Sunday, 24 May 2015

Bộ luật Hình sự VN vẫn còn nhiều khe hở để chính quyền lợi dụng

Khi nghe Bộ Công an (một bên tham gia trong Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ) hứa hẹn với phía Mỹ rằng Việt Nam sẽ sửa đổi Bộ luật Hình sự với ba điều luật lâu nay vẫn gây chú ý là 79, 88 và 258, nhiều người có thể mừng rỡ, cộng đồng quốc tế có thể phấn khởi, tin tưởng...

Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng ngoài Điều 79, 88 và 258, Bộ luật Hình sự Việt Nam còn nhiều điều khoản mơ hồ và hà khắc khác vẫn được chính quyền công an trị lợi dụng, lạm dụng để tiêu diệt xã hội dân sự và ngăn chặn các hoạt động dân chủ, nhân quyền. Ví dụ:

- Điều 80 (tội gián điệp), trong đó có “cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Bí mật nhà nước là gì thì... lại do Bộ Công an quy định. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình đi tù vì tội này.

- Điều 87 (tội phá hoại chính sách đoàn kết) thường được sử dụng để trấn áp các nhóm dân tộc thiểu số, nhất là các nhóm có tôn giáo - như người H’Mong ở phía bắc, người Thượng ở Tây Nguyên.

- Điều 89 (tội phá rối an ninh) dùng để chống lại các nhà hoạt động công đoàn. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị tù chính vì tội này.

- Điều 91 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân). Cái này mấy bạn đi học ở ngoài phải cẩn thận, bởi như thế nào là "trốn" thì cũng do công an định nghĩa, công an diễn giải cả. Ngay như những người mà an ninh "phát hiện là người thuộc diện cấm xuất nhập cảnh, nay nhập cảnh" (như tác giả bài này) có khi cũng bị coi là "trốn".

- Điều 245 (tội gây rối trật tự công cộng). Không có lấy một dòng định nghĩa thế nào là "trật tự công cộng", song điều luật này gần đây được công an, viện kiểm sát và tòa án của công an lợi dụng thật lực để xử lý những nhân vật "khó bảo", có vẻ nổi bật trong phong trào biểu tình đang dâng lên vài năm qua: Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh, và mới đây nhất là Nguyễn Viết Dũng.

- v.v.

Suy cho cùng, mặc dù Trưởng phái đoàn Mỹ tham gia Đối thoại Nhân quyền 2015, ông Tom Malinowski, khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn, và "cam kết và hứa hẹn mới chỉ là sự khởi đầu", song dư luận tỉnh táo nên nghi ngờ những lời hứa đó, cũng như không nên kỳ vọng Mỹ sẽ giúp Việt Nam thay đổi thế nọ thế kia... Bởi vì chúng không có nội dung gì cụ thể, không đi kèm những lộ trình cụ thể và chi tiết, và đương nhiên, trong quan hệ quốc tế vốn ít tính ràng buộc về pháp lý, sẽ không có chế tài nào xử lý một quốc gia thất hứa. 

Trong khi đó, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết, nhiều khe hở để chính quyền lợi dụng nhằm hạn chế nhân quyền và do đó kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Tóm lại là các nhà hoạt động đừng vội mừng. Lực lượng bảo vệ Đảng vẫn còn rất nhiều bảo bối trong túi.

Sunday, 17 May 2015

Tom Malinowski says Vietnam promised to reform its Penal Code

Below is an exclusive interview by VNRN with Assistant Secretary Tom Malinowski, Head of Delegation, US Delegation to the 19th US-Vietnam Human Rights Dialogue (May 7-8).


My name is Trang, I’m an independent journalist and blogger in Vietnam, covering political and marco economic issues. My first question is that as far as I know, on May 7, the US delegation and the MOFA have held the 19th round of US – Vietnam human rights dialogue. Could you please give us a description of the dialogue?

It was a very big delegation, representing the US State Department, our United States Trade Representative, USAIDS, and the White House. And on the Vietnam side there were the Foreign Ministry but also the Ministry of Public Security. We talked about many serious and important issues, including legal reform in Vietnam, freedom of expression, labor rights, disabilities’ rights, and freedom of religion. I would say it was a very open, honest and productive discussion. We were very clear about where we think Vietnam has made progress on human rights but also specific areas in which more progress should be made.

Probably we don’t have time to mention each because it takes us a full day with the government to go over everything, but I would say that probably the most important issue is legal reform. The government of Vietnam has committed to bring its laws into compliance with Vietnam’s Constitution and international treaties. So the government has acknowledged that there is more work to be done to achieve that goal and that this goal is in Vietnam’s interest. So we spent a lot of time talking about what that would mean in practice. A few examples, we spoke a great deal about reform to the Penal Code and the Criminal Procedure Code. We talked a great deal about some of the so-called “national security” articles in the Penal Code, the ones that are commonly used to prosecute people for free expression and criticism of the government in blogs, and so forth. And we expressed our hope that the plan to reform the Penal Code will touch on those critical aspects of the Code so that the government can meet their stated goal of full compliance with the Constitution and international human rights standards.

