Friday, 23 March 2018

Tuấn rọ

Ông Trương Minh Tuấn, tức Tuấn rọ, làm Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Việt Nam từ đầu tháng 4/2016, tức là đúng thời điểm bắt đầu xảy ra thảm hoạ môi trường Formosa mà ngành tuyên giáo của ông cùng với mấy cái loa VTV, VOV… đã cố sức ép xã hội phải gọi nó là "sự cố" cho bằng được.

Vừa lên ngôi "anh cả của làng báo", một trong những sự kiện đình đám đầu tiên ông Tuấn tham gia là tổ chức một đoàn nhà báo đồ đệ đi ăn hải sản Vũng Áng để chứng minh rằng biển đã sạch, yêu nước là phải ăn cá, tắm biển. Nhà báo Nguyễn Đức Hiển trong bữa trưa hôm ấy có xin uống thêm cốc bia nhưng ông Tuấn không cho vì còn phải làm việc.

(Nếu mấy chú bán báo dạo còn được hoạt động thì các chú hẳn sẽ rao: "Còn gì dã man hơn? Còn gì ghê gớm hơn? Bộ trưởng không cho lính uống bia. Mời các bạn đón xem chi tiết trên báo Công an Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân số ra ngày…").

Từ ngày lên ngôi, ông Tuấn đi đâu cũng nhấn mạnh những thành công lớn trong việc "xử lý nội dung xấu độc trên YouTube, Facebook", ví dụ đã làm việc với Google để YouTube gỡ bỏ 4500 video. Thừa thắng xông lên, ông tuyên bố sẽ làm việc cả với Facebook để gỡ bỏ các trang mạng bôi nhọ lãnh đạo.

Thật ra những tuyên bố khoe thành tích của ông Tuấn có thể doạ được rất nhiều người, nhưng có lẽ đa số những người bị ông doạ là người… không biết tiếng Anh và không hiểu lắm về cơ chế hoạt động của cả Facebook lẫn Google. Vì không hiểu nên mới khiếp. Sự thực là việc Facebook hay Youtube đóng một tài khoản (account) hay gỡ bỏ một video nào đó, chỉ là kết quả của việc số đông người báo cáo tài khoản hay video đó vi phạm chính sách cộng đồng của Facebook và Youtube. Nghĩa là công việc của ông Tuấn rọ và Bộ 4T của ông về căn bản chỉ là huy động cho đủ quân số ngồi báo cáo vi phạm (report) đối với các tài khoản hay video, hình ảnh mà mấy ảnh không ưa.

Tháng 8/2014, trong lúc phong trào "report phản động" đang dâng lên ở Việt Nam, người viết bài này có hẹn gặp một vài quan chức facebook tại Washington D.C. (không phải tại trụ sở của tập đoàn Facebook). Các vị này cho biết, họ ghi nhận trong thời gian qua (tính đến tháng 8/2014), số lượng report Facebook nhận được cao bất thường, mà hai nơi đứng đầu bảng là Hong Kong và Việt Nam. (Lưu ý đó là thời điểm trước khi xảy ra cuộc Cách mạng Dù Vàng ở Hong Kong).

Nếu người dùng biết tiếng Anh, có thể tự liên hệ với Facebook để xử lý thì rồi cũng giải quyết được vấn đề, tất nhiên là mất thì giờ, đặc biệt nếu người đó ở Việt Nam, có lẽ bởi vì bộ phận nhân sự Facebook làm việc về khu vực Việt Nam và Đông Nam Á… thiếu người. Cho nên, cùng bị báo cáo vi phạm nhưng người Việt ở nước ngoài có khi chỉ mất 1-2 ngày là phục hồi được tài khoản và video, hình ảnh; còn người Việt trong nước mất đến cả tuần, cả tháng, thậm chí nếu không quyết liệt đòi, khiếu nại, có khi mất luôn tài khoản và dữ liệu.

Ngoài ra, cần nói rõ rằng việc hẹn làm việc với Facebook hay Google không có gì ghê gớm, đáng tự hào, vì suy cho cùng họ chỉ là… hai công ty thôi mà, đâu phải quan trọng, cao sang gì như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Bản chất câu chuyện chỉ có vậy nhưng ông Tuấn rọ có vẻ dư thừa phấn khởi, đi đâu cũng khoe thành tích. Đúng là ngoài report, đánh sập facebook, tuyên giáo và an ninh Việt Nam chẳng biết làm gì hơn để "nắm tư tưởng" dân Việt thật.

Cũng ông Tuấn này, vào tháng 9/2015, đã kiên quyết xử lý nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên vì một status "toàn dấu sắc" của ông Hùng. Status có tính đùa cợt, hài hước, thông minh, nhưng bị tập đoàn kền kền ComCom tố giác và ông Tuấn thì lại đang tìm cơ hội chứng tỏ bản lĩnh chính trị, nên ông đè Đỗ Hùng ra xử ngay. Nói như nhà báo Trung Bảo thì ông Tuấn không thích sự hài hước: "Chú đéo thích dấu sắc, láo nháo chú giết".

Sang 2016, ông Tuấn chém tiếp nhà báo Mai Phan Lợi - người mà đệ tử Nguyễn Đức Hiển của ông không ưa, đồng thời cũng là người đã cả gan gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama dù không được công an ủng hộ, cho phép.

Dưới thời của ông, Bộ 4T và Ban Tuyên giáo cũng buộc các báo chính thống phải đóng trang Facebook của họ lại, bởi nếu để tồn tại thì không kiểm soát được các comment trên đó. Ai lại như VTC hôm tổ chức livestream họp báo về vụ nổ súng chết cán bộ ở Yên Bái, độc giả vào Facebook cứ thả tim và cười ha ha, có chết không.

Trải lòng với báo chí, ông Tuấn cho biết: "Ta đã quản lý tốt hệ thống báo chí toàn quốc, phát triển báo chí ổn định hơn. Quản lý thông tin điện tử cũng tiến bộ, chủ động hơn. Thông tin đối ngoại có bước vượt bậc" (VNN).

