Tuesday, 29 March 2016

Sử dụng mắm tôm - tuyệt chiêu không có trong quy định nào về bầu cử

Lực lượng an ninh TP.HCM vừa xuất sắc lập thành tích cản phá các ứng viên tự do vào Quốc hội bằng biện pháp hết sức thiết thực, hiệu quả mà lại ít tốn kém: sử dụng vũ khí mắm tôm.

Tối nay, 28/3/2016, hàng chục người ủng hộ đã kéo đến trường THCS Độc Lập (số 94 đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận), là nơi diễn ra phiên đấu tố (ngôn ngữ Đảng nói tránh thành "buổi tiếp xúc cử tri") của tổ dân phố đối với ứng cử viên Hoàng Dũng, đằng sau hai cánh cổng đóng chặt.

Khoảng 40-50 người ủng hộ ông Dũng đến tham dự từ sớm và bị công an, dân phòng phối hợp ngăn cản, không cho vào trong. Thậm chí, ban đầu, đến cả vợ ông Hoàng Dũng, bà Đặng Uyển Nghi, cũng không "được" vào dự phiên đấu tố chồng mình vì "không có giấy phép".

8h tối, những cử tri ủng hộ ông Dũng đang đứng chờ ngoài cổng trường thì có một tốp người chạy xe máy ngang qua, ném mấy bịch mắm tôm vào họ rồi phóng đi mất. Một loạt cử tri bị dính mắm tôm bê bết. Công an mặc sắc phục im lặng đứng nhìn. Khi mọi người xúm vào hỏi nhân viên công an đó có thấy chuyện gì vừa diễn ra không và suy nghĩ như thế nào, anh ta tiếp tục thực hiện... quyền im lặng. 

Trong thì đóng cửa, đấu tố kín để khủng bố ứng viên, ngoài thì ném mắm tôm để khủng bố ủng hộ viên. Thế này thảo nào mà hơn 95% đại biểu Quốc hội là đảng viên cộng sản, rất ít lời và dễ ngủ.



Anh Lê Xuân Diệu, một cử tri ủng hộ ứng viên Hoàng Dũng, bị ném mắm tôm khắp nửa người. 
Ảnh: Facebook Sương Quỳnh.

Thursday, 24 March 2016

Phiên tòa Ba Sàm: Làm nhục công dân bằng sự ngu dốt

Có một chi tiết mà những người không được vào dự phiên tòa “công khai” xử Anh Ba Sàm và Minh Thúy chưa biết, đó là: Hội đồng xét xử, với ngài thẩm phán Nguyễn Văn Phổ, và hai hội thẩm viên già nua, đều là những người mù tịt về CNTT, về Internet, về blog và mạng xã hội...

Họ thậm chí còn phát âm sai những từ mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể đọc được, ví dụ gmail được các ngài đọc thành “GỜ MAI”. Còn từ “wordpress” với họ thì quả là một thử thách.

Một nhân viên an ninh, trong buổi “làm việc” hôm qua với tôi, còn cho biết, cơ quan an ninh đã đến gặp và “làm việc” kỹ với ông Nguyễn Văn Phổ - thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. “Ông ấy kêu ‘tôi chả biết mạng mẽo gì đâu, chả dùng Facebook, chả bao giờ lên mạng’. Thế càng tốt, đỡ rác tai” - nhân viên an ninh nọ nói và cười hì hì.

Đúng, thẩm phán Phổ không biết dùng mạng nên đỡ phải rác tai nghe blogger réo tên ông mà chửi. Thế là tốt cho ông. Nhưng đối với phiên tòa ngày hôm qua, đối với hai bị cáo hay nói đúng hơn là hai bị hại, đối với công lý, thì những gì ông và cái tòa án của công an kia thể hiện đã là một sự nhạo báng rất khốn nạn.

Xử một người như Nguyễn Hữu Vinh, một trí thức, một blogger đi tiên phong trong việc dùng mạng Internet để khai dân trí, mà lại dùng những thẩm phán không sử dụng mạng và không biết đọc từ “wordpress”, không đọc nổi cả từ “gmail”. Điều đó khiến tất cả những lập luận của ông Vinh và các luật sư, dù sắc sảo, dù hùng biện đến đâu, cũng thành vô nghĩa trước những bộ mặt ngớ ngẩn. Bảo mật hai lớp, quyền quản trị, chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử, quyền tự do thông tin, quyền riêng tư trên mạng... tất cả những cái đó có nghĩa là gì vậy?