Photo courtesy of AFP

Did they give any specific schedule for a legal reform, like when they will amend the Penal Code, exactly when? Which year, for example?

We’re still not absolutely clear about that. We asked the government to clarify a schedule and also a plan, you know, to introduce the law on civil society association. And we asked about when the government expects all of this to occur. Ultimately the timing is up to the government and the national assembly that it is not something that the United States can dictate. That would be inappropriate. But it is important, we think, for the government to consult fully with Vietnam civil society to take their concern into account and to make sure that there is some change to the critical parts of the Penal Code that are not fully in compliance with international standards.

By consulting civil society sector, do you think they have included the independent or unregistered civil society in Vietnam?

I think that the government should take into account some witness of the Vietnamese civil society whatever their legal status is.

Do you link Vietnam’s entry into TPP with these requirements?

Entry into TPP is linked for every country to comply with internationally recognized labor standards. And the most, one of the most important things is labor standard and freedom of association. So that is a requirement for every country that wants to join the TPP and it is part of our negotiation with the government of Vietnam. One of the points that we had made to the government is that many workers in Vietnam are already associated, really. They are already taking the initiative to create local labor association to protect their rights but they are doing so in a legal latitude. They don’t have legal protection for what they are doing. Especially what we’re asking Vietnam to do is to recognize what is already happening in the society. What they need is legal protection. We think that it will be very much of the government’s interest because it would reinforce stable relations between workers and their employers, and will also, obviously will also help with the TPP. Now, beyond labor rights, there is a great deal of concern in the US Congress over other HR issues in Vietnam that are directly concerned with the government. The prospect for TPP to be accepted will improve if the government continues to take steps on other HR issues, like release of political prisoners and legal reform.

Do you think Vietnam will join the TPP soon?

Well, I don’t know what will happen but I am optimistic because I think that the economic and strategic benefits of joining TPP are much, much greater than any risk the government will be taking on if they agree to the requirement of joining.

You know, I’m not going to say it is a tradition, but in the past, the Vietnamese communist government tent to break their promises. Let us take as examples the Geneva Accord in 1954, the Paris Convention in 1973, and most recently, the WTO entrance in 2007. Vietnam had made a lot of promises before they entered the WTO but after gaining membership they broke many of the commitments. Do you think history will repeat itself with the TPP? Will there be such a chance?

What I will say is we know that commitments and promises are only the beginning, but what is most important is the implementation of commitment, and I think people will believe, once TPP is adopted, that there are many mechanisms to build into the process to encourage implementation and compliance. We don’t expect any of this to be easy. Changes are always hard and there will always be resistance. But we just think that TPP is the chance to empower and support those in Vietnam who are already working for reform.

Beyond promises, in the very short time to come, what in particular will they do to prove their good will? Will they release any political prisoner or will allow the creation of any independent labor union?

Right. As you say there will be a very short time to come. We were only talking about the TPP for here, at the moment, for now, so we made clear during the dialogue what we think should be obvious in any case that any positive step that the government of Vietnam takes will be extremely helpful to prospect for adoption of the TPP, and any negative step will be hurtful. So, even though the process of legal reform is the one that will inevitably take a long time, there are definitely signals that the government could send now about its intention and of course it could, and we hope it will act to, resolve some of the specific concern.

So, what should democracy supporters in Vietnam do to make sure that the government will realize their commitment?

Well, I think if Vietnam becomes a TPP member, there will be an agreement with specific commitments, particularly on the issues of labor rights and freedom of association. And I think the Vietnamese people and Vietnamese civil society will be able to look at those specific commitments and make clear that they expect their government to abide by. I can say that the United States will continue to consult very, very closely with Vietnamese civil society as we monitor the government’s compliance with its commitment after TPP, should we get the agreement. So the voice of people in Vietnam who are working for human rights and for the rule of law is a very powerful voice. It reaches well beyond Vietnam and is heard all over the world and it continues to be heard.

So great to hear you say that. So look back on the dialogue you said they have done good things. Could you please elaborate the good things they have made, and the HR violations that they still commit?

In terms of progress, I think, since the last dialogue last year, the government has ratified two important human rights treaties, the Convention against Torture and the Convention on Disabilities’ Rights. It has released some prisoners of conscience. Not as many as it should but some. We believe the total number has declined in the last three years. In the last several months in the year 2015, we have seen virtually no prosecution for political, for peaceful expression and peaceful political activists. The government has committed to reforming the penal code and criminal procedural code and other laws to make it consistent with international standards. So that is some of the progress.