Với những thành tích đạt được, ông Trương Minh Tuấn thật xứng đáng với cái tên Tuấn rọ mà facebooker Hoàng Dũng phong tặng cho ông. Ông cũng xứng đáng được nếm trải sự thật cay đắng khi cả dàn báo, loa, mõ của ông đồng loạt gỡ bài Bộ 4T phản pháo kết luận thanh tra trong vụ AVG. Sự thật ấy là: Làng báo Việt Nam vốn là công cụ, mà công cụ thì không có óc, không có tình người đâu, ông à.

Tuesday, 13 March 2018

Họ còn muốn gì nữa?

Sau cuộc "đào thoát" hôm 26/2/2018 (tôi có kể lại chuyện này trong bài "Chúng sẽ đến trong năm phút nữa"), tôi đã nghĩ là mình thoát rồi, và đã nói với bạn bè rằng mình đang "lẩn trốn ở Việt Nam".

Sự thực là không phải đến bây giờ tôi mới "lẩn trốn". Tôi đã ở trong tình trạng này từ cuối tháng 6 năm ngoái.

Tôi đã không ở nhà gần một năm rồi, và cứ thế lang thang hết vùng này lại vùng khác, hết nhà này lại nhà khác. Di chuyển bằng ô-tô, xe khách, không dám đi máy bay để khỏi bị phát hiện. Có những lần nằm giường tầng, không có chỗ để cây đàn guitar, tôi ngủ luôn với cây đàn trên ngực.

Và cái cảm giác mơ hồ, "không biết có qua được đêm nay không? Không biết giờ này đêm mai thế nào?" lướt qua khi ngồi bên những người thân, bạn bè của mình trong những ngày tháng căng thẳng.

Ngay cả khi chơi đàn, trong đầu tôi vẫn thoáng câu thơ của Thanh Tâm Tuyền: "Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới" (Dạ khúc, 1964).

Nhiều bạn sẽ hỏi tôi phải sống như thế để làm gì? Sao không về nhà mình mà ở cho đàng hoàng, phải chui lủi, vạ vật như chuột vậy?

Vâng, tôi cũng muốn ở nhà lắm chứ. Tôi yêu căn phòng nhỏ của tôi lắm. Ở đó, có tủ sách để một người viết như tôi có thể lần từng trang sách tham khảo bất kỳ lúc nào, có đồ ăn, có... thuốc, có cây đàn guitar, có giá để nhạc, và quan trọng hơn tất cả, có mẹ tôi.

Không phải ngẫu nhiên mà một đứa dốt thi ca như tôi lại rất nhớ câu "tôi yêu đất nước này chân thật/ như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi" (Bài thơ của một người yêu nước mình, Trần Vàng Sao, 1967).

Nhưng tôi không thể ở nhà được.

Tôi không thể ở nhà để cứ mỗi ngày "có sự kiện" (như Chủ nhật 5/3/2017) là dưới chân toà chung cư lại la liệt thanh niên đông vui như hội - mà hễ cứ tôi bước xuống đường là họ nhẹ thì chặn đường nhìn lừ lừ rồi mới tránh cho đi, nặng thì giang tay ra ngăn: "Chị đi đâu? Lên nhà".

Nếu tôi tỏ ý không nghe thì câu chuyện lại kết thúc ở đồn công an. Và phải ngồi đúng một tư thế trên cái ghế gỗ ở một đồn công an nào đấy (tôi bị đau chân nên có nhiều tư thế không ngồi được), cứ nguyên như thế đến cuối ngày, không làm gì cả, kể ra khá mệt. Phía an ninh cũng vào hỏi này khác nhưng thực sự thì tôi có gì để nói với họ? Chưa kể có lần đôi bên còn chửi nhau tàn tệ, chỉ thiếu nước ném các bộ phận cơ thể vào mặt nhau.

Tôi cũng không muốn ở nhà để phải chịu cái cảm giác ai đó vẫn kè kè, lẩn quất đâu đó quanh tôi. Theo dõi "kín" còn lịch sự; có lần họ còn cố tình đi sau tôi chỉ vài bước chân, gần đến mức tôi cảm thấy hơi thở của họ sau gáy mình. Tôi quay lại, cáu kỉnh: "Đi theo người ta làm cái gì?". Cô nàng tên Hằng (?) vênh mặt lên: "Tôi thích đi theo đấy, chị làm gì tôi?".

Thỉnh thoảng tôi bị bắt giữa đường khi chỉ đơn giản là đang đi có hẹn cafe với bạn. Người bạn ra quán ngồi chờ mãi không thấy gì, liên hệ tôi không được, đành bực bội bỏ về. Khổ lắm, làm sao tôi báo được cho bạn để nói một câu xin lỗi, khi mà một khi đã tóm được tôi thì một trong những việc đầu tiên "anh em an ninh" làm luôn là giật ngay điện thoại - ngôn ngữ của công an là "khống chế, thu giữ phương tiện liên lạc".

Lâu lâu, căn hộ tôi ở lại mất điện, mất Internet (các nhà khác trong chung cư vẫn sinh hoạt bình thường, không có vấn đề gì). Có những "kỹ thuật viên" mặt già đanh đến sửa mạng, quần thảo cả ngày rồi kết luận "tư vấn": "Chị dùng mạng thì thỉnh thoảng nên ngắt modem cho nó nghỉ lấy vài tiếng chứ chạy liên tục, nó hỏng đấy". "Sao dạo này công ty mình không dùng mấy cậu kỹ thuật viên trẻ trẻ nữa?". "À ừ, dạo này nhiều việc, bên tôi tăng cường". Cái từ "tăng cường" làm tôi không giấu được một nụ cười.

Lần gần đây nhất, sau hai ngày, kỹ thuật viên (trẻ hơn) cũng đến sửa mạng cho nhà tôi, nhưng giải thích loằng ngoằng một hồi rồi cười gượng: "Thôi, cái này em không nói được đâu chị".