Họ đã nghe như vịt nghe sấm.

Dùng kẻ ngu để vô hiệu hóa, tầm thường hóa trí thức - đó là chiến thuật mà chính quyền công an trị vẫn sử dụng suốt nửa thế kỷ nay. Chúng ta vẫn còn nhớ Chuyện kể năm 2000, trong đó, nhân viên công an hỏi cung một nhà văn về tác phẩm của ông ta, đã hí hoáy viết: “CON RẾ trong căn buồng ông thuyền trưởng”.

Nhà văn rầu rĩ: “Tao thật sự chán ngán. Lấy cung một người viết văn mà những chữ bình thường nhất cũng viết sai chính tả”.

Công an thật là biết làm nhục dân quá.

Cuốn sách "Anh Ba Sàm" (song ngữ Anh-Việt, 412 trang),
NXB Trẻ Hà Nội, 3/2016.

Sunday, 13 March 2016

Chính quyền ngu bởi anh để cho họ ngu

Người ta lớn bởi vì anh quỳ xuống.
Chính quyền ngu bởi anh để cho họ ngu.

Một trong những suy nghĩ mà dư luận viên và những người có đầu óc nô lệ không thể chấp nhận nổi, đó là "chính quyền có thể sai", "Đảng và Nhà nước có thể sai". Đối với họ, chính quyền bao giờ cũng đúng, chỉ có dân là sai, là ngu, là "thiếu ý thức", dân trí thấp, v.v.

Những gì mà phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội vạch ra cho đến nay, về năng lực và trình độ của đám cán bộ, quan chức nhà nước, cho thấy một thực tế khác hẳn: Quan trí Việt Nam mới thực sự là thảm hại chứ không phải dân trí.

Chỉ có cán bộ, quan chức nhà nước mới là những người không hiểu luật pháp, làm sai luật, và khi bị dân vặn lại thì cứng họng, chối quanh rồi gọi điện mách cấp trên. Chỉ có họ mới giãy nảy lên khi bị ống kính máy ảnh, máy quay phim của dân chĩa vào mặt. Chỉ có họ mới cung cúc nghe theo sự chỉ đạo, giật dây của công an để ép ứng viên khai hồ sơ không hợp lệ, hoặc rút đơn tự ứng cử. Chỉ có họ mới giấu số điện thoại di động, cắt điện thoại để bàn, nhằm tránh bị cử tri gọi điện chất vấn...

Được biết, chiều 12/3, khi bị ứng viên Nguyễn Đình Hà và các tình nguyện viên căn vặn, cán bộ phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cuống đến mức phải gọi điện báo công an. Vốn quen tâm lý "thượng đội hạ đạp", tưởng mình là bố mẹ dân, nhưng lại rất sợ cấp trên, nên khi đụng phải người dân hiểu luật, họ bị kẹt luôn giữa hai làn đạn, và rồi không biết làm gì ngoài việc lấy công an ra dọa.

Một đội công an và dân phòng ngay lập tức được huy động tới trụ sở UBND phường, cũng nhăm nhăm định "xử" công dân, nhưng sau đó biết là đụng phải toàn "thanh niên cứng" hiểu biết luật pháp, nên đành... đứng nhìn.

Monday, 7 March 2016

Cán bộ phường công nhận đảng Việt Tân?

Mặc dù trong việc “xác nhận lý lịch công dân”, UBND phường chỉ có mỗi chức năng (và khả năng) xác nhận chữ ký và địa chỉ nơi cư trú của công dân, song trên thực tế, các cán bộ phường thường hay tưởng mình có thẩm quyền rộng hơn thế.

Bà Trần Thị Tố Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mới đây đã hồn nhiên “bổ sung” vào bản xác nhận lý lịch cho ứng cử viên ĐBQH Nguyễn Đình Hà như sau:

“Ông Nguyễn Đình Hà năm 2008 tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam; đã từng được thành viên của Đảng Việt Tân ở hải ngoại tiếp đón, tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ; dự hội thảo hướng tới nền báo chí độc lập tại Việt Nam... Là công dân không gương mẫu”.