What problems do we see? We know there are still problems of Internet activists being harassed in large numbers. Today, many of them still face harassment and threat, even violence, we saw a journalist being beaten just today, Anh Chi. And you know, that is, I would say, both a problem to the HR point of view and also a very stupid thing to do at a time when there is so much attention internationally to human rights in Vietnam. With this we will continue to state a date of construction of civil society and religion for the nation. And we not yet plead the government propose strategic reform to national security articles in the law. So it’s the process of reviewing and reforming the law that we have not yet seen the government propose specific changes…

You said there are both risks and benefits to enter the TPP. What are those risks and benefits?

Well, I think the benefits are clear. There would be economic benefits for the people of Vietnam if the country is a part of TPP. I think there are strategic benefits for Vietnam to be part of this community of countries that include the United States. I think Vietnam will be more secure and I think there will also be recognition of Vietnam’s important place in the region. That would be benefits for the government.

As for the risks, you know, membership of the TPP requires, as we have discussed, the government to undertake a number of reforms and there may be some within the Vietnamese government who think that those reforms will lead to greater risks for the country, to less control for the authorities. But as I mentioned, I believe that the benefits, not just from the country’s point of view but even from the government’s point of view, outweigh those risks. I think the reforms that Vietnam is being asked to undertake under TPP will also make the country stronger, will also make the country more stable, and more secure, and more prosperous. And so from the point of view of Vietnam’s national interests, there are only benefits, not a balance between risks and benefits. But there may be some in the government who see some risks.

I’m asking out of curiosity: The process of negotiation seems quite secret and closed to the public in every country, not just Vietnam. Why?

Well, diplomatic negotiations are never conducted in front of TV cameras for obvious reasons: it would be very difficult to come to an agreement on many sensitive issues if there were. But I can say that in developing our negotiated goals with the TPP, the US. government consulted with civil society in the United States and Vietnam. We did it by speaking to people in civil society in Vietnam that we come to meet what the problem to overcome here, whether the deficiency, for example of labor rights, will be overcome.

And we are operating with very clear instructions: from members of Congress and from the American people. And the Congress has said that labor rights and human rights are both negotiated objectives for TPP, we know that we have to deliver an agreement that satisfies their concerns of those issues. Now, once the agreement is reached, that agreement will be before the public, and people in both countries will be able to judge whether the agreement meets their expectation, the Congress will be able to look at specific issues and decide whether it’s the subject that they want to improve.

I am optimistic that we will reach an agreement and the text will be released, people will see there are very, very serious conditions and protection, in particular in labor rights, and they will agree with us that this is something that is really worth doing.

Do you think there is any area that the Vietnamese government seems least compromising?

I don’t want to talk about the negotiation itself, I will just say that it is very clear what the requirements are: Every member of the TPP has to meet certain requirements, including respect for internationally recognized labor rights. So every member has to decide whether they want to take that deal, and I think that taking that deal will help the government and people of Vietnam, and therefore in the end, we are likely to reach the agreement.

Thursday, 14 May 2015

Tom Malinowski: “Vào TPP, lợi ích Việt Nam hưởng sẽ vượt xa rủi ro”


Chiều thứ hai, 11/5, ông Tom Malinowski, trưởng phái đoàn Mỹ tham gia Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 19 (diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 7-8/5) đã dành riêng cho giới báo chí độc lập ở Việt Nam một cuộc phỏng vấn xoay quanh chủ đề “TPP, khả năng tham gia của Việt Nam và những lợi ích, rủi ro đối với Việt Nam”.

Ông Tom Malinowski là một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động. Báo chí Việt Nam vẫn thường dịch chức vụ của ông, “Assistant Secretary of State”, sang tiếng Việt là “trợ lý Ngoại trưởng”, nhưng thực ra, đó là một cương vị cao hơn nhiều so với “trợ lý”. Có thể coi như ông mang hàm tương đương thứ trưởng ở Việt Nam.

Trọng tâm là cải cách tư pháp

Đoan Trang: Câu hỏi đầu tiên xin dành cho ông là: Ông có thể thuật lại nội dung cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam không?

Tom Malinowski: Về phía chúng tôi, đó là một phái đoàn rất lớn, gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Đại diện Thương mại Mỹ, USAIDS, và Nhà Trắng. Còn về phía Việt Nam, có Bộ Ngoại giao và cả Bộ Công an tham dự.

Hai bên đã bàn về nhiều vấn đề nghiêm trọng và quan trọng, bao gồm: cải cách tư pháp, quyền tự do biểu đạt, quyền lao động, quyền của người khuyết tật, và tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Tôi muốn nói rằng đó là một cuộc thảo luận rất cởi mở, chân thành và có hiệu quả. Hai bên đã xác định rõ những gì mà phía Mỹ cho là thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, nhưng cũng chỉ ra các mặt cụ thể cần phải được cải thiện.