Có những ngày, những tuần tôi không thể ra khỏi nhà được, trừ phi muốn... lên đồn ngồi tới chiều tối rồi thất thểu về.

Có thể bạn sẽ bảo: Sống như thế thì có làm sao? Người ta còn đi tù kia kìa.

Đúng vậy. Đối với tôi, cuộc sống như thế tuy không bình thường lắm nhưng cũng chưa có gì đáng phải than vãn. Nhưng, đơn giản là nếu như vậy, tôi không thể đi đâu, làm gì, gặp gỡ ai được cả. Mà điều đó, với một nhà báo, một người viết, hay một nhà hoạt động, đều là sự tự tiêu diệt mình (hay là sự chấp nhận để bị tiêu diệt thì cũng vậy).

Tôi không phải là Khổng Minh để nằm lều cỏ, sau màn trướng định việc thiên hạ. Không phải là "mẹ Suu Kyi" vĩ đại của dân Myanmar để ngồi nhà mấy chục năm "làm biểu tượng" cho cuộc tranh đấu của người Miến. (Nói là bị quản thúc nhưng thật ra bà vẫn được gặp rất nhiều người, "quần chúng" vẫn đến thăm tư dinh bà nườm nượp, và bà vẫn là lãnh đạo một đảng đối lập chứ không bị khép vào tội "hành động lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự (cũ) như ở ta).

Tất nhiên tôi cũng hiểu, họ đâu có coi tôi là một công dân bình thường, một người viết như mọi người viết khác. Họ coi tôi là một phần tử chống phá "Đảng và Nhà nước" của họ quyết liệt.

Tôi hiểu điều đó, và tôi chấp nhận hậu quả của nó. Suy cho cùng, chúng ta chống độc tài thì độc tài tiêu diệt chúng ta là đương nhiên, chứ lẽ nào cả một bộ máy đang vẫy vùng thoả thuê, phè phỡn trong quyền lực như thế lại để một vài công dân ngang nhiên chống lại nó, thách thức nó?

Cho nên, nếu có ai hỏi tôi "cảm thấy thế nào?" thì câu trả lời thành thực là "vẫn chưa có gì ghê gớm lắm, vẫn ở trong mức chịu đựng được, và tôi chấp nhận".

Tuy nhiên, dù sao cũng phải nói rằng: Đây đúng là một cuộc chiến, nhưng nó... bất bình đẳng quá. Giá như đó là một cuộc cạnh tranh chính trị bình đẳng, bằng lá phiếu chẳng hạn, thông qua bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm đẹp cho cả hai bên.

Còn cuộc chiến giữa một bên là cả bộ máy độc đảng với hàng trăm ngàn công an, hàng ngàn tổ chức ngoại vi "cánh tay nối dài", quyền lực vô đối trong tiếp cận ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính, sở hữu và kiểm soát chặt chẽ cả ngàn tờ báo, hàng chục kênh truyền hình-phát thanh, chưa kể không gian mạng, rồi viện kiểm sát của công an, toà án công an trị, nhà tù của công an... với một bên là vài cá nhân tay không tấc sắt, đi khỏi nhà còn chẳng được, hơi một tí là lại bị xách cổ về đồn... Cuộc chiến ấy chẳng quân tử vẻ vang gì cho bên thắng cuộc, nhỉ? (Cứ tạm cho họ là bên thắng cuộc đi).

Họ còn muốn gì ở tôi nữa? Muốn tôi ở yên trong nhà, "đi đâu thì báo với nhau một tiếng", cho đi mới được đi hay sao? Muốn tôi viết những bài chỉ trích phong trào dân chủ, chê bai dân trí thấp, người dân ý thức kém, giới hoạt động thì toàn bọn cơ hội chính trị hay sao?

Không đâu. Tôi - và chúng ta - không chiều họ dễ dàng như thế được đâu.

Tôi chấp nhận bị đàn áp, vì tôi chống họ. Nhưng phải kính sợ, nể phục một "cái gọi là nhà nước" hèn như thế thì không. Không bao giờ.


Chúng sẽ đến trong năm phút nữa

ENGLISH

“chúng sẽ đến trong năm phút nữa
chúng sẽ đến trong một phút nữa
chúng đến sau dòng chữ này…”

(thơ Thận Nhiên)

Buổi sáng thứ hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hoá ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.

Hà Nội vẫn còn lạnh. Trời tối mờ mờ, trông như mù sương nhưng thật ra là một cơn mưa phùn. Mưa xuân. Thứ mưa đặc thù của miền Bắc mà nhiều người rất ghét vì nó làm đường bẩn, nhem nhép bùn. Nhưng tôi thì lại rất thích. Tôi hay nhớ tới câu thơ của Nguyễn Bính, “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy…”.

Tôi chuẩn bị đồ đạc rất nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong một cây đàn guitar và tập bản nhạc. Ví tiền nhét sẵn trong cái túi nhỏ bên ngoài bao đàn. Tôi đeo đàn và rảo bước ra cửa, cố không nhìn vào mắt mẹ. Tôi chỉ nói nhỏ: “Mẹ, con đi đây”.

“Không ăn sáng gì hả con?”.

“Con không ăn đâu ạ”.

Tôi vội vã đi ra. Tôi không nói mẹ cũng biết tôi đang chuẩn bị đi đâu. Tôi không ngoái đầu lại nhìn mẹ, cắm cúi đi thẳng ra thang máy của toà nhà. Thậm chí tôi chẳng dặn mẹ bao giờ tôi sẽ về, nếu tôi không về thì mẹ cần làm gì. Bởi vì tôi cũng đâu biết rồi mọi chuyện sẽ thế nào, nên sao mà hứa “con sẽ về” được. Bởi vì tôi biết rằng, chỉ cần tôi dừng lại, ôm lấy mẹ, cảm nhận thân hình gầy quắt của bà cụ già 78 tuổi run lên trong tay mình, là có thể tôi sẽ ứa nước mắt. “Có thể” thôi, bởi vì vào những lúc như thế này, bản năng của một nhà báo trỗi dậy, tôi khá lạnh lùng, thậm chí trống rỗng. Nhưng dù gì đi nữa, cái ôm hôn đó của đứa con gái với mẹ trước khi đi cũng chỉ là một nhát cứa thêm vào lòng mẹ mà thôi.

