... vì việc toà án Đức đem các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử.
Cuối năm ngoái, vào thời gian cơ quan tư pháp cộng sản rục rịch chuẩn bị cho công cuộc xử Đinh La Thăng và đặc biệt là Trịnh Xuân Thanh - tên tội đồ, thằng cháu hư đốn và phản phúc của bác Cả Trọng - phía Đức và Chính phủ Việt Nam đã có một quá trình tiếp xúc để đàm phán, thương lượng, nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xoay quanh vụ an ninh Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức.
Một trong các thỏa thuận đạt được giữa hai bên, là một số nhà hoạt động nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm xuất cảnh sẽ “được phép” xuất cảnh trở lại. Trong số này, có Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn.
Theo sau thỏa thuận đó, Minh Hạnh và Anh Tuấn quả thật đã được Bộ Công an trả hộ chiếu và “tạo điều kiện” cho xuất cảnh. Thiện chí này của công an Việt Nam là điều ta phải ghi nhận: Tức là thay vì tiếp tục lưu giữ hộ chiếu và cấm công dân ra nước ngoài thì nay, theo đề nghị của Chính phủ Đức, công an đã chiếu cố cho phép một số công dân thuộc diện “sổ đen” được xuất cảnh.
Tuy thế, vào cuối tháng 4 vừa qua, toà thượng thẩm Đức tại thủ đô Berlin lại đưa một trong các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử. Trong quá trình mở rộng điều tra, xét xử, toà Đức còn nêu đích danh nghi can số 1 của vụ án là Trung tướng CA Đường Minh Hưng, đồng thời chỉ ra sự dính líu của Bộ trưởng CA Tô Lâm với vụ bắt cóc. Ít nhất Tô Lâm cũng bị phát hiện là đã dối trá khi ông tướng trả lời báo chí vào ngày 30/7 năm ngoái rằng ông không có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước.
"Người đàn ông có bộ mặt hãm"... |
Quá trình xét xử phơi bày nhiều sự thật làm nhà nước công an trị của Việt Nam phải bẽ bàng. Những bộ óc công an bắt đầu sôi máu, những thằng mõ của công an bắt đầu nghiến răng chửi Đức không có thiện chí, cố ý bôi nhọ Đảng và Nhà nước Việt Nam, can thiệp thô bạo và cản phá công cuộc chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đã quá quen với truyền thống “đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”, toà án xét xử theo chỉ đạo, phán quyết theo nghị quyết, theo định hướng của Đảng, những cái đầu cộng sản không thể hiểu, không thể tin và không thể chấp nhận được rằng ở Đức cũng như mọi nền dân chủ khác, hệ thống tư pháp hoàn toàn độc lập với hành pháp, toà án không có nghĩa vụ xét xử theo chỉ đạo của chính phủ, càng không phải phục vụ mục đích ngoại giao hay vì cái “đại cục” nào. Vậy nên, đương nhiên những gì toà thượng thẩm Đức đang làm bị công an, đảng và nhà nước Việt Nam diễn giải thành một sự thiếu thiện chí đầy cố ý nhằm xúc phạm uy tín Việt Nam.
Cay như ăn ớt mà không làm gì được nước Đức, nhà nước công an trị bèn trút đòn trừng phạt lên đầu... dân. Lần lượt, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn bị AN chặn giữ, câu lưu ở sân bay rồi Anh Tuấn bị cướp lại hộ chiếu, Minh Hạnh tiếp tục bị cấm xuất cảnh. Trường hợp Nguyễn Anh Tuấn, việc thu lại hộ chiếu chủ yếu là một sự dằn mặt, sau khi cán bộ của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an cố ép anh gỡ bỏ một số bài viết chỉ trích tập đoàn mafia đỏ Vincom, nhưng anh từ chối.
Qua hành động này, cơ quan an ninh đã giáng một đòn trả thù phải nói là mạnh mẽ, đồng thời gửi một thông điệp phải nói là cứng rắn tới cả Chính phủ Đức lẫn giới hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam: Đừng tưởng Đức mà to nhé. Nhà nước gì mà không chỉ đạo được toà án, không bảo được dân, cố tình chơi bố mày à, bố mày lấy hộ chiếu, cấm xuất cảnh, nhốt hết lại cho mà biết. Với lại, dân chủ, nhân quyền gì thì cũng phải né đế chế Vincom và Tổng bí thư anh minh ra, nghe chưa?