Chẳng ngờ bà Nga gặp phải ông Hà là cử nhân luật và cũng là người có thâm niên hoạt động xã hội (hay theo cách gọi của công an và dư luận viên là có thâm niên “phản động”), nên bà bị ông Hà “dũa” lại như sau:

- Nội dung trong phần “Bổ sung phần xác nhận” kể trên không thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND cấp xã / phường được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và Công tác Tư pháp của UBND cấp xã” và Chỉ thị số 1520/HTQTCT-CT ngày 20/03/2014 của Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch.

- Thông tin trong phần nội dung đó không thuộc loại thông tin, dữ liệu mà UBND cấp xã / phường thu thập, lưu trữ, quản lý, sử dụng. Vậy, ai, cơ quan/ đơn vị nào cung cấp thông tin này cho bà Nga?

- Bà hay bất cứ quan chức địa phương nào đều không có quyền xác nhận / phán xét một công dân là “không gương mẫu” (trong khi tôi không có tiền án, tiền sự, không có điều tiếng tại địa phương và được sự yêu quý của hàng xóm, khu phố).

- Chi tiết “đã từng được thành viên của Đảng Việt Tân ở hải ngoại tiếp đón, tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ; dự hội thảo hướng tới nền báo chí độc lập tại Việt Nam” hoàn toàn không vi phạm pháp luật Việt Nam. Chi tiết này thể hiện thái độ tiêu cực với quyền tự do báo chí của công dân theo Hiến pháp, xa hơn là đối với quan hệ bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ đang ngày càng gắn kết.

- Chi tiết “năm 2008 tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam” không vi phạm pháp luật Việt Nam và bà không có tài liệu, chứng cứ chứng minh được tư cách thành viên Đảng Dân chủ Việt Nam của tôi.

v.v.

Bà Trần Thị Tố Nga kết luận ông Nguyễn Đình Hà là công dân không gương mẫu. Đáp lại, bà bị ông Hà kết luận: “Việc bà xác nhận như vậy là hoàn toàn trái pháp luật, thể hiện sự lạm quyền và không chính xác trong vận dụng pháp luật”.


* * *

Thật lạ. Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng” thì tại sao chính quyền lại xem việc một người là thành viên của đảng Dân chủ, tham gia hoạt động của đảng Việt Tân (nếu có) là khiến người đó trở thành “công dân không gương mẫu”?

Ngoài ra, ông Nguyễn Đình Hà nói đúng nhưng vẫn thiếu một điểm, và ông không đề cập đến là may cho bà Phó Chủ tịch. Ấy là: Trong phần “bổ sung phần xác nhận lý lịch”, bà Trần Thị Tố Nga, với tư cách Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ, đã gọi tên đảng Việt Tân và đảng Dân chủ, thậm chí còn viết hoa ba từ: Đảng Việt Tân.

Đó là hành động công nhận sự tồn tại và hoạt động của Việt Tân với tư cách một đảng chính trị, trong khi lâu nay, an ninh và tuyên giáo đảng Cộng sản vẫn nhất định gắn nhãn cho Việt Tân là “tổ chức khủng bố”.

Đương nhiên, vì thiếu hiểu biết, vị cán bộ phường cũng đã công nhận luôn cả đảng Dân chủ, và thừa nhận rằng việc công dân Việt Nam tham gia bất kỳ đảng phái chính trị nào, ngoài đảng Cộng sản, đều là “không gương mẫu”.

Saturday, 5 March 2016

A Guide to the National Assembly Election

– What is the National Assembly?

The Vietnamese Constitution stipulates that “The National Assembly is the highest representative body of the people and the highest body of state power of the Socialist Republic of Vietnam.

The National Assembly exercises constitutional and legislative powers, decides significant national affairs and exercises supreme control over all activities of the State.”

It is a unicameral body elected to a five-year term and meets twice a year.

– How many political parties are there in the National Assembly?

As Vietnam is a single-party state, there is only one ruling party, the Vietnamese Communist Party (VCP).