Tôi xuống sảnh tầng 1, chuẩn bị bước xuống đường. “Mưa xuân phơi phới bay”, đất trời mờ đục như sương. Vỉa hè, như thường lệ, la liệt người đứng ngồi. Tôi vịn tường, lê từng bước xuống hè mà không biết xe nào là xe của “phe ta”, nghĩ thầm “lên nhầm xe an ninh bây giờ là bỏ mẹ”. Nhưng tôi vẫn đi thẳng về phía chiếc xe đứng sát mặt đường nhất. Người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội mũ, đeo khẩu trang kín mít, chỉ hở hai con mắt, nhìn tôi gật đầu. Nhìn vào đôi mắt đó, tôi yên tâm ngay. Không phải mắt an ninh.

Tôi leo lên xe. Anh vừa nổ máy thì mấy thanh niên ngồi vỉa hè cũng nhanh chóng đứng dậy, ra xe. Chúng bám theo chúng tôi ngay. Tôi rùng mình, sởn gai ốc khi nghĩ tới cảnh một chiếc xe sẽ lao thẳng vào ngang thân xe tôi, và kẹp chân tôi lại. Kế đó là tiếng rắc rắc… Nhưng cũng may, đường rất đông, gần như kẹt xe. Anh đi cũng khá nhanh và lẫn vào đám đông kịp trước khi chúng kè kè bên cạnh.

Tôi cúi xuống nhìn bàn tay mình, thấy nó trắng bệch. Nó trắng vì tôi đang lạnh, dính nước mưa, hay vì nửa năm nay tôi rất ít ra nắng?

Nửa tiếng sau, chúng tôi rẽ vào con phố nhỏ gần đường Hào Nam, và đến quán nước mà tôi hẹn chúng. Sớm tới 40 phút so với giờ hẹn. Xuống xe, tôi định trả tiền nhưng anh gạt đi, phóng thẳng.

Đàn ơi, buồn làm chi…

Tôi bước vào quán. Việc đầu tiên là tháo cây đàn khỏi vai.

Chủ quán trông thấy tôi, ồ lên: “A chị Trang. Lâu quá rồi không gặp. Chân cẳng thế nào rồi?”.

Trong một khoảnh khắc, tôi ngỡ ngàng. Tôi không ngờ chủ quán biết mình, biết cả tên và thương tật của mình. Và biết không phải với tinh thần cảnh giác của một “quần chúng” từng nghe an ninh nói xấu về “đối tượng”.

Còn người chủ quán chỉ cười hồn hậu, tươi như hoa. Anh không hề biết nụ cười và câu chào của anh có ý nghĩa với tôi như thế nào. Nó làm tôi bình tĩnh lại, ý thức được rằng đây vẫn đang là một cuộc sống bình thường giữa những con người bình thường.

Tôi cười: “À, thì mình cũng vẫn thế, nhưng không sao”. Rồi tôi kéo ghế ngồi, gọi một ly Lipton sữa nóng.

Trong lúc chờ chủ quán pha trà, tôi mở bao, rút cây guitar ra, đàn luôn. Đằng nào thì ngồi chờ nửa tiếng cũng chẳng có gì làm.

If a picture paints a thousand words, then why can’t I paint you?
The words will never show the you I’ve come to know…”.

Những hoà âm ngọt ngào của If giống là những giọt nhạc đang rơi.

Tôi đã nghe If từ năm 12-13 tuổi. Đã nghe trong bóng tối, khi chỉ có ánh đèn nhà hàng xóm chiếu xuyên qua cửa sổ, hắt bóng mình lên tường. Ngày ấy, có bao giờ tôi nghĩ lớn lên, mình sẽ sống một cuộc sống như thế này. Không, nó không hề buồn, đau khổ, cô độc, đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng. Chỉ đơn giản là nó khác thôi, nó quá khác so với những năm tháng tuổi thơ tràn đầy ánh sáng và âm nhạc của tôi.

Rồi những người lạ bắt đầu lục tục bước vào, đi lẻ. Mỗi người chọn một bàn riêng. Chỉ sau vài phút, quanh tôi la liệt an ninh. Họ ngồi ở vị trí có thể trông chừng tôi, nhưng tôi cũng không để ý lắm vì đang mải đàn. Tôi chọn chỗ ngồi hướng ra đường. Từ đây nhìn ra, thỉnh thoảng tôi lại thấy người “phe ta” phi xe máy chạy ngang qua và liếc mắt vào quán xem tôi thế nào. Có lẽ là một cảnh tượng vừa lãng mạn, vừa bi tráng, khi tôi ngồi một mình đánh đàn chờ công an đến, và bên ngoài, trời cứ mưa. Mưa xuân...

Gần 10h thì cặp nhân viên an ninh hẹn tôi đến, sớm 10 phút. Họ đi bộ, chắc là bắt Grab hoặc Uber. Hai người hơi khựng lại khi thấy tôi đang… chơi đàn.

S. cười: “Hay quá, chị làm bản nhạc chào anh em đi nào”.

Không cần S. nói, tôi cũng đang chơi.

Romance, Serenade... Tôi chơi và điều kỳ lạ là tôi thấy mình đàn cũng không đến nỗi dở, vô cảm, khô khốc. Người ta bảo nghệ sĩ chơi đàn là mở lòng mình với thiên hạ, nhờ cây đàn nói hộ tiếng lòng mình. Chẳng biết lúc đó tôi muốn nhờ đàn nói gì, nhưng tôi cảm nhận rõ là tiếng đàn cũng khá ngọt.