Có lẽ chúng ta không có thời gian để đi vào từng khía cạnh cụ thể, vì chúng tôi đã mất tới hai ngày làm việc với chính phủ Việt Nam để có thể đề cập đến mọi vấn đề. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng có lẽ, vấn đề quan trọng nổi bật trong cuộc đối thoại là CẢI CÁCH TƯ PHÁP. Chính quyền Việt Nam đã cam kết sẽ sửa đổi luật pháp cho phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế. Chính quyền đã thừa nhận rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu đó, và mục tiêu đó là vì lợi ích của Việt Nam.

Chúng tôi dành nhiều thời gian nói về việc triển khai cải cách tư pháp trên thực tế. Chẳng hạn, chúng tôi thảo luận rất nhiều về sửa đổi Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự. Chúng tôi cũng bàn thảo rất nhiều về một số những điều khoản gọi là “an ninh quốc gia” trong Bộ luật Hình sự - những điều khoản vốn được sử dụng thường xuyên để truy tố người dân vì đã thực thi quyền tự do biểu đạt, chỉ trích nhà nước trên mạng, vân vân. Chúng tôi bày tỏ hy vọng rằng kế hoạch sửa đổi Bộ luật Hình sự sẽ đi thẳng vào những khía cạnh quan trọng của Bộ luật này, để chính quyền có thể thực hiện được mục tiêu mà họ đã tuyên bố, là tuân thủ đầy đủ Hiến pháp Việt Nam và các chuẩn mực về nhân quyền quốc tế.

Nguồn ảnh: Asharq Al-Awsat

Lộ trình cải cách vẫn mơ hồ

Họ có đưa ra một lộ trình cụ thể nào cho việc cải cách tư pháp không? Bao giờ thì họ tiến hành sửa đổi Bộ luật Hình sự?

Chúng tôi chưa làm rõ hoàn toàn việc đó. Chúng tôi có đề nghị chính quyền Việt Nam định ra một lộ trình, và cả một kế hoạch soạn thảo luật về lập hội. Chúng tôi hỏi chính quyền dự tính khi nào làm tất cả những việc này. Cuối cùng thì Chính phủ và Quốc hội Việt Nam sẽ là nơi quyết định lộ trình, chứ đó không phải là vấn đề mà Hoa Kỳ có thể lên tiếng, bởi như thế không thích hợp. Nhưng chúng tôi nghĩ, điều quan trọng là chính quyền phải tham vấn đầy đủ khối xã hội dân sự ở Việt Nam, phải quan tâm đến những băn khoăn của họ, và đảm bảo rằng những phần quan trọng của Bộ luật Hình sự - những gì không tuân thủ triệt để chuẩn mực quốc tế - phải được sửa đổi.

“Tham vấn đầy đủ khối xã hội dân sự”. Ông nghĩ nhà nước có tính đến những tổ chức dân sự độc lập, không đăng ký, ở Việt Nam không?

Tôi nghĩ chính quyền phải lưu tâm đến các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, bất kể địa vị pháp lý của họ là gì.

Tại cuộc đối thoại nhân quyền vừa rồi, phái đoàn Mỹ có gắn những đòi hỏi về nhân quyền với việc Việt Nam và TPP không?

Việc gia nhập TPP, đối với bất kỳ quốc gia nào, đều được gắn chặt với một yêu cầu là phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận về quyền lao động. Và, một trong những điều quan trọng nhất, là tiêu chuẩn về lao động và quyền tự do lập hội. Đó là một đòi hỏi bắt buộc đối với tất cả các nước muốn tham gia TPP, và cũng là một phần trong cuộc thương thảo của chúng tôi với chính phủ Việt Nam.

Một trong những điểm chúng tôi nêu rõ với chính quyền Việt Nam là: Nhiều công nhân ở Việt Nam thật ra đã lập hội rồi. Họ thực sự đang thực thi sáng kiến thành lập các công đoàn lao động ở địa phương để bảo vệ quyền của mình. Có điều họ đang làm như vậy mà không được pháp luật công nhận. Họ không được pháp luật bảo vệ. Cụ thể hơn, tất cả những gì chúng tôi đề nghị Việt Nam làm chỉ là công nhận những thực tế đã và đang diễn ra ở Việt Nam rồi. Công nhân Việt Nam cần được pháp luật bảo vệ. Chúng tôi nghĩ điều đó rất, rất có lợi cho nhà nước, vì nó củng cố quan hệ ổn định giữa công nhân và giới chủ, đồng thời cũng giúp Việt Nam vào TPP.

Ngoài vấn đề quyền lao động, Quốc hội Mỹ cũng rất quan ngại về các vấn đề nhân quyền khác ở Việt Nam. Triển vọng Việt Nam vào TPP là có thật nếu nhà nước tiếp tục có các biện pháp cải thiện nhân quyền, như trả tự do cho tù nhân lương tâm và tiến hành cải cách tư pháp.