95% of the National Assembly are communists. The rest are non-communists at the time they are elected, but often they will be recruited at a later date.

– What is the relationship between the VCP and the National Assembly?

The political system in Vietnam comprises three components: 1. The VCP; 2. The State; and 3. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front.

The State comprises the National Assembly, the President, the Government, the Supreme Court, the People’s Supreme Procuracy, and local governments.

So, the National Assembly is part of the state, which is, in principle, equal to the VCP. But, at the same time, the party line is demonstrated in one of their ambiguous slogans, “The Party leads, the State manages, the People are the owners.”

– How are they functioning in practice?

The VCP system runs the same way as the state hierarchy does. In every public office, there is a party cell which is responsible to the local party cell, be it at the provincial or district level. In the military and the police force, there are party cells operating in compliance with the VCP’s charter and instructions and national law.

– How does the VCP “lead” the country as stated in the slogan?

The VCP is authorised to lead the state and the civil society sector (or “political-social organisations as they put it) by adopting communist ideology and codifying its lines, resolutions and instructions into national laws. Furthermore, the VCP maintains its authority to recommend its “cadres” for election or appointment into public offices and political-social organisations.

– What are the People’s Councils?

Under the Constitution, “the People’s Council is the local body of state power; it represents the will, aspirations and mastery of the local people; it is elected by the local people and is accountable to them and to the superior state bodies.”

“The People’s Council shall decide on local issues provided by the law; supervise conformity to the constitution and the laws at local level and the implementation of the resolutions of the People’s Council.”

“The People’s Committee elected by the People’s Council is the latter’s executive body, the body of local state administration, and is accountable to the People’s Council and superior state bodies.”

– What is the Fatherland Front?

According to Article 9 of the 2013 Constitution, the Fatherland Front is “a political alliance and a voluntary union of political organisations, socio-political organisations, social organisations and individuals representing their social classes and strata, ethnicities, religions, and overseas Vietnamese.”

“The Labour Federation, the Peasant Society, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Women’s Association and the Veteran Society are socio-political organisations that cooperate with others members of the Fatherland Front and unify the activities of the Fatherland Front.”

So the Fatherland Front acts like a token “civil society” organisation that unifies other CSOs in the country.

The Fatherland Front plays a major role in the National Assembly election.

– How many deputies are there in the National Assembly?

According to the Law on Organization of the National Assembly, the total number of deputies shall not exceed 500.

– How long is a term of office?

Five years, in conformity with the term of each National Assembly. Meetings are convened twice per year, one month for each.

– How many committees does the National Assembly have?

The National Assembly has a standing body, an ethnic council, and nine committees: (1) Committee on Laws; (2) Committee on Judicial Affairs; (3) Committee on Economic Affairs; (4) Committee on Financial and Budgetary Affairs; (5) Committee on National Defence and Security; (6) Committee on Culture, Education, Adolescents, and Children; (7) Committee on Social Affairs; (8) Committee on Science, Technology, and Environment; and (9) Committee on Foreign Affairs.


And now, on the election process

– Officials often refer to the term “to structure” when it comes to National Assembly election. What does it mean?

It means that the Standing Committee of the National Assembly reserves the right to carefully structure the National Assembly and the People’s Councils according to their own plan. The structure must ensure a “balance of interests” among all social groups.

For instance, this forthcoming 14th National Assembly shall include women to a 35 percent of the total deputies. It shall have 15 representatives of the Ministry of National Defence, 3 deputies from the Ministry of Public Security, and 7 from the business sector.

The Standing Committee also confirmed in January that the 14th National Assembly will have 500 deputies chosen from 896 candidates.

Only 25-50 non-communist candidates may stand for the election according to Nguyen Sinh Hung, the Chairman of the National Assembly, in remarks on January 16.

– How can they make sure that the structure will go as planned?

First, the Standing Committee of the National Assembly will work with the Fatherland Front to “negotiate” the structure of the National Assembly to be elected and the representatives of each office or organisation. This step is called “the first round of negotiation.”

In the next step, the Standing Committee will decide the number of constituencies and the number of deputies to be elected for each constituency, then inform these numbers to concerned offices or organisations and constituency.

