Một nguồn tin từ địa phương cho biết, cuộc biểu tình của khoảng 2000 người dân ở Kỳ Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh sáng 1/9 kết thúc sau khi chính quyền địa phương chấp nhận gặp gỡ một số người đại diện tại UBND thị xã Kỳ Anh. Đồng ý đối thoại với dân thay vì suỵt công an ôm khiên ra xô đẩy và thét loa “tuyên truyền” vào tai dân, dù sao, cũng đã là một dấu hiệu của sự chuyển biến của chính quyền theo hướng văn minh hơn, ít rừng rú hơn.
Tuy thế, cuộc gặp không đạt kết quả gì, ít nhất hai bên không thống nhất được với nhau ở cách đề cập đến sự kiện: Phía chính quyền khăng khăng cho rằng đó chỉ là một “sự cố môi trường” chứ không phải thảm họa.
Tuy thế, cuộc gặp không đạt kết quả gì, ít nhất hai bên không thống nhất được với nhau ở cách đề cập đến sự kiện: Phía chính quyền khăng khăng cho rằng đó chỉ là một “sự cố môi trường” chứ không phải thảm họa.
Nếu chúng ta để ý thì cái loa tuyên truyền lớn nhất của nhà sản là VTV, trong chương trình Thời sự, cũng đã bắt đầu dùng từ “sự cố môi trường” để nói về thảm họa đã làm chết hàng trăm nghìn tấn cá, làm 4 triệu người dân biển miền Trung lao đao, một nền kinh tế biển phá sản, và một vùng biển không biết mấy chục năm nữa mới phục hồi.
Bộ máy tuyên truyền của nhà sản thật vô địch về nói giảm, nói tránh… thành nói láo.
“Giam bóc tách”
Lại nhớ chuyện, luật quốc tế về nhân quyền cấm mọi hình thức biệt giam, tức là giam người mà không cho tiếp xúc với bất kỳ liên hệ xã hội nào chỉ trừ quản giáo (hoặc có thể cả quản giáo), không cho người tù có phương tiện gì để liên lạc với bất kỳ ai dù là bạn tù, luật sư hay bác sĩ, gia đình…
Nhưng trò này tất nhiên chẳng xa lạ gì với các tù nhân lương tâm, tù chính trị ở Việt Nam, nhất là với những người “cứng đầu” như Điếu Cày chẳng hạn, và bây giờ là Ba Sàm, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà. Sợ bị cộng đồng quốc tế phát giác và phản đối, ngành công an (kiêm luôn chức năng cai tù để dễ cải thiện đời sống) bèn chế ra một thuật ngữ vô cùng độc đáo để “nói giảm, nói tránh” từ biệt giam, đó là: “giam bóc tách”. Chúng tôi không biệt giam ai cả, nhá. Chúng tôi chỉ đang thực hiện giam bóc tách một số đối tượng thôi.
Tài thật. Quả là một khái niệm đầy tính Đảng (tức là tính cộng sản), có thể thách thức tất cả những dịch giả tài năng nhất Việt Nam, khiến họ bó tay, không dịch nổi nó sang một thứ tiếng quốc tế nào.
"Mời" và "bắt"
Còn lằng nhằng hơn nữa là hai khái niệm "mời" và "bắt" của công an Việt Nam. Đại tá Đinh Huy Hoàng, Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), đã cho chúng ta thấy tài dùng ngôn ngữ xuất sắc của cả hệ thống khi ông phát biểu về một vụ công an bắt cóc công dân đi kèm trẻ con gần đây:
"Trong quy trình thực hiện công tác điều tra, có những lúc mời hoặc bắt không như thông thường, bởi có những tình huống chỉ là mời nhưng sau đó để bắt, hoặc có những lúc phải áp dụng đồng thời cả hai biện pháp".
Thế tóm lại đó là mời hay là bắt, mời là gì mà bắt là gì? Nếu được mời, sao lại không thể từ chối? Nếu bị bắt, sao lại không có lý do, không có lệnh? Cuối cùng thì yêu quái là công an hay công an là yêu quái?