Việt Nam sẽ gia nhập TPP sớm chứ?

Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng tôi lạc quan. Bởi vì tôi nghĩ rằng các lợi ích kinh tế, lợi ích chiến lược của việc Việt Nam tham gia TPP là lớn hơn rất, rất nhiều so với bất kỳ rủi ro nào mà nhà nước Việt Nam có thể phải đối mặt nếu họ chấp nhận các yêu cầu của TPP.


Ông Tom Malinowski trong buổi gặp các đại diện khối XHDS
"không được thừa nhận" ở Việt Nam, 6/5/2015

Để giảm nguy cơ “nhà nước thất hứa”…

Ông biết đấy, trong quá khứ, chính quyền Việt Nam có xu hướng nuốt lời hứa. Tôi không nói đó là truyền thống, nhưng nhà nước Việt Nam đã nhiều lần hứa hẹn rồi không thực hiện, mà ta có thể kể một vài trường hợp điển hình như Hiệp định Geneva 1954, Hiệp định Hòa bình Paris 1973, và gần đây nhất là hồi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Ông có nghĩ lịch sử rồi sẽ lặp lại với TPP? Có khả năng nào nhà nước Việt Nam lại thất hứa không?

Tôi muốn nói thế này: Chúng ta đều biết rằng cam kết và hứa hẹn, tất cả những cái đó chỉ là sự khởi đầu. Điều quan trọng hơn cả là thực hiện cam kết, và tôi nghĩ, mọi người đều tin tưởng rằng một khi TPP được thông qua thì sẽ có rất nhiều cơ chế để khuyến khích một nhà nước thực thi và tuân thủ các cam kết của họ.

Chúng ta không mong mọi việc sẽ dễ dàng. Thay đổi bao giờ cũng khó khăn và luôn luôn có những thế lực chống lại sự thay đổi. Nhưng chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng TPP là một cơ hội để nâng cao năng lực và hỗ trợ cho những người đã và đang nỗ lực tạo ra sự thay đổi, cải cách.

Ngoài hứa hẹn và cam kết ra thì, trong thời gian trước mắt, chính quyền Việt Nam sẽ có hành động gì cụ thể để chứng tỏ thiện ý của mình? Ví dụ, họ sẽ thả tù nhân lương tâm nào, hay là sẽ giảm án cho người nào, sẽ chấp nhận tổ chức công đoàn độc lập nào?

Bạn đang nói là “trong thời gian trước mắt”. Nhưng chúng tôi mới chỉ nói về TPP, về hiện tại, về những gì đang diễn ra thôi. Trong quá trình đối thoại, chúng tôi đã nói rất rõ, về những gì mà chúng tôi cho là luôn luôn đúng, đúng trong mọi trường hợp. Đó là: Bất kỳ hành động tích cực nào của chính quyền Việt Nam đều sẽ vô cùng có lợi cho triển vọng vào TPP, và bất kỳ hành động tiêu cực nào đều sẽ có hại.

Giới đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam nên làm gì để đảm bảo rằng chính quyền sẽ thực thi các cam kết TPP của họ?

Nếu Việt Nam được chấp thuận vào TPP thì sẽ có một hiệp định, với những cam kết cụ thể, đặc biệt về vấn đề quyền lao động và quyền lập hội. Tôi nghĩ, nhờ đó, người dân Việt Nam và xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ có thể nhìn vào từng cam kết cụ thể và tuyên bố rõ rằng họ muốn chính quyền phải tuân thủ cam kết nào.

Tôi có thể khẳng định là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham vấn rất, rất chặt chẽ khối xã hội dân sự Việt Nam trong quá trình chúng tôi giám sát việc Việt Nam thực thi các cam kết sau khi vào TPP, nếu hiệp định kia được ký kết. Do đó, tiếng nói của những người đang đấu tranh vì nhân quyền và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ. Nó đã vươn xa ra ngoài Việt Nam, được cả thế giới lắng nghe, và sẽ tiếp tục được lắng nghe.

Hành hung blogger Anh Chí là “vô cùng ngu dốt”

Nhìn trở lại cuộc đối thoại, ông nói rằng hai bên đều xác định rõ những thành tựu Việt Nam đạt được trong lĩnh vực nhân quyền. Ông có thể cho biết cụ thể các thành tựu đó là gì không? Và cả những điều Việt Nam đã vi phạm?

Về mặt thành tựu, từ cuộc đối thoại năm ngoái tới nay, chính quyền Việt Nam đã phê chuẩn hai điều ước quan trọng về nhân quyền, đó là Công ước chống tra tấn và Công ước về quyền của người khuyết tật. Họ cũng đã trả tự do cho một số tù nhân lương tâm. Không nhiều như lẽ ra họ phải thả, nhưng cũng là đã thả một vài người rồi. Tổng số tù nhân lương tâm đang theo xu hướng giảm dần trong ba năm qua. Trong vài tháng đầu năm 2015, chúng ta gần như không thấy vụ khởi tố mới nào nhằm vào những người thực thi quyền tự do biểu đạt hay những nhà hoạt động chính trị ôn hòa. Chính quyền cũng đã cam kết sẽ sửa đổi Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự, cũng như các luật khác, cho nhất quán với tiêu chuẩn quốc tế. Đó là một số thành tựu đạt được.