The concerned offices or organizations, upon receiving the information or instruction from the Standing Committee and the Fatherland Front, shall nominate candidates; the list of candidates shall be submitted to the Fatherland Front, which is formally the organiser of the election.

Those who run for the post as independent candidates need to register at the local branch of the Fatherland Front.

Then comes the “second round of negotiation” held by the Fatherland Front, where constituents will be asked to give their assessments on the candidates in their constituency and office or organisation.

Very often these “negotiations” become public denunciations, when the candidates, especially independent ones, are fiercely criticised by the voters in public forums. It is believed that the Fatherland Front and the organisers of the “negotiations” sometimes employ people from other areas to the event and join the public in disparaging candidates not favoured by the party.

The candidates’ supporters, if any, are usually not permitted to attend an event organised by the local authorities and the Fatherland Front.

If the candidates pass this round of negotiation, there is still the third round ahead of them. In this “third round of negotiation”, the Fatherland Front will review the list of candidates and reject those they consider to be “unqualified”, and they do this in the candidates’ absence.

The final list of official candidates will be released after these three rounds of negotiation.

– Are the candidates required to present their legislative agenda?

Not all of them. Only “qualified” candidates. Those who are chosen and pass all three rounds of negotiation, may have a chance to present their agenda in the meetings with constituents arranged for them by the Fatherland Front.

However, once they pass the three rounds with the hidden support from the Fatherland Front, they will have a greater chance to be elected as National Assembly deputies. So the “meetings with constituents” are more like a formal and symbolic procedure.

The state-owned press will also be on the side of those “arranged” candidates.

Finally the election day will come, and very often the turnout will be extremely high in every constituency of the country.

Friday, 4 March 2016

Ứng viên độc lập bị sách nhiễu đồng loạt

Trong vài ngày đầu tuần qua, gần như tất cả các ứng viên độc lập vào Quốc hội khóa 14 đều đã và đang bị chính quyền cản phá quyết liệt bằng nhiều hình thức, từ gây khó khăn ở khâu hồ sơ đến viết bài bôi nhọ trên báo chí chính thống, từ đe dọa tại địa phương đến quay clip xâm hại uy tín trên mạng xã hội.

Không cơ quan nào xác minh lý lịch

Ông Lã Văn Thảo, cán bộ nhận hồ sơ tại UB bầu cử TP. Hà Nội
Ảnh: xaluan.com
Sau khi đã rất vất vả mới lấy được chữ ký xác nhận lý lịch ở phường Thành Công, sáng thứ ba (1/3), bà Đặng Bích Phượng, 56 tuổi, mang hồ sơ đến Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội thì đến xế chiều, người của Ủy ban gọi điện yêu cầu bà phải xác minh lại lý lịch tại UBND phường nơi bà đang cư trú là phường Dịch Vọng, chứ không phải phường Thành Công là nơi bà có hộ khẩu thường trú.

Bà Phượng lại mang hồ sơ tới phường Dịch Vọng. Tuy nhiên, một nữ cán bộ tư pháp ở đây bảo bà: “Phường không có cơ sở để xác minh lý lịch cho chị”.

Bà Phượng tức tốc rút điện thoại, gọi cho một người ở Ủy ban Bầu cử tên Thảo. Ông Thảo bảo bà đưa máy cho cán bộ tư pháp phường Dịch Vọng để ông nói chuyện, nhưng cô này từ chối nghe.

Bà Phượng hỏi lại ông Thảo và nhận được câu trả lời: “Tùy chị thôi!”.

Cực chẳng đã, ngày 2/3, bà Đặng Bích Phượng đã làm đơn gửi Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội và phường Dịch Vọng yêu cầu giải thích bằng văn bản xem “UBND phường nào có thẩm quyền xác minh lý lịch ứng cử đại biểu Quốc hội cho tôi?”.

Khi bà mang đơn đến trụ sở thường trực của Ủy ban Bầu cử thì đã thấy công an thường phục, nhân viên an ninh... có mặt ở đó khá đông.

Sau một hồi đôi co, cuối cùng, điều duy nhất bà Phượng đạt được cho đến lúc này là Ủy ban Bầu cử đã tiếp nhận đơn “đề nghị giải thích” của bà (nhưng không nói đến khi nào sẽ giải thích).

