Dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản, đạo đức của con người Việt Nam đã suy thoái về căn bản, nhưng trong đó nổi bật nhất là suy thoái về cái dũng, cái nhân. Chỉ còn lại một chữ HÈN.
Về điểm này, ông Hà Sĩ Phu đã từng viết trong tiểu luận nổi tiếng Chia tay ý thức hệ (1995): “Nền đạo đức vô sản thâu nạp đủ điều đạo đức của Nho giáo, từ trung, hiếu, đức, tài , lễ, nghĩa, đến cần kiệm liêm chính… đến kế hoạch trăm năm trồng người, đến điều lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ, đến dân là gốc, coi cán bộ là nô bộc của dân… Duy có chữ QUÂN TỬ là cái tử tế nhất của Nho giáo thì ta tránh hẳn”, “Người cộng sản thích chơi trò đạo đức nhưng không dám chơi trò quân tử”.
Than ôi, tâm tính của người Việt Nam dưới chế độ cộng sản đúng là như thế. Quân tử tuyệt chủng như khủng long rồi!
Về điểm này, ông Hà Sĩ Phu đã từng viết trong tiểu luận nổi tiếng Chia tay ý thức hệ (1995): “Nền đạo đức vô sản thâu nạp đủ điều đạo đức của Nho giáo, từ trung, hiếu, đức, tài , lễ, nghĩa, đến cần kiệm liêm chính… đến kế hoạch trăm năm trồng người, đến điều lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ, đến dân là gốc, coi cán bộ là nô bộc của dân… Duy có chữ QUÂN TỬ là cái tử tế nhất của Nho giáo thì ta tránh hẳn”, “Người cộng sản thích chơi trò đạo đức nhưng không dám chơi trò quân tử”.
Than ôi, tâm tính của người Việt Nam dưới chế độ cộng sản đúng là như thế. Quân tử tuyệt chủng như khủng long rồi!
Làng báo Việt Nam vừa cho chúng ta một ví dụ rõ ràng về cái sự hèn. Một đồng nghiệp bị “trên” đánh, ào ào hàng chục, hàng trăm kền kền lao vào xâu xé. Từ dạy khôn đến mắng chửi tàn tệ trên facebook; từ viết bài lên án trên báo đến chỉ điểm, xúi bẩy, kích động quân đội, công an vào cuộc; từ vu khống, bôi nhọ trên mạng xã hội đến phỏng vấn “luật sư”, gợi ý phương án ghép tội cho đồng nghiệp. Tòa soạn hối hả kỷ luật, cách chức, đuổi việc, khai trừ đảng v.v. Những người có vẻ hiểu chuyện nhất thì hoặc im lặng, hoặc can đảm lắm thì lên facebook khóc mếu chia tay.
Rất nhiều trong số những người ấy, cách đây mới vài tháng, thậm chí vài tuần, vẫn còn ăn nhậu vui vẻ, hội thảo tưng bừng, du lịch tung tăng, phối hợp sâu sắc cùng với nhà báo tội nghiệp vừa ngã ngựa kia trong các chuyến công cán, trong các dự án truyền thông, nghiên cứu này nọ. Nhiều người khác là những đồng nghiệp của nhà báo đó trong bao nhiêu năm, không ít lần đã từng được nhà báo ấy bảo vệ khỏi những tai nạn nghề nghiệp vốn xảy ra như cơm bữa trong cái nghề nguy hiểm này.
Nay, họ đâu cả rồi?
Nhẹ nhất là họ im lặng. Nặng nhất là họ lao vào đạp túi bụi kẻ vừa ngã ngựa, cho nó chết hẳn. Hăng hái nhất là các nhà báo-đảng viên đang muốn chứng tỏ lòng trung với chế độ.
Nhà báo Trần Ngọc Kha đã cay đắng viết: “Ngày tôi nhầm lẫn người được phỏng vấn trong một bài viết… cái gọi là "đồng nghiệp" của tôi cũng thế, vội vàng làm mọi cách để đẩy tôi ra đường như đẩy một con chó”.
Và cả tôi cũng thế. Cách đây 7 năm, tôi bị bắt ngày hôm trước, ngày hôm sau tòa soạn ra văn bản đuổi việc. Tôi ra khỏi trại, có những đồng nghiệp đi trên vỉa hè, nhìn thấy tôi đi ngược lại, là vội tìm cách… sang đường ngay hoặc vồn vã sà vào một sạp báo, một quán cóc nào đó để tránh phải chạm mặt kẻ vừa bị bắt vì tội “phản động”.
Thời nay còn thế, thời Nhân văn Giai phẩm, Xét lại… không hình dung nổi cái sự hèn hạ còn kinh tởm đến mức nào.
Tôi không muốn trách ai cả. Tôi hiểu lắm chứ. Sức chịu đựng của mỗi người trước sự đàn áp, khủng bố của bạo quyền là có hạn. Lòng can đảm không phải là thứ bẩm sinh được phân phát đều cho mỗi người. Nhưng than ôi, dù chỉ một chút dũng cảm đủ để bạn hiểu rằng “thấy cái sai thì phải lên tiếng, thấy người bị hại thì phải bảo vệ”, và nhất là đừng hùa theo cái xấu, chỉ một chút dũng cảm để giữ đạo lý thôi, cũng khó đến thế sao?
Nhà báo Mai Phan Lợi, người vừa bị Bộ 4T rút thẻ và bị tòa soạn đuổi việc.
Anh trước hết là nạn nhân của chính các đồng nghiệp của mình trong làng báo quốc doanh.