Còn các vấn đề tồn đọng? Chúng tôi biết là vẫn còn rất nhiều nhà hoạt động bị sách nhiễu trên diện rộng. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người bị đàn áp, bị đe dọa, thậm chí bị tấn công bằng vũ lực, như chúng tôi vừa thấy sáng nay là trường hợp blogger Anh Chí. (Blogger Nguyễn Chí Tuyến, tức Anh Chí, ở Hà Nội, bị côn đồ hành hung gây thương tích, sáng 11/5 – PV).

Tôi muốn nói vụ việc của Anh Chí là một vấn đề cả từ giác độ nhân quyền lẫn chính trị: Thật là một việc làm vô cùng ngu dốt khi mà nó xảy ra đúng vào thời điểm quốc tế đang rất chú ý đến nhân quyền ở Việt Nam.

Ông nói rằng gia nhập TPP mang lại cả lợi ích và rủi ro cho Việt Nam, tuy rằng lợi ích lớn hơn nhưng vẫn là có rủi ro. Đó là các lợi ích và rủi ro gì vậy?

Lợi ích thì rõ ràng rồi. Người dân Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích kinh tế, nếu đất nước này là một thành viên của TPP. Tôi nghĩ có cả những lợi ích chiến lược khi Việt Nam là thành viên trong một cộng đồng các quốc gia mà ở đó có mặt Mỹ. Việt Nam sẽ được an toàn hơn, sẽ được công nhận tầm quan trọng cao hơn trong khu vực. Đấy là lợi ích lớn cho cả chính quyền nữa.

Về rủi ro thì, bạn biết đấy, muốn làm thành viên của TPP, đòi hỏi chính quyền phải thực hiện một số cải cách. Và có những nhân vật trong chính quyền Việt Nam cho rằng cải cách sẽ đưa đến rủi ro lớn cho đất nước, sẽ làm nhà nước mất dần khả năng kiểm soát. Nhưng như tôi đã nói, tôi tin rằng lợi ích – không chỉ cho đất nước mà cho cả chính quyền Việt Nam nữa – sẽ vượt xa rủi ro. Tôi tin những cải cách mà Việt Nam đang được yêu cầu tiến hành theo đòi hỏi của TPP sẽ giúp Việt Nam mạnh hơn, ổn định hơn, an toàn hơn, và thịnh vượng hơn. Từ giác độ lợi ích quốc gia mà nói, sẽ chỉ có lợi ích chứ không phải là một sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích. Thế nhưng có một số người trong chính quyền lại chỉ trông thấy rủi ro.

Theo ông, trong quá trình đối thoại và đàm phán, điều gì là điều mà chính quyền Việt Nam khó nhượng bộ nhất?

Tôi không muốn nói nhiều về quá trình đàm phán. Tôi chỉ muốn nói rằng, các yêu cầu đều đã rất rõ ràng: Tất cả các thành viên của TPP đều phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định, trong đó, có việc tôn trọng các quyền lao động theo chuẩn quốc tế.

Do đó, mỗi thành viên TPP đều phải tự quyết định xem họ có chấp nhận các đòi hỏi đó không. Còn tôi thì tôi nghĩ những đòi hỏi ấy chỉ có ích cho chính quyền và người dân Việt Nam mà thôi. Cho nên, cuối cùng thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận cho Việt Nam vào TPP.

Saturday, 9 May 2015

“Vì Một Hà Nội Xanh" gửi văn bản đến ĐBQH Nguyễn Phú Trọng, chất vấn UBND Hoàn Kiếm và Sở XD


Chiều thứ sáu, 8/5, hơn 10 thành viên của nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” đã đến trụ sở UBND – HĐND quận Hoàn Kiếm tại số 126 Hàng Trống, để tham dự buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, trong đó có đại biểu Nguyễn Phú Trọng (đương nhiệm Tổng Bí thư ĐCSVN).

Mục đích chính của các thành viên nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” là, trên tư cách cử tri Hà Nội,  chuyển tới đại biểu Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu khác văn bản đề nghị giám sát chủ trương và quá trình chặt hạ 6708 cây xanh ở thủ đô.