* * *
Cũng chưa đâu xa, mới năm ngoái thôi, với đại dự án chặt cây hàng loạt ở Hà Nội, nếu để ý ta có thể thấy ngay: Trong mọi văn bản chính thức, trong mọi lần lên tiếng hiếm hoi, trong mọi hoạt động từ sử dụng truyền thông chính thống đến huy động lực lượng dư luận viên cao cấp, trung cấp hay hạ cấp – chính quyền đều thống nhất dùng từ “cải tạo, thay thế” thay vì “chặt hạ”, “chặt bỏ”, “đốn bỏ” cây xanh.
Trên nhiều diễn đàn, cứ khi nào có người dùng từ “chặt hạ cây xanh” là sẽ có ngay vài anh dư luận viên lấy giọng ôn tồn, đầy tinh thần “khách quan, khoa học, duy lý” vào sửa sai: “Phải viết/ nói là ‘cải tạo, thay thế’ cây xanh mới chuẩn, mới đúng chứ”.
Và bây giờ, chính quyền lại đang cố lái người dân sang hướng tin rằng thảm họa biển miền Trung chỉ là một “sự cố môi trường” mà thôi, hàm ý là không có gì đáng ngại.
Nói giảm, nói tránh thành nói láo là đặc tính cố hữu của bộ máy tuyên truyền trong mọi chế độ độc tài, và chúng luôn phải làm như vậy: Bắt người dân phải sử dụng ngôn ngữ do chúng tạo nên, để định hình tư duy của họ.
Là dân, nhất là khi làm người đấu tranh chống độc tài, chúng ta cần biết đến và cảnh giác với cái bẫy ngôn ngữ của nhà sản. Đừng để họ nhào nặn sự thật và phá hỏng tư duy của chúng ta.
"Chỉ là một sự cố về môi trường thôi mà...".
Bình luận của độc giả:
Cách dùng ngôn từ làm thay đổi bản chất sự việc được các bố "lông dân" nhà ta nâng đến tầm nghệ thuật rồi. Chỉ riêng cái việc "bóc tách" những người nghèo ra thành hai nhóm "nghèo" và "cận nghèo" đã thấy chúng quái dị đến mức nào rồi. Cận nghèo là cái đéo gì thì bố ông giời cũng chả định nghĩa được.
Nhưng hay hơn nữa, những người dân miền núi đói rã họng, có từ 3 đến 6 tháng trong năm ko có lúa gạo ăn thì chúng gọi là "đứt bữa", nhớ nhé, chỉ đứt bữa thôi, đói đéo đâu mà nói! Mấy thằng lãnh đạo thi nhau ăn cắp, bòn rút, biển thủ của công nhưng khi báo cáo đều dùng từ "thất thoát" cả, thế là đéo biết thằng nào ăn cắp, rồi hòa cả làng.
Cho nên thằng chủ tịt mũi tẹt mõm giô răng cải mả Nguyễn Minh Triết đã có lẫn cất giọng trước cả một hội trường đông đặc nhân sỹ trí thức của đất nước rằng các anh cứ nói tham nhũng tràn lan thế là không đúng. Dưới chế độ của ta làm (đéo) gì có tham nhũng, chỉ là do ta quản lý không chặt, anh em thấy hớ hênh thì thò tay lấy tạm chút về dùng thôi, ai gọi đấy là tham nhũng. Hu, thánh thật! Tiên sư anh Tào Tháo!
(Sen Hoa)
Chúng ta không có thất nghiệp, chỉ có một bộ phận nhỏ lao động dôi dư.
(Hoàng Dũng)
Sau 1975, cộng sản đưa hàng trăm ngàn quân nhân cán chính VNCH đi tù, vô trại tập trung, nhưng họ vẫn oa oa là học tập cải tạo. Khổ, phải dịch cho những người dân nước ngoài rằng đó như là trại tập trung hủy diệt thời Đức quốc xã, họ mới... bật hiểu.
Cướp nhà, đày dân vô rừng rú thì gọi là đi kinh tế mới. Mới gì đâu? Xe chở người ta vô rừng, có nơi còn đầy bom mìn, thảy xuống rồi quay về... sống chết mặc bây.
Đám vô nhân không biết từ địa ngục nào ra.
(Tâm Nhân Phục)