Hết hai bài, tự thấy chơi nữa thì bất lịch sự nên tôi bỏ cây guitar sang bên, đặt nó lên ghế, dựa vào tường. Câu chuyện giữa ba người bắt đầu sau đó, rời rạc. Tôi chỉ thích nói chuyện âm nhạc, mà họ thì lại không hoàn toàn chia sẻ đam mê đó. Sự thực là cuối cùng, tôi cũng chẳng biết họ hay nghe thể loại gì, dù họ đã nói “thường lúc nào mệt mỏi thì nghe, gọi là để giải trí”.

Chuyện chính trị, thì chúng tôi có gì để nói với nhau? Tại cuộc thẩm vấn hai ngày hôm trước, vào lúc 22h đêm, S. đã tươi như hoa sau khi “khích” được tôi viết hẳn vào một tờ giấy: “Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó. Ký tên: Phạm Đoan Trang”. S. mừng hớn hở và từ lúc đó, hạ ngay từ “ép làm việc” xuống “cafe” trong tuần tới. Có lẽ vì S. thấy mình đã xong việc rồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi. Hồ sơ về con phản động đã hoàn chỉnh. Phần còn lại bây giờ là của những nhóm khác.

Tôi luôn nhìn ra niềm vui lấp lánh trong ánh mắt của những nhân viên an ninh như S. hay như Yến, Minh, Long… Tiếc rằng đó là sự phấn khởi của những kẻ vừa làm tốt những công việc mà người bình thường chúng ta sẽ gọi là thất đức: hoàn tất hồ sơ để đưa một đối tượng phản động vào tù. Có nghĩa là, S., Yến, Minh, Long… vui mừng vì chỉ vài tuần, hoặc vài ngày nữa thôi, cái kẻ vừa ngồi trước mặt chúng, thậm chí vừa chơi đàn cho chúng nghe, say sưa nói với chúng đủ điều về âm nhạc, sẽ bị tách khỏi gia đình, người thân để đi vào một môi trường mới, không có đàn, không có bố mẹ, anh chị em, không bạn bè, không ai cả và không gì cả. Bỏ lại tất cả quãng đời tự do sau lưng.

Khi chúng bỏ tù Mẹ Nấm 10 năm, thì không phải chỉ mình Mẹ Nấm “chịu sự trừng phạt của pháp luật” như cách chúng hay nói. Bởi vì sau lưng Mẹ Nấm còn là hai đứa con nhỏ đang tuổi cần có mẹ, còn người mẹ già và người bà đã 90 niên.

Nghề “bảo vệ an ninh quốc gia” của chúng đấy.

Cuộc đối thoại

Thỉnh thoảng, buồn tay, tôi lại với cây đàn, chơi thêm vài bản. “It’s only love”, “Lên ngàn”… Ở xung quanh tôi, an ninh vẫn la liệt ngồi mỗi bàn một người. Bên ngoài, trời vẫn mưa, và tôi biết cả an ninh lẫn anh em hoạt động đều đang ngồi xen kẽ trong thế “cài răng lược” để xem tình hình bên trong thế nào. Thỉnh thoảng, anh “xe ôm” vừa nãy chở tôi lại chạy ngang quá, ghé mắt nhìn vào quán.

Thật là một cảnh tượng như phim khi bên trong một người đánh đàn giữa quán và giữa an ninh. Bên ngoài, phe ta phe địch “cài răng lược”. Tôi cứ chơi, chơi như thể đang lên cơn nghiện, không thể bỏ đàn xuống. Bỗng dưng tôi nhớ đến hình ảnh những nghệ sĩ vĩ cầm chơi bản nhạc cuối cùng trong đời họ trên con tàu Titanic đang chìm.

Rồi đột nhiên, người “lái xe ôm” chở tôi mấy tiếng trước bước vào quán, vẫn khẩu trang kín mít. Anh đi ngang qua tôi, vẫn kịp liếc nhìn. Khi hai ánh mắt chạm nhau, tôi giật bắn mình. Sao anh liều đến thế?

Anh đi thẳng vào trong quán và kéo ghế… ngồi ngay sau lưng tôi. Hai chúng tôi gần như tựa lưng vào nhau. Không hiểu sao chiếc bàn anh ngồi vào phút đó lại trống. Có lẽ phía an ninh đổi ca.

Và câu chuyện diễn ra giống trong phim hơn bao giờ hết, khi hai người khách trong một quán nhỏ ngồi xây lưng vào nhau, cố tìm cách nói chuyện với nhau nhưng không để ai biết. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng anh trầm trầm sau lưng tôi: “Nó ngồi trong góc đó, cẩn thận”. Tôi nói to với S.: “Vâng, mình hiểu mà”.

Rồi hai tiếng đồng hồ cũng hết. S. và đồng chí của anh ta trả tiền nước cho cả ba rồi gọi grab ra về. Họ có thể yên tâm rằng hồ sơ xong xuôi cả rồi mà con mồi chưa hề biết điều đó, cũng chẳng có ý định chạy trốn. Đi đâu được nữa với hai cái chân này, và trong tình hình này?

Hai người đó đi ra, nhưng các nhân viên an ninh khác vẫn ngồi yên trong quán. Và anh – người lái xe ôm bất đắc dĩ – cũng vẫn ngồi sau tôi, quay lưng ghế vào tôi. Chúng tôi cố nói chuyện trong một đoạn đối thoại kỳ lạ, đối lưng.

“Khi nào anh đứng lên ra ngoài thì em hãy ra nhé. Ngoài kia đông lắm đấy”.

“Vâng”.

“Chủ quán, tính tiền” – anh đứng dậy, nói rất to.

Anh trả tiền và đi ra ngoài. Tôi bước theo, không quên chào chủ quán và chủ quán cũng cười như hoa đáp lại: “Chị về nhà, hôm nào rảnh ghé nhé”.

Bên ngoài, vỉa hè cũng đầy nhóc những người đứng, ngồi trên xe máy, nhìn tôi đăm đăm.

“K. sẽ đón em” – anh nói rất nhanh lúc leo lên xe máy.

Tôi cũng nhìn anh, mấp máy môi thay lời cảm ơn. K. phi xe đến rất nhanh, trong màu áo grab, mặt bịt kín khẩu trang. Tôi hì hục leo lên xe và nói với K., như cách một người khách nói với anh xe ôm, nhưng nội dung khác: “Chị chưa biết đi đâu đâu đấy”.