Gian nan tìm gặp đại biểu của dân

Mặc dù giữ thái độ ôn hòa và lịch sự, và chỉ đơn thuần thực hiện quyền của mình, nhưng cả nhóm đã bị hàng chục nhân viên công an, dân phòng và an ninh thường phục chặn đường, ngăn cản. Họ lấy lý do cuộc họp chỉ tiếp nhận các cử tri có giấy mời. Khi được hỏi, cử tri nào đủ điều kiện được mời, họ lúng túng không trả lời được. Một người đàn ông (không mặc sắc phục của công an hay cảnh sát) còn xô đẩy các bạn trẻ và quát: “Giải tán. Giải tán khẩn trương, không thì bốc hết”.

Mọi người nhẹ nhàng đáp: “Xin chú cứ bình tĩnh, đừng nóng, đừng xô đẩy, để chúng cháu giải thích”.

Người đàn ông đó lại quát lên: “Giải tán. Không được vào đây, người ta đang làm việc”.

Bạn Nguyễn Đình Hà, một thành viên của nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” và là cử tri quận Hoàn Kiếm, nói: “Chúng cháu cũng đang làm việc mà. Chúng cháu là cử tri, có nguyện vọng gặp đại biểu Quốc hội. Còn chú là ai vậy?”.

Ông ta không trả lời mà lảng đi. Sau đó, các nhân viên công an “hướng dẫn” – mà thực chất là xua cả nhóm – sang một địa chỉ khác, số 92-94 Hàng Trống, để chuyển đơn thư, mặc dù đó không phải là địa điểm họp tiếp xúc cử tri như Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã thông báo.

Lạ lùng hơn, địa chỉ mà nhóm được giới thiệu đến lại là trụ sở của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Hoàn Kiếm (HOAKIMEX) chứ không phải một văn phòng tiếp dân chính thức nào.

Tuy nhiên, khi đến đây, thành viên nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” thấy một hàng bàn ghế đã được sắp xếp sẵn, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm và nhiều công chức khác đang chờ sẵn, có cả đại diện của Sở Xây dựng Hà Nội, cùng nhiều thanh niên lăm lăm máy ảnh, máy quay phim và điện thoại có chức năng ghi hình.

Đối thoại với UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Xây dựng

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, ông Lâm Quốc Hùng, tiếp nhận văn bản của các thành viên nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”. Ông lặp lại điều mà nhiều quan chức vẫn nói khi được hỏi về vụ chặt hạ cây xanh tại Hà Nội, rằng “Thành phố đã dừng việc này rồi, Thủ tướng cũng đang chỉ đạo và công tác thanh tra đang được tiến hành”. Khi được hỏi về lộ trình cụ thể, ông một lần nữa nhắc lại: “Đang thanh tra”. Ông cũng khẳng định sẽ chuyển văn bản đến tay đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trong vòng 10 ngày.

Có mặt tại buổi gặp, ông Nguyễn Nguyên Trà, Phó phòng Môi trường và Công trình Ngầm, Sở Xây dựng Hà Nội, buông một nhận xét: “Có bạn nào từng đi qua đường Nguyễn Chí Thanh giữa mùa hoa sữa không nhỉ?”. Hiểu được ẩn ý của ông, mọi người đáp: “Anh định nói là mùi hoa sữa nhức đầu phải không? Nhưng ít nhất thì đó cũng là loại cây cho bóng mát, chưa kể nó còn gắn với ký ức của nhiều người dân Hà Nội đấy anh ạ. Hơn thế nữa, không thể lấy cớ “mùi hoa sữa nồng nặc” để chặt hạ cây được”.

Ông Trà khẳng định: “Không phải chặt mà là di chuyển. Chỉ chặt 19 cây thôi, còn lại hơn 100 cây hoa sữa, tức khoảng 78% số cây hoa sữa, là di chuyển về vườn ươm ở Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội”.

Ông cũng nói thêm: “Về Đề án 6708 cây xanh, thì chỉ có 2208 cây là sâu mục phải chặt ngay thôi. Còn lại 4500 cây, thì là cây không đúng chủng loại đô thị và cây phải chặt đi để trồng mới”. Cụ thể hơn, ông Trà cho biết, trong số 4500 cây này, có 2980 cây không đúng chủng loại cây xanh đô thị (chẳng hạn, dướn, bông gòn), và 1520 cây phải chặt đi để trồng mới vào những hố trống. Còn về 33 cây xà cừ vừa bị đẽo vỏ, ông Trà cho biết đã báo cáo Thành phố và đề nghị CA Hà Nội phối hợp tìm thủ phạm, mà “chắc chắn không phải người của Sở Xây dựng làm đâu”.

Ông Lâm Quốc Hùng (ngoài cùng, bên trái), và ông Nguyễn Nguyên Trà (người đang chống tay vào cằm)
tại cuộc gặp các cử tri, thành viên nhóm "Vì Một Hà Nội Xanh".

