Hôm nay (12/6/2018), sau khi cái quốc hội bù nhìn của đám đại biểu đảng cử, đảng quán triệt bầu kia thông qua luật An ninh mạng, liệu những tiếng nói phản biện hoặc chỉ đơn giản là những lời oán thán, thở than về cuộc sống ở xứ độc tài này còn tồn tại không?
CÒN CHỨ. Đơn giản bởi vì quyền được viết, được nói, được chia sẻ quan điểm, cảm xúc là quyền gắn bó với từng cá nhân mỗi người từ khi chúng ta ra đời đến lúc chúng ta chết đi. Không thế lực nào có thể làm chúng ta câm miệng được, thần thánh cũng như ma quỷ. Huống chi trong trường hợp này, không phải thần thánh hay ma quỷ gì mà chỉ là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào những năm tháng giãy chết của chúng.
Những người nào vốn sợ tà quyền thì đã sợ rồi. Suy cho cùng, chưa có luật An minh mạng thì an ninh cũng đã bắt bỏ tù hàng trăm blogger kia mà. Còn những người nào vốn đã không sợ thì càng chẳng có lý do gì để sợ những kẻ họ đã quá khinh bỉ.
Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có những cách khả thi để người dùng Internet ở Việt Nam tự bảo vệ mình khỏi luật pháp của tà quyền. (Nghe thật mỉa mai cho hai từ luật pháp, bởi bản chất luật pháp là để bảo vệ tự do của người dân chứ đâu phải công cụ để độc tài thi hành chuyên chính). Tường lửa cao đến mấy cũng có cách vượt, mật mã phức tạp đến mấy cũng có cách giải mã, thì tương tự, cũng chẳng khó khăn đến mức tuyệt vọng cho hàng triệu người dân dùng kỹ thuật giấu IP, tự bảo vệ mình mà vẫn có thể sử dụng mạng để thực thi quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt của mình.
Về mặt luật pháp, không ai có thể nắm chặt tay từ tối đến sáng, không kẻ độc tài nào có thể kiểm soát 100% đời sống của nhân dân, kể cả trong chế độ toàn trị như Việt Nam. Đơn giản là chúng không đủ nguồn lực, nhất là trong tình trạng kinh tế sa sút, ngân sách thâm hụt, lòng dân đổ vỡ ở Việt Nam hiện nay. Sau khi luật An ninh mạng được thông qua, liệu an ninh ra quân ồ ạt được mấy tuần? Một vài chục người lên tiếng còn có thể bị bắt lẻ tẻ, tới hàng trăm người lên tiếng thì an ninh còn đủ đồn và lính để bắt dân về “làm việc”, còn đủ nhà tù để nhốt dân, còn đủ tiền để thuê dân phòng, tổ trưởng dân phố hay tổ phụ nữ “xuống cơ sở” giáo huấn dân không?
Ơn Đảng, Ngân được trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên,
coi như là đại diện của dân.
Nhưng Ngân chỉ chăm chăm thờ phụng Bộ Chính trị thôi.
Về phần mình, tôi biết tôi sẽ chẳng thay đổi gì cả, nghĩa là sẽ tiếp tục đả kích không khoan nhượng cái đảng độc tài đang cầm quyền và những thế lực đang cắm đầu gục mặt bảo vệ nó mà chống lại nhân dân. Tôi cũng sẽ rất vui nếu có thể trở thành một trong những người đầu tiên vào tù vì cái gọi là “luật An ninh mạng” của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Làm dân ở một xứ độc tài nghĩa là có những người phải chấp nhận mất mát chỉ để vạch mặt những tội lỗi của nhà cầm quyền. Như vô số công dân vô tội đã chết, đã ngồi tù hay đã hoá điên vì phải là nạn nhân của những chính sách hay những lần thay đổi chính sách tăm tối, đểu giả của “đảng và nhà nước”. Như hàng chục người ứng cử độc lập đã chấp nhận sự sỉ nhục để tranh cử và chứng minh bản chất đê tiện của đảng Cộng sản cũng như trò hề bầu cử mà đảng bày ra. Như hàng trăm blogger đã và đang ngồi tù để phơi bày sự bạo tàn và hèn hạ của một thể chế chống lại nhân dân. Đó là một điều rất đau đớn nhưng không phải là không có ý nghĩa.