“Em biết. Chị lên đi, ôm chặt em nhé. Mình cắt đuôi”.

K. phóng vèo đi. Và cả đám “xe ôm” kia cũng lốc nhốc bám theo. Tôi còn không biết rằng anh lái xe “phe ta” cũng đã bám theo để theo dõi ngược lại, cả lũ. Tôi cũng không hề biết, rất nhiều anh em hoạt động khác vẫn theo sát tình hình, họ chỉ “lảng vảng” cách chúng tôi đâu đó vài chục mét.

“Chị giữ chắc nhé. Em phóng đây”.

K. rồ ga, lao đi. Cuộc rượt đuổi bắt đầu. Tôi bám chặt áo K. và nhìn xuống, thấy hai bàn tay lại trắng bợt.

“Chị đừng lo. Hồi nhỏ em đọc Conan nhiều lắm”.

Tôi bật cười vì câu nói đó của K.

Nhưng K. nói đúng. Chàng thám tử Conan bất đắc dĩ đã cắt được đuôi, đưa chúng tôi chạy thoát giữa vòng vây an ninh. Về sau này, nghe anh “xe ôm” kể lại, đám an ninh điên cuồng khi để mất dấu vết hai con mồi. Chúng lồng lên, chạy đi chạy lại dọc mấy con phố, nhưng hai con mồi đã mất dạng.

Chúng tôi chạy thoát mà đến cả tiếng sau, cả hai vẫn còn run cầm cập. Khi đến được “cơ sở cách mạng”, mặt tôi hình như tái mét. Chỉ đến khi chủ nhà mỉm cười, tôi mới hiểu là mình đã tạm thoát rồi, và hàng chục anh em cả trong Sài Gòn lẫn ngoài Hà Nội, trong nước và nước ngoài, đều biết và vui mừng đến phấn khích vì điều đó.

* * *

Phải rồi. Đó sẽ là một buổi cafe mà tôi không bao giờ quên được trong đời, vào một ngày đầu xuân đầy mưa và ẩm ướt. Mỗi con người, mỗi gương mặt xuất hiện đều để lại những ấn tượng dữ dội, đầy cảm xúc, và họ đều có một vai trò nào đó. Kể cả anh chủ quán, kể cả anh xe ôm mà hiện giờ tạm thời tôi chưa thể nêu tên anh, cả K. và thậm chí S. Và cả cây đàn guitar của tôi.

Tôi không hình dung được mọi người – những anh chị em trong phong trào dân chủ – đã lo lắng và tìm đủ cách bảo vệ tôi như thế nào.

Nhưng mọi người cũng không biết những cảm xúc trong tôi ngày hôm đó, không biết rằng họ có một phần ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc đời tôi, không biết rằng vì họ, vì những điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc biết bao nhiêu.


Friday, 9 March 2018

They will be here in five minutes

they will be here in five minutes
they will be here in one minute
they are coming after this sentence...

(from a poem by Thận Nhiên)

Monday morning, 2/26/2018. 

Last night I set the alarm for 8am – kinda late since I figured I’d have had a hard time sleeping. But it turned out I’d slept really well. When I awoke it felt too short, like I hadn’t slept enough.

Hanoi was still a bit chilly. Outside it was a darkish gray with what looked like a thick fog but was in fact a fine, misty rain. Spring rain. The kind unique to North Vietnam but which many people here hate because it turns the streets into a dirty, muddy mess. I like it, however. It reminds me of a line by the poet Nguyễn Bính:

On that day a Spring rain was fluttering
Melia petals layered upon the pavement...

I packed fast. Everything fit nicely into the guitar case and music bag; a small cash purse snuggled in the side pocket. I picked the guitar up and walked quickly toward the door, trying to avoid looking into my mother’s eyes.

“Bye, Mom,” I said quietly. “I’m going.”

“No breakfast, dear?” She asked.

“Don’t feel like eating,” I answered.

I hurried out the door. I didn’t have to say where I was going; she already knew. I headed straight for the elevator without looking back. I didn’t even tell her when I would return. How could I promise her “I’ll be back” when I myself had no idea what might happen. And because I also knew that had I paused to give her a hug, to feel her frail 78-year-old body shivering in my arms, I just might have teared up. Only “might”, because in these moments my journalist instincts would roar up and turn me into a cold, calculated soul.

Reaching the ground floor, I was prepped to hit the streets. “A Spring rain was fluttering”, and the world was sheathed in a foggy mist. As usual, the sidewalks were full of people—standing and sitting everywhere. I put one hand on a wall and cautiously dragged my legs along toward the curb, wondering all the while which motorbike driver belonged to “our side”. I thought to myself, “Getting on a security motorbike now would really be crap.” Nevertheless, I still headed straight for the one parked nearest. The driver was wearing a raincoat, a helmet and a mouth cover; only his eyes were visible. He looked at me and nodded. Seeing his eyes I immediately felt safe. Those weren’t the eyes of security agents.

I climbed onto the back. As soon as he started the engine, several young men sitting on the sidewalk quickly got up and went to their bikes.

They followed us straight away. I shuddered and started getting goosebumps. In my mind I saw one of them jackknifing us from the side, sandwiching my legs. I could hear the cracking sound of my crushed bones… Fortunately, traffic was jam packed. My driver was able to deftly merge into the crowded streets and not let our pursuers get close to either side. 

I looked down at my hands; they were so pale. Was it because I was cold, or was it the rain? Or because I’d hardly gone outside in the past six months?

After about half an hour, we turned into a small street near Hào Nam Blvd and arrived at the coffee shop where the meeting was going to be. We were forty minutes early. I tried to pay my driver as I climbed down, but he just waved me off and quickly drove away.

“Oh dear guitar, do not weep…”

I walked into the café and unstrapped the instrument from my back. The owner seemed delighted to see me. “It is you, Ms Trang! Long time no see! How are your legs doing?”

