại diện nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đến trụ sở tiếp dân Trung ương (số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội) để đưa văn bản đề nghị cơ quan Thanh tra Chính phủ vào cuộc, do bản kết luận thanh tra của Hà Nội không đủ khách quan và chính xác.
27/11
Tại một cuộc họp báo, Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội cho biết ông Nguyễn Thế Thảo, đương nhiệm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đã có đơn xin từ chức và đã được Trung ương đồng ý.
17/12
Nhóm Vì Một Hà Nội Xanh đến Ban Tiếp Công dân, Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội, để trao yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc chặt hạ 30 cây cổ thụ trên đường Láng và đường Bưởi.