Bị xác nhận kiểu “phá đám”

Khá gần với “cảnh ngộ” của bà Đặng Bích Phượng, ứng cử viên Nguyễn Tường Thụy, 64 tuổi, cũng bị UBND xã Vĩnh Quỳnh gây khó khăn ở khâu hồ sơ.

Cụ thể, xã yêu cầu ông Thụy phải khai ở mục Kỷ luật rằng ông từng bị công an quận Hoàn Kiếm cảnh cáo hai lần vì đi biểu tình chống Trung Quốc. Tuy nhiên, tương tự như trường hợp bà Phượng, sự việc này của ông Thụy đã xảy ra từ cách đây 4-5 năm chứ không phải “trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử”, cho nên đúng ra thì ông không cần khai; nếu ông ghi, hồ sơ sẽ bị coi là không hợp lệ.

Ngoài ra, bản thân ông Nguyễn Tường Thụy cũng không hề biết ông từng bị cảnh cáo hai lần, và chưa từng nhận được văn bản nào của cơ quan chức năng liên quan đến việc này.

Sau ba lần đến UBND xã, ngày 2/3, ông Thụy được Phó Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Đình Hiếu, ký xác nhận vào lý lịch rằng ông “trong thời gian sống tại xã, không tham gia sinh hoạt bất kỳ các tổ chức chính trị xã hội nào của xã”, “hai lần bị Công an Quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, “có lời nói và việc làm không ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

Thực ra, khi xác nhận lý lịch cho công dân, UBND xã, phường chỉ có chức năng xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú chứ không có quyền nhận xét.

Ngày 3/3, ông Nguyễn Tường Thụy đã gửi đến Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội một lá đơn “tố cáo hành vi cản trở quyền ứng cử của công dân”.

Chiến dịch “bôi nhọ” trên truyền thông

Nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng, ứng viên độc lập.
Những ngày qua tại Hà Nội, một nhóm người tự nhận là “dư luận viên”, biên tập viên của Viet Vision (một kênh Youtube chuyên về đưa tin chống lại giới hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam), đã tổ chức quay và phát một số clip có nội dung xuyên tạc, công kích và gây hiểu lầm về TS. Nguyễn Quang A - một trong các ứng viên đại biểu Quốc hội độc lập.

Tuy nhiên, hành động phỉ báng công khai nhất đối với các ứng viên độc lập là một bài viết có tựa đề “Quốc hội không phải là phường chèo”, đăng tải trên trang Petro Times (phiên bản điện tử của báo Tin Nhanh Năng Lượng Mới) hôm thứ tư, 2/3.

Bài báo trực tiếp đả kích nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng bằng những từ như “chém gió”, “đốt đền hòng nổi danh”, “lộng ngôn”, “gây sốc”, “kẻ khùng”...

Một loạt cá nhân khác cũng bị bài báo dùng các từ ngữ nặng nề để mạt sát, như các ứng viên Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng cùng một số luật sư, và các nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Chí Tuyến...

Được biết, ông Nguyễn Công Vượng và luật sư Lê Văn Luân đang dự định sẽ có hành động pháp lý đối với tờ Petro Times.

Và... công an vào cuộc

Một ứng cử viên đại biểu Quốc hội khác ở Hà Nội, ông Phan Văn Bách (hành nghề lái xe taxi cho hãng Mai Linh), cho biết ông cũng vừa bị công an ập vào nhà kiểm tra hành chính đột xuất, tối 2/3, không rõ lý do.

Trong ngày 2/3, một trong các gương mặt nổi bật ứng cử đại biểu Quốc hội độc lập kỳ này, luật sư Võ An Đôn, đưa “tin khẩn cấp” trên mạng xã hội rằng ông đã nhận được giấy mời của Công an tỉnh Phú Yên, yêu cầu ông ngày 7/3 có mặt tại Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh.

Ông Đôn đặt câu hỏi có phải chuyện này là do ông vừa nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội và viết bài nói lên tâm tư của mình về việc ứng cử.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/03/160303_ung_vien_doc_lap_bi_sach_nhieu_dong_loat?ocid=socialflow_facebook