I was taken aback for a moment, shocked that he knew not only who I was but also my name and even my crippled condition. But more than that, his was not the kind of cautious salutation from someone who’d been brainwashed by Big Brother into believing that I was a dangerous “reactionary” of whom they needed to steer clear.

He gave me a big smile, his face beaming like a flower. He had no idea what his wholehearted greetings did for me. I was instantly calmed. He’d made me realize that there was still normalcy in this world, with very normal people living in it.

I smiled back at him. “Still the same. But that’s alright.” I pulled up a chair and asked for a hot cup of Lipton and milk.

While waiting for the tea, I took out my guitar and started strumming. I had nothing better to do to while away the time anyhow.

“If a picture paints a thousand words, then why can’t I paint you?
The words will never show the you I’ve come to know…” [Bread, “If”]

The sweet chord progression of ‘If’ cascaded through the air like musical droplets. I’ve known this song since I was twelve or thirteen. I used to listen to it in the dark, when the only light came from the house next door, casting my shadow onto the wall. I’d never imagined back then that one day I’d lead a life like this. 

One by one, the ‘strangers’ started to come in. Each one took a place at a different table. Within minutes, I was surrounded by security police. They positioned themselves in such a way that all could watch me. But I didn’t pay them much attention; I was busy playing.

I’d picked a seat where I could look outside. From here I could occasionally see people from “our side” ride by, glancing at me as they passed, to see how I was doing. The scene must have been quite melodramatic. Here I was, playing guitar while waiting for some secret government agents to arrive. Outside it continued to rain. A Spring rain.

It was almost 10am when they showed up—a pair of agents with whom I’d agreed to meet. They came on foot, probably by using Uber or Grab. My guitar playing startled them a little bit.

S. smiled, “How nice! Could you play a song to welcome us?”

I didn’t need to respond since I already was in the middle of playing something.

Romance’, then ‘Serenade’… I kept on plucking as if in a trance. The strange thing was, I felt like my playing wasn’t all that terrible. It wasn’t dry or emotionless. People say that an artist opens her soul to the world when she performs, letting the instrument speak for her. I didn’t know what exactly I was trying to say, but I could tell that my playing sounded sweet.

I stopped after two pieces, feeling that playing more would have been impolite. I set my guitar down against a wall. Our conversation began. 

It was detached, unfocused. I only wanted to talk about music but neither one of them had any interest. Truth be told, by the end of our conversation I still had no idea what type of music they liked even though they said that sometimes they’d “listen to music to relax and be entertained.”

Politics? What could we possibly discuss about politics? During an interrogation session two nights ago, at 10pm, S. appeared happy after he thought he’d tricked me into writing down on a piece of paper: “I only fight against dictatorship. Since the current regime in Vietnam is a dictatorship, I fight to abolish it. [Signed: Phạm Đoan Trang]” S. was elated. With that, my required meeting with them the following week was de-escalated from “forced working session” to “coffee shop rendezvous”. Perhaps S. felt that his work was done and that he had succeeded—the reactionary’s file was complete. The ball was now in somebody else’s court, not his.

I could always spot the excitement in the eyes of agents like S., or Yến, Minh, Long… Regrettably, such excitement only appeared as a result of the kind of work normal people like us would call immoral: Finalize a dossier that will send a reactionary to prison. In other words, S., Yến, Minh, Long… were happy because in a few weeks the person sitting in front of them just now—even playing guitar for them and talking to them passionately about music, would be torn away from her family and her loved ones, sent into a totally new environment where there were no guitars, no parents, no brothers or sisters, no friends, nobody and nothing. Her life of freedom would be left behind.

When they sentenced Mother Mushroom to ten years in prison, she was not the only one to, as they loved to say, “suffer the punishment of the law”. Suffering alongside her are also two young children who desperately need their mother, her own aging mother, and her 90-year-old grandmother. 

Yet these people claim that it’s their job “to protect national security”.

The Conversation

Once in awhile I’d get bored and reach for the guitar to play a song or two. “It’s Only Love”, “Lên Ngàn” (To the Highlands)… All around me secret security occupied every table. Outside, it was still raining. I could tell people on “our side” and “their side” were interleaving positions on the sidewalk in order to keep an eye on the situation inside—and on each other. Every now and then, my driver whizzed by to take a quick look. 

It must have been pretty cinematic. A subject is playing her guitar inside a café, surrounded by secret police. Outside, two opposing teams array themselves into interleaving positions to watch.

I kept on playing, like an addict. I couldn’t put the guitar away. I suddenly thought of the musicians on the deck of the Titanic, playing their last piece as the ship went down.

All of a sudden my driver walked into the shop, half his face still hidden by the mouth guard. He managed to glance at me as he passed. My heart jumped when I saw the look in his eyes. Why was he taking this huge risk?! 

He walked directly to the table behind me and sat down, his back nearly touching mine. I’m not sure why the table was available at that moment; perhaps some agents were in the middle of a shift change.

What happened next could have come right out of a movie. Two people sitting back to back in a coffee shop, trying to communicate without letting anybody know. Every so often I’d hear him speak softly but in a deep baritone voice: “Be careful. There’s one in the corner, too.” I would respond loudly, as if talking to S., “Of course, I understand!”

At last, the two hours of “coffee shop rendezvous” mercifully came to an end. S. and his comrade paid the bill for the three of us then called a Grab. They must have been very satisfied thinking that their dossier had been completed with their prey neither suspecting anything nor having any thought of escape. But where could I possibly escape to in this situation and with my sickly legs?

After the two of them had left, the other security police remained. My driver had no choice but to stay as well. We tried to hold a bizarre conversation with our backs to each other.

“Don’t stand up,” he said softly, “until after I’ve gone outside. They’re everywhere out there.”

“Sure.”

He stood up and shouted loudly to the owner, “Check, please!!”

He paid the bill and walked outside. I immediately followed without forgetting to say goodbye to the owner who gave me another big smile, “Please come back when you get a chance!”

The sidewalk was full of people loitering near their motorbikes, all staring at me. 