Quả bóng được đá sang Bộ Giao thông Vận tải

Bàn riêng về hàng xà cừ trên trục đường Nguyễn Trãi – Trần Phú, bị chặt hạ hồi tháng 11/2014 để phục vụ dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, đại diện Sở Xây dựng, ông Nguyễn Nguyên Trà, nêu rõ: “Điều 35 Luật Đường sắt có quy định về phạm vi hành lang bảo vệ đường sắt. Chúng tôi chỉ làm theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, là chủ đầu tư của dự án, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tuyến đường sắt sau khi đưa vào sử dụng. Hàng xà cừ đó vi phạm hành lang an toàn này. Thêm nữa, cũng cần mở rộng mặt đường cho giao thông. Trong thời gian thi công, luôn xảy ra tắc đường, cho nên nếu không mở rộng thêm không gian thì việc tắc đường sẽ càng trầm trọng hơn”.

“Có nghĩa là việc chặt xà cừ trên đường Nguyễn Trãi là do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất?”.

“Vâng, đó là một trong các lý do. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Điều 35 Luật Đường sắt” – ông Trà khẳng định. Ông nói Sở Xây dựng sẽ tổ chức họp báo để trả lời công khai về Đề án 6700 cây xanh, trong tháng 6.

Nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh” ghi nhận việc đại diện UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Xây dựng đã tiếp thành viên của nhóm và cam kết sẽ chuyển văn bản đến đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục các hoạt động giám sát và thúc đẩy sự minh bạch của chính quyền, liên quan đến Đề án 6700 cây xanh và việc thực hiện chính sách này. 

Wednesday, 6 May 2015

Bạn có thích Việt Nam không?

Có nhiều người hay hỏi tôi, trực tiếp hoặc gián tiếp, là đã thấy hối hận vì không ở lại Mỹ mà lại về Việt Nam chưa.

Nhìn những hình ảnh như thế này thì làm sao lại có thể không muốn về Việt Nam cơ chứ:

“Để Việt Nam đến được thời điểm ấy, không thể tránh khỏi việc phải có một thiểu số can đảm đi đầu. Đó là những bạn trẻ đã xuống đường mỗi sáng chủ nhật, giơ cao khẩu hiệu đòi chính quyền minh bạch. Là những bạn trẻ đã cầm hoa, cầm bóng bay đi phát, làm xanh rực cả Bờ Hồ. Là những bạn trẻ đã đan chặt tay vào nhau để bảo vệ bạn mình, không cho công an bắt. Là những bạn trẻ đã bị khiêng lên xe buýt trong tà áo dài lấm lem đất cát, quần áo nhàu nát, mặt đỏ bừng mồ hôi…”.

Tôi thích câu nói này của một người bạn: “Suy cho cùng, Việt Nam là một đất nước còn rất nhiều điều tồi tệ, nhưng chính vì thế, lại càng có nhiều việc để chúng ta làm”.

Nếu tưởng tượng xã hội Việt Nam là một cái ao tù và người dân chúng ta là những con cá trong đó, thì sao? Chúng ta chỉ có hai lựa chọn: 1. Hoặc là nhảy khỏi cái ao đó để sang ao khác/ ra sông; 2. Hoặc là bằng mọi cách phải thay đổi chất lượng nước trong ao để nó trong sạch hơn và cái ao của chúng ta trở thành một nơi đáng sống hơn.

Lựa chọn 1 không dễ đâu. Không phải con cá nào cũng nhảy sang ao khác hoặc ra sông được. Không phải người dân nào cũng có thể lo đủ tài chính cho con cái (hoặc bản thân) du học rồi kiếm đường ở lại nước ngoài. Xét đến cùng, chỉ có một thiểu số được như vậy. Mà đó có lẽ còn là con đường danh giá nhất, so với đi lao động, hôn nhân không tình yêu, hay tị nạn chính trị. 

Vậy thì đa số chúng ta chỉ còn lựa chọn 2: Thay đổi nước ao, tức là thay đổi xã hội.

Mà quên, chúng ta còn một lựa chọn thứ ba nữa: Cứ để mọi chuyện như thế này và cùng chết ngạt trong ao tù.

Mọi người hỏi tôi có hối hận vì đã về Việt Nam không. Câu trả lời của tôi dĩ nhiên là KHÔNG, hay ít nhất là CHƯA BAO GIỜ. Tất nhiên có một vài bất tiện, ví dụ như tròn hai tháng về nước thì bất thình lình bị tóm cổ lên đồn CA Tràng Tiền (26/3), tròn ba tháng thì lại được đưa về đồn CA quận Long Biên (chủ nhật 26/4), ít nhất một lần bị an ninh tát vào mặt, và còn một số chuyện khác. Nhưng nói chung, tôi coi tất cả những cái đó chỉ là vài bất tiện nho nhỏ, về căn bản không có gì đáng kể.

Song có một điều chắc chắn, là tôi sẽ vô cùng hối hận nếu không ở Việt Nam những năm tháng này.

Hà Nội, chủ nhật 19/4/2015. Ảnh: Hoàng Thành