“K. will pick you up,” my driver said quickly as he jumped on his bike.

I looked at him and could only move my lips slightly as if wanting to say “Thank you.”

K. came in a flash, dressed in Grab uniform with his face also half hidden by a mouth guard. I lumbered onto his bike like a regular customer who’d just called for a pick up, but my directive was different: “I don’t really know where to go.”

“I do,” he said. “Hang on tight, we’ll have to cut off this tail.”

K. sped away. A whole gang of “bike taxis” began to follow us. Unknown to me at the time, my first driver was also following them to monitor the situation. Nor did I realize that many other friends were also hovering within a hundred feet of us the whole time.

“Hang on, sister,” K. said. “We’re taking off!”

K. immediately stepped on the gas. The chase began. I grabbed K’s shirt and looked at my hands. They were ghostly pale. 

“Don’t be scared,” he said. “When I was a kid I read lot of Conan.”

That made me chuckle. 

But K. was correct. Somehow our unintended Conan was able to cut off the security police and delivered me to safety. I later learned from my first driver that the police were furiously mad for losing our trail. They drove up and down the streets looking for their prized prey, but alas she was nowhere to be seen.

Even though we managed to escape, an hour later both of us were still shaking. By the time we arrived at the “revolutionary safe house”, I must have been as white as a ghost. It wasn’t until the host smiled at me that I knew I was OK, albeit temporarily. And hundreds of my colleagues in Saigon, Hanoi, inside and outside of Vietnam, were ecstatic to hear that I’d made it out safely.

——

Indeed. I will never forget that coffee shop meeting for as long as I live. It was a rainy Spring day. Every person, every face I saw left an indelible impression upon my memory, full of emotion and passion. Each one had a role to play. Even the shop owner, my first driver--whose identity I can’t reveal just yet, K., S... Even my guitar.

I cannot imagine how much the people in the democracy movement worried for me, or how hard they worked to protect me.

On the other hand, they cannot know the emotions I felt on that day and what they truly mean to me in this life. Neither can they know, that because of them and the things they did, how happy and blessed I feel right now.

Saturday, 3 March 2018

Nhân chứng cuối cùng

Trong mấy ngày vừa qua, tôi nhận được rất nhiều hỗ trợ vật chất và chia sẻ tinh thần. Tiền mặt, quần áo, đồ dùng cá nhân, cả mì ăn liền, thuốc giảm đau, thuốc diệt muỗi và… nước hoa xịt phòng ùn ùn đổ về làm tôi đã bối rối càng bối rối hơn, vì vốn dĩ tôi không mang vác nặng được.

Bên cạnh đó là vô vàn lời chia sẻ từ rất, rất nhiều người. Tôi không sao trả lời hết, chỉ mong được bà con thông cảm mà lượng thứ. Tuy vậy, có một tin nhắn từ một nhà báo, bạn đồng nghiệp, mà tôi đã đọc và cố trao đổi lại dù lúc đó là gần 2h sáng:

"Chị. Em thấy hoảng sợ, em bị dằn vặt vì ý nghĩ em đang ở đây, Việt Nam, làm người viết, để làm gì? Làm gì khi mà mọi ý tưởng đều bị ném vào im lặng? Nhìn chị, em không hiểu điều gì đang diễn ra và sẽ nghiền nát những người viết".

Tôi thẫn thờ mất vài phút, không biết phải nói với bạn thế nào, bởi vì chính tôi cũng không hiểu. Không thể nghĩ đến bây giờ, năm 2018, tức là cuối thập niên thứ hai của thế kỷ 21, mà chính quyền và công an Việt Nam vẫn hành xử hệt như hồi thập niên 50 của thế kỷ trước: tóm cổ một người viết sách lên đồn và "điều tra, làm rõ" xem động cơ viết là gì, yêu cầu tóm tắt nội dung sách, khai rõ in ở đâu, đã cho, tặng những ai, có quen biết gì với những người bị tịch thu sách, v.v.

Và họ vừa bất ngờ, vừa khó chịu khi tác giả trả lời: "Đúng, tôi viết cuốn ấy đấy. Nội dung là gì thì mời các anh tự tìm đọc. Còn việc tôi cho, tặng, biếu hay bán cho ai là chuyện riêng của tôi, các anh không có quyền và không có tư cách hỏi".

Chỉ đơn giản là công an Việt Nam và các cảnh sát tư tưởng nói chung không quen bị từ chối như thế. Họ không tưởng tượng được là lại có những không gian, những lĩnh vực mà họ không thể thò đầu, thọc mũi vào để quản lý, kiểm soát, định hướng…

Dù sao chăng nữa, nói "hành xử như thập niên 50 thế kỷ trước" là nói về phía chính quyền. Còn về phía xã hội thì đã tốt hơn quá nhiều, vô cùng nhiều. Tôi đã không phải như người viết văn mấy chục năm về trước, viết tay, gói lá chuối bỏ chum sành chôn xuống đất, mong một ngày con cháu hoặc ai đó có hảo tâm, có điều kiện sẽ tìm ra, moi lên và in giúp. Tôi đã không phải đi câu cá trộm như nhà văn Phùng Quán, không phải về quê nhặt đá thồ gạch như thi sĩ Hữu Loan, không bị chòm xóm, họ hàng, bạn bè xua đuổi, xa lánh như hàng chục nạn nhân của Nhân văn Giai phẩm, Xét lại…

Ngược lại, tôi còn may mắn vô cùng vì được không biết bao nhiêu người giúp đỡ, cả những người công khai lẫn những người âm thầm ủng hộ.

Nhưng cho dù thế nào, tôi cũng muốn rằng tôi là nhân chứng của thế hệ người viết cuối cùng ở Việt Nam còn bị truy đuổi thế này. Mong rằng kể từ nay về sau, sẽ không còn những vụ đàn áp mang những cái tên như Nhân văn Giai phẩm, Xét lại, Đổi mới văn nghệ như ngày trước hay Dân chủ, Xã hội dân sự... như bây